Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 50)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

2.1.2. Nguồn gốc từ vay mượn trong tiếng Việt

2.1.2.1 Từ vay mượn gốc Ấn Độ

Từ vựng Hán là nguồn cung cấp chính yếu từ ngoại lai cho tiếng Việt, tiếng Việt không chỉ mượn dùng từ ngữ tiếng Hán thuần Hán, mà thậm chí còn mượn dùng cả từ ngoại lai trong tiếng Hán. Từ ngoại lai Ấn Độ du nhập Hán sẽ một lần nữa được người Việt việt hóa khi mượn chúng vào tiếng Việt. Con đường vay mượn gián tiếp này sẽ được hình dung là: Đầu tiên tiếng Hán vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác, biến thành một bộ phận trong kho từ ngữ của mình, sau đó tiếng Việt lại vay mượn

những từ này làm giàu cho kho từ vựng Việt. Loại từ ngữ mượn Ấn này chủ yếu là những từ ngữ Phật giáo.

Phật giáo sớm đã từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc trong thời kỳ Đông Hán, chính thức hưng thịnh vào giai đoạn Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, số lượng lớn từ ngoại lai Phật giáo thời này du nhập vào tiếng Hán, mà Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ 12. Trong từ vựng tiếng Việt hiện đại, chúng ta vẫn có thể thấy được rất nhiều từ ngữ Phật giáo. Ví dụ: (Việt – Hán)

佛 Phật 阿弥陀佛 A di đà Phật 菩萨 Bồ tát 罗汉 La hán 涅槃 Niết bàn 舍利 Xá lợi 沙门 Sa môn 阎罗 Diêm la 塔 Tháp 菩提 Bồ đề 劫 Kiếp (trước, nạn)

Bên cạnh những từ ngữ tôn giáo (phật giáo), do chịu sự ảnh hưởng khá sâu nặng văn hóa Nho giáo cũng như việc sử dụng văn tự Hán trong đời sống nên trong tiếng Việt chúng ta dễ bắt gặp rất nhiều ngữ vựng gốc Hán được dùng để phiên địa danh các vùng trên thế giới.

Ví dụ: (Hán – Việt)

意大利 Ý đại lợi 葡萄牙 Bồ đào nha

西班牙 Tây ban nha 莫斯科 Mạc tư khoa

阿富汗 A phú hãn 缅甸 Miến điện

加拿大 Gia nã đại 巴西 Ba tây

新加坡 Tân gia ba 印度 Ấn độ

2.1.2.2. Từ vay mượn gốc Pháp

Năm 1884, triều Nguyễn Việt Nam bị bức phải ký kết điều ước đầu hàng với Pháp, chính thức thừa nhận Việt Nam thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Pháp. Năm 1885, Việt Nam hoàn toàn trở thành lãnh địa thực dân của Pháp, đến đầu thế kỷ 20, bốn hình thức dịch ý, dịch hình, phiên âm và vay mượn trực tiếp đã thay thế ngôn ngữ Hán trở thành ngôn ngữ quan phương của Việt Nam. Bởi vậy, tiếng Pháp mở

rộng sử dụng trong các lĩnh vực xã hội Việt Nam, xúc tiến vận dụng khoa kỹ hiện đại và truyền bá văn hóa Pháp vào Việt Nam, số lớn từ tiếng Pháp được tiếng Việt mượn dùng phát sinh ảnh hưởng sâu sắc trong quá trình phát triển của tiếng Việt. Từ mượn tiếng Pháp không chỉ có danh từ, mà còn có động từ, tính từ; từ ngoài liên hệ trên hình thức ngữ âm còn có tương đồng về nghĩa trong hình thức liên hệ này. Theo thống kê của Vu Tại Chiếu tiên sinh trong “Từ điển từ ngoại lai tiếng Việt”: “Từ vay mượn tiếng Pháp có tổng cộng 2.247 từ, chiếm khoảng 94% số lượng từ vay mượn không phải tiếng Hán trong tiếng Việt”. Ví dụ:

