Nguồn gốc từ vay mượn gốc Ấn –Âu trong hai ngôn ngữ Hán Việt

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 43)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

2.1. Nguồn gốc từ vay mượn gốc Ấn –Âu trong hai ngôn ngữ Hán Việt

2.1.1. Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Hán

2.1.1.1. Nguồn gốc tôn giáo

` Thời Đông Hán, Phật giáo đã truyền vào Trung Quốc, nhưng chính thức hưng thịnh thì phải vào thời Nam Bắc Triều. Đây là lúc một lượng lớn từ ngoại lai gốc Phật giáo du nhập vào. Việc phiên dịch kinh Phật sang tiếng Hán để truyền bá về cơ bản có thể chia làm 3 giai đoạn, đầu tiên là thời Đông Hán, du nhập qua phiên dịch ngôn ngữ Tây Vực, kế tiếp là du nhập qua phiên dịch của các tăng nhân Ấn Độ, Tây Vực sau khi đến Trung Nguyên, cuối cùng là du nhập qua phiên dịch với quy mô lớn sau khi cao tăng Đường Huyền Trang thỉnh được chân kinh từ Tây Thiên trở về.

Buddh 佛 Phật Amitabha 阿弥陀佛A Di Đà Phật Bodhisattva 菩萨Bồ Tát Arhat 罗汉La Hán Sarira 舍利Xá lợi Samana 沙门Sa môn Yamaraja 阎罗Diêm La Thuba 塔Tháp Bodhi 菩提Bồ Đề Kaipa 劫Kiếp

Thời kỳ Minh Thanh, các giáo sỹ truyền giáo phương Tây bắt đầu tới Trung Quốc, khơi nguồn mạch lộ đầu tiên trong phiên dịch các tác phẩm khoa học kỹ thuật phương Tây. Đương thời tác phẩm “Du ký” của Marco Polo khiến các quốc gia phương Tây chấn động, giáo sỹ đạo Gia Tô theo nhau tới Trung Quốc. Những giáo sỹ này phần lớn có học vấn văn hóa rất cao, bởi vậy ngoài truyền giáo và phiên dịch kinh thánh, một vài người cũng đồng thời phiên dịch nhiều tác phẩm về khoa kỹ, văn hóa Tây Âu, thông qua phiên dịch nhiều từ ngữ ngoại lai gốc Tây Âu xuất hiện. Ví dụ: (Latin – Hán)

Iogica 络日伽 (logic) Musica 幕西加 (âm nhạc) Physica 斐西加 (vật lý) Arithmetica 亚利默第加 (toán học) Politica 薄利第加 (chính trị) Oeconomica 额各诺靡加 (kinh tế) Philosophia 斐录锁费亚(triết học).

2.1.1.2. Gốc các dân tộc nước ngoài

Chiến tranh nha phiến năm 1840, ngoại lực này đã tác động gây nên nhiều biến động không nhỏ trong lịch sử hình thành phát triển ngôn ngữ Trung Quốc, từ từ vựng đến ngữ pháp, sử dụng ngôn ngữ. Sự gia tăng số lượng lớn từ ngoại lai một

mặt do biến động này, mặt khác do sự vận động tự thân của Trung Quốc, giới tri thức tới Nhật Bản học tập, nô nức đua nhau du học ngước ngoài, sau khi tu dưỡng thành tài trở về phục vụ tổ quốc, họ liên tiếp phiên dịch các tác phẩm khoa kỹ hiện đại nổi tiếng Tây Âu, nhờ vậy từ ngoại lai tiếp tục du nhập mở rộng phạm vi trong tiếng Hán tại Trung Quốc. Khoảng giữa thế kỷ 19, Anh quốc trở thành cường quốc đứng đầu chủ nghĩa tư bản, để mở rộng lãnh địa thực dân ngoài quốc gia, họ phát động chiến tranh nha phiến xâm lược Trung Quốc, bức bách Trung Quốc phải mở cửa khẩu thông thương, kết quả người Trung Quốc bắt đầu học tiếng Anh từ góc độ thực tế, một số từ trong ngôn ngữ Anh dần dần xâm nhập vào ngôn ngữ dân tộc Hán, đặc biệt là kể từ cách mạng Tân Hợi giai đoạn cận đại trở về sau, sau cuộc vận động tân văn hóa của lãnh đạo Lý Đại Chiêu, đề xướng văn bạch thoại, do từ ngoại lai du nhập vào ngôn ngữ Hán, trong tiếng Hán bắt đầu mọc rễ này mầm hòa với các vùng đất bên ngoài. Ví dụ: (Anh – Hán)

