1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học môn địa lí lớp 4 của giáo viên các trường tiểu học huyện Sóc Sơn, Hà Nội

57 1,1K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 7,83 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học được xem là bậc học nền tảng, là cấp học của phương pháp, hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu đài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học trên [12,16] Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học Điều 28 Luật giáo dục nêu ra yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp dạy học ở Tiểu học là : “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người ” [12,17] Muốn làm được điều này chúng ta cần tiến hành đồng bộ những vấn đề của bậc

Tiểu học, tiến hành đổi mới toàn diện trong đó đổi mới phương pháp đạy học là xu

thế tất yếu dé nâng cao chất lượng day học hiện nay Đổi mới cần có chiến lược lâu dài và biện pháp đúng đắn để đưa nền giáo dục nước ta đi lên theo kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong nước và hiệu quả đem lại không cao Một trong những nguyên nhân chính là việc sử dụng phương pháp dạy học chưa hợp lí Các phương pháp dạy học nói chung và các phương pháp dạy học tích cực như : phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp gợi mở vấn đáp nói riêng chưa được vận dụng tốt vào quá trình dạy học ở Tiểu học trong đó có dạy học Địa lí “Phương pháp dạy

học về cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, đòi hỏi người học phải ghi nhớ

Trang 2

truyền thống sẽ không đáp ứng được nhu cầu nhận thức của các em, do đó giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học để khai thác được hết tiềm năng, vốn sống của mỗi học sinh

Đến lớp 4 học sinh Tiểu học mới thực sự có mơn học Lịch sử và Địa lí qua đây các em mới được làm quen và học tập chính thức với 2 môn học mới mẻ này Mơn Địa lí lớp 4 có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy hoc Dia li 6 Tiểu học cũng như các cấp học trên vì đó là những kiến thức căn bản, nền tảng và mở đầu cho q trình học tập mơn học Nội dung của môn ĐỊa lí so với chương trình cũ đã thay đổi rất nhiều và theo hướng tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh Trong đó nội dung mơn Địa lí lớp 4 là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ ban ban đầu và thiết thực về dân cư, đời sống, các hoạt động kinh tế, văn hóa ở địa phương, đất nước Việt Nam và một số địa điểm tiêu biểu của một số quốc gia châu lục trên thế giới , ở lớp 4 nội dung sẽ dừng lại ở việc tìm hiểu địa lí Việt Nam

Dia lí lớp 4 không phái là một môn học dễ tiếp thu với học sinh độ tuổi 9-

10 khi mà nhận thức của các em còn non nớt, chưa hoàn thiện và kiến thức môn học lại vô cùng phong phú, sâu rộng và nếu giáo viên không sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp thì sẽ làm cho mơn học trở nên khô khan và kém hấp dẫn với học sinh Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát huy vai trò tự giác, chủ động của học sinh trong việc tiếp thu bài học lại không được quan tâm đúng mức Phương pháp dạy học theo nhóm là một phương pháp nằm trong nhóm các phương pháp dạy học tích cực Đây là một phương pháp phổ biến, vận dụng dễ dàng rất thích hợp với dạy học các mơn học có nội dung gần gũi, thân quen với cuộc sống của trẻ trong đó có mơn Địa lí Mặt khác, nhiều nội dung Địa

lí địi hỏi sự hợp tác của một nhóm học sinh dé giải quyết vấn đề do bài học đặt ra

Trang 3

pháp dạy học theo nhóm là phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường ở tất cả câc bậc học

Xuất phát từ những lí do trên nên đề tài của luận văn được chọn là: “Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiêu học huyện Sóc Sơn- Hà Nội ”

2 LỊCH SỬ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

Phương pháp đạy học hợp tác theo nhóm đã được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu và được biết đến trong xu thế dạy học theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm Một số công trình nghiên cứu về học tập theo nhóm có thê kế đến một số tác giả sau :

- J Dewey khi nghiên cứu về học tập theo nhóm đã cho rằng: chỉ có sự làm việc chung mới giúp cho học sinh có thói quen trao đổi những kinh nghiệm thực hành, có cơ hộ phát triển lý luận và năng lực trừu tượng hóa [1,73]

- Roger Cousinet lại cho rằng : Nếu học sinh có làm việc chung thành từng nhóm thì sẽ là sự phù hợp về mặt tâm lí cũng như là về mặt giáo dục học [1,74]

Hai tác giả trên đã đề cập đến phương pháp học tập theo nhóm tuy nhiên ở thời điểm đó phương pháp học tập nhóm chỉ được nhìn nhận ở bình điện tổng quát, đề cập phương pháp này trong một sinh hoạt chung của một cơ cấu mới là “nhà trường hoạt động”

Trang 4

Các tác giả Việt nam cũng đã kế thừa kết quả nghiên cứu nêu trên và đã thu được những kết quả nhất định về phương pháp đạy học theo nhóm

- Năm 1999, khi bàn về đạy học theo nhóm, Phùng Như Thụy đề cập đến

khái niệm, bản chất, các bước tô chức dạy học theo nhóm trong nhà trường [18,34] - Khi tìm hiểu về phương pháp dạy học theo nhóm, năm 2003, Ngô Thị Dung đã có một số bài về lí luận và khả năng học theo nhóm của học sinh Trong đó tác giả đề cập đến đặc điểm, ưu điểm, một số hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm và khả năng, hứng thú học tập theo nhóm của hoc sinh [5,36]