- Hóa học dược phẩm:

carbonate 碳酸盐 các-bo-nát hormone 荷尔蒙 hooc-môn pénicilline 盘尼西林 pê-ni-ci-lin quinine 奎宁 qui-nin (ký ninh) vaccin 疫苗 vắc-xin vitamin 维他命、维生素 vi-ta-min vanilla 香草醛 va-ni vaselin 凡士林 va-dơ-lin - Nhạc cụ âm nhạc: accordéon 手风琴 ác-cooc-đê-ôn harmonica 口 琴 ha-mô-ni-ca guitar 吉 他 ghi-ta mandolin 曼 多 林 măng-đô-lin microphone 送话器、麦克风 mic orgue 电子琴 ooc-gan piano 钢琴 pi-a-nô violon 小提琴 vi-ô-lông

2.1.2.3. Từ vay mượn gốc Anh

Thế kỷ 20, chỉ trong 21 năm ngắn ngủi (1954-1975) Mỹ thay thế Pháp chiếm miền Nam Việt Nam, những biến động lớn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

quân sự, sinh hoạt, khoa kỹ dẫn đến nảy sinh số lượng lớn sự vật, sự việc mới. Thay đổi to lớn về quan niệm tư tưởng đã phá vỡ tính quy củ và kiên cố ban đầu của các hạng mục từ vựng, làm biến mất một bộ phận không ít từ ngữ trước đó, đồng thời cũng du nhập vô số từ ngoại lai, khiến cho từ ngoại lai trong tiếng Việt thời điểm đương thời, đặc biệt là từ ngoại lai vay mượn từ tiếng Anh liên tục xuất hiện với số lượng lớn. Ví dụ:

- Y học:

aneurysm 动脉瘤 phì động mạch

arthritis 关节炎 viêm khớp apparent death 假死 chết giả antibody 抗体 kháng thể blood pressure 血压 huyết áp operation 手术 phẫu thuật Amygdale 扁桃体 a-mi-đan - Đo lường: ton 吨 pound 磅 dozen 打 ounce 盎司 gallon 加仑 - Giải trí:

poker 扑克 bài pô-cơ camera 开麦拉 ca-me-ra - Thể thao: olympic 奥林匹克 ô-lim-pic marathon 马拉松 ma-ra-tông golf 高尔夫 gôn - Ẩm thực:

Coffee 咖啡 cà -phê cocoa 可可 ca -cao

sandwich 三明治 (bánh kẹp thịt) xan-uých - Âm nhạc:

tango 探戈 tăng-gô waltz 华尔兹 舞 (điệu) van ballet 芭蕾舞 ba-lê - Chính trị:

democracy 德漠克拉西 (chế độ, đảng) dân chủ

petty bourgeoisie 布尔乔亚 tiểu tư sản soviet 苏维埃 xô-viết - Công nghiệp:

Vaseline 凡士林 va-dơ-lin Motor 马达 mô-tô

Theo bước phát triển toàn cầu hóa, Việt Nam tiếp nhận sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa Mỹ trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, khoa kỹ. Do địa vị siêu cường ngôn ngữ của ngôn ngữ Anh, từ vay mượn tiếng Anh trong tiếng Việt xuất hiện nhiều như nấm, phổ biến tức thì. Ví dụ: (Anh-Việt-Hán)

Chat Chát 聊天 Computer Com-pu-tơ 电脑 Marketing Ma-két-ting 市场 营销 Nylon Ny-lông 尼龙 Chocolate Sô-cô-la 巧克力 Taxi Tắc-xi 出租汽车、的士

2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong hai ngôn ngữ Hán - Việt2.2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán 2.2.2. Đặc điểm từ vay mượn Ấn-Âu trong tiếng Hán

