5. Nội dung cơ bản của luận văn
2.2.2.2. Tính chất, diễn biến
Vài năm trở lại đây, việc giới trẻ trực tiếp sử dụng tiếng Anh hoặc dùng phương pháp phiên âm đọc xuất hiện ngày càng phổ biến, phương pháp Hán hóa ngày càng được sử dụng ít đi. Nguyên nhân trước hết chính là do môi trường cải cách mở cửa, việc tích cực giao lưu văn hóa Trung Quốc và văn hóa thế giới làm cho mọi người hiểu biết thêm nhiều về nền văn hóa của các dân tộc khác và dần dần tiếp thu chúng. Một nguyên nhân khác chính là xuất phát từ đặc điểm tâm lý ham học hỏi và khám phá những nền văn hóa mới, những cái hay, cái độc, cái lạ của giới trẻ Trung Quốc. Giới trẻ yêu thích sự thời thượng, sự độc nhất vô nhị, chỉ mình có mà người khác không có, trong khi đó, các thương hiệu và sản phẩm “ngoại” luôn
được coi là tốt hơn so với “hàng nội”, được coi là trào lưu mới. Vì vậy việc sử dụng cách phiên âm đọc hoặc là dùng trực tiếp tiếng Anh trong ngôn ngữ giao tiếp là một hiện tượng bình thường. Đặc biệt là trong văn nói, khi nói về các thương hiệu như “Nike”, Adidas”, “Reabok”,… giới trẻ Trung Quốc sử dụng trực tiếp cách nói như của tiếng Anh trong khi đa số trên báo chí vẫn sử dụng cách viết âm tiếng Hán. Không những thế, giới trẻ đặc biệt yêu thích những thứ liên quan đến chơi điện tử, lên mạng, lướt web, phim hoạt hình, các trận đấu thể thao, nghe nhạc,…, tại đây họ càng được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đây chính là lí do khiến cho giới trẻ quen với việc sử dụng cách diễn đạt từ một cách trực tiếp.
Còn một điểm nữa chính là tính ngắn gọn, đơn giản của bản thân các từ ngữ Ấn- Âu. Ví dụ như từ WTO, dùng cách viết tắt của tiếng Anh như vậy vừa đơn giản, mọi người nhìn cũng hiểu được nghĩa là gì. Trong khi đó, nếu dùng cách diễn đạt “Tổ chức thương mại thế giới” lại dài dòng, phức tạp. Ngoài ra còn có rất nhiều từ ngữ giống như vậy, ví dụ: UFO là cách viết tắt của “vật thể bay không xác định”, CT, VIP,…Các loại từ như thế này nếu như dùng cách dịch nghĩa thì phải cần dùng đến rất nhiều chữ Hán để diễn đạt và nhiều khi tiếng Hán cũng không thể diễn đạt một cách đầy đủ và chính xác nghĩa của từ gốc. Vì vậy mà số lượng của các loại từ như vậy càng tăng cao.
Giữa thế kỷ 19, Anh trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa số một trên thế giới. Để thực hiện chiến dịch mở rộng thuộc địa của mình, Anh đã phát động chiến tranh nha phiến để xâm chiếm Trung Quốc, ép Trung Quốc mở cửa khai thông các cửa khẩu buôn bán. Kết quả là người Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến việc học tiếng Anh, từ đó tiếng Anh dần dần thâm nhập vào tiếng Hán. Đặc biệt là đến thời kỳ cận đại, sau Cách mạng Tân Hợi, sau khi Lý Đại Chiêu lãnh đạo phong trào Văn hóa mới, chủ trương sử dụng từ vay mượn trong tiếng Hán vì vậy mà từ vay mượn kể từ đó càng ngày càng phát triển trong tiếng Hán hiện đại.
Ví dụ, mọi người đều rất quen thuộc với các từ như:
啤酒(beer) 咖啡(coffee)
扑克(poker) 爵士(jazz)
安琪儿(angel) 吉普车(jeep)
引擎(engine) 罗曼蒂克(romantic)
少龙(salon) 幽默(humor)
逻辑(logic) 模特(model)
Trong tiếng Hán hiện đại còn có rất nhiều từ vựng người Trung Quốc đều quen dùng nhưng nếu tra các từ ngữ đó trong đại từ điển tiếng Hán cổ thì không thấy có. Mọi người đều thường xuyên sử dụng các từ ngữ này trong đời sống hàng ngày nhưng có rất ít người biết được rằng chúng đều là những từ vay mượn tiếng nước ngoài (chủ yếu là vay mượn tiếng Anh).
Ví dụ: 爹爹(daddy) 霓虹(neon)
席梦思(simmons) 胎(tyre)
香波(shampoo) 的确良(dacron)
开司米(cashmere) 尼龙(nylon)
几何(geometry) 趔趄(lurch)
倒霉(damn) 脱口秀(talk show)
费(fee) 俱乐部(club) 系统(system) 呼啦卷(hulaloop) 蹦极(bungee) 时髦(smart) 马赛克(mosaic) 卡通(cartoon) 阀(valve) 蒙太极(montage) 马拉松(marathon)
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu giao lưu quốc tế, có ngày càng nhiều từ vay mượn Ấn-Âu thâm nhập vào tiếng Hán, chủ yếu vẫn là tiếng Anh.