啤酒 (beer) bia

咖啡 (coffee) cà phê

巧克力 (chocolate) sô cô la

沙发 (sofa) sô pha

扑克 (poker) bài pô ker 爵士 (jazz) nhạc jazz 安琪儿 (angel) thiên thần 吉普车 (jeep) xe jeep 引擎 (engine) động cơ 罗曼蒂克 (romantic) lãng mạn 沙龙 (salon) ghế xa lông 歇斯底里 (hysteria) thần kinh

幽默 (humor) hài hước

逻辑 (logic) lo gic

2.1.1.3. Gốc tiếng Pháp

Gần 100 năm trở lại đây, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Pháp tiếp xúc với tần suất lớn, đặc biệt là sau chiến tranh Châu Âu lần thứ nhất, người Trung Quốc đến Pháp du học rất nhiều, mang về vô số thuật ngữ học thuật Pháp và từ ngữ ở các phương diện khác, được dân tộc hấp thu và cải biến, trở thành một bộ phận từ ngoại lai trong từ vựng tiếng Hán hiện đại,ví dụ: (Pháp – Hán)

Hormone 荷尔蒙 hài hước

Penicilline 盘尼西林 (thuốc) pê ni xi lin Quinine 奎宁 qui nin (ký ninh) Harmnonica 口琴 (kèn) ha mô ni ca Mandoline 曼多林 (đàn) măng đô lin Microphone 麦克风 mic

Bourgeois 布尔乔亚 giai cấp tư sản

Proletariat 普罗列塔利亚 giai cấp vô sản Chauvinisme 沙文主义 chủ nghĩa sô-vanh Biere 啤酒 bia

Café 咖啡 cà phê

Champagne 香槟酒 sâm panh Soda 苏打水 nước ngọt Centmetre 厘米 xen ti mét Metre 米 mét Kilometre 千米, 公里 ki lô mét Modéle 模特 mốt 2.1.1.4. Gốc tiếng Đức

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức có lịch sử lâu dài, được văn tự ghi chép lại, sớm nhất có thể truy cứu được là vào triều Thanh giữa thế kỷ 19 (Lê Đông Lương, 2003, 50). Giai cấp cầm quyền Trung Quốc cuối thế kỷ 19 yếu nhược, bị các đế quốc tranh nhau xâu xé, nhân dân khốn cùng. Các nhân sĩ có trí thức để cứu nước đã khởi tạo nên phong trào học tập phương Tây. Một bộ phận từ trong từ

vựng tiếng Đức cũng theo quá trình cọ xát và giao lưu thường xuyên trên góc độ văn hóa giữa người Hán và người Đức mà trở thành một phần từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại. Ví dụ: (Đức – Hán)

Herts 赫芝 Héc

Gestapo 盖世太保 tổ chức cảnh sát mật Đức quốc xã Mauser 毛瑟枪 một loại súng của Đức

Mark 马克 tiền Mác Heroin 海洛因 Hê rô in Pfenning 分尼 xu của Đức cũ Aufheben 洗发剂

Wella 威娜宝奥伏赫变、扬弃wella (một loại dầu gội sử dụng công thức của Đức)

Konzern 康采恩 Konzern (đơn vị tiền tệ của cộng hòa dân chủ Đức)

Nazi 纳粹 Đảng quốc gia xã hội của Hít-le, Đức quốc xã Deutsch 德意志 Đức Bier 啤酒 Bia Gestapo 盖世太保 tổ chức Gestapo Nazi 纳粹 Đức quốc xã Faschismus 法西斯主义 chủ nghĩa phát xít Từ mượn gốc Đức có ba loại:

Một là trực tiếp du nhập, trực tiếp mượn dùng, như “ 磁 悬 浮 列车” Magnetschwebebahn (tàu đệm từ) từ ngôn ngữ Đức, tên tiếng Anh của khái niệm này là Magnetically Levitated Train. Ý tưởng kết cấu 磁 悬 浮 (đệm từ tính) do công trình sư người Đức 赫尔曼 He-er-man (Herman) đề xuất lần đầu năm 1922. Dưới sự chủ trì của 肯佩尔 Ken-pei-er (Kemper), trải qua quá trình nghiên cứu dài, nước Đức vào năm 1971 đã xây dựng nên đường tàu đệm từ có hiệu năng mạnh mẽ đầu tiên trên thế giới. Mag-net trong tiếng Đức chính là nam châm, nghĩa

