1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn đạo đức lớp 3 ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

71 2,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 384 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, trên trí giáo dục số 225, kì 1 tháng 11/2009 cũng có một sốbài nói về phương pháp trò chơi trong dạy học môn Đạo đức, trong đó có bài “Mộtvài suy nghĩ về việc sử dụng phương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỀU HỌC

VŨ THỊ NA

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỤC TRẠNG VÈ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PỈỈÁP TRÒ CHƠI HỌC TAP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIÊU HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý giáo dục

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo - Ths

Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong quá

trình thực hiện và hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn các cô trong Ban giám hiệu và các cô của trườngTiểu học Đống Đa, trường Tiểu học Liên Minh và một số trường khu vực

thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi chotôi hoàn thành đề tài này

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của em còn có nhiều hạn chế

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

và thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đềtài được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện

Vũ Thị NaKhóa luận được hoàn thành tại bộ môn Tâm lí - Giáo dục, dưới sự hướng dẫn

của cô giáo - Th.s Nguyễn Thị Xuân Lan.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, căn cứ,kết quả nêu trong khóa luận là trung thực Khóa luận này chưa từng được công

bố trong bất kì công trình khoa học nào

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011 Sinh

viên

Vũ Thị Na

Trang 3

6 Giả thuyết khoa học

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

8 Các phương pháp ngiên cứu

1.1.2 Phân loại phương pháp dạy học ở Tiểu học

1.2 Phương pháp trò chơi trong dạy học Tiểu học

1.2.1 Khái niệm trò chơi

1.2.2 Phân loại trò chơi

1.2.3 Trò chơi học tập

1.2.3.1 Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học tập

1.2.3.2 Đặc thù của trò chơi học tập

Trang 4

1.2.3.3 ý nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiểu học

1.2.3.4.Những tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hoạt động trò chơi học tập chohọc sinh Tiểu học

1.2.3.5 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi

1.2.3.6 Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập

CHƯƠNG 2: MỒN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 VÀ VẤN ĐỀ sử DỤNG PHƯƠNG PHÁPTRÒ CHƠI HỌC TẬP

2.1 Môn Đạo đức lớp 3

2.1.1 Mục tiêu môn Đạo đức lớp 3

2.1.2 Đặc điểm nội dung môn Đạo đức lớp 3

2.1.3 Các phương pháp dạy học Đạo đức lớp 3

2.2 Môn Đạo đức lớp 3 và vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi học tập

2.2.1 Ý nghĩa việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đứclớp 3

2.2.2 Các trò chơi học tập sử dụng trong dạy học Đạo đức lớp 3

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬPTRONG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯVực THÀNH PHÓ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đức lóp 33.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp trò chơitrong dạy học Đạo đức lớp 3

3.1.2 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đứclớp 3

3.2 Tìm hiểu thực trạng hiệu quả giờ dạy Đạo đức lớp 3 có sử dụng phươngpháp trò chơi

3.3 Nguyên nhân và biện pháp

3.3.1 Nguyên nhân

Trang 5

3.3.1.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên

3.3.1.2 Nguyên nhân từ nội dung dạy học

3.3.1.3 Nguyên nhân từ phía học sinh

3.3.1.4 Nguyên nhân về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đồ dùng dạy học

3.3.2.3 “Trò chơi hoá” nội dung dạy học

3.3.2.4 Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành

và phát triển con người, đặt nền móng vững chắc cho hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 6

nên đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng Trong cácmôn học ở Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt thì môn Đạo đức cũnggiữ vị trí rất quan trọng Nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mựcđạo đức, lối sống lành mạnh và cách sống có lí tưởng Ngoài ra, nó còn giúp chohọc sinh giải quyết các sự việc vừa có lí, vừa có tình Từ đó các em biết cách vậndụng chuẩn mực đó vào trong cuộc sống để ứng xử với cha mẹ, thầy cô và bạn bè.Đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dụcTiểu học nói riêng, chương trình môn Đạo đức đưa ra những mục tiêu nhằm khơidậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của học sinh, đòi hỏi mỗi giáoviên phải có xu hướng đổi mới phương pháp dạy học để học sinh tự chiếm lĩnh kiến

thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng Giáo viên thực sự là người “đạo diễn” còn học sinh là những “diễn viên” tự hoạt động, tự bộc lộ và phát triển kĩ năng của

mình thông qua hoạt động học tập Mục tiêu này đòi hỏi giáo viên phải sử dụngphối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động nhận thức của học sinh như: phương pháp dạy học dự án, phương pháp tròchơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Phương pháp trò chơi học tập được coi là một trong những phương pháp tíchcực Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở nhiều môn học: Toán, TiếngViệt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội Sử dụng trò chơi trong dạy học không phải làvấn đề hoàn toàn mới Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiêncứu đề cập đến vấn đề này Song đó mới chỉ là nghiên cứu về cơ sở lí luận củaphương pháp này, còn thực trạng sử dụng phương pháp này như thế nào và nguyênnhân nào dẫn đến tình trrangj đó còn là vấn đề chưa có nhiều công trình nghiên cứu

đề cập đến

Ke thừa các công trình nghiên cứu nói trên và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

của việc dạy học môn học Đạo đức ở bậc Tiểu học, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp trò choi học tập trong dạy học môn Đạo đức lóp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” để tìm hiểu và nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc sử dụng trò chơi học tập không phải là vấn đề mới được đặt ra Ngay từđầu thế kỉ XX, phương pháp học tập này đã được nhà tâm lí học người Thuỵ Sĩ

Trang 7

J.Piaget (1896 - 1980) rất quan tâm và ủng hộ Luận điểm “Thông qua hoạt độngvui chơi để tiến hành hoạt động học tập” của ông được triệt để khai thác trong cácnhà trường tiểu học hiện nay, nhất là đối với các em các lóp đầu cấp.

Năm 1974, trên tạp chí văn học trường Matxcơva số 2 (Tr.53), tác giảB.C.Gie - nhi - xloai - a cho rằng: “ Chúng ta không phải tạo ra cho trẻ thì giờ đểchơi mà còn phải làm cho toàn bộ cuộc sống của trẻ được nuôi dưỡng bằng tròchơi”

Năm 1999, NXB Meadowbook (Anh) đã xuất bản cuốn “ Phương pháp giúptrẻ chơi mà học” (Biên dịch Mạnh Linh - Minh Đức - NXB Phụ nữ) của tác giảPenny Warner, cuốn sách đã được tác giả nghiên cứu và viết về trò chơi học tậptrong đó mỗi trò chơi có hướng dẫn từng bước, liệt kê các kĩ năng mà trẻ học đượcqua mỗi trò chơi (7, Tr3)

Bộ sách ‘Trò chơi trí tuệ - học toán” Nhà văn hoá Sài Gòn gồm 4 cuốn: phépcộng, phép trừ, phép nhân, phép chia Bộ sách này sẽ giúp các bé loại bỏ những khókhăn khi học toán