- Nguyễn Hữu Châu trong cơng trình nghiên cứu của mình đã đưa ra khái niệm dạy học hợp tác, các bước tiến hành và đưa ra một ví dụ minh họa về dạy hoc hop tac [2,21]

- Năm 2005, khi nghiên cứu dạy học theo nhóm, Nguyễn Thị Kim Dung đã tìm hiểu một số tiêu chí đánh giá chất lượng việc dạy học theo nhóm như khả năng hiểu bài của học sinh, số lượng học sinh ảnh hưởng đến chất lượng dạy học theo nhóm [4,32]

- Năm 2007, khi nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Trần Bá hồnh có đưa ra các phương pháp đạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm trong đó có dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ [7,57]

Như vậy, vận dụng những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên vào nghiên cứu quá trình dạy học Địa lí, luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong đạy học mơn Địa lí lớp 4 nhằm phát hiện thực trạng sử dụng phương pháp này của các giáo viên 3 trường Tiểu học huyện Sóc Sơn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này ở Tiểu học

Trang 5

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên 3 trường Tiểu học : Thị Trấn Sóc Sơn, Phù Linh, Phù Lỗ A , đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ĐỊa lí ở Tiểu học

4 KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU

Quá trình dạy học mơn ĐỊa lí lớp 4 ở Tiểu học

5 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Địa lí lớp 4 của giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn — Hà Nội

6 GIÁ THUYET KHOA HỌC

Hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học môn Dia li lop 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn phụ thuộc vào các yếu tỐ sau :

- Kĩ năng sử dụng phương pháp của giáo viên

- Các điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm: chuẩn bị giáo án, chuẩn bị học liệu và các phương tiện dạy học cần thiết khác (bảng biểu, phiếu học tập, lược đồ, bản đồ, máy tính )

7 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong q trình dạy học mơn ĐỊa lí lớp 4

- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong q trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn — Hà Nội

Trang 6

8 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn tập trung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong q trình dạy học mơn Địa lí của giáo viên ở các lớp 4 thường thuộc 3 trường Tiểu học :

-_ Trường Thị Trấn Sóc Sơn lớp 4A, 4B -_ Trường Phù Lễ A lớp 4A1, 4A3

-_ Trường Phù Linh lớp 4B, 4C

Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn với loại bài :

Lĩnh hội tri thức mới

9 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 9.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận :

Trên cơ sở sử dụng các thao tác của tư duy : phân tích, tổng hợp, so sánh,

khái quát hóa để nghiên cứu các tài liệu liên quan nhằm thu thập thông tin cần thiết làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 9.2.1 Phương pháp quan sát sự phạm

Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng cách tiến hành, tác dụng của phương pháp, hứng thú học tập của học sinh từ đó đưa ra nguyên nhân của thực trạng

Trang 7

Trò chuyện với giáo viên, học sinh để tìm hiểu hiệu quả của phương pháp, những khó khăn khi sử dụng phương pháp, việc thực hiện những yêu cầu khi sử dụng phương pháp, những điều kiện cần thiết dé phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của phương pháp, việc phối hợp sử dụng các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí từ đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục thực trạng

9.2.3 Phương pháp điều tra giáo dục

Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với những câu hỏi đóng đối với giáo viên dạy môn Dia li va hoc sinh lop 4 nham thu thập những thông tin về thực trạng việc sử dụng phương pháp đạy học theo nhóm của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

9.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Dùng phương pháp nghiên cứu sản phâm hoạt động giáo dục để nghiên cứu giáo án của giáo viên dạy mơn Địa lí ở những tiết học có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tìm hiểu xem giáo viên định sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo các bước nào, ở loại bài học nào và hình thức dạy học nào

9.2.5 Phương pháp thống kê toán học

Dùng phương pháp thống kê toán học đề lượng hóa thơng tin thu được, trên cở sở đó rút ra những kết luận cần thiết

Trang 8

10 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VAN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia làm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học mơn Địa lí lớp 4

Trang 9

NỘI DUNG

CHUONG 1: CO SO Li LUAN CUA VIỆC SỬ DỤNG PHUONG PHAP DAY HOC THEO NHOM TRONG QUA TRINH DAY HQC MON DIA Li LOP 4

1.1 Các khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1 Khái niệm sử dụng

Theo Hoàng Phê : “ Sử dụng là đem dùng vào một mục đích nào đó” [16,876]

1.1.2 Khái niệm phương pháp

Theo Heghen : “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” [17,6]

Trần Kiều đưa ra định nghĩa về phương pháp như sau : “Phương pháp được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, các thao tác có thê nhằm từ những điều kiện nhất định ban đầu tới một mục đích định trước” [13,27]

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt : “Phương pháp là con đường, cách thức

để đạt được mục đích nhất định” [15, 227]

Theo Hoàng Phê : “Phương pháp là cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội ” [16,793]

Trang 10

1.1.3 Khái niệm phương pháp dạy học

Theo Ba-ban-xki : “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phắt triển trong quá trình dạy học” [13,27]

Theo Đi-a-chen-co : “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên, nhằm tô chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn ” [13,28]

