Gốc các dân tộc nước ngoài

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 44)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

2.1.1.2. Gốc các dân tộc nước ngoài

Chiến tranh nha phiến năm 1840, ngoại lực này đã tác động gây nên nhiều biến động không nhỏ trong lịch sử hình thành phát triển ngôn ngữ Trung Quốc, từ từ vựng đến ngữ pháp, sử dụng ngôn ngữ. Sự gia tăng số lượng lớn từ ngoại lai một

mặt do biến động này, mặt khác do sự vận động tự thân của Trung Quốc, giới tri thức tới Nhật Bản học tập, nô nức đua nhau du học ngước ngoài, sau khi tu dưỡng thành tài trở về phục vụ tổ quốc, họ liên tiếp phiên dịch các tác phẩm khoa kỹ hiện đại nổi tiếng Tây Âu, nhờ vậy từ ngoại lai tiếp tục du nhập mở rộng phạm vi trong tiếng Hán tại Trung Quốc. Khoảng giữa thế kỷ 19, Anh quốc trở thành cường quốc đứng đầu chủ nghĩa tư bản, để mở rộng lãnh địa thực dân ngoài quốc gia, họ phát động chiến tranh nha phiến xâm lược Trung Quốc, bức bách Trung Quốc phải mở cửa khẩu thông thương, kết quả người Trung Quốc bắt đầu học tiếng Anh từ góc độ thực tế, một số từ trong ngôn ngữ Anh dần dần xâm nhập vào ngôn ngữ dân tộc Hán, đặc biệt là kể từ cách mạng Tân Hợi giai đoạn cận đại trở về sau, sau cuộc vận động tân văn hóa của lãnh đạo Lý Đại Chiêu, đề xướng văn bạch thoại, do từ ngoại lai du nhập vào ngôn ngữ Hán, trong tiếng Hán bắt đầu mọc rễ này mầm hòa với các vùng đất bên ngoài. Ví dụ: (Anh – Hán)

啤酒 (beer) bia

咖啡 (coffee) cà phê

巧克力 (chocolate) sô cô la

沙发 (sofa) sô pha

扑克 (poker) bài pô ker 爵士 (jazz) nhạc jazz 安琪儿 (angel) thiên thần 吉普车 (jeep) xe jeep 引擎 (engine) động cơ 罗曼蒂克 (romantic) lãng mạn 沙龙 (salon) ghế xa lông 歇斯底里 (hysteria) thần kinh

幽默 (humor) hài hước

逻辑 (logic) lo gic

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)