Ảnh hưởng của nhân tố xã hội

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 27)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

1.6.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố xã hội

Cải cách mở cửa, văn hóa bên ngoài tiến vào Trung Quốc, tác động đến tâm lý sùng ngoại của một bộ phận người, cho rằng sử dụng từ, ngữ phương Tây là thời thượng. Bộ phận này với tâm lý tôn sùng, đề cao phương Tây, hạ thấp vị trí của tiếng Hán bất chấp vốn đã có từ tương đương, tự ý sử dụng các từ ngữ theo phong cách phương Tây. Những từ dạng này lúc sử dụng giúp thu được những hiệu quả tâm lý đặc thù, khiến người ta cảm thấy thâm sâu, mỹ lệ, thần bí, hoặc kinh viện. Đặc biệt là với giới trẻ, trong ngôn ngữ lai tạp rất nhiều tiếng Anh, nửa theo quan niệm Mỹ hóa, truy cầu sự giản tiện ngắn gọn, đề cập trực tiếp, biểu đạt thẳng thắn mạnh mẽ suy nghĩ mong muốn hiện tại của bản thân.

Tại Trung Quốc, giảng dạy Anh ngữ được bắt đầu từ tiểu học, người Trung Quốc trong 9 năm nghĩa vụ giáo dục hoàn toàn có cơ hội tiếp xúc và học tập Anh ngữ,

các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt mặt nào cũng yêu cầu coi trọng Anh ngữ. Thêm vào việc thế vận hội Ô lim pic được tổ chức tại Thượng Hải, nhà nước càng hiệu triệu học tiếng Anh, nói tiếng Anh, đề cao trình độ tiếng Anh trong quốc dân trở nên cấp thiết, tạo điều kiện cơ bản cho tiếng Anh phát huy. Đây cũng chính là nguyên nhân từ ngoại lai xuất hiện trong tiếng Hán hiện đại.

Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Hán và từ ngoại lai trong tiếng Việt có chỗ tương đồng, nguyên nhân nội bộ cũng là nhu cầu phát triển hệ thống từ vựng của bản thân ngôn ngữ. Sự hình thành từ ngoại lai không thể tách rời nguyên nhân nội bộ, nhưng có lúc nhân tố bên ngoài nổi lên mang tính quyết định. Số lớn từ ngoại lai trong tiếng Hán xuất hiện không phải do ngẫu nhiên, chúng vừa là sản phẩm từ phát triển chính trị, kinh tế văn hóa của Trung Quốc, vừa là nhu cầu bức thiết của toàn cầu hóa và quốc tế hóa, đồng thời, có mối quan hệ mật thiết với tâm lý sử dụng ngôn ngữ của con người.

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)