Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán Việt

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 26)

5. Nội dung cơ bản của luận văn

1.6. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán Việt

1.6.1. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong ngôn ngữ Hán 1.6.1.1. Phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa

Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách đến nay, mối quan hệ với các nước trên thế giới càng ngày càng mật thiết, đối ngoại giữa các quốc gia không ngừng khai thông mở rộng, kinh tế phát triển không ngừng và địa vị quốc tế càng ngày càng nâng cao, rất nhiều quốc gia tiến hành thêm vô số các kênh giao lưu văn hóa và thông thương mậu dịch với Trung Quốc. Phần lớn từ ngoại lai mà hệ thống từ vựng tiếng Hán vay mượn để chỉ danh xưng của sự vật mới, hiện tượng mới, khái niệm mới. Đồng thời, do Trung Quốc tiến bộ thần tốc trong truyền bá khoa học kỹ thuật, nhiều loại hình thức truyền bá cũng theo đó phát sinh, khiến người dân tìm hiểu về thế giới nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cải cách chính trị, thúc đẩy kinh tế, phát triển văn hóa chuẩn bị điều kiện vật chất cho một số lượng lớn từ ngoại lai xuất hiện. Chính trị, kinh tế, văn hóa có quan hệ mật thiết không thể tách rời và ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, số lượng lớn các từ ngoại lai trong tiếng Hán xuất hiện cũng không phải là ngẫu nhiên, chúng chính là sản phẩm của sự phát triển văn hóa, kinh

tế, chính trị. Do vậy có thể nói nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa bức thiết của Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng đưa từ ngoại lai thâm nhập vào tiếng Hán.

1.6.1.2. Nhu cầu xu thế quốc tế hóa

Kinh tế chính trị là trung tâm vận động của cuộc sống xã hội đương đại, bước tiến toàn cầu hóa khiến giao lưu ngôn ngữ không thể không tăng tốc, việc mượn dùng ngôn ngữ của các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao giúp tăng thêm một số lượng lớn các từ vựng thuật ngữ thông dụng, và thúc đẩy tốc độ truyền bá các thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khiến người dân không thể không quan tâm chú ý tới các thể chế xã hội khác và vấn đề toàn cầu. Từ khi Trung Quốc tự mình cải cách đến nay, giao lưu khoa học kỹ thuật với các nước trên thế giới thêm mật thiết và phát triển không ngừng, mượn dùng các thuật ngữ toàn cầu hóa, quốc tế hóa để tăng tốc phát triển tiếp nối khoa học quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới là điều tất nhiên. Từ ngoại lai không ngừng cuồn cuộn tiến vào Trung Quốc theo nhiều con đường khác nhau, phát sinh những ảnh hưởng vô cùng lớn lên tiếng Hán, tiếng Hán buộc phải chủ động hoặc sáng tạo bị động các từ ngoại lai mới để biểu đạt hoặc truyền tải các phương diện quan niệm, sự vật mới.

1.6.1.3. Ảnh hưởng của nhân tố xã hội

Cải cách mở cửa, văn hóa bên ngoài tiến vào Trung Quốc, tác động đến tâm lý sùng ngoại của một bộ phận người, cho rằng sử dụng từ, ngữ phương Tây là thời thượng. Bộ phận này với tâm lý tôn sùng, đề cao phương Tây, hạ thấp vị trí của tiếng Hán bất chấp vốn đã có từ tương đương, tự ý sử dụng các từ ngữ theo phong cách phương Tây. Những từ dạng này lúc sử dụng giúp thu được những hiệu quả tâm lý đặc thù, khiến người ta cảm thấy thâm sâu, mỹ lệ, thần bí, hoặc kinh viện. Đặc biệt là với giới trẻ, trong ngôn ngữ lai tạp rất nhiều tiếng Anh, nửa theo quan niệm Mỹ hóa, truy cầu sự giản tiện ngắn gọn, đề cập trực tiếp, biểu đạt thẳng thắn mạnh mẽ suy nghĩ mong muốn hiện tại của bản thân.

Tại Trung Quốc, giảng dạy Anh ngữ được bắt đầu từ tiểu học, người Trung Quốc trong 9 năm nghĩa vụ giáo dục hoàn toàn có cơ hội tiếp xúc và học tập Anh ngữ,

các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt mặt nào cũng yêu cầu coi trọng Anh ngữ. Thêm vào việc thế vận hội Ô lim pic được tổ chức tại Thượng Hải, nhà nước càng hiệu triệu học tiếng Anh, nói tiếng Anh, đề cao trình độ tiếng Anh trong quốc dân trở nên cấp thiết, tạo điều kiện cơ bản cho tiếng Anh phát huy. Đây cũng chính là nguyên nhân từ ngoại lai xuất hiện trong tiếng Hán hiện đại.

Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Hán và từ ngoại lai trong tiếng Việt có chỗ tương đồng, nguyên nhân nội bộ cũng là nhu cầu phát triển hệ thống từ vựng của bản thân ngôn ngữ. Sự hình thành từ ngoại lai không thể tách rời nguyên nhân nội bộ, nhưng có lúc nhân tố bên ngoài nổi lên mang tính quyết định. Số lớn từ ngoại lai trong tiếng Hán xuất hiện không phải do ngẫu nhiên, chúng vừa là sản phẩm từ phát triển chính trị, kinh tế văn hóa của Trung Quốc, vừa là nhu cầu bức thiết của toàn cầu hóa và quốc tế hóa, đồng thời, có mối quan hệ mật thiết với tâm lý sử dụng ngôn ngữ của con người.

1.6.2. Nguyên nhân vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Việt

Từ khi chính phủ Việt Nam tiến hành chính sách cải cách mở cửa đến nay, đặc biệt là sau khi chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 1 năm 2007, tiêu chí của quốc gia này đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội quốc tế. Bất luận là quan niệm tư tưởng, phương thức sinh hoạt, hay là khoa học kỹ thuật, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ các nền văn hóa của các nước lớn trên thế giới như láng giềng Trung Quốc và các quốc gia Âu – Mỹ. Đối ngoại mở cửa tất nhiên tăng thêm các lĩnh vực quan hệ, mà ngôn ngữ văn tự là công cụ quan trọng của quá trình giao lưu. Bởi vậy mà ngôn ngữ Việt Nam hiện đại không ngừng du nhập từ ngoại lai trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, làm phong phú nội hàm tự thân của ngôn ngữ Việt. Sự phát triển của từ ngoại lai trong tiếng Việt hiện đại về tổng thể là vay mượn trực tiếp từ ngôn ngữ Anh, Pháp, tiếp đến là chịu ảnh hưởng của Hán ngữ và các từ ngoại lai gốc Ấn, Anh, Nga trong tiếng Hán.

1.6.2.1. Nguyên nhân phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa

Trung Việt hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước giao lưu đa phương, quan hệ mật thiết, giao lưu văn hóa uyên nguyên sâu xa, sớm nhất là

vào thời Tần Hán tại Trung Quốc, khi sáng tạo ra chữ Hán với mục đích truyền tải văn hóa cũng chính là lúc bắt đầu truyền bá du nhập vào Việt Nam (đương thời là Giao Chỉ), sau đó, trong thời kỳ lớn mạnh trải dài 1000 năm, chữ Hán từng trở thành văn tự chính thức của Việt Nam, có thể thấy ảnh hưởng của chữ Hán lên tiếng Việt là vô cùng sâu xa. Chính là căn cứ trên nguyên nhân cơ sở lịch sử và văn hóa này, và thêm trên góc độ loại hình ngôn ngữ mà nói, Hán ngữ và Việt ngữ đều cùng thuộc loại mỗi từ là một chữ hay còn gọi ngôn ngữ độc lập (đơn lập), quan hệ ngữ pháp giữa từ với từ không dựa trên biến đổi hình thái, được tiếng Việt du nhập tiếp thu, đồng hóa. Đây chính là nguyên nhân quan trọng của việc rất nhiều từ vay mượn gốc Hán (tiếng Hán Việt) tồn tại trong tiếng Việt hiện đại[A18, 66].

Lục tìm lịch sử phát triển từ ngoại lai trong tiếng Việt, phát hiện rằng, dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển liên tục phải chống chọi các cuộc xâm lăng của ngoại tộc. Bắt đầu sớm nhất là tộc Hán với 1000 năm (43-938), sau đó là công cuộc xâm lăng thuộc địa hóa của đế quốc Pháp kéo dài 100 năm, cuối cùng là 21 năm bị đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Lần ngoại xâm lần thứ nhất trong lịch sử, đặc biệt sau lần xâm lược thứ hai, đã tạo nên những ảnh hưởng rất lớn lên văn hóa và ngôn ngữ Việt. Tiếng Việt đã bắt đầu du nhập các yếu tố từ ngôn ngữ Hán: kể từ giữa thế kỷ 19 trở về sau, theo sự dụ nhập của “văn minh” phương Tây và sự phát triển của xã hội Việt Nam, phạm vi nguồn gốc từ ngoại lai không ngừng mở rộng, bao gồm ngôn ngữ Pháp, Anh và một vài loại ngôn ngữ khác du nhập trực tiếp thông qua tiếng Anh như Nga, Ấn cũng được thu nhận mở rộng để mượn dùng. Đặc biệt là những năm gần đây, quan hệ tiếp xúc, giao lưu và hợp tác giữa Việt Nam với thế giới không ngừng tăng mạnh và thông thoáng hơn, nhu cầu từ vựng mới ngày một lớn, tiến trình du nhập sử dụng từ ngoại lai diễn ra nhanh hơn, từ ngoại lai chiếm một vị trí quan trọng rõ ràng và thiết yếu trong từ vựng tiếng Việt hiện đại.