Tác giả Bùi Phương Nga (Chủ biên) với cuốn “ Trò chơi học tập môn Tựnhiên và xã hội lớp 1, 2, 3” - NXB Giáo dục, 2004 Nhóm tác giả do Trần MạnhHưởng (Chủ biên) xuất bản cuốn “Trò chơi học tập Tiếng Việt 2” - NXB Giáo dục,

2004 Qua đó đã đưa ra các trò chơi giúp các em cừa học vừa vui, đem lại hiệu quảcao trong giờ học

Với môn Đạo đức ở Tiểu học thì có cuốn “Trò chơi học tập môn Đạo đức ởTiểu học” của tác giả Lưu Thu Thủy Trong cuốn này, tác giả đề cập đến moeetj sốvấn đề chung về giáo dục đạo đức và dạy học môn Đạo đức cho học sinh tiểu họcqua trò chơi và hướng dẫn tổ chức một số trò chơi cụ thể

Bên cạnh đó, trên trí giáo dục số 225, kì 1 (tháng 11/2009) cũng có một sốbài nói về phương pháp trò chơi trong dạy học môn Đạo đức, trong đó có bài “Mộtvài suy nghĩ về việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Đạo đức ởtrường Tiểu học”

Tuy nhiên, các công tình nghiên cún trên chủ yếu nghiên CÚ01 trên phươngdiện lí luận mà chưa đi sâu khai thác triệt để thực trạng sử dụng phương pháp nàytrong dạy học Đạo đức ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng

Trang 8

3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc làm rõ lí luận của phương pháp trò chơi, chúng tôi tiến hành tìm hiểuthực trạng sử dụng phương pháp này trong dạy học Đạo đức 2 Trên cơ sở đó tìmnguyên nhân và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụngphương pháp này trong dạy học Đạo đức nói riêng và trong dạy học Tiểu học nóichung

4 Đối tưọng, khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng phương phápdạy học trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 3

- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiếu thực trạng về việc sử dụng phương pháptrò chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 3

5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháptrò chơi học tập trong dạy học Đạo đức lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vựcthành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

6 Giả thuyết khoa học

Neu phát hiện đúng thực trạng về việc sử dụng phương pháp trò chơi trongdạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 3 và đề xuất được những biện pháp họp líthì sẽ nâng cao hiệu quả của việc dạy học ở Tiểu học nói chung, dạy Đạo đức chohọc sinh nói riêng

7 Nhiệm yụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trongdạy học môn Đạo đức cho học sinh lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực thànhphố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

- Tìm ra nguyên nhân của thực trạng và đề xuất biện pháp giải quyết thựctrạng

8 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 9

+ Chương 1: Cơ sở lí luận.

+ Chương 2: Môn Đạo đức lóp 3 và vấn đề sử dụng trò chơi học tập

+ Chương 3: Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy họcĐạo đức lớp 3 ở một số trường Tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên, tỉnh VĩnhPhúc Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Phương pháp dạy học

1.1.1 Khái niệm

Theo Ba - ban - xki: “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và

trò nham giải quyết cảc nhiệm vụ giảo dưỡng, giảo dục và phát triến trong quá trình dạy học” [11, Tr.27]

Theo Đi - a - chen - co: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có

mục đích của giảo viên nham to chhwcs hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bbaor học sinh lĩnh hội nội dung học vấn” [11, Tr.28].

Theo Phan Trọng Ngọ: “Định nghĩa chung nhất về phương pháp dạy học là những

con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học ” [12, Tr.145].

Ngoài khái niệm trên, Phan Trọng Ngọ còn đưa ra một khái niệm khác về

phương pháp dạy học: “Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt

động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đax được xác định ” [12, Tr 146]

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách

Trang 10

thưccs hoạt động của cả thầy và trò tronng quả trình dạy học, mà thầy và trò sử dụng đế đạt được mục đích dạy học” [6, Tr 229]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của

thầy và của trò trong sự phoi hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học ” [9, Tr 23]

Mỗi một nhà giáo dục lại có những quan niệm khác nhau về phương pháp dạyhọc, theo cách hiểu của Ba - ban - xki, Đi - a - chen - co phản ánh những quan niệm

cũ về vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học, theo đó thì giáo viên lànhân vật trung tâm, chủ đạo, học sinh thụ động thực hiện những điều thầy dạy.Quan niệm của Phan Trọng Ngọ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ và Nguyễn NgọcQuang có những nét tương đồng khi cho rằng đó là cách thức phối họp của cả thầy

và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Như vậy, quan niệm về phương pháp dạyhọc này phù hợp với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Chúng tôiđồng tình với quan điểm của hai tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng:

“Phương pháp dạy học là tể họp cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, mà thầy và trò sử dụng đế đạt được mục đích dạy học ”

1.1,2 Phân loại phương pháp dạy học ở Tiểu học

ì.1.2.1.'Nhỏm các phương pháp dạy học dùng lời

- Phương pháp kể chuyện: là phương pháp giáo viên dùng lời để giới thiệu,thuyết minh, miêu tả nhân vật, hành động, tâm tư tình cảm của nhân vật, kể lại diễnbiến của câu chuyện sao cho người đọc hình dung được nội dung và ý nghĩa củacâu chuyện

- Phương pháp giảng giải: là phương pháp giáo viên dùng lời để giải thích rõcho học sinh nội dung của tài liệu học tập Nó trả lời cho câu hỏi: “Tại sao”.Phương pháp này phù họp cho giảng dạy các môn khoa học tự nhiên

- Phương pháp diễn giải: là phương pháp giáo viên dùng lời để mô tả tài liệuhọc tập nào đó có tính chất mới, phức tạp

- Phương pháp vấn đáp: là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra hệthống câu hỏi đã được chuẩn bị trước, học sinh trả lời câu hỏi, thông qua việc trả lời

hệ thống câu hỏi đó mà học sinh nắm vững tri thức khoa học

1.1.2.2 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan

Trang 11

- Phương pháp quan sát (trưng bày trực quan): là phương pháp dạy học màgiáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nội dung tài liệu học tập trên phương tiệndạy học trực quan, học sinh quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự rút rakết luận khái quát.