Theo Phan Trọng Ngọ : “Định nghĩa chung nhất về phương pháp đạy học là những con đường, cách thức tiễn hành hoạt động dạy học” [14,145]

Ngoài khái niệm trên Phan Trọng Ngọ còn đưa ra một khái niệm khác về phương pháp dạy học : “Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định” [14,146]

Theo Hà Thế Ngữ, Đăng Vũ Hoạt : “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, mà thầy và trò sử dụng để đạt được mục đích day hoc” [15,229]

Theo Nguyễn Ngọc Quang : “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thay, nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học ” [17,23]

Mỗi một nhà giáo dục lại có những quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học, theo cách hiểu của Ba-ban-xki, Đi-a-chen-co phản ánh những quan niệm cũ về vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học, theo đó thì giáo viên là nhân vật trung tâm, chủ đạo, học sinh thụ động thực hiện những điều thầy dạy Quan niệm của Phan Trọng Ngọ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ và Nguyễn Ngọc Quang có những nét tương đồng khi cho rằng đó là cách thức phối hợp của cả thầy

Trang 11

và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Như vậy quan niệm về phương pháp dạy học này phù hợp với quan điểm đạy học lấy người học làm trung tâm, chúng tôi đồng tình với quan điểm của 2 tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của cả thầy và trị trong q trình dạy học, mà thay va tro su dung để đạt được mục đích day hoc”

1.1.4 Khái niệm phương pháp dạy học theo nhóm 1.1.4.1 Khái niệm về nhóm

Theo Trần Bá Hồnh : “Nhóm (đội, ekip) là một tập thê nhỏ được hình thành để thực hiện một hiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định” [7.56]

Theo J Fichter : “Nhóm là những kết hợp với nhau bởi những hành động tương hỗ dựa trên mơ hình hành vi xác định” [10,155]

Theo Hoàng Phê : “Nhóm là tập hợp gồm một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định” [16,722]

Theo W.King Robert : “Nhóm là một hiện tượng xã hội, một sự tập hợp của hai hay trên hai người trở lên có sự tác động lẫn nhau” [4,32]

Trong điều kiện khác nhau, các nhóm rất khác biệt nhau, tất cả định nghĩa trên đều tương đồng ở một điểm coi nhóm là một tập hợp Chúng tơi quan niệm : “Nhóm là một sự tập hợp của nhiều cá nhân, cùng hợp tác với nhau trong cơng việc, có phản ứng tương hỗ với nhau trong sinh hoạt chung ”

1.1.4.2 Khái niệm về phương pháp dạy học theo nhóm

Trang 12

cả tiết hay được thay đôi trong từng hoạt động; từng phần của tiết học, được giao

cùng một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ khác nhau, thực hiện trong một thời gian nhất định đề đạt được hiệu quả học tập nhất định Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp [5,36]

Theo Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt : “Hoạt động dạy học theo nhóm là hoạt động trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác với nhau trong các nhóm nhằm đạt được mục tiêu học tập” [11,90]

Theo Phan Trọng Ngọ : “Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp trong

đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên

trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó ” [14,223]

Quan niệm của Trần Kiều, Phạm Gia Đức về nhóm là việc chia nhỏ lớp học thành nhóm và hoạt động của nhóm thay đổi tùy theo phần học, quan niệm mang tính cụ thể và chỉ ra nhiều vấn đề, 2 quan niệm Đảo Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Phan Trọng Ngọ dựa trên dấu hiệu đặc trưng của nhóm Trên cơ sở những ý kiến trên, quan niệm của chúng tôi về đạy học theo nhóm Ia: “Phuong phdp day học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc phối hợp cùng nhau trong

2

những nhóm nhỏ để hồn thành mục đích chung của nhóm đã được đặt ra ” 1.1.5 Khái niệm quá trình dạy học

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt : Quá trình dạy học là một quả trình, trong đó, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển, lãnh đạo) của thay, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.[15,155]

Trang 13

1.1.6 Khái niệm quá trình dạy học Địa lí

Dựa vào quan niệm quá trình dạy học của Hà Thế Ngữ, Đặng vũ Hoạt, chúng tôi đưa ra quan niệm về quá trình day hoc Dia lí như sau : “Quá trình đạp học Địa lí là một quả trình, trong đó, dưới tác dụng chủ đạo (t6 chức, điều khiển, lãnh đạo) của thay, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, nhằm thực hiện tot cdc nhiém vu day hoc Dia li”

1.2 Phân loại phương pháp dạy học

1.2.1 Cơ sở của việc phân loại phương pháp dạy học

Việc phân loại phương pháp dạy học có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm dựa trên một cơ sở nhất định song chúng không mâu thuẫn với nhau mà nó cho phép chúng ta nhìn nhận quá trình dạy học theo một cách tồn diện Có các cơ sở phân loại phương pháp dạy học như sau:

-_ Căn cứ theo nguồn gốc, cách chuyền tải và đặc điểm tri giác tài liệu của học sinh, Petropxki, Golant phân loại thành 3 nhóm phương pháp : phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan và phương pháp hoạt động thực tiễn

-_ Skatkin, Lerne căn cứ theo mức độ sáng tạo trong nhận thức chia ra: phương pháp giải thích minh họa, phương pháp tái hiện, phương pháp tìm kiếm bộ phận