2.2.2.1. Đặc điểm ngữ vực

Cùng với việc phát triển đẩy mạnh chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc, sự giao lưu, tiếp nhận của tiếng Hán và văn hóa Trung Quốc cũng ngày càng được tăng cường. Văn hóa và các quan niệm về ngôn ngữ cũng vì thế mà thay đổi rất nhiều. Đặc biệt, biểu hiện rõ nét của việc giao lưu đối ngoại với thế giới chính là sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán hiện đại. Các lĩnh vực mà từ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong tiếng Hán biểu thị chủ yếu phân thành 4 lĩnh vực chính là khoa học kĩ thuật, kinh tế chính trị, văn hóa thể thao và đời sống thường nhật. Thống kê từ 3 trang tạp chí của Trung Quốc khi nghiên cứu về tỉ lệ của các từ ngữ vay mượn tiếng Ấn-Âu trong 4 lĩnh vực trên cho kết quả như sau [37]:

Lĩnh vực Số luợng Tỉ lệ (%)

Khoa học kĩ thuật 1237 45.38

Kinh tế chính trị 489 17.93

Văn hóa thể thao 159 6.42

Đời sống thường nhật 799 29.81

Dựa vào bảng thống kê trên, có thể thấy rằng ngành khoa học kĩ thuật có số lượng từ vay mượn nhiều nhất. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, sự xuất hiện của các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành mới cũng trở nên phổ biển hơn bao giờ hết, số lượng từ ngữ vay mượn tăng lên là điều không tránh khỏi. Ví dụ:

GPS (hệ thống định vị toàn cầu)

基因(gen)

克隆(tiếng Anh: clone: nhân bản)

DHA, 空间网(tiếng Anh: space network: mạng không gian), e-mail 邮件(thư điện tử)

因特网(internet)

网址(tiếng Anh: website: địa chỉ trang mạng)

网虫(virus)

软件(tiếng Anh: software: phần mềm)

视窗(windows) ….v.v

trong đó, đa số là các từ ngữ liên quan đến công nghệ thông tin, máy tính, mạng internet.

Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực văn hóa thể thao, kinh tế chính trị, vài năm gần đây cũng có xu hướng tăng lên.Ví dụ:

WTO (Tổ chức thương mại thế giới) MVP (danh hiệu cầu thủ có giá trị nhất),

斯诺克(bida)

格莱美奖(giải Grammy)

奥斯卡(giải Oscar)….v.v.

Các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực đời sống thường nhật thì gần gũi hơn với tất cả mọi người. Ví dụ:

瘦身(slimming: giảm cân)

减肥(lose weight: giảm béo)

隐私权(privacy: quyền riêng tư)…v.v.

Trong đó, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các từ ngữ chỉ các thương hiệu, nhãn hiệu quảng cáo và đa số là sử dụng hình thức phiên âm đọc hoặc trực tiếp sử dụng tiếng Anh để diễn đạt. Đây là một trong những cách thể hiện xu hướng chạy theo mốt, tâm lí thích thời thượng, các thương hiệu quốc tế, thích thể hiện cá tính riêng của giới trẻ. Các nhà sản xuất đã đánh trúng vào tâm lý này của giới trẻ bằng cách tận

dụng “Âu hóa”, “Tây hóa” một cách tối đa các sản phẩm của mình, vì thế mà ngay cả các sản phẩm được sản xuất trong nước cũng có những cái tên rất “Tây”. Một điều đáng chú ý nữa là khi đặt tên cho sản phẩm của mình từ việc phiên âm đọc tiếng Anh ra, nhà sản xuất còn chú ý đến cả âm đọc đó có ý nghĩa hay không, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Ví dụ:

伊丽(ELLE) 百世吉(Passenger)

妮维雅(Nivea) 家乐福(CARREFOUR)

易买得(E-MART) 欧尚(AUCHAN)