- Phương pháp trình bày trực quan: là phương pháp dạy học mà giáo viêntrình bày trước học sinh tài liệu học tập trên phương tiện trực quan, học sinh quansát theo sự trình bày của thầy Từ đó học sinh nghe, hiểu, ghi nhớ

1.1.2.3 Nhóm các phương pháp dạy học thực tiên

- Phương pháp làm thí nghiệm: được sử dụng chủ yếu trong giảng dạy mônkhoa học (ở Tiểu học) và các môn khoa học tự nhiên (ở Trung học phố thông), làphương pháp mà giáo viên và học sinh tái tạo được hoạt động cần nghiên cứu trongđiều kiện nhất định kết họp với các phương tiện dạy học khác giúp học sinh nắmvững nội dung tài liệu học tập

- Phương pháp ôn tập: ôn tập giúp cho học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng,

kĩ xảo giúp giáo viên sửa chữa những sai lầm đảm bảo cho học sinh trong lớp tiến

bộ đồng đều, rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo đúng đắn và phát huy tính tích cực,độc lập tư duy của học sinh, giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hoá, hệthống hoá những tri thức đã học

- Phương pháp luyện tập: là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh vậndụng những tri thức nắm được để hoàn thành những nhiệm vụ học tập do giáo viênđặt ra hoặc để giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: là phương pháp dạy học mà giáo viên tổchức cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra trong mộtkhoảng thời gian xác định

- Phương pháp thảo luận nhóm: là phương pháp dạy học mà giáo viên chialớp thành các nhóm để học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra

- Phương pháp trò chơi: là phương pháp dạy học mà giáo viên tổ chức chohọc sinh chơi các trò chơi học tập: đóng vai, lắp ghép, xếp hình, vận động nhằmgiúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các kĩ năng hoạt động sáng tạođiển hình

Tuỳ theo nội dung bài học và đặc điểm lứa tuổi của các em mà các nhà sư

Trang 12

phạm khai thác sử dụng các loại trò chơi với ý nghĩa học tập tối đa Trò chơi là mộthình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập tích cực,vừa chơi, vừa học có hiệu quả.

1.2 Phương pháp trò chơi trong dạy học Tiểu học

1.2.1.Khái niệm trò chơi

Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định

và có những quy định mà người tham gia cần tuân thủ

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủyếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi Qua trò chơi,người chơi còn đựoc rèn luyện trí tuệ, thể lực, tạo cơ hội giao lưu với mọi ngườicùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ

Đặc trưng cơ bản của trò chơi:

• Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người

• Trò chơi có chủ đề, nội dung, quy tắc nhất định

• Trò chơi vừa mang tính chất vui chơi, giải trí vừa có ý nghĩa giáo dục tíchcực

1.2.2.Phân loại trò chơi

Trò chơi của trẻ em rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng nhưcách thức tổ chức chơi Do đó có nhiều cách phân loại khác nhau Cụ thể:

• Phân loại trò chơi theo chức năng giảo dục và phát trỉến:

+ Nhóm 1: Gồm các trò chơi thực hành

+ Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng

• Phân loại trò chơi theo nguồn gốc, cấu trúc gồm:

+ Các trò chơi luyện tập dành cho trẻ dưới 2 tuổi

+ Các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 - 4 tuổi

+ Các trò chơi có luật (có quy tắc) dành cho trẻ từ 4 - 7 tuổi; 12 tuổi (chủ yếu

là trẻ từ 7 - 12 tuổi)

• Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mẫu giáo ở Việt Nam ápdụng hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ, chia trò chơi làm 2 nhóm là:

Trang 13

+ Nhóm 1: Những trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi:

+) Trò chơi đóng vai theo chủ đề

1.2.3 Trò chơi học tập

1.2.3.1 Trò chơi học tập và bản chất của trò chơi học tập

Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em.Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt độngcho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách

tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học.Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phươngpháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá

1.2.3.2 Đặc thù của trò chơi học tập

Mỗi trò chơi học tập gồm 3 phần [1; Tr 103 - 104]

• Nội dung chơi: đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất như mộtbài toán mà trẻ phải dựa trên những điều kiện đã cho Nội dung chơi là thành phần

cơ bản của trò chơi học tập, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ

• Hành động chơi: là những hành động trẻ làm trong lúc chơi Những hànhđộng ấy càng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơicàng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu Những động tác

chơi do cô giáo thực hiện cho phép cô có thể hướng dẫn trò chơi thông qua “tiến

trình làm thử”.

Trang 14

• Luật chơi: mỗi trò chơi học tập đều có luật do nội dung chơi quy định.Những luật này có một vai trò: nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổchức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của đứa trẻ trong khi chơi.Những luật này là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai.

Trong trò chơi học tập thì ba bộ phận trên có liên quan chặt chẽ với nhau vàchỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì đều không thể tiến hành trò chơi được.Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là kết thúc tròchơi, học sinh hình thành một nhận thức nào đó Đối với học sinh thì kết quả củatrò chơi khuyến khích các em tích cực hơn trong các trò chơi tiếp theo, còn đối với

cô giáo thì kết quả trò chơi luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hộitri thức của các em

1.2.3.3 Ỷ nghĩa của trò chơi học tập trong dạy học Tiếu học

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc sử dụng trò chơi học tập trong quátrình dạy học sẽ làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng bớt đi vẻ khôkhan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn Trò chơi là phương tiện rất quan trọng đểgiáo dục trí tuệ cho các em Cụ thể:

• Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn họcsinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học

• Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập bằng hoạt động trí tuệ, do đógiảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là giờ học kiến thức lí thuyết mới

• Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội ràn luyện kĩ năng họctập hợp tác cho học sinh, tăng hiệu quả giao tiếp giữa thầy - trò, trò - trò

• Trò chơi giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, hoàn thiện các quá trình trigiác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo

• Trò chơi giúp trẻ hình thành ý chí và tính cách, bồi dưỡng cho các emnăng lực hoạt động tập thể, biết thống nhất với nhau cùng nỗ lực để giải quyết mộtnhiệm vụ nào đó

• Trò chơi giúp học sinh thay đổi động hình, tăng cường khả năng thựchành vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung,tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận

• Qua trò chơi, học sinh có cơ hội đế thí nghiệm những chuấn mực hành vi,tinh thần trách nhiệm, khả năng ứng xử trong cuộc sống Cũng trong chính trò chơihọc tập trẻ học được cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả đã đạt được

Trang 15

Như vậy: Trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức tổchức dạy học cho trẻ Trò chơi là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫndắt trẻ đi tìm chân lí Trẻ không chỉ học trong lúc học mà còn học cả trong lúc chơi.

Trẻ em học cách tổ chức, học nghiên cứu cuộc sống “Chơi với trẻ vừa là học, vừa

là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc ” (N.K.Crupxkaia) [1, Tr 75].

Đánh giá cao vai trò của hoạt động chơi đối với trẻ em, nhà giáo dục nối

tiếng A.X.Macarenco viết “ Trò chơi có một ỷ nghĩa quan trọng trong đời song trẻ

em, có một ỷ nghĩa giong như ỷ nghĩa của hoạt động, công tác và sự phục vụ của người lớn vậy Trong khi chơi trẻ như thê nào thì sau này, khi lớn ỉên, trong công tác, phần lớn trẻ sẽ như thế ấy Do đó, việc giảo dục những nhà hoạt động tương lai bẳt đẩu trược tiên từ trò chơi ” [1, Tr 76] Văn hào lỗi lạc Nga Macxim Goocki

cũng đã nói: “Chơi là con đường dẫn trẻ nhận thức được cải thế giới mà các em

đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh cải tạo

1.2.3.4 Những tiên để quan trọng đê thực hiện tót hoạt động trò choi học tập cho học sinh Tiêu học

1.2.3.4.1 Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu dạy học nói riêng

“Giảo dục Tiếu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triến đủng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thế chất, thắm mĩ và cảc

Trên cơ sở nắm vững mục tiêu giáo dục Tiểu học, người giáo viên sẽ lựachọn, sử dụng trò chơi trong từng hoạt động để thực hiện tót mục tiêu đã đề ranhằm phát triển toàn diện nhân cách, đạo đức, trí tuệ cho học sinh

Ngoài ra, trò chơi còn có ý nghĩa trong việc phát triển các kĩ năng ban đầu,

1.2.3.4.2.Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học

- Trẻ em đến trường là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống và

sự phát triển tâm lí của trẻ em Với hoạt động học là chủ đạo các em được thực hiệnmột cách tự giác, có tổ chức từ phía nhà trường, gia đình và xã hội với hoạt động

Trang 16

phong phú, đa dạng Nhờ đó trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ, tư duy cùng vốnhiểu biết về thế giới xung quanh được phát triển dần.