-_ Căn cứ theo cấu trúc hoạt động, Babanxki chia ra : phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức, phương pháp kích thích động cơ, phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập

Trang 14

-_ Căn cứ vào đặc điểm, tích chất của hoạt động học có phương pháp giải thích băng lời, phương pháp hoạt động tìm kiếm tri thức mới, phương pháp vận dụng

tri thức để hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp kiêm tra đánh gía tri thức

Cơ sở phân loại phương pháp dạy học phù hợp nhất là dựa vào nguồn gốc, cách chuyên tải và đặc điểm tri giác tài liệu của học sinh

1.2.3 Phân loại phương pháp dạy học

Dựa vào nguồn gốc, cách chuyển tái và đặc điểm tri giác tài liệu của học sinh, các phương pháp dạy học được chia thành các nhóm phương pháp sau:

~-_ Nhóm I : nhóm các phương pháp dạy học bằng lời -_ Nhóm 2 : nhóm các phương pháp dạy học trực quan

-_ Nhóm 3 : nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn

Phương pháp dạy học theo nhóm nằm trong nhóm phương pháp dạy học thực tiễn nằm trong cách phân loại đựa vào nguồn gốc, cách chuyến tải và đặc

điểm tri giác tài liệu của học sinh

1.3 Phương pháp dạy học ở Tiểu học

1.3.1 Đặc điểm của phương pháp dạy học ở Tiểu học

Phương pháp dạy học ở Tiểu học phụ thuộc vào nội dung dạy học nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học Khi nội dung dạy học thay đổi kéo theo sự thay đổi phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học Tiêu học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Với học sinh Tiểu học tư duy cụ thể phát triển, con đường nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng vì vậy phương pháp dạy học trực quan rất

phù hợp với học sinh Tiểu học

Trang 15

Phương pháp dạy học Tiểu học phụ thuộc vào điều kiện cở sở vật chất trường học

Phương pháp dạy học Tiểu học còn phụ thuộc vào trình độ, khả năng, năng lực của giáo viên

1.3.2 Các phương pháp dạy học ở Tiểu học

1.3.2.1 Nhóm 1: Các phương pháp dạy học bằng lời Phương pháp kế chuyện

Phương pháp giảng giải Phương pháp vấn đáp

Phương pháp dùng sách giáo khoa và các tài liệu khác 1.3.2.2 Nhóm 2: Nhóm các phương pháp dạy học trực quan

- _ Phương pháp trình bày trực quan - Phuong phap quan sát

1.3.2.3 Nhóm 3: Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn Phương pháp làm thí nghiệm

- Phương pháp luyện tập - Phương pháp ôn tập - Phuong phap tro choi

- Phương pháp kiểm tra đánh giá

Trang 16

1.4 Phương pháp dạy học theo nhóm ở Tiểu học 1.4.1 Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng miệng, khả năng hợp tác, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ

Xét về đấu hiệu bên ngoài, đây là hình thức học tập theo nhóm nhỏ Xé¿ về

bản chất thì đây chính là phương pháp học tập hợp tác, ở đó học sinh phải trao

đổi với nhau, chia sẻ kinh nghiệm để hình thành kiến thức, kĩ năng

- Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, khơng thé ỷ lại vào một vài thành viên năng động và nổi trội nào trong nhóm Nhóm sẽ tự bầu nhóm trưởng nếu cần Các thành viên trong nhóm sẽ thay nhau làm nhóm trưởng Sự lãnh đạo của nhóm trưởng là rất quan trọng Nhiệm vụ chính của trưởng nhóm là phát huy tinh thần trách nhiệm và những sáng kiến của các nhóm viên để đặt thành những công tác chung Dưới sự chỉ huy, điều khiển của nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm giúp nhau giải quyết vấn đề trong khơng khí

thi đua với các nhóm khác Kết quả là việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết

quá chung của lớp Tuy nhiên, giáo viên cần phái lưu ý, học sinh thường coi thao luận trong nhóm như một hình thức cạnh tranh mà trong đó họ chiến thắng bằng

cách đánh bại ý kiến của người khác, nhóm khác Do đó, cần khuyến khích tính

hợp tác của các em trong cùng một nhóm và giữa các nhóm với nhau, thi đua nhưng không cạnh tranh

- Haines va Mkeachie (1967) da chi ra rằng phương pháp tháo luận mang tính cộng tác thúc đẩy công việc hiệu quả hơn và đạo nghĩa hơn phương pháp thảo luận mang tinh ganh dua Ngoài ra, trong những thí nghiệm về tâm lý giáo dục và tâm lý chung, Gruber và Waitman (1962) đã phát hiện rằng những học

Trang 17

sinh được học tập trong nhóm nhỏ (những nhóm tháo luận) dưới sự điều khiển của học sinh mà không cần giáo viên thì khơng những làm bài tốt như học sinh được nghe giáo viên thuyết trình mà còn trội hơn ở sự tò mò ham hiểu biết (thê hiện qua hành vi đặt câu hỏi) và thích thú hơn với mơn học Vì thế, để nhóm có thể hoạt động đúng với yêu cau thao luận, giáo viên cần phải tập cho học sinh các kĩ năng điều hành của một nhóm trưởng Đó là các kĩ năng : trình bày câu

hỏi hoặc vấn đề thảo luận thật rõ ràng, chỉ định người phát biểu, hạn định thời

gian phát biểu của các thành viên trong nhóm một cách hợp lý, biết lắng nghe, biết ghi chép, tổng hợp ý kiến Các kỹ năng này không chỉ quyết định kết quả học tập của nhóm mà cịn rất ý nghĩa trong cuộc sóng sau này của học sinh