Chẳng hạn như thương hiệu “家乐福”, âm Hán Việt là Gia Lạc Phúc: “Gia” tức là nhà, gia đình mang đến cho người nghe có cảm giác than thuộc giống như đang về nhà mình vậy, “Lạc” tức là vui vẻ, “Phúc” tức là hạnh phúc, phúc đức, đây đều là những từ ngữ mà người tiêu dùng Trung Quốc đều thích nghe, thích sử dụng. Có thể nhận thấy rằng, các từ ngữ vay mượn Ấn-Âu đã đi vào mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội của người Trung Quốc, rất nhiều từ đều thông qua con đường báo chí, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác dần dần thâm nhập vào giao tiếp thường nhật, dần dần được mọi người tiếp nhận và sử dụng phổ biến. Sự ra đời và phát triển của các từ ngữ vay mượn này đều là những bằng chứng sinh động về sự giao lưu văn hóa thế giới, trong một quá trình nhất định đã làm giàu thêm vốn từ vựng của tiếng Hán hiện đại.

2.2.2.2. Tính chất, diễn biến

Vài năm trở lại đây, việc giới trẻ trực tiếp sử dụng tiếng Anh hoặc dùng phương pháp phiên âm đọc xuất hiện ngày càng phổ biến, phương pháp Hán hóa ngày càng được sử dụng ít đi. Nguyên nhân trước hết chính là do môi trường cải cách mở cửa, việc tích cực giao lưu văn hóa Trung Quốc và văn hóa thế giới làm cho mọi người hiểu biết thêm nhiều về nền văn hóa của các dân tộc khác và dần dần tiếp thu chúng. Một nguyên nhân khác chính là xuất phát từ đặc điểm tâm lý ham học hỏi và khám phá những nền văn hóa mới, những cái hay, cái độc, cái lạ của giới trẻ Trung Quốc. Giới trẻ yêu thích sự thời thượng, sự độc nhất vô nhị, chỉ mình có mà người khác không có, trong khi đó, các thương hiệu và sản phẩm “ngoại” luôn

được coi là tốt hơn so với “hàng nội”, được coi là trào lưu mới. Vì vậy việc sử dụng cách phiên âm đọc hoặc là dùng trực tiếp tiếng Anh trong ngôn ngữ giao tiếp là một hiện tượng bình thường. Đặc biệt là trong văn nói, khi nói về các thương hiệu như “Nike”, Adidas”, “Reabok”,… giới trẻ Trung Quốc sử dụng trực tiếp cách nói như của tiếng Anh trong khi đa số trên báo chí vẫn sử dụng cách viết âm tiếng Hán. Không những thế, giới trẻ đặc biệt yêu thích những thứ liên quan đến chơi điện tử, lên mạng, lướt web, phim hoạt hình, các trận đấu thể thao, nghe nhạc,…, tại đây họ càng được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và đây chính là lí do khiến cho giới trẻ quen với việc sử dụng cách diễn đạt từ một cách trực tiếp.

Còn một điểm nữa chính là tính ngắn gọn, đơn giản của bản thân các từ ngữ Ấn- Âu. Ví dụ như từ WTO, dùng cách viết tắt của tiếng Anh như vậy vừa đơn giản, mọi người nhìn cũng hiểu được nghĩa là gì. Trong khi đó, nếu dùng cách diễn đạt “Tổ chức thương mại thế giới” lại dài dòng, phức tạp. Ngoài ra còn có rất nhiều từ ngữ giống như vậy, ví dụ: UFO là cách viết tắt của “vật thể bay không xác định”, CT, VIP,…Các loại từ như thế này nếu như dùng cách dịch nghĩa thì phải cần dùng đến rất nhiều chữ Hán để diễn đạt và nhiều khi tiếng Hán cũng không thể diễn đạt một cách đầy đủ và chính xác nghĩa của từ gốc. Vì vậy mà số lượng của các loại từ như vậy càng tăng cao.

Giữa thế kỷ 19, Anh trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa số một trên thế giới. Để thực hiện chiến dịch mở rộng thuộc địa của mình, Anh đã phát động chiến tranh nha phiến để xâm chiếm Trung Quốc, ép Trung Quốc mở cửa khai thông các cửa khẩu buôn bán. Kết quả là người Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến việc học tiếng Anh, từ đó tiếng Anh dần dần thâm nhập vào tiếng Hán. Đặc biệt là đến thời kỳ cận đại, sau Cách mạng Tân Hợi, sau khi Lý Đại Chiêu lãnh đạo phong trào Văn hóa mới, chủ trương sử dụng từ vay mượn trong tiếng Hán vì vậy mà từ vay mượn kể từ đó càng ngày càng phát triển trong tiếng Hán hiện đại.