- Học sinh tiểu học luôn hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ, nhưng lạichóng chán Đối với trẻ, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìmhiếu khám phá

- Do cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về chức năng sinh lí nên các em thiếu kiêntrì, thiếu bền bỉ và dễ mệt mỏi

- Các em dễ hưng phấn nhưng cũng dễ chán nản Khi được khích lệ các em

dễ hưng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sưa, dễ cười, dễ khóc Khigặp thất bại, rủi ro các em dễ bị kích động dẫn đến chán nản, bi quan, mất lòng tin

và dễ có hành động xốc nổi: dỗi, buồn, khóc Đây là một trong những đặc điểmcần lưu ý khi tiến hành hoạt động vui chơi

- Học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tínhnên thường không bền vững Ở đầu cấp Tiểu học, nhận thức cảm tính là chủ yếu,nhận thức lí tính chưa phát triển, tư duy trực quan chiếm ưu thế nên những lời khôkhan, thiếu hình ảnh, thiếu sinh động sẽ khó gây cảm xúc ở trẻ

Mỗi giáo viên cần hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí nói trên củahọc sinh Tiểu học Bởi nó được coi là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu,nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức trò chơi, là nhân tố đảm bảothành công của việc sử dụng phương pháp trò chơi

1.2.3.5 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi

1.2.3.5.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi

Trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểuhọc Song muốn phát huy được vai trò giáo dục này cần tuân theo những nguyêntắc nhất định trong việc lựa chọn trò chơi Trò chơi được lựa chọn phải:

• Đảm bảo tính giáo dục, phù họp với chủ đề giáo dục đạo đức cho họcsinh;

• Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh, thu hút được nhiều học sinh thamgia chơi, tạo được không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong lóp học;

• Đảm bảo phù họp với năng lực và trình độ học sinh tiểu học, với sứckhoẻ của các em Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì học sinh sẽ không thể chơi được;

Trang 17

còn nếu quá đơn giản thì học sinh sẽ nhàm chán, không muốn chơi;

• Đảm bảo phù họp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trườnghọc (về quỹ thời gian, về không gian, về các phương tiện cần thiết cho trò chơi );

• Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho học sinh;

• Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện

1.2.3.5.2 Nguyên tăc tô chức trò chơi

- Nguyên tắc 1: Đảm bảo cho học sinh hiếu rõ yêu cầu, nội dung và cách

thức tố chức trò chơi.

Yêu cầu của trò chơi có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình tổ

chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của bài Đạo đức tương ứng

Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổchức trò chơi, giúp cho học sinh biết phải làm như thế nào trong khi chơi

Từ đó, các em sẽ thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ,với cách thức hoạt động phù hợp

Vì vậy, trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêucầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện Neu không thì các em

sẽ tiến hành trò chơi một cách vô ý thức, tuỳ tiện và không thu được kết quả giáodục mong muốn

- Nguyên tẳc2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc ỉập, sảng tạo của học

sinh trong quả trình tố chức trò choi.

Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như của hoạtđộng giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáodục Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên cần quan tâm đến các mức

độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao như sau:

+ Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi

+ Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò

chơi

+ Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu để tự hướng dẫn và tự

tổ chức trò chơi

+ Học sinh tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi

Ở đây, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các mức độ này, song thông thường

Trang 18

thì cho học sinh tham gia từ mức thấp đến mức cao Tuyệt đối không cường điệuhoá một mức độ nào Vì cường điệu hoá này tất yếu sẽ dẫn đến những tai hại Ví

dụ, nếu cường điệu hoá mức độ thứ nhất thì giáo viên sẽ đẩy học sinh vào thế bịđộng, nếu cường điệu hoá mức độ 4 thì có thể dẫn đến tình trạng quá sức học sinh,không mang lại kết quả mong muốn

- Nguyên tắc 3: Đảm bảo to chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.

Khi tổ chức trò chơi, cần giúp cho các em tham gia một cách tự nhiên, không

gò ép; như vậy, có nghĩa là các em đã “nhập vai” thành công

Nhờ sự “nhập vai” thành công, các em vui chơi thoải mái, dễ dàng thểnghiệm những chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học Ngược lại, nếu sự “nhậpvai” này không thành công thì việc tham gia chơi sẽ mang tính hình thức, bị gò ép

và do đó các em khó hoặc không thể nghiệm được những chuẩn mực hành vi đạođức cần thiết

- Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên trò chơi một cách hợp lí.

Ở học sinh Tiểu học, hứng thú và khả năng chú ý có chủ định chưa được thậtbền vững Do đó, không nên chỉ tổ chức một trò chơi quá dài, quá lâu Trái lại, cầncăn cứ vào yêu cầu giáo dục của từng chủ điểm, căn cứ vào đặc điểm tâm lí, sinh lícủa học sinh, giáo viên nên lựa chọn vài ba trò chơi thích hợp để có thể luân phiênnhau, giúp cho học sinh chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách họp lí nhằmphục vụ cho những yêu cầu giáo dục đã đề ra

- Nguyên tắc 5: Bảo đảm tố chức trò chơi với tinh thần “thi đua ” đồng đội.

Trong khi tồ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, giáoviên cần quan tâm đến yếu tố “thi đua” : có chuẩn và thang đánh giá thành tích của

cá nhân cũng như thành tích chung của đồng đội Nhờ vậy:

• Kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh vì thành tích bảnthân và vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên

• Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái

Những nguyên tắc trên đây liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạoviệc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết thực hành đạo đức theo mộtquy trình nhất định

1.2.3.6 Quy trình lựa chọn và tố chức trò chơi học tập

Trang 19

Trong cuốn “Tô chức hoạt động vui chơi ở Tiêu học” tác giả Hà Nhật Thăng

đưa ra quy trình tổ chức trò chơi học tập gồm 4 giai đoạn và chia thành 10 bướcnhư sau:

Giai đoạn 1: Lựa chọn trò chơi

- Bước 1: Đưa ra mục tiêu của bài học, phân tích xem cần phải rèn luyện kĩnăng nào?

- Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó rèn luyện đượcnhững gì?