Như vậy, phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới Bằng cách nói ra những điều mình đang nghĩ, mỗi người có thê nhận thức rõ trình độ hêu biết của mình vé van đề học tập được nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành sự học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên Vì vậy, phương pháp này còn gọi là phương pháp huy động mọi người cùng tham gia hoặc ngắn gọn là phương pháp cùng tham gia Chúng ta có thể tiễn hành cho học sinh thảo luận nhóm theo quy trình các bước như sau:

Bước I : Giáo viên đưa ra chủ dé thảo luận Bước 2 : Tổ chức thành lập các nhóm

Bước 3 : Đề ra nhiệm vụ

Bước 4 : Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Trang 18

Theo phương pháp này, mọi học sinh sẽ đễ hiểu, đễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đối, trình bày van đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi được đóng góp một phần cơng sức của mình trong sự thành công chung của lớp Điều này thực sự có ý nghĩa khi phương pháp này được thực hiện trong các lớp học có trình độ học sinh khơng đồng đều

1.4.2 Uu diém và nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm - Ưu điểm: Hoạt động lao động hợp tác theo nhóm, hoạt động giao tiếp và có tính tích hợp là đặc điểm nổi bật của công vệc lao động trong tương lai Hình thành

và phát triển một số kĩ năng xã hội và phâm chất cần thiết chuẩn bị cho HS biết

sống hợp tác, biết cùng chung sống “ Học để cùng chung sống” là một trong bốn

trụ cột của hoạt động học tập mà UNESCO đã tuyên bố vào cuối thập niên 90 (Học

để biết, học để làm, học để cùng chung sống vời nhau và học dé làm người)

e Tăng cơ hội thảo luận, trao đổi, hợp tác đẻ từ đó hiểu sâu sắc kiến thức

hơn, nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh

e Tăng cường sự đoàn kết trong công việc chung, đem lại bầu khơng khí

sơi nôi, hứng thú học tập

e Tin tưởng và có ý thức tương trợ bạn, học sinh có điều kiện học hỏi lẫn nhau e Dạy học theo nhóm giúp các em nhút nhát, rụt rè, khả năng diễn đạt kém có điều kiện để tập dượt, luyện tập Ngoài ra hoạt động này còn giúp cho học sinh tự khẳng định bản thân, tự tin vào khả năng của mình trước các bạn

e Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập Học sinh chưa đạt yêu cầu có điều kiện học các bạn trong nhóm, có điều kiện tiễn bộ trong quá trình liên tục hồn thành các nhiệm vụ được giao

Trang 19

e Tăng cường tính tích cực trong học tập, phát triển sự sáng tạo của học sinh Tạo cơ hội cho học sinh có được khá năng phát biểu, phân tích, phê phán, trình bày, tranh cãi, hoạt động,

e Việc tô chức dạy học theo nhóm tạo điều kiện cho giáo viên có thể nắm được đặc điểm của từng học sinh về năng lực học tập, năng khiếu và mối quan hệ của từng học sinh trong tập thê lớp Từ đó giáo viên sử dụng tính tập thé trong lớp học, tạo được khơng khí học tập, có tổ chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong một nhóm học sinh

- Nhược điểm: Dạy học hợp tác có rất nhiều lợi ích, phát huy vai trò trách

nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác, rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, giao tiếp tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau .Tuy nhiên không có bắt kì một phương pháp dạy học nào là tối ưu và phương pháp đạy học theo nhóm vẫn tồn tại một số hạn chế

e Nếu sử dụng phương pháp đạy học theo nhóm 1 cách tùy tiện không có lựa chọn và tổ chức thích hợp sẽ khơng đạt được mục tiêu đề ra

e Trong hoạt động hợp tác theo nhóm chỉ có một số em tham gia, một số em khác không tham gia hoặc tham gia khơng tích cực

e Nhóm có thể lạc hướng hoặc có thể bị một cá nhân làm rối loạn

e Các thành viên trong nhóm có thể không lắng nghe ý kiến của nhau; có hiện tượng lấn át hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng

e Vai trò của các thành viên trong nhóm khơng thay đổi (chi 1,2 người thường xuyên làm nhóm trưởng, thư kí, )

Trang 20

Như vậy dạy học theo nhóm là hình thức dạy học mới Đó là một trong những phương pháp dạy học có khả năng phát huy tốt vai trò tích cực tự lực của học sinh Thu hút học sinh vào các hoạt động học, thu lượm, lĩnh hội kiến thức bằng chính khả năng của mình dưới sự tổ chức tốt của giáo viên

