5. Nội dung cơ bản của luận văn
3.4. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Hán
3.4.1. Biến đổi ngữ âm
3.4.1.1. Biến đổi hình thức kết cấu âm tiết
Tiếng Hán là ngôn ngữ có âm điệu, đại đa số từ ngoại lai đều bắt nguồn từ các ngôn ngữ không có âm điệu, vì vậy, bước đầu tiên khi du nhập Hán là làm người Hán áp thói quen phát âm (vốn có của mình) vào từ ngoại lai, cụ thể là bổ sung âm điệu cố định cho từ ngoại lai. Các từ ngoại lai khi vào Hán thực tế đều đã được thêm thanh điệu, và việc thêm bớt thanh điệu là mang tính chủ quan của người Hán , rất khó để tìm ra được bất cứ quy luật nào. Ví dụ:
“Clone” kè lóng 克隆
“waltz” húa er zi 华尔兹
Clone nguyên vốn chỉ có 1 âm tiết, vào tiếng Hán thì thành 2 âm tiết; waltz nguyên vốn chỉ có 1 âm tiết, vào tiếng Hán thì thành 3 âm tiết. Hình thức kết cấu
âm tiết phát sinh biến đổi rõ ràng. Âm tiết của từ ngoại ngữ gốc bị thay đổi sau khi nhập Hán.
3.4.1.2. Biến đổi bộ phận âm tố trong âm tiết
Một vài âm tố của từ ngoại lai không có trong hệ thống ngữ âm tiếng Hán, do vậy lúc phiên âm chỉ có thể dùng các âm tố gần giống đã được khử âm sắc. Ví dụ:
Trong tiếng Hán không có âm tố /r/ - 1 loại âm rung đầu mặt lưỡi, /m/ - mẫu âm đuôi, nếu gặp /r/ thì người Hán dùng /l/ thay thế, gặp /m/ thì dùng /n, ng/ thay thế.
Rebecca lì bèi kà 丽贝卡
Combine kang bài yin 康拜因
3.4.1.3. Tăng giảm âm tiết
Từ ngoại lai vốn không nhất định phải là song âm tiết, nhưng tiếng Hán trên cơ sở âm tiết đơn của từ gốc thêm vào một âm tiết khác tạo thành từ ngoại lai song âm tiết, từ ngoại lai gốc nếu nhiều âm tiết thì giảm âm để thích hợp với quy luật ngữ âm của tiếng Hán.
Fil fil-s 费尔 (1 âm tiết-2 âm tiết) Nous nou-s 奴斯 (1 âm tiết-2 âm tiết) Cigarette ci-gar 雪茄 (3 âm tiết-2 âm tiết) Romantic rom-an 浪漫 (3 âm tiết-2 âm tiết) Bodhisattva bod-sa 菩萨 (4 âm tiết-2 âm tiết) Aluminum al 铝 (4 âm tiết-1 âm tiết)
3.4.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ
Trong quá trình phát triển của từ ngoại lai trong tiếng Hán, nghĩa từ biến đổi tinh vi và phức tạp, thậm chí có lúc phải trải qua một quá trình tuyển chọn nghĩa dịch tương đối mất thời gian, cụ thể thể hiện trong các phương diện dưới đây:
3.4.2.1. Mở rộng nghĩa từ
Mở rộng nghĩa từ tức mở rộng phạm vi phản ánh đối tượng, sự vật khách quan vốn có của từ. Ví dụ:
Từ tiếng Anh “Sofa”: trong tiếng Anh “沙发 shafa” chỉ ghế lớn, ngồi thoải mái, có tựa lưng và để tay, nhiều người có thể cùng ngồi”, mà trong tiếng Hán không những chỉ riêng loại dành cho 2 thậm chí nhiều người ngồi, mà còn có thể là ghế xô-pha cá nhân.
Từ tiếng Anh “Plaza”, “广场-guangchang” trong tiếng Anh chỉ mặt bằng không gian nơi mọi người tổ chức các loại hình hoạt động xã hội lớn, trong tiếng Hán, ngoài nghĩa này ra, còn chỉ trung tâm thương mại hoặc thương trường. Thậm chí xuất hiện cả 美食广场 (trung tâm ẩm thực, phố ẩm thực),洗浴广场 (trung tâm nghỉ dưỡng tắm gội liên hợp), 理容广场(trung tâm chăm sóc sắc đẹp).