của Schweb là chân không, trôi nổi, Bahn chỉ đường ray, tàu hỏa, có đường xe điện. “Kỳ thi Da-fu (Đạt Phú)” có gốc tiếng Đức là TestDaf. Cũng có người phiên dịch thành “Kỳ thi De-fu (Đức Phú)” (Quách Ngật Vĩ, 2006: 59). Đây là một kỳ thi năng lực tiếng Đức. “Nhân tố thứ ba” vốn xuất phát từ Ein DrittesElement trong tiếng Đức, chỉ sự giám sát của dư luận đối với xã hội. Theo thống kê, từ này thường xuất hiện trên tin tức báo chí từ năm 1980 trở lại đây (Nhữ Tín, 1988: 139). Loại từ du nhập trực tiếp này phát sinh vào thời hiện đại. Chúng tôi có thể nói rằng, thời kỳ Trung Quốc hùng cường mới du nhập trực tiếp mà không phải đi qua nước thứ ba.

Hai là “từ ngoại lai” tiếng Anh, nhưng lại có gốc tiếng Đức. Ví dụ “汉堡包” han- bao-bao có gốc là từ tiếng Anh hamburger. 汉堡 (Hamburg) là bến cảng lớn nhất nước Đức, vừa là một thành phố, vừa là một bang. Hamburger trong tiếng Anh (tiếng Anh không viết hoa chữ cái đầu) trên thực tế chỉ Hamburger Steak trong tiếng Đức. Tiếng Đức giải thích từ này là zwischen dengetoasteten Hlften einesBrtchens o. servierte heie Frikadelle ausRinderhackfleisch (loại bánh mỳ nướng nhỏ trong kẹp thịt bò viên nướng) (Kunkel – Razurn et al.2003: 705).

Ba là “từ ngoại lai” tiếng Nhật, nhưng bản thân những từ này trong ngôn ngữ Nhật lại có gốc tiếng Đức. Ví dụ, “幼儿园” ao-er-yuan (ấu nhi viện) trong tiếng Hán hiện đại xuất phát từ “キンダ蔟カ蔟テン” kinda mabushi ka mabushi ten trong tiếng Nhật, từ này trong tiếng Nhật lại có gốc là từ Đức Kindergarten (mẫu giáo, nhà trẻ). “文化” wen-hua (văn hóa) trong tiếng Hán có gốc là từ tiếng Nhật “クルツ蔟ル” kurutsu mabushi ru, từ này thực tế xuất phát từ “kultur” trong tiếng Đức. Căn cứ theo nghiên cứu những phương diện đến từ Đức (Dohlus, 2002: 96), “幼儿园” trong tiếng Nhật được mượn dùng sớm nhất tại Nhật Bản vào thời kỳ Minh Trị (Meiji, 1868~1926), từ “文化” trong tiếng Nhật bắt đầu sử dụng liên tục từ thời Đại Chính (Taisho, 1912~1926), trải qua Chiêu Hòa (Showa, 1926~1989) cho đến thời hiện đại (1989~). Không ít “từ ngoại lai” tiếng Nhật trong tiếng Hán đến từ tiếng Đức. Dựa theo ý kiến của Triệu Cơ Thiên, có thể khẳng định những từ này đã du nhập vào ngôn ngữ Hán (Triệu Thiên Cơ, 2002). Từ đây có thể thấy,

việc những từ này du nhập vào tiếng Nhật có lịch sử rất dài, hiện nay khi đề cập, có người cho “幼儿园” trong tiếng Hán xuất phát từ tiếng Anh là một sai lầm.

2.1.1.5. Gốc tiếng Nga

Sự tiếp xúc thường xuyên giữa Trung Quốc và Nga đã diễn ra từ trước, đặc biệt là sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhân dân Trung Quốc càng mong muốn giao lưu, học tập văn hóa của chủ nghĩa xã hội Nga. Bởi nguyên nhân này, từ gốc tiếng Nga trong bộ phận từ ngoại lai tiếng Hán dần dần mở rộng. Ví dụ: (Nga – Hán)

ПЛАТЫ 布拉吉 váy đầm ТРАΚТОР 拖拉机 máy kéo

ДУМА 杜马Duma, ДУРАΚ 杜洛克, 傻瓜, 也指一种扑克牌 游戏, 输者为傻瓜Durak – thằng ngốc, cũng chỉ một trò chơi bài pô kơ, người thua là Durak.

