Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 29)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

1.6.2.2. Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội

Phát triển ngôn ngữ một mặt “dựa theo quy luật nội bộ của bản thân để phát triển, mỗi một bộ phận từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm trong kết cấu ngôn ngữ cũng theo quy

luật đặc biệt của nó mà hoạt động và phát triển”, một mặt, sự phân hóa, thống nhất của xã hội tiến bước thúc đẩy mỗi bộ phận tổ thành trong nội bộ ngôn ngữ thêm trở nên hoàn thiện và phong phú, đưa sự thống nhất giữa các mặt đối lập đạt đến tầm cao mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội, phù hợp với yêu cầu định nghĩa khái niệm các tầng lớp sự vật xuất hiện trong cuộc sống nhân loại của con người, có thể nói, sự phát triển của nội bộ ngôn ngữ không những thể hiện được đặc tính vì xã hội mà phục vụ của ngôn ngữ, mà còn soi tỏ sự phát triển trên căn nguyên xã hội của nó.

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, cục diện thế giới phát sinh thay đổi lớn, ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa các quốc gia, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ. Từ năm 1986 sau khi thi hành chính sách “cách tân”, xã hội Việt Nam phát sinh những biến cố rung chuyển đất trời chưa từng có trước đây, từ chuyển biến về quyết sách tư tưởng quan niệm đến cải cách phương thức sinh hoạt cho dân thường, không tránh khỏi ảnh hưởng của văn hóa ngoại nhập. Một hệ thống danh sách các phương diện sự vật, khái niệm, tư tưởng, khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng du nhập vào xã hội Việt Nam, người Việt Nam chưa thực hiện được việc khởi tạo định nghĩa mới cho chúng, do vậy từ ngoại lai du nhập vào hoặc ăn sâu bám rễ vào cuộc sống của họ, hoặc thay thế các từ ngữ bản xứ, trở thành một văn hóa thời thượng.

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 29)