1.6.2.2. Nguyên nhân nhu cầu của phát triển xã hội

Phát triển ngôn ngữ một mặt “dựa theo quy luật nội bộ của bản thân để phát triển, mỗi một bộ phận từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm trong kết cấu ngôn ngữ cũng theo quy

luật đặc biệt của nó mà hoạt động và phát triển”, một mặt, sự phân hóa, thống nhất của xã hội tiến bước thúc đẩy mỗi bộ phận tổ thành trong nội bộ ngôn ngữ thêm trở nên hoàn thiện và phong phú, đưa sự thống nhất giữa các mặt đối lập đạt đến tầm cao mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội, phù hợp với yêu cầu định nghĩa khái niệm các tầng lớp sự vật xuất hiện trong cuộc sống nhân loại của con người, có thể nói, sự phát triển của nội bộ ngôn ngữ không những thể hiện được đặc tính vì xã hội mà phục vụ của ngôn ngữ, mà còn soi tỏ sự phát triển trên căn nguyên xã hội của nó.

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, cục diện thế giới phát sinh thay đổi lớn, ảnh hưởng cơ bản đến sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa các quốc gia, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ. Từ năm 1986 sau khi thi hành chính sách “cách tân”, xã hội Việt Nam phát sinh những biến cố rung chuyển đất trời chưa từng có trước đây, từ chuyển biến về quyết sách tư tưởng quan niệm đến cải cách phương thức sinh hoạt cho dân thường, không tránh khỏi ảnh hưởng của văn hóa ngoại nhập. Một hệ thống danh sách các phương diện sự vật, khái niệm, tư tưởng, khoa học kỹ thuật mới nhanh chóng du nhập vào xã hội Việt Nam, người Việt Nam chưa thực hiện được việc khởi tạo định nghĩa mới cho chúng, do vậy từ ngoại lai du nhập vào hoặc ăn sâu bám rễ vào cuộc sống của họ, hoặc thay thế các từ ngữ bản xứ, trở thành một văn hóa thời thượng.

1.6.2.3. Nguyên nhân nhu cầu phát triển tự thân của tiếng Việt

Xã hội Việt Nam cổ đại ra đời trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, khái niệm sự vật phản ánh thông qua từ vựng ngôn ngữ phần nhiều xoay xung quanh sản xuất nông nghiệp và đến từ các sinh hoạt thường ngày, đơn nhất, hẹp, cảm tính, hình tượng. Sau thống nhất đất nước năm 1975, chính sách và đường lối thi hành của Đảng và chính phủ quyết định ngôn ngữ đương thời phát triển phụ thuộc vào chính trị. Trên cơ sở chính trị, phục vụ chính trị, trong từ vựng dân tộc tăng thêm rất nhiều cách dùng từ kiểu chính trị, quân sự, phát triển tương đối chậm, thiếu đa dạng.

Tiếng Việt dùng dạng văn tự pinyin (ghi âm), xét trên cơ sở kết cấu nội bộ, là loại ngôn ngữ không biến cách, mang tính thanh điệu. Tiếng Việt có đặc điểm ngôn ngữ tự thân phân biệt với các ngôn ngữ khác: không biến đổi kết cấu từ thái, từ tố ít, ba loại âm tiết, từ tố, từ hợp nhất, “cực giàu vận luật mỹ lệ, sắc thái và hình tượng đẹp”. Từ góc độ loại hình, đặc điểm của tiếng Việt quyết định nó là loại ngôn ngữ mang đậm tính văn học, nó có thể phản ánh những nội hàm rất lớn, biểu đạt cuộc sống phong phú, suy nghĩ tinh tế, tình cảm và các tri thức khoa học văn hóa phổ thông. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, trong khi du nhập, tiếp thu ồ ạt khoa kỹ hiện đại và các tư tưởng mới, khái niệm mới, tiếng Việt biểu hiện tình trạng “lực bất tòng tâm”: từ tố có hạn nên khó sử dụng để tạo nên các “từ dịch” (từ dịch ý) cấu tạo kiểu “tín, đạt, nhã”, ba đơn vị âm tiết, từ tố, từ không phân tách khiến “từ dịch” bị trùng lấp về loại hình, từ ngữ hình tượng hóa khó biểu đạt khái niệm mang tính trừu tượng, logic mạnh, v…v…. Trên đây là các nguyên nhân khiến tiếng Việt thường hay bỏ qua dạng “từ dịch ý”, phần lớn dùng từ ngoại lai kiểu “từ mượn”, ví dụ: (Anh – Việt – Hán)