Ví dụ, mọi người đều rất quen thuộc với các từ như:

啤酒(beer) 咖啡(coffee)

扑克(poker) 爵士(jazz)

安琪儿(angel) 吉普车(jeep)

引擎(engine) 罗曼蒂克(romantic)

少龙(salon) 幽默(humor)

逻辑(logic) 模特(model)

Trong tiếng Hán hiện đại còn có rất nhiều từ vựng người Trung Quốc đều quen dùng nhưng nếu tra các từ ngữ đó trong đại từ điển tiếng Hán cổ thì không thấy có. Mọi người đều thường xuyên sử dụng các từ ngữ này trong đời sống hàng ngày nhưng có rất ít người biết được rằng chúng đều là những từ vay mượn tiếng nước ngoài (chủ yếu là vay mượn tiếng Anh).

Ví dụ: 爹爹(daddy) 霓虹(neon)

席梦思(simmons) 胎(tyre)

香波(shampoo) 的确良(dacron)

开司米(cashmere) 尼龙(nylon)

几何(geometry) 趔趄(lurch)

倒霉(damn) 脱口秀(talk show)

费(fee) 俱乐部(club) 系统(system) 呼啦卷(hulaloop) 蹦极(bungee) 时髦(smart) 马赛克(mosaic) 卡通(cartoon) 阀(valve) 蒙太极(montage) 马拉松(marathon)

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu giao lưu quốc tế, có ngày càng nhiều từ vay mượn Ấn-Âu thâm nhập vào tiếng Hán, chủ yếu vẫn là tiếng Anh.

2.2.3. Đặc điểm từ vay mượn gốc Ấn Âu trong tiếng Việt2.2.3.1. Đặc điểm ngữ vực 2.2.3.1. Đặc điểm ngữ vực

Xét về mặt nguồn gốc của từ thì tiếng Việt được phân thành hai loại lớn: Từ thuần Việt và từ vay mượn. Từ thuần Việt là những từ do người Viêt Nam tự tạo ra

còn từ vay mượn là những từ được vay mượn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Từ vay mượn trong tiếng Việt lại được chia thành 2 loại lớn là từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt) và từ mượn tiếng khác. Lượng từ Hán Việt chiếm tới hơn 60% trong tiếng Việt, đa số là từ gồm hai âm tiết hoặc hai âm tiết trở lên, các âm tiết này thường không độc lập tạo thành từ có nghĩa. Còn lại là các từ vay mượn có nguồn gốc Ấn-Âu như vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…

Từ đầu thế kỷ 16, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn-Âu. Ban đầu chữ viết tiếng Việt được La tinh hóa nhằm mục đích thuận tiện cho các giáo sĩ phương tây truyền giáo, từ đó tiếng Việt bắt đầu có cơ hôi tiếp xúc với các thứ tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, …Đầu thế kỷ 19, tiếng Việt bước vào thời kỳ cận đại. Giữa thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và bắt đầu tiến hành chế độ thuộc địa thực dân. Từ đây Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếng Pháp cũng vì thế mà chiếm vị trí cao trong xã hội Việt Nam. Tiếng Pháp không chỉ được sử dụng trong các công văn, văn kiện, giấy tờ của nhà nước mà còn được dùng là ngôn ngữ để giảng dạy. Vì vậy tiếng Pháp không ngừng ảnh hưởng đến tiếng Việt và cho đến nay số lượng từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt chỉ xếp sau từ Hán Việt.

Tuy nhiên sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn-Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này tiếng Việt tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ Ấn –Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.

Thời kỳ đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ Ấn-Âu một cách trực

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)