УРА 乌拉, 冲锋时的呐喊, 庆祝时的欢呼, 类似 万岁“ ” hura - hoan hô

КАТЮША 喀秋莎, 移动式联发火箭炮, 俄国著名的一首歌

Ka-chiu-sa

ΧЛΕб 裂巴, 面包bánh mỳ

СЛУТНΝК 斯普特尼克, 人造卫星vệ tinh nhân tạo

2.1.1.6. Gốc tiếng Anh

Bởi Trung Quốc đã trải qua sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Anh, vậy nên sự tiếp xúc giữa tiếng Anh và tiếng Hán hiện đại không những tần suất cao mà còn từ sớm, lại thêm sau này học tập, cọ xát với các tri thức tiến bộ người Anh, Mỹ, khiến một lượng lớn từ vựng trong tiếng Anh du nhập vào tiếng Hán hiện đại, gia tăng thêm rất nhiều từ ngoại lai mới, được cải tiến trở thành từ Hán hiện đại gốc ngoại lai.

Thập niên 50, kể từ cách mạng Tân Hợi cho đến cách mạng Ngũ Tứ trở về sau, việc phiên dịch các tài liệu văn hóa, khoa kỹ phương Tây càng nở rộ thành phong trào mỗi ngày một nhiều, việc mượn dùng từ ngoại lai trong tiếng Hán và từ thông

dụng quốc tế cũng càng lúc càng tăng. Từ ngoại lai tiếng Anh nhờ phiên dịch phát huy tác dụng, từ chỗ được xã hội thừa nhận tiếp thu, từ mượn gốc Anh tiến đến chiếm đại đa số trong từ Hán gốc ngoại lai.

Từ khi cải cách mở cửa trong thập niên 80 thế kỷ 20, theo bước tiến toàn cầu hóa, Trung Quốc du nhập văn hóa Mỹ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, khoa kỹ, văn hóa và phương thức sinh hoạt. Ví dụ: (Anh – Hán)

Radar 雷达 Poker 扑克 Ton 吨 Watt 瓦特 Stamp 士担 Steam 水、蒸汽 Viagra 伟哥 Film 非林、底片 Nylon 尼龙 Jeep 吉普车 Car 卡车 Motor 马 达 Modern 摩登 Golf 高尔夫

Fair play 费厄沷赖 Food 幅脱

Chocolate 巧克力 Sandwich 三明治 Tango 探戈 Ballet 芭蕾舞 El-nino 厄尔尼诺 Gene 基因 Chat 聊天 Computer 计算机 Internet 因特网 CD 激光唱片 Hello 哈啰 Yes 是

2.1.2. Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Việt2.1.2.1 Từ vay mượn gốc Ấn Độ 2.1.2.1 Từ vay mượn gốc Ấn Độ

Từ vựng Hán là nguồn cung cấp chính yếu từ ngoại lai cho tiếng Việt, tiếng Việt không chỉ mượn dùng từ ngữ tiếng Hán thuần Hán, mà thậm chí còn mượn dùng cả từ ngoại lai trong tiếng Hán. Từ ngoại lai Ấn Độ du nhập Hán sẽ một lần nữa được người Việt việt hóa khi mượn chúng vào tiếng Việt. Con đường vay mượn gián tiếp này sẽ được hình dung là: Đầu tiên tiếng Hán vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác, biến thành một bộ phận trong kho từ ngữ của mình, sau đó tiếng Việt lại vay mượn

những từ này làm giàu cho kho từ vựng Việt. Loại từ ngữ mượn Ấn này chủ yếu là những từ ngữ Phật giáo.

Phật giáo sớm đã từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc trong thời kỳ Đông Hán, chính thức hưng thịnh vào giai đoạn Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, số lượng lớn từ ngoại lai Phật giáo thời này du nhập vào tiếng Hán, mà Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ 12. Trong từ vựng tiếng Việt hiện đại, chúng ta vẫn có thể thấy được rất nhiều từ ngữ Phật giáo. Ví dụ: (Việt – Hán)

佛 Phật 阿弥陀佛 A di đà Phật 菩萨 Bồ tát 罗汉 La hán 涅槃 Niết bàn 舍利 Xá lợi 沙门 Sa môn 阎罗 Diêm la 塔 Tháp 菩提 Bồ đề 劫 Kiếp (trước, nạn)

Bên cạnh những từ ngữ tôn giáo (phật giáo), do chịu sự ảnh hưởng khá sâu nặng văn hóa Nho giáo cũng như việc sử dụng văn tự Hán trong đời sống nên trong tiếng Việt chúng ta dễ bắt gặp rất nhiều ngữ vựng gốc Hán được dùng để phiên địa danh các vùng trên thế giới.