- Bước 3: Đối chiếu trò chơi lựa chọn với mục tiêu cần đạt tới xem có phùhọp không, có đem lại hiệu quả cao không Neu không phù họp thì quay lại bước 2,chọn thử trò chơi khác và tiến hành theo các bước đã định

Giai đoạn 2: Chuẩn bị trò chơi

- Bước 4: Thiết kế giáo án trò chơi:

+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể, cách tiến hành

+ Dự kiến thưởng, phạt (nếu có)

+ Đưa ra chuẩn và thang đánh giá

- Bước 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án trò chơi:

Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện, đồ dùng (do giáo viênchuẩn bị hoặc có thể cho học sinh tự chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên).Giai đoạn 3: Tổ chức tò chơi

- Bước 6: Đặt vấn đề:

+ Giới thiệu trò chơi

Trang 20

+ Nêu yêu cầu trò chơi.

- Bước 7: Giới thiệu mạch lạc, rõ ràng, cụ thể từng nội dung trò chơi với cáchoạt động cụ thể sau đó giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh xem

- Bước 8: Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu Theodõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc Đánh giá những kết quả bộ phận (nếu có).Giao đoạn 4: Ket thúc trò chơi

- Bước 9: Học sinh nêu nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa giáo dục của tròchơi

- Bước 10: Trao phần thưởng hoặc tổ chức hình phạt (nếu có)

Tuy nhiên, đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt, sự phân chia các giaiđoạn chỉ có tính chất tương đối Trong thực tế các bước của các giai đoạn này cóthể đan xen, hoà nhập vào nhau, thậm chí trong một số trường họp, tuỳ theo mụcđích, nội dung bài học có thể tiến hành dạy học bỏ qua một hặc một vài bước cụthể

Đe đảm bảo sự thành công trong một giờ dạy khi áp dụng phương pháp nàythì giáo viên phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố: mục tiêu bài học, các nguyên tắc,nguyên lí, quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi, phải có sự chuẩn bị kĩ và đầy đủngay từ khâu soạn giáo án trò chơi

CHƯƠNG 2: MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 VÀ VÁN ĐÈ sử DỤNG PHƯƠNG

PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP

2.1 Môn Đạo đức lóp 3

2.1.1.Mục tiêu môn Đạo đức lớp 3

Môn Đạo đức lóp 3 nhằm giúp họ sinh:

- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và phápluật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3

- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm,hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thựchiện các hành vi ứng xử phù họp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thểcủa cuộc sống

Trang 21

- Bước đầu hình thành thái độ có trách nhiệm đối với lời nói, việc làm củabản thân.

2.1.2 Đặc điểm nội dung môn Đạo đức lớp 3

Nội dung môn Đạo đức kết họp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáodục bổn phận của học sinh

- Ket họp giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ yêu thương,chăm sóc với giáo dục bổn phận của trẻ em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha

mẹ, anh chị em (Bài 4 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em)

- Ket họp giáo dục quyền trẻ em được tôn trọng,bảo vệ bí mật riêng tư vớigiáo dục trẻ em phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Bài 12: Tôn trọng thư

từ, tài sản của người khác)

Chưong trình không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của học sinh đối vớigia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiệm củacác em đối với chính bản thân như: biết tự trọng, tự tin, hài lòng về những điểm tốtcủa bản thân, biết quan tâm, giữ gìn vệ sinh và hình thức bên ngoài của bản thân,biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn cho bản thân

Nội dung môn Đạo đức là hệ thống tri thức về các chuẩn mực đạo đức, hệthống kinh nghiệm ứng xử trong mọi quan hệ, hệ thống kĩ năng hành vi và hệ thốngcác thái độ của học sinh trong mọi mối quan hệ Thông qua các bài đạo đức, họcsinh lớp 3 được giáo dục cho một số kĩ năng sống cơ bản như: kinh nghiệm giaotiếp, kinh nghiệm tự nhận thức, kinh nghiệm ra quyết định, kinh nghiệm giải quyếtvấn đề

Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 3 bao gồm các bài:

- Kính yêu Bác Hồ

- Giữ lời hứa

- Tự làm lấy việc của mình

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

- Chia sẻ vui buồn cùng bạn

Trang 22

- Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng

- Biết ơn thương binh, liệt sĩ

- Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế

- Tôn trọng khách nước ngoài

- Tôn trọng đám tang

- Tôn trọng thư từ, tái sản của người khác

- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

- Chăm sóc cây trồng, vật nuôi

Các bài học này cũng nhằm xây dựng cho học sinh những chuẩn mực về đạođức như: tính kiên trì, bền bỉ trong học tập, giúp đỡ và chăm sóc những người thân,những người có hoàn cảnh khó khăn Đó là những điều rất cần thiết cho việc hìnhthành phát triển nhân cách cho học sinh

So sánh với các lóp 1, 2 thì nội dung chưong trình môn Đạo đức lóp 3 đượcphát triến hơn, các chuẩn mực hành vi mang tính khái quát hơn, phức tạp hơn, đòihỏi một trình độ nhận thức và thể hiện tinh tế hơn.Chẳng hạn,trong quan hệ với ông bà: ở lớp 1 chỉ yêu cầu cácem phải: đixinphép, về chàohỏi; giữ yên lặng khi ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi Ở lóp 2, các em phải: vâng lời ông

bà, cha mẹ Đen lóp 3 thì yêu cầu được nâng lên, các em phải biết chăm sóc ông bà,cha mẹ

2.1.3 Các phương pháp dạy học Đạo đức lớp 3

Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học là cách thức, con đường hoạtđộng thống nhất giữa giáo viên và học sinh dưới tác động chủ đạo của giáo viên,với vai trò ticchs cực tự giác của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ, đạt đượccác mục tiêu tương ứng của môn học này

Chức năng chủ yếu của các phương pháp dạy học môn Đạo đức là hình thànhnhững chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học Đe đạt được mục tiêutrên, chúng ta phải giải quyết ba nhiệm vụ môn học này là:

Trang 23

- Giáo dục ý thức đạo đức

- Giáo dục tình cảm, thái độ đạo đức

- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức

Đe giải quyết các nhiệm vụ phức tạp đó, giáo viên Tiểu học cần vận dụngmột hệ thống các phương pháp Khi giải quyết một nhiệm vụ nào đó có thể sử dụngmột số phương pháp cụ thể Dạy học môn Đạo đức được xem xét không chỉ dướigóc độ dạy học mà còn dưới góc độ giáo dục Bởi đây là một con đường quan trọngtrong giáo dục đạo đức cho các em Vì thế, các phương pháp dạy học môn Đạo đứcbao gồm các phương pháp dạy học kết hợp với các phương pháp giáo dục

Các phương pháp dạy học Đạo đức lóp 3 bao gồm:

2.2 Môn Đạo đức lóp 3 và vấn đề sử dụng phương pháp trò chơi học tập

2,2.1 Ỷ nghĩa của việc sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức lớp 3

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, lương tâm, danh dự, tráchnhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng, hạnh phúc và về những quy tắc đánhgiá,điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người,cá nhân và xã hội

Trang 24

Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm Việcnâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy môn học Đạo đức trong trường Tiểu học

là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi người giáo viên Với đặcđiểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ không thể nào làthuyết giảng hay nhồi nhét các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng nhiều phươngpháp Một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức làphương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh Xét trên quan điểm của phương phápdạy học mới cũng khẳng định phương pháp trò chơi là một trong những phươngpháp đem lại hiệu quả giáo dục cao

Bên cạnh đó, lóp 1 , 2 , 3 không có SGK Đạo đức mà chỉ có vở bài tập Đạođức Trong vở bài tập Đạo đức thì chỉ có các bài tập cùng với những hình ảnh minhhọa Neu việc dạy học môn Đạo đức quá phụ thuộc vào sách vở, nặng về lí thuyếtsuông, xa rời thực tế, ít thực hành, không tổ chức các hoạt động cho học sinh, các

em không được tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống bản thânthì giờ học sẽ trở nên nhàm chán, các em không được suy nghĩ nhiều, không đượctrao đổi, hợp tác với nhau nhiều dẫn đến kết quả sẽ rất phiến diện, hiệu quả giáodục sẽ giảm đi nhiều lần Cụ thể là nếu chỉ qua sách, vở bài tập Đạo đức, các emmới phần nào nắm được một ít kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức màchưa thể có được thái độ, tình cảm bền vững và đặc biệt là khó có thể hình thànhđược hành vi và thói quen tương ứng

• Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em:

- Nhận thức hiện thực

- Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi

- Tiếp nhận những quy tắc và quy luật sinh hoạt của xã hội

- Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chi' củangười khác cũng như đặt nền móng cho những niềm tin và thói quen đạo đức

2.2.2 Các trò chơi học tập sử dụng trong dạy học Đạo đức lớp 3

Trang 25

nhi Quốc tế, lóp 3), kèm theo nói đồng thanh như trong trò chơi “Thăm bạn năm

châu” cũng trong bài 11, lớp 3

Trong các trò chơi vận động, trẻ em bát trước sự vận động của người lớn,của tàu xe, và tiến hành chạy, nhảy

Giáo viên cần chú ý hướng dẫn điều khiển sao cho trong khi chơi, trẻ tránhđược:

• Những trường hợp nguy hiểm (va chạm mạnh; ngã; nhảy quá cao, quáxa );

• Những trường hợp quá mệt mỏi (chơi quá lâu, quá mạnh);

Trò chơi vận động nếu được tổ chức một cách khoa học thì sẽ giúp cho cácem:

Trò chơi đố vui được tổ chức nhằm giúp học sinh củng cố hiểu biết, thái độ,

kĩ năng về chuẩn mực hành vi

Có rất nhiều các trò chơi đố vui với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, ví dụ

như trò chơi: “Nếu thì ”, “Tìm đôi”, “Đoán tranh”, “Ai đoán đúng” (bài 14 - Bảo

vệ cây trồng, vật nuôi, lớp 3), “Ai nhanh, ai đúng” (bài 13 - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, lóp 3) “Hái hoa dân chủ” , trò chơi ghép những câu cho trước thành

đoạn đối thoại cho phù hợp; chơi ghép hoa, ghép hình ảnh với ô chữ tương ứng

2.2.23 Những trò chơi tiếp sức

Trang 26

Trò chơi tiếp sức được tổ chức nhằm giáo dục học sinh tinh thần hợp tácđồng đội, tạo không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ trong lóp học Ví dụ như trò chơi

“Thi tiếp sức” (Thi viết tên các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh,các danh nhân Việt Nam giữa các nhóm)

2.2.2.4 Những trò chơi khác

Một số trò chơi khác được tổ chức trong dạy học Đạo đức lớp 3 như trò chơi:

“Phóng viên”(Bài 1 - Kính yêu Bác Hồ), “Đặt tên cho tranh, ảnh” (Bài 1 - Kỉnh yêu

Bác Hồ; bài 7 - Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, lảng giềng; bài 8 - Biết ơn thương binh, liệt sĩ), “Trồng cây” (Bài 14 - Bảo vệ cây trồng, vật nuôi)

Mục đích tổ chức những trò chơi này có thể là để khởi động, giới thiệubài; có thể là để học sinh tìm hiểu, phát hiện nộ dung bài học; có thể rèn luyệnthái độ, kĩ năng ứng xử cho học sinh; có thể để củng cố, khắc sâu kiến thức chohọc sinh

Trang 27

CHƯƠNG 3 THỤC TRẠNG sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRỎNG DẠY HỌC ĐẠO ĐỨC LỚP 3 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIEU HỌC KHU Vực

THÀNH PHÓ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

• Phương pháp thống kê toán học

• Phương pháp điều tra bằng Anket

Địa điểm nghiên cứu là một số trường Tiểu học khu vực thành phố VĩnhYên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đối tượng điều tra và quan sát là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt

động học của học sinh khối lớp 3 với giờ học Đạo đức

Đe tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy họcĐạo đức lớp 3, chúng tôi đã tiến hành quan sát và tìm hiểu trên một số lĩnh vựccủa hoạt động dạy và học là:

• Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp trò

chơi học tập trong dạy học Đạo đức lóp 3

• Thực trạng về cách tiến hành tổ chức trò chơi

• Thực trạng về phổ biến luật chơi

• Thực trạng về quản lí học sinh trong khi chơi

• Thực trạng tổ chức đánh giá sau khi kết thúc trò chơi

• Thực trạng hiệu quả giờ dạy Đạo đức lớp 3 có sử dụng phương pháp trò chơi

Tổng số phiếu phát ra là 13 phiếu (trong đó trường Tiểu học Liên Minh là 7

Trang 28

phiếu, trường Tiểu học Đống Đa là 6 phiếu) Sau đây là kết quả thu được trêntừng vấn đề cụ thể:

Trang 29

3.1.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tác dụng của phương pháp

trò chơi học tập trong dạy học Đạo đức lớp 3

Đe tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và

trao đổi, thảo luận trực tiếp với giáo viên Phiếu thăm dò với câu hỏi như sau:

Nói về tác dụng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đức

lóp 3, có ý kiến cho rằng phương pháp này có tác dụng:

Không tốt

Thầy cô đồng ý với ý kiến nào trong các ý kiến trên?

Sau khi tiến hành điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tống hợp ỷ kiến về tác dụng của phương pháp trò chơi trong

dạy học Đạo đức ỉớp 3.

Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng trên, ta thấy tất cả 13/13 giáo viên khi

được hỏi đều khẳng định đây là phương pháp có tác dụng tốt đối với hoạt động

của học sinh Điều này chứng tỏ các giáo viên đều nhận thức được vai trò, tác

dụng to lớn và quan trọng của phương pháp trò chơi học tập trong dạy học

Đạo đức lớp 3

Từ nhận thức đúng đắn các thầy cô sẽ tìm tòi, biến nhận thức của mình

thành việc làm cụ thể trong thực tế biểu hiện qua việc vận dụng linh hoạt,

phpng phú và sáng tạo phương pháp trò chơi trong từng bài dạy của môn học

Qua quan sát các giờ dạy Đạo đức, chúng tôi nhận thấy hầu hết các giáo

viên đều sử dụng phương pháp này trong dạy học

Mặt khác, qua điều tra, quan sát các giờ dạy và trò chuyện với các giáo viên khối lớp

1, 2, 4, 5 về nhận thức của giáo viên đối với tác dụng của phương pháp trò chơi chúng tôi cũng đều nhận được câu trả lời là phương pháp này có tác dụng tốt Các cô sử dụng trong

Đôi tượng điều

Trang 30

tất cả các môn học, nhất là các giáo viên dạy Ngoại ngữ thì phương pháp này được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp Tiểu học Các cô cho rằng khôngchỉ là học sinh lớp dưới mà ngay cả các em lớp 4, 5 đều rất hào hứng, sôi nổi khi giáo viên tố chức trò chơi.

Như vậy, từ nhận thức đến giảng dạy, chúng tôi nhận thấy các cô đều có nhận thức đúng đắn và tổ chức tương đối thành công phương pháp này

Ngoài ra, khi trao đổi với các thầy cô: “Tại sao thầy cô khẳng định sử dụngphương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đức là tốt?” Tổng hợp các ý kiếnnhận được là:

• Do trước khi vào lóp 1, hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động vui chơinhưng kể từ khi vào lớp 1 với những môn học kéo dài 30 - 35 phút với nhữngthao tác nghe , làm mẫu khiến cho không khí lớp học nặng nề, các em dễ mất tậptrung Vì vậy, tổ chức trò chơi học tập sẽ tạo hứng thú học tập - yếu tố có tácdụng tích cực đối với kết quả học tập của học sinh

• Hơn nữa, tổ chức trò chơi học tập không những giúp học sinh nắm vững đượcnội dung bài học mà còn đảm bảo sự kế thừa liên tục giữa giáo dục Mầm non vàgiáo dục Tiểu học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ đầu tiểu học Do đó,cần thay đổi linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để giúp trẻthay đổi hoạt động, làm cho cơ thể các em thoải mái, ít mệt mỏi và tiếp thu kiếnthức có hiệu quả

• Các cô cho biết thêm: sử dụng phương pháp trò chơi học tập tạo cho các em sựham thích đối với môn học, giúp các em đoàn kết hợp tác trong giờ học Ngoài

ra, còn do ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, còn nghèo nàn, các em chưa hiểuhết các ngữ liệu ngôn ngữ mà giáo viên giảng giải và chưa thể thông qua ngônngữ để trình bày, phát biểu trôi chảy các ý kiến của mình Vì thế, việc tổ chứcgiờ dạy “ẩn nấp” dưới các trò chơi nhằm phát triển vốn ngôn ngữ cho học sinh,tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không căngthẳng và có hiệu quả

Như vậy, tất cả các giáo viên được tiến hành điều tra đều có nhận thức đúng về tác dụng của phương pháp này Đây cũng chính là một điều kiện thuận lợi để giáo viên áp dụng hiệu quả phương pháp trò chơi trong dạy học Đạo đức

Phương pháp trò chơi học tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực Tuy

Trang 31

nhiên để giờ học được thành công ta không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nếulạm dụng quá nhiều sẽ biến giờ học thành giờ chơi và không đảm bảo được mục tiêu bàihọc.

3.1.2 Thực trạng sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Đạo đức lớp 3

3.1.2.1 Thực trạng về cách thức lựa chọn thời điếm to chức trò chơi

Việc lựa chọn thời điểm để tổ chức trò chơi sao cho hợp lí cũng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giờ dạy Không phải ở bất kì thời điểm nào giáo viên cũng tổ chức trò chơi cho học sinh được Đẻ làm rõ vấn đề này, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi sau:

Thầy (cô) thường tổ chức trò chơi chủ yếu ở hoạt động nào trong các hoạt động sau đây của tiết học Đạo đức lớp 3:

• Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ hoặc làm quen với kiến thức mới

• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

• Hoạt động 3: Thực hành luyện tập củng cố kiến thức

• Cả 3 hoạt động trên

Sau khi điều tra, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2: Ỷ kiến của giáo viên về cách thức tổ chức lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi

trong dạy học Đạo đức lớp 3

Trang 32

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy có 10/13 giáo viên lựa chọn thời điểm tổ chức

trò chơi ở hoạt động 3; 3/13 giáo viên lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi ở 3

hoạt động và không có giáo viên nào chỉ tổ chức trò chơi duy nhất ở hoạt động 1

hoặc duy nhất trong hoạt động 2

Khi được hỏi: “Tại sao các thầy (cô) ỉại tố chức trò chơi trong hoạt động 3?

” thì các cô nói: sau khi học sinh đã nắm vững kiến thức mới dưới nhiều hình

thức dạy học, giáo viên nên củng cố kiến thức vừa học cho học sinh bằng cách

tổ chức trò chơi nhằm khắc sâu kiến thức, thu hút sự chú ý và tạo tâm lí thoải

mái cho các em Đây là cách làm phù hợp với đặc điểm tâm lí của các em bởi

học sinh lớp 3 vẫn còn hiếu động, hay nói nhiều và thích vui chơi Nếu tổ chức

vào thời điểm kiểm tra bài cũ hoặc hình thành kiến thức mới thì các em sẽ hưng

phấn, chỉ thích chơi, khó tập trung vào bài học và nếu không biết cách tổ chức

thì sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo Đây là một quan điểm đúng

đắn

Thật vậy, dự giờ Đạo đức ở lớp 3A3 va 3A6 (biên bản số 1 và biên bản số 4)

các giáo viên đã tổ chức trò chơi ở hoạt động thực hành luyện tập củng cố kiến

thức Qua quan sát, chúng tôi thấy các em rất hào hứng, vui chơi nhiệt tình Tuy

nhiên ở biên bản số 4, do lúc trước giáo viên vừa tổ chức trò chơi rồi nên khi

cuối giờ giáo viên cho học sinh chơi trò chơi các em còn chưa chú ý

Bên cạnh ý kiến lựa chọn tổ chức trò chơi ở hoạt động thực hành, luyện tập,

một số giáo viên lựa chọn tổ chức trò chơi ở cả ba hoạt động trong một giờ học

Đối với các giáo viên này khi được hỏi tại sao lại lựa chọn như vậy, các cô cho

rằng: tố chức trò chơi trong cả ba hoạt động vừa có tác dụng kích thích hứng

thú; củng cố, khắc sâu kiến thức mới cho các em một cách nhẹ nhàng, sinh động

vừa tăng hiệu quả giờ học.Các cô cũng cho biết thêm đã là

trò chơi học tập thì trò chơi không chỉ mang tính ngâu nhiên mà là trò chơi mang tính mục

Trang 33

đích.Chính vì vậy, trong bất kì phần nào của bài học cũng có thể sủ dụng phương pháp này, nhưng việc tổ chức phải khéo léo, linh hoạt, đảm bảo về mặt thời gian, thu hút sự nhiệt tình tham gia của học sinh và phải đảm bảo khi chuyển sang phần khác các em không bị ảnh hưởng của dư âm vừa rồi Đây cũng là nhận định đúng đắn vì thực ra phương pháp trò chơi không bắt buộc sử dụng ở thời điểm nào đó Từ nhận thức đó, trong bài giảng (biên bản số 1

và số 3) các giáo viên đã tiến hành tổ chức trò chơi bằng nội dung các bài tập trong phần thực hành bên cạnh các trò chơi dọc tập khác và tổ chức ở cả hai hoạt động kiểm tra bài cũ

và thực hành, luyện tập Với hình thức tổ chức như vậy, học sinh tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình, hào hứng Các em tất tập chung chú ý, quan sát và cổ vũ cho đội mình

Tóm lại, từ thực tế trên cho thấy đa phần ý kiến của giáo viên về lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi là đúng đắn và hợp lý.Theo quan sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy các trò chơi học tập làm cho không khí học vui vẻ, học sinh tích cực hoạt động Điều đó khẳng đinh

từ nhận thức về vai trò của trò chơi đến việc tổ chức trò chơi trong thực tế giảng dạy của giáo viên là nhát quán Tuy nhiên tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, vào năng lực cá nhân vàkinh ngiệm nghề nghiệp mà cách lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi là khác nhau

Như vậy, việc lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi đã không đơn giản nhưng làm sao có được cách tổ chức trò chơi thật khoa học, thôi thúc học sinh tham gia học và đạt hiệu quả cao lại là một vấn đề khó khăn hơn Điều này đòi hỏi người giáo viên phải nắm vứng lí thuyết, quy trình tổ chức trò chơi, đảm bảo phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của từng bài học

và phải linh hoạt, khéo léo khi tiến hành trò chơi Khi làm được những yêu cầu này thì tức làgiáo viên đã tổ chức thành công giờ dạy theo phương pháp trò chơi học tập

3.1.2.2 Thực trạng về cách thức tiến hành trò chơi

Tìm hiếu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phiếu thăm dò ý kiến với câu hỏi sau:

Trang 34

Trong các cách sau, thầy (cô) đã tiến hành cách nào khi tổ chức trò chơi

trong dạy học Đạo đức 3:

• Cho đại diện cá nhân, nhóm, tổ chơi

• Chia cả lóp thành nhiều nhóm và cho các nhóm chơi

• Cho cả lớp cùng chơi

• Tất cả các cách trên

Sau khi tiến hành điều tra Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3: Thực trạng cách tiến hành

Qua bảng kết quả điều tra trên, chúng tôi thấy ý kiến tập trung nhiều nhất

vào cách d, sau đó là cách b, cuối cùng là cách c và không có ai chọn cách a

Với các giáo viên chọn cách d, tức là “Tất cả các cách trên ”, qua trao đổi

chúng tôi được biết lí do các cô chọn cách này là xuất phát từ đặc điểm của

môn học, mỗi bài học có các đặc điểm nội dung tài liệu khác nhau Do đó

người giáo viên nên chọn cách tiến hành khác nhau chứ không nên theo một

cách duy nhất, tránh gây nhàm chán cho các em

về cách c, tức là “Cho cả ỉớp cùng chơi”, khi trao đổi với các cô chọn cách

này, chúng tôi được biết: các cô cho cả lóp chơi để phát huy tinh thần tập thể,

đảm bảo cho các em đều có cơ hội tham gia vào trò chơi một cách bình đẳng

như nhau; tạo cơ hội cho các em nhút nhát, nhận thức chậm hơn có cơ hội bộc

lộ và phát triển khả năng của mình

Khi được hỏi: “Tại sao các cô lại chọn cách b? “Chia cả lớp thành nhiều

nhóm và cho các nhỏm chơi ”? ” thì các cô cho biết: sở dĩ giáo viên thường

Trang 35

chọn cách này vì đây là cách mang lại hiệu quả cao nhất của giờ dạy Việc chia lớp thành các nhóm nhỏ vừa đảm bảo cho các nhóm cũng như tất cả các thành viên trong lớp được tham gia Hơn nữa lại có sự thi đua sôi nổi giữa các nhóm, rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, tính đồng đội cao và vun đắp tình bạn thân ái Có như vậy các em chơi và thi đấu mới thực sự gay cấn, thu hút và đạt được mục đích của trò chơi.

Còn khi hỏi: “Tại sao thầy (cô) không chọn cách “Cho đại diện cá nhân, nhóm, tổ

chơi”? ” thì chúng tôi nhận được câu trả lời: “Trò chơi học tập muốn đạt được mục đích

phải mang tính thi đua, hợp tác Neu chỉ một cá nhân đại diện chơi sẽ không tạo được không khí thi đua, vui chơi sôi nổi của tập thể, kết quả mang lại cũng không được khách quan.”

Đe tìm hiểu kĩ hơn cách thức tiến hành trò chơi, chúng tôi đã tiến hành quan sát một

số giờ dạy của giáo viên ở hai trường Tiểu học:

Ở biên bản số 2: Giáo viên đã tổ chức trò chơi theo cách chia nhóm Cụ thể, trong

trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”, giáo viên chia lóp thành 6 nhóm, cho các nhóm liệt kê

các việc làm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy trong một khoảng thời gian quyđịnh Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc

Ở biên bản số 3: Giáo viên đã tổ chức trò chơi học tập cho học sinh theo nhiều hình

thức Cụ thể: Ở trò chơi “Ai đoán đúng”, giáo viên chia lớp thành 3 đội (một đội làm

trọng tài và hai đội chơi) để chơi và ở cuối tiết học, giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Trồng cây”

Như vậy, qua điều tra Anket kết hợp với trao đổi trực tiếp tôi thấy các giáo viên đã tổ chức trò chơi một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung bài học Mỗi cách tiến hành đều

có ưu và nhược điểm riêng, do đó đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn cáchtiến hành sao cho phù hợp để bộc lộ những ưu điểm cũng như hạn chế nhược điểm của cách tiến hành đó nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức bài học

3.1.2.3 Thực trạng phố biến luật chơi

Trước khi tổ chức trò chơi cho học sinh, nhiệm vụ của giáo viên là phải phổ biến cách chơi, luật chơi, có quy định thưởng phạt rõ ràng Qua trò chuyện và quan sát, chúng tôi nhận thấy đại đa số giáo viên phổ biến luật chơi bằng lời

Ở biên bản số 4 chúng tôi thấy giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Trồng cây” Do trước khi chơi giáo viên phổ biến luật chơi chưa kĩ nên các em còn lúng túng khi chơi bởi

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (Chủ biên) - Giáo trình Giáo dục học Mầm non tập 3 - NXB Đại học Sư phạm (tái bản lần thứ 4) Khác
2. Đỗ Đình Hoan - Một số vấn đề cơ bản của chương trình Tiểu học mới - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 Khác
3. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa - Giáo dục Tiểu học - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 Khác
4. Đào Quang Trung - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh - con đường triển vọng trong dạy học - Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
5. Hà Nhật Thăng - Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học - NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 Khác
6. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt - Giáo dục học - NXB Giáo dục, 1998 Khác
7. Lưu Thu Thủy - Trò chơi học tập môn Đạo đức ở Tiểu học - NXB Giáo dục Khác
8. Nguyễn Hữu Họp - Giáo dục Tiểu học - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w