3.4.2.2. Thu hẹp nghĩa từ
Thu hẹp nghĩa từ chỉ việc thu hẹp phạm vi phản ánh đối tượng, sự vật khách quan của từ. Ví dụ:
Từ tiếng Anh “Shark”, “鲨鱼-shayu” (cá mập) trong tiếng Trung chỉ một loại cá dữ sinh trưởng ở biển, mà trong tiếng Anh ngoài chỉ một loài cá lớn, lại có thêm nghĩa mở rộng “kẻ lừa đảo”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Hai mục nghĩa sau đều bị loại bỏ sau khi du nhập vào tiếng Hán.
Từ Nhật Bản “道具-daogu”, trong tiếng Nhật nguyên chỉ nghĩa dụng cụ hoặc nơi dùng, sau khi du nhập vào tiếng Hán, lại thu hẹp phạm vi so với nghĩa ban đầu, chỉ riêng các đạo cụ sử dụng trong sân khấu, phim ảnh kịch trường.
3.4.2.3. Phát sinh thêm nghĩa từ
Một từ khi mới xuất hiện thường có nghĩa đơn giản, chỉ biểu thị một khái niệm hay sự vật chuyên biệt, nhưng tùy theo sự phát triển của ngôn ngữ hoặc sự vật bên ngoài, ý nghĩa giản đơn này dần dần phát sinh biến đổi, và mở rộng thêm nhiều nghĩa mới. Ví dụ:
Từ tiếng Anh “Poker”, “扑克” trong tiếng Hán chỉ loại bài giấy có 52 quân bài, mà trong tiếng Anh nó thuần túy chỉ một cách chơi bài, tức trò chơi mà người chơi đi từng quân một để thắng tiền. Vào tiếng Hán đã trải qua một quá trình thay đổi ý nghĩa từ chỗ chỉ luật chơi thành bộ quân bài.
Từ tiếng Nhật “劳动者-laodongjia”, trong tiếng Nhật chỉ công nhân sản xuất, tiếng Hán thì chỉ người dân lao động.
Từ tiếng Anh “Disco”, “迪斯科-disike” trong tiếng Anh chỉ “đêm hội ca nhạc kết hợp vũ đạo tập thể tự do” , vào tiếng Trung mang nghĩa: 1) một trong các loại âm nhạc kết hợp vũ đạo kiểu lắc hông; 2) một loại vũ đạo tiết tấu nhanh mà mạnh mẽ.
3.4.2.4. Suy diễn nghĩa từ
Một từ thông thường có vài mục nghĩa, trong đó trên cơ sở nghĩa phổ thống nhất trong các mục nghĩa cơ bản này mà suy diễn phát triển ra một ý nghĩa mới được gọi là phương pháp suy diễn nghĩa. Ý nghĩa vốn có của từ ngoại lai sau khi du nhập vào hệ thống tiếng Hán cũng có thể được suy rộng thêm rất nhiều nghĩa liên quan. Ví dụ:
Từ gốc ngôn ngữ Hung Nô “huns”, “胡-hu” là cách tự xưng của người Hung Nô, sau này trong tiếng Hán dùng phiếm chỉ dân tộc các vùng không phải Trung Nguyên. Do người Hán có cách nhìn miệt thị đối với các dân tộc thiểu số nơi khác, “ ” 胡 nảy sinh thêm nghĩa rộng là “mơ hồ không căn cứ, bừa bãi cẩu thả”, các ví dụ dùng trong tiếng Hán:胡扯hu zhi (nói nhảm, tán gẫu), 胡闹hu nao (rùm beng, cầu thả), 胡说八道 hu shuo ba dao (nói hươu nói vượn), 胡作非为 hu zuo fei wei (làm xằng làm bậy), 胡搅蛮缠hu jiao man chan (cãi chày cãi cối).
3.4.2.5. Thay đổi ý nghĩa tình thái của từ
Ngoài nghĩa gốc, nhiều từ còn có nghĩa tình thái (chủ quan, khách quan), nghĩa tình thái này có thể được phụ thêm khi từ du nhập vào tiếng Hán. Ví dụ:
“ Toefl” (Test of English as a Foreign Language) là một kỳ thi kiểm tra trắc nghiệm năng lực sử dụng và hiểu tiếng Anh của học sinh nước ngoài. Hiện tại rất nhiều trường đại học nước Mỹ bắt đầu sử dụng hệ thống thi tiếng Anh của riêng mình. Vốn không có bất cứ sắc thái khen - chê nào, nhưng tiếng Hán chuyển dịch một cách hình tượng thành “ 寄托-jituo”, đây thể hiện nguyện vọng vượt qua được kỳ thi một cách tốt đẹp, mang sắc thái tình cảm rõ ràng.
Từ tiếng Nhật “写真-xiazhen”, mang nghĩa sao chép, sao chụp. Nhưng sau này tại Trung Quốc, đặc biệt là kể từ thập niên 90 mỗi lần nhắc đến “写真-xiazhen”,
người ta liền nghĩ ngay đến “裸照-guozhao” (quay cóp). Từ ngoại lai ngụ ý chê trách này đến hiện tại mới bắt đầu dần dần khôi phục lại ý nghĩa trung tính bình thường ban đầu.
3.4.2.6. Phân hóa nghĩa từ
Tức là sau khi một từ ngoại lai du nhập từ một nghĩa ban đầu có thể biến thành hơn ngoại lai mới. Ví dụ:
Từ tiếng Anh “Motor”, sau khi du nhập vào tiếng Hán phân chia thành hai từ “摩
托-motuo”, “马达-mada”.
Các phân tích trên chỉ ra rằng, tiếng Hán khi vay mượn cũng không dừng ở mức vay mượn bị động mà trsis lại song song quá trình vay mượn, tiếng Hán cũng có sự tác động trở lại để khiến từ ngoại lại có những biến nhằm thích ứng với quy luật nội bộ của ngôn ngữ Hán và được cộng đồng sử dụng tiếng Hán tiếp thu mở rộng, không ngừng phát sinh thêm nghĩa mới, hoàn thiện chức năng công cụ giao tiếp của ngôn ngữ.
3.5. Một số sự biến đổi của từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt
Cũng giống tình hình trong tiếng hán, Người Việt Nam trong lúc vay mượn từ ngoại lai, thường căn cứ vào đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt mà Việt hóa từ vay mượn. Có thể thấy rất rõ những sự biến đổi sau đây
3.5.1. Biến hóa ngữ âm
Từ ngoại lai khi đi vào tiếng Việt có biến chuyển rất lớn về cấu trúc và ngữ âm. Tiếng Việt là ngôn ngữ phân lập, âm tiết tính. Từ tiếng Việt gắn với 6 thanh điệu. Vì vậy, người Việt Nam trong lúc vay mượn từ ngoại lai, thường căn cứ trên đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt mà Việt hóa chúng.
3.5.1.1. Thêm thanh điệu
Thanh điệu là yếu tố cấu thành âm tiết tiếng Việt. Để từ ngoại lai được vay mượn phù hợp với quy tắc và thói quen phát âm của tiếng Việt, có một số từ vay mượn khi Việt hóa bị điền thêm thanh điệu. Ví dụ:
World cup uôn cúp Lancer lăng xê
Taxi tắc xi Turbin tuốc bin
Topic tốp pích
3.5.1.2. Đơn âm tiết hóa
Tuyệt đại bộ phận từ vay mượn khi vào tiếng Việt đều được đơn âm tiết hóa khi nói hoặc viết. Người Việt bao giờ cũng phát âm rời (thành âm tiết) các từ đa tiết ngoại lại dù khi thể hiện trên con chữ có thể được viết liền theo nguyên ngữ, chẳng hạn:
Vaccxine vắc xin thuốc phòng
Guide ghin đe hướng dẫn
Jacket dắc két áo dắc két
Love lo ve yêu
Scan xì can quét ảnh
3.5.1.3. Biến đổi ngữ âm
Trong quá trình phiên âm, có hiện tượng biến âm từ được vay mượn. Ví dụ: - ch> s: chewinggum sing gum
Chocolate sô cô la
- k > c: kazoo ca du một loại kèn chế tạo bằng gỗ hoặc kim loại.
Koran cô ran kinh cô ran Keyboards cây bốt bàn phím - f > ph: fact phách sự thật
Fan phan người hâm mộ File phai tệp tin
Focus pho cớt tiêu điểm, tiêu cự - w > o,u: watt oát đơn vị oát
Web oép mạng
Welcome oen căm hoan nghênh Weekend uych cần cuối tuần
Wallpaper uôn pây pờ hình nền
3.5.1.4 Tỉnh lược âm
Ngoài cách phiên âm hoàn toàn, từ vay mượn trong tiếng Việt thường sử dụng phương pháp phiên âm kiểu phiên âm tiết, tức chỉ phiên dịch một bộ phận âm tiết của từ ngoại lai, các âm tố hoặc âm tiết khác bị tỉnh lược.
* Hệ thống ngữ âm tiếng Việt không tồn tại hiện tượng phụ âm đôi. Vì vậy, trong lúc mượn dùng từ vựng ngoại lai có phụ âm đôi thường sử dụng hai phương pháp: Một là bảo lưu một trong hai phụ âm đầu của từ, tỉnh lược phụ âm còn lại.
• Bảo lưu phụ âm thứ hai, lược bỏ phụ âm đầu. Ví dụ: - kn> n : knock out nốc ao hạ nốc ao - bl> l: block lốc khu, cuộn, khối - wh> h: whisky huyt xki rượu huyt ki. - st> t: stop tốp dừng
State tết tơ trạng thái, quốc gia, trần thuật
• Bảo lưu phụ âm thứ nhất, lược bỏ phụ âm thứ hai. Ví dụ: - sc > s: scene sen lớp, cảnh
- tr > t: transborder tăng bo chuyển tàu, chuyển xe
- dr > d: drachma đrác ma đơn vị trọng lượng, tên tiền Hi Lạp cổ.
Hai là bảo lưu phụ âm đôi, tăng thêm nguyên âm cho một trong hai phụ âm, tạo thành một âm tiết hoàn chỉnh. Ví dụ:
clé cờ lê scandale xì căng đan
* Tỉnh lược phụ âm hoặc âm tiết cuối. Ví dụ:
automatic auto tự động
dollar đô tiền Mỹ
download đao tải về
cinema xinê điện ảnh, rạp phim
* Tỉnh lược phụ âm hoặc âm tiết đầu. Ví dụ:
airline e lai đường bay
knock out ao, nhào đánh đổ, đánh gục, đánh ngã gallon lon
alcohol cồn
telephone phôn điện thoại
3.5.2. Biến đổi nghĩa, ngữ thể và tu từ
So với từ gốc, đại bộ phận từ ngoại lai về cơ bản không có biến đổi về nghĩa, tu từ và ngữ thể. Ví dụ:
Shopping shopping mua sắm
Volume vô lum âm lượng
Hooligan hô li gân quá khích
Cocaine cô ca in
Nhưng có một số từ ngoại lai phát sinh những biến đổi không giống nhau về từ nghĩa, ngữ thể và sắc thái tu từ so với từ gốc.
3.5.2.1. Mở rộng nghĩa
Mở rộng nghĩa chỉ việc một từ ngoại lai sau khi du nhập vào tiếng Việt, tùy theo nhu cầu giao tiếp trong xã hội Việt Nam, mở rộng phạm vi sự vật khách quan được đề cập hoặc tăng thêm các nghĩa mới, ngoài biểu thị các nghĩa vốn có như từ gốc, còn biểu thị những ý nghĩa có liên quan nghĩa gốc nhưng đề cập tới khái niệm hoặc sự vật khác. Ví dụ:
Từ vay mượn tiếng Hán “áo” “袄-ao”, chỉ loại áo trên có lớp lót ở trong, như 皮
袄 bi ao (áo da), 棉袄 bai ao. Du nhập vào tiếng Việt, nghĩa từ “áo” không chỉ bó hẹp chỉ loại trên có lớp lót ở trong, mà đồng thời còn chỉ các chủng loại y phục với cách thức sử dụng khác nhau, như: áo dài 长袍, áo cánh 短衫, áo bay 飞行服, áo lặn 潜水衣, áo mưa 雨衣, áo lót 内衣, áo gối 枕套, áo rương 箱子套, áo pháo 炮
3.5.2.2. Thu hẹp nghĩa
So với từ gốc, một số từ ngoại lai vốn có rất nhiều nghĩa khi sử dụng tại ngôn ngữ nguồn, nhưng sẽ có hiện tượng giảm bớt nghĩa khi du nhập ngôn ngữ đích, trong trường hợp này là tiếng Việt. Ví dụ:
Từ vay mượn tiếng Anh “Repeat”: là động từ bao gồm các nghĩa “nhắc lại”, “tái diễn”, “thuật lại”, “lặp lại”, “trở lại”, “đọc lại”, “thêm lần nữa”; là danh từ có nghĩa “hành động lặp lại”, “kí hiệu âm nhạc”; nhưng du nhập vào tiếng Việt nghĩa từ này thu hẹp chỉ mang nghĩa động từ “tái diễn-lặp lại”.
3.5.2.3. Thay đổi nghĩa
Sau khi từ ngoại lai được vay mượn vào tiếng Việt, ý nghĩa của từ vay mượn trải qua một quá trình sử dụng có sự biến đổi xa dần và mất hẳn liên hệ với nghĩa gỗ. Nghĩa mới sẽ trở thành nghĩa chính của từ. Ví dụ:
Từ Nhật “Osin”, vốn là tên một nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền hình nhiều tập cùng tên của Nhật Bản. Sau khi bộ phim này được chiếu tại Việt Nam, người Việt Nam gọi người giúp việc là “osin”. Ví dụ:
Thời buổi bây giờ tìm “osin” khó quá
Hôm qua tôi vừa tìm được hai “osin” cho gia đình tôi.
3.5.2.4. Phát sinh thêm nghĩa từ
So với từ gốc, một số từ ngoại lai tăng thêm nghĩa chuyển loại, như:
Từ Pháp “Mafia”, danh từ biểu thị nghĩa “băng đảng xã hội đen, băng đảng ngầm”, mượn dùng trong tiếng Việt không chỉ có tác dụng danh từ, biểu thị nghĩa “băng đảng xã hội đen, băng đảng ngầm”, mà còn làm tính từ, biểu thị nghĩa “mưu kế nguy hiểm, mưu đồ đen tối”, và động từ, biểu thị nghĩa “sát thủ”. Ví dụ:
Thằng đó bị tụi “mafia” hại rồi.
Bây giờ tụi “mafia” có mặt khắp nơi, coi chừng bị tụi nó thịt đó.
3.5.2.5. Thay đổi nghĩa tình thái (chủ quan)
So với từ gốc, một số từ ngoại lai phát sinh biến đổi về sắc thái tu từ. Từ gốc là từ trung tính, từ mượn từ ngoại lai lại biểu thị ý nghĩa chê bai hoặc khen ngợi, biểu dương. Ví dụ:
Từ Anh “Sexy”, vốn nguyên gốc là tính từ, có 2 nghĩa “khơi gợi và tạo nên cảm giác ham muốn tình dục” và “hứng thú”. Người Anh sử dụng từ này với đủ sắc thái ý nghĩa trung tính và cảm tính. Dựa theo ngữ cảnh giao tiếp mà từ “sexy” mang ý tốt hoặc chê trách. Ví dụ:
A sexy book - một quyển sách khiêu dâm.
You look very sexy tonight - tối nay em thật là hấp dẫn.
Nhưng vào tiếng Việt, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã biến đổi trở thành nghĩa chê trách, mỗi lần nghe thấy chữ “sexy”, trong đầu mọi người lập tức tưởng tượng đến những việc không chính đáng, rất đồi bại, có liên quan đến lệch chuẩn đạo đức. Ví dụ:
Cô gái đó ăn mặc gì mà sexy thế.
Hôm qua tôi đi xem biểu diễn sexy ở Thái Lan.
3.5.2.6. Phân hóa nghĩa
So với từ gốc, ngữ thể của một số từ ngoại lai phát sinh biến đổi, từ phong cách ngôn ngữ viết được dùng trong ngôn ngữ nói. Như:
“Sport” mang các ý nghĩa “vận động”, “trò chơi”, “giải trí”, “áo khoác ngoài”, “chơi”, “huyền diệu”. Tiếng Việt có thể dùng để miêu tả, hình dung một cơ