Virus Vi-rus 病毒 Chat chat 聊天 Internet in-ter-net 互联网 Modem mo-dem 调制解调器 Scan s-can 扫描仪 Processor por-ces-sor 处理器 Hacker hac-ker 电脑黑客 Hamburger ham-bur-ger 汉堡包

1.7. Chức năng của từ vay mượn

“Sự xuất hiện và tồn tại của từ vay mượn xuất phát từ chức năng/công dụng. Nếu không có công dụng, từ ngoại lai cũng mất đi sự tất yếu và giá trị tồn tại của mình.” Từ vay mượn tham gia vào phản ánh xã hội, phản ánh biến động xã hội, các tầng lớp thành viên trong xã hội đều sử dụng từ vay mượn, bởi vậy là một phù hiệu ngôn ngữ phản ánh xã hội. Từ vay mượn trở thành một thể loại văn hóa, cũng là một phù hiệu văn hóa. Ngoài ra, từ vay mượn trong lúc có đủ chức năng văn hóa, xã hội cũng đồng thời mang cả chức năng tâm lý.

1.7.1. Chức năng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một yếu tố của văn hóa, giống như các yếu tố khác của văn hóa, bao gồm cả tính dung hợp. Đúng như câu nói của nhà ngôn ngữ học 撒丕尔(Sapir): “Ngôn ngữ, giống như văn hóa, rất ít loại tự mình hoàn thiện. Do nhu cầu giao tiếp, người nói một loại ngôn ngữ phát sinh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người nói ngôn ngữ gần giống hoặc chiếm ưu thế về văn hóa, nếu muốn chỉ ra một ngôn ngữ hoặc phương ngôn độc lập hoàn toàn, e là rất khó”[38]. Quy luật phát triển nội bộ của ngôn ngữ yêu cầu du nhập từ vựng mới từ các dân tộc khác, để bổ sung cho khiếm khuyết của mình, làm phong phú hệ thống từ vựng, xúc tiến phát triển những phương thức biểu đạt ngôn ngữ mới.

Chức năng ngôn ngữ của từ vay mượn là chức năng chủ yếu, cũng là chức năng đặc biệt rõ ràng. Chức năng ngôn ngữ của từ ngoại lai biểu hiện rất rõ qua việc bổ sung những mặt còn thiếu của ngôn ngữ một dân tộc, thúc đẩy từ vựng phát triển. Từ ngoại lai tiếng Hán đồng thời trong lúc lấp đầy khiếm khuyết về năng lực và phương pháp cấu tạo ngôn ngữ của dân tộc, cũng khai mở những cách thức cấu tạo từ mới cho ngôn ngữ dân tộc. Điều này chủ yếu biểu hiện trên ba mặt:

(1) Thúc đẩy phát triển thêm các phương thức cấu tạo từ. Từ phỏng dịch và một số từ dịch ý có thể giúp sự liên kết từ tiếng Hán ngày càng hàm chứa thêm nhiều nghĩa thực tế, tức phương pháp cấu tạo từ mới, như: chủ nghĩa (chủ nghĩa lý tưởng), siêu- (siêu năng lực), cao- (phí tổn cao).

(2) Xúc tiến tính riêng lẻ trong hình thức cấu tạo từ. Xét từ góc độ ngữ tố, từ đơn thuần chỉ là một ngữ tố, không định rõ phân tán hay niêm kết. Nhưng xét từ góc độ các âm tiết có khả năng tương ứng ngữ tố đơn âm, giữa những âm tiết được chữ Hán sử dụng này mang tính riêng lẻ, và không có sự liên quan về ý nghĩa. Nội bộ từ dịch âm là một loại quan hệ mang tính riêng lẻ, mà các từ và từ dịch ý vốn có trong tiếng Hán, thì cơ bản yêu cầu phải chọn được chữ Hán (ngữ tố) về ý nghĩa kết hợp tạo thành một chỉnh thể, và ý nghĩa mặt chữ phải gần giống ý nghĩa của từ, bởi vậy loại từ này mang tính niêm kết. Từ dịch âm tính riêng lẻ, như: 吉普 (汽车, jeep),开司米 (高级羊绒, cassimere). Có những từ dịch âm bao gồm cả thành

Một phần của tài liệu Từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng việt (Trang 26)