Ví dụ: (Hán – Việt)

意大利 Ý đại lợi 葡萄牙 Bồ đào nha

西班牙 Tây ban nha 莫斯科 Mạc tư khoa

阿富汗 A phú hãn 缅甸 Miến điện

加拿大 Gia nã đại 巴西 Ba tây

新加坡 Tân gia ba 印度 Ấn độ

2.1.2.2. Từ vay mượn gốc Pháp

Năm 1884, triều Nguyễn Việt Nam bị bức phải ký kết điều ước đầu hàng với Pháp, chính thức thừa nhận Việt Nam thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Pháp. Năm 1885, Việt Nam hoàn toàn trở thành lãnh địa thực dân của Pháp, đến đầu thế kỷ 20, bốn hình thức dịch ý, dịch hình, phiên âm và vay mượn trực tiếp đã thay thế ngôn ngữ Hán trở thành ngôn ngữ quan phương của Việt Nam. Bởi vậy, tiếng Pháp mở

rộng sử dụng trong các lĩnh vực xã hội Việt Nam, xúc tiến vận dụng khoa kỹ hiện đại và truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam, số lớn từ tiếng Pháp được tiếng Việt mượn dùng phát sinh ảnh hưởng sâu sắc trong quá trình phát triển của tiếng Việt. Từ mượn tiếng Pháp không chỉ có danh từ, mà còn có động từ, tính từ; từ ngoài liên hệ trên hình thức ngữ âm còn có tương đồng về nghĩa trong hình thức liên hệ này. Theo thống kê của Vu Tại Chiếu tiên sinh trong “Từ điển từ ngoại lai tiếng Việt”: “Từ vay mượn tiếng Pháp có tổng cộng 2.247 từ, chiếm khoảng 94% số lượng từ vay mượn không phải tiếng Hán trong tiếng Việt”. Ví dụ:

- Hóa học dược phẩm:

carbonate 碳酸盐 các-bo-nát hormone 荷尔蒙 hooc-môn pénicilline 盘尼西林 pê-ni-ci-lin quinine 奎宁 qui-nin (ký ninh) vaccin 疫苗 vắc-xin vitamin 维他命、维生素 vi-ta-min vanilla 香草醛 va-ni vaselin 凡士林 va-dơ-lin - Nhạc cụ âm nhạc: accordéon 手风琴 ác-cooc-đê-ôn harmonica 口 琴 ha-mô-ni-ca guitar 吉 他 ghi-ta mandolin 曼 多 林 măng-đô-lin microphone 送话器、麦克风 mic orgue 电子琴 ooc-gan piano 钢琴 pi-a-nô violon 小提琴 vi-ô-lông

2.1.2.3. Từ vay mượn gốc Anh

Thế kỷ 20, chỉ trong 21 năm ngắn ngủi (1954-1975) Mỹ thay thế Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, những biến động lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

quân sự, sinh hoạt, khoa kỹ dẫn đến nảy sinh số lượng lớn sự vật, sự việc mới. Thay đổi to lớn về quan niệm tư tưởng đã phá vỡ tính quy củ và kiên cố ban đầu của các hạng mục từ vựng, làm biến mất một bộ phận không ít từ ngữ trước đó, đồng thời cũng du nhập vô số từ ngoại lai, khiến cho từ ngoại lai trong tiếng Việt thời điểm đương thời, đặc biệt là từ ngoại lai vay mượn từ tiếng Anh liên tục xuất hiện với số lượng lớn. Ví dụ:

- Y học:

aneurysm 动脉瘤 phì động mạch

arthritis 关节炎 viêm khớp apparent death 假死 chết giả antibody 抗体 kháng thể blood pressure 血压 huyết áp operation 手术 phẫu thuật Amygdale 扁桃体 a-mi-đan - Đo lường: ton 吨 pound 磅 dozen 打 ounce 盎司 gallon 加仑 - Giải trí:

poker 扑克 bài pô-cơ camera 开麦拉 ca-me-ra - Thể thao: olympic 奥林匹克 ô-lim-pic marathon 马拉松 ma-ra-tông golf 高尔夫 gôn - Ẩm thực:

Coffee 咖啡 cà -phê cocoa 可可 ca -cao

sandwich 三明治 (bánh kẹp thịt) xan-uých - Âm nhạc:

tango 探戈 tăng-gô waltz 华尔兹 舞 (điệu) van ballet 芭蕾舞 ba-lê - Chính trị:

democracy 德漠克拉西 (chế độ, đảng) dân chủ

petty bourgeoisie 布尔乔亚 tiểu tư sản soviet 苏维埃 xô-viết - Công nghiệp:

Vaseline 凡士林 va-dơ-lin Motor 马达 mô-tô

Theo bước phát triển toàn cầu hóa, Việt Nam tiếp nhận sự xâm nhập ồ ạt của văn

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)