1.4.3 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là hướng trung tâm vào học sinh nhưng khơng có nghĩa là khi đó vai trò của người thầy giảm sút mà trái lại cao hơn nhiều Giáo viên cần có trình độ chun mơn sâu rộng, trình độ sư phạm vững vàng để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động theo nhóm của học sinh để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức bài học Mặt khác, giáo viên cần có sự chuẩn bị bài soạn tốt, đầu tư công sức và thời gian, có thể sử dụng phiếu học tập đã được chuân bi trước Học sinh cũng cần có đủ đồ dùng học tập, tài liệu, dụng cụ cần thiết để thực hiện hoạt động theo nhóm

Học sinh tự tin mạnh dạn, quen với việc học tập theo nhóm sẽ là điều kiện thuận lợi để dạy học theo nhóm thành cơng

Nhóm học sinh cũng cần đồng đều về trình độ, nhiệm vụ đặt ra phải vừa

sức và phù hợp với nội dung bài học Có thể mỗi nhóm thảo luận một vấn đề

hoặc tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề

Có nhiều cách chia nhóm: Nhóm cặp 2, nhóm 4, 5 học sinh, ghép nhóm, gọi SỐ, nhóm kim tự tháp, nhóm biểu tượng Tùy vào nội dung bài học và vấn đề cần thảo luận, giáo viên lựa chọn cách chia nhóm cho hợp lí nhất nhằm phát huy hứng thú học tập của học sinh

Tổ chức thảo luận: Tùy nội dung thảo luận mà thời gian thảo luận có thể dài hay ngắn Trong quá trình thảo luận, giáo viên cần tạo ra khơng khí vui vẻ

Trang 21

cởi mở tạo môi trường học tập hợp tác giữa trò- trị, trị- thầy từ đó học sinh sẽ là trung tâm của quá trình học tập

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo giáo viên theo dõi được hoạt động của các nhóm, có sự giúp đỡ kịp thời với nhưng nhóm gặp nhiều khó khăn Giáo viên cần thu thập những thông tin phản hồi từ phía học sinh dé có sự đánh giá chính xác nhất

Người báo cáo kết quả có thể là nhóm trưởng hoặc bắt kì thành viên nào

trong nhóm.Trong q trình tổ chức các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên phải linh hoạt tổ chức các nhóm trao đổi, chất van tổng kết, đánh giá các kết quả giúp học sinh nhận biết ý kiến đúng sai Sau đó giáo viên khẳng định giải pháp tối ưu để giải quyết vẫn đề bài học

Yêu cầu với cơ sở vật chất : Bàn ghế học sinh cần được thiết kế phù hợp với hoạt động nhóm, dễ đi chuyển Ngoài ra cần phải có đày đủ phiếu học tập tranh ảnh, vật phù hợp với yêu cầu thảo luận Có được những trang thiêt bị phục vụ học tập trên thì việc thảo luận thành công hơn

1.5 Mơn Địa lí lớp 4 với việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm

1.5.1 Đặc điểm môn Địa lí lớp 4

1.5.1.1 Chương trình mơn Địa lí lớp 4

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí gồm 2 phần Lịch sử và Địa lí So với sách

cũ (xuất bản trước năm 2000) khổ sách được tăng lên đáng kế tạo điều kiện cho việc trình bày trang sách thoáng hơn, tăng cỡ chữ, kênh hình nhất là tăng kích thước lược đồ, sơ đị tạo điều kiện cho các em tiếp thu bai hoc tốt hơn

Trang 22

- Phần mở đầu gồm 3 bài sơ lược nội dung yêu cầu và một số kiến thức kĩ năng chung dạy học môn Lịch sử và Địa lí

- Phan 2 1a phần Lịch sử

- Phan 3 la phan Dia li: Gém 32 bài tính cả bài ôn tập Phần Địa lí sẽ cung

cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, tiêu biểu về tự nhiên, xã hội con người

với cách thức sinh hoạt, sản xuất của vùng miễn trên đất nước Việt Nam

Nội dung phần Địa lí lớp 4 gồm 3 phần nhỏ:

- Thién nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miễn núi và trung du - _ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng

-_ Vùng biển Việt nam

1.3.1.2 Mục tiêu dạy học mơn Địa lí

- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, bản đầu và thiết thực về: Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng :

e Quan sát sự vật, hiện tượng và thu thập, tim kiếm tư liệu địa lí từ nguồn khác nhau

e Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp

e Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí

e Trinh bay lai két qua hoc tap bang lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ e Van dung kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

-_ Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen :

Trang 23

e Ham học hỏi, ham hiểu biết thé giới xung quanh e Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước

e Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên gần gũi với học sinh

1.5.2 Uu thế của phương pháp dạy học theo nhóm vứi việc dạy học mơn Địa lí lớp 4

Nội dung mơn Địa lí lớp 4 khá đa dạng và phong phú Để truyền thụ đầy đủ và chính xác kiến thức địa lí tới học sinh đòi hỏi người giáo viên cần có sự phối hợp vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau vì mỗi một phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định Trong q trình dạy học khơng nên phủ định hoặc quá lạm dụng một một phương pháp nào

Để giảng dạy nội dung mơn Địa lí lớp 4 chúng ta thường sử dụng một số phương pháp:

-_ Phương pháp trực quan -_ Phương pháp vấn đáp

-_ Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí

-_ Phương pháp sử dụng bản đồ - Phuong phap quan sat

- Phuong phap tro choi hoc tap - Phuong phap giang giai - Phuong phap thao luan nhom

Trang 24

- Phương pháp dạy học theo nhóm giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động vào trong quá trình học tập đồng thời tạo điều kiện dé học sinh trao đổi, chia sẻ những

hiểu biết cho nhau khi giải quyết một vẫn đề nào đó

- Mơn Địa lí lớp 4 là một mơn tương đối khó với học sinh Tiểu học Nó bào gồm nhiều kiến thức tổng hợp, khô khan và khó hiểu với học sinh, đòi hỏi học

sinh phải suy nghĩ, tìm tịi Một cá nhân học sinh khơng thể hồn thành những yêu cầu do bài học đặt ra Do đó rất cần huy động sự tham gia của tập thể học sinh để giải quyết vấn đề vì vậy việc tô chức cho học sinh thảo luận nhóm trong quá trình dạy học Dia li lop 4 là một cách làm đem lại hiệu quả rõ rệt Việc tổ chức dạy học thảo luận nhóm sẽ làm tăng hứng thú của học sinh với những kiến thức của bài học và các em sẽ tiếp thu bài học một các tự nhiên, tự giác Ngoài ra, một số nội dung địa lí rất gần gũi với cuộc sống của các em, trong khi thảo luận các em hoàn toàn được tự do dé trao đổi những kinh nghiệm bản thân, vốn hiểu biết của mình với các bạn để cùng nhau xây dựng kiến thức mới Từ đó quá trình học bài học mới trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ phía giáo viên Thành công của tiết dạy phụ thuộc và sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên trong nhóm đưới sự tổ chức điều khiển của giáo viên

KET LUAN CHUONG 1

Qua chương 1, đề tài đã đề cập tới các vấn đề như : một số khái niệm công cụ của đề tài, việc phân loại các phương pháp dạy học, một số phương pháp dạy học ở Tiểu học, đi vào chỉ tiết tìm hiểu phương pháp dạy học theo nhóm và tìm hiểu phân mơn Địa lí lớp 4 với việc sử dụng phương pháp này Làm sáng tỏ được cở sở lí thuyết của việc dạy học theo nhóm trong dạy học môn Dia li & Tiểu học sẽ làm tiền đề cho việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương pháp này đến đâu để từ đó có thê đưa ra một số giải pháp khắc phục thực trạng

Trang 25

CHUONG 2: THUC TRANG VIEC SU DỤNG PHUONG PHAP DAY HOC THEO NHOM TRONG QUA TRINH DAY HQC MON DIA Li LOP 4 CUA GIAO VIEN CAC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SÓC SƠN - HÀ NỘI

2.1 Vài nét về các trường Tiểu học ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội 2.1.1 Vài nét về giáo viên

-_ Trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn:

Do đặc thù của nhà trường nằm trên địa bàn trung tâm huyện nên giáo viên và học sinh trong trường có đầy đủ điều kiện để dạy và học Cở sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại có đày đủ phong chức năng và các phịng bộ mơn: Phòng tin, phòng nhạc, phòng họa, phong thư viện đú tiêu chuẩn

Giáo viên trong trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn 80% giáo viên đã từng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở nên Trường có 4 lớp 4, trong các giáo viên chủ nhiệm khối 4 có 2 giáo viên trình độ Đại học ( giáo viên chủ nhiệm lớp 4A và 4C), 2 giáo viên trình độ cao đẳng (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B và 4D ) Các giáo viên khối 4 đều là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác

-_ Trường Tiểu học Phù Lỗ A :

Trường Phù Lỗ A nằm trên địa bàn Thị trấn Sóc Sơn, là một khu vực kinh tế phát triển, dân cư đông, phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con Trường Phù Lỗ A cũng là một trương chất lượng cao của huyện Sóc Sơn, là

Trang 26

Giáo viên trong trường có trình độ chun mơn cao, 100% đạt chuẩn Khối 4 có 5 lớp, trong đó 3 giáo viên trình độ đại học (giáo viên chủ nhiệm lớp

4A1, 4A2, 4A3), 2 giáo viên trình độ cao đẳng

- Truong Tiéu hoc Phu Linh:

Trường Phù Linh nằm trong địa bàn huyện Sóc Sơn, đây là một ngôi trường khang trang không nằm trong khu vực trung tâm Học sinh trong trường phần đông là con của các gia đình nơng dân, một số là con giáo viên, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn

Giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn Khối 4 có 4 lớp :

4A, 4B, 4C, 4D, 4 giáo viên chủ nhiệm khối 4 đều có trình độ đại học và là

những giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy 2.1.2.Đặc điễm học sinh lớp 4

2.1.2.1 Đặc điểm quá trình nhận thức e Tưduy

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyên dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu

tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến

thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh Tiểu học e Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mam non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau : Ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tải tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình

Trang 27

ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

se Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh Tiểu học

Hầu hết học sinh tiểu học lớp 4, lớp 5 đều có ngơn ngữ nói thành thạo Đến

lớp 5 thì ngơn ngữ bắt đầu hồn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có

ngơn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

Ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thơng qua ngơn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thé đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

e Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Ở cuối tuổi tiêu học trẻ dần hình thành kĩ năng tô chức, điều chỉnh chú ý

của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và có găng hồn thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định

e Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiêu học

Trang 28

Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quá của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em

e Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí cịn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu

phụ thuộc vào hứng thú nhất thời 2.1.2.2 Đặc điểm tình cảm

Tình cảm của học sinh Tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gan lién với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nót, trẻ để xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thé là trẻ đễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thê xuất hiện các

năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi

dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ

2.1.2.3 Đặc điểm tính cách

Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thê sơi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ồn định và bền vững ở trẻ

Trang 29

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thắng: nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ấn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình thành,

việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh

tiêu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình

2.2 Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát

2.2.1 Muc dich điều tra, khảo sát

Điều tra, khảo sát để phát hiện thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên ở 3 trường Tiêu học thuộc huyện Sóc Sơn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục thực trạng trên

2.2.2 Nội dung điểu tra, khảo sát

Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về phương pháp đạy học theo nhóm Tìm hiểu việc sử dụng phương pháp của giáo viên

Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng phương pháp, điều kiện để phát huy tối đa hiệu quả dạy học theo nhóm, việc phối hợp sử dụng các phương pháp

Trang 30

2.2.3 Đối tượng điều tra, khảo sát

Đối tượng điều tra là : Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 của 3 trường

Tiểu học : Thị Trấn Sóc Sơn (3 giáo viên), Phù Lỗ A (2 giáo viên), Phù Linh (3

giáo viên ) Học sinh khối 4 thuộc 3 trường Tiểu học nói trên trong đó trường Thị Trấn Sóc Sơn điều tra 37 học sinh, trường Phù Lỗ A điều tra 10 học sinh, trường

Phù Linh điều tra 10 học sinh

2.2.4 Phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng trên, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra với 10 giáo viên thuộc 3 trường Tiểu học : Trường Thị Trấn Sóc Sơn 3 phiếu, trường Phù Linh 3 phiếu, trường Phù Lỗ A 2 phiếu và phát phiếu điều tra cho 30 học sinh thuộc 3 trường này, mỗi trường 10 học sinh, | bai kiểm tra 15 phút đối với học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn

2.2.5 Thời gian điều tra, khảo sát

Thời gian điều tra, khảo sát từ ngày 05/03/2010 đến ngày 28/03/2010

2.2.6 Địa bàn điều tra, khảo sát

3 trường Tiểu học thuộc huyện Sóc Sơn : Trường Tiểu học Thị trấn Sóc

Sơn, trường Tiểu học Phù Linh, trường Tiểu học Phù Lỗ A

2.2.7 Xử lý kết quả điều tra, khảo sát

Tổng hợp các kết quả thu được từ phiếu điều tra giáo viên học sinh, bài kiểm tra của học sinh sau đó thành lập bảng số liệu để đánh giá, phân tích tong hợp tìm hiểu thực trạng

Trang 31

2.3 Kết quá điều tra, khảo sát

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình day học mơn Địa lí lớp 4

Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục 1

Kết quả thu được như sau :

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc sử đụng phương pháp dạy học theo nhóm trong q trình dạy học môn Dia li lop 4

SU CAN THIET SÓ LƯỢNG %

Rat can thiết 7 70

Can thiét 3 30

Khong can thiét 0 0

Kết quả thu được cho thấy có 70% giáo viên cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học mơn Địa lí lớp 4 là rất cần thiết, 30% giáo viên cho rằng cần thiết và không giáo viên nào cho rằng sử dụng phương pháp này là không cần thiết Như vậy, các giáo viên đã nhận thức rất rõ về sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học mơn Địa lí lớp 4 và coi phương pháp này là một phương pháp hứu hiệu giúp học sinh nắm bài hiệu qua hon

2.3.2 Thực trạng nhận thúc của giáo viên về hiệu quả sử dụng của phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

Để tìm hiểu thực trạng này, tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong phụ luc 1, cau hoi sé 1 trong phu luc 2

Trang 32

Bảng 2 : Nhận thức của giáo viên về hiệu quả sứ dụng của phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy hoc Dia li lop 4 6 Tiéu hoc

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SÓ LƯỢNG %

Rất hiệu quả 6 60

Hiệu quả 3 30

Ít hiệu q 1 10

Khơng hiệu quả 0 0

Bảng 3 : Hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Địa lí có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm

HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH SỐ LƯỢNG %

Rất thích 20 66,67 Thích 10 33,33 Khơng thích 0 0

Kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy có 60 % giáo viên cho rằng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 4 rất hiệu quả, có 30 % giáo viên cho rằng hiệu quả và 10 % cho rằng ít hiệu quả, khơng có giáo viên nào cho rằng sử dụng phương pháp này không mang lại hiệu quả

Kết quả này cùng phù hợp với kết quả thu được khi điều tra học sinh Tất cá

các học sinh khi được hỏi đều trả lời rất thích hoặc thích giờ học Địa lí có tổ chức

cho học tập theo nhóm Các em tỏ ra hào hứng thảo luận với bạn khi học Địa lí, giờ học trở nên sôi nổi hơn hẳn khi có hoạt động thảo luận, các em đưa ra rất nhiều ý kiến sáng tạo cho bài học đo được hợp tác cùng nhau

Trang 33

Như vậy, đa số các giáo viên đều cho rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhóm vào dạy học Địa lí lớp 4 sẽ đem lại hiệu quả cao và học sinh năm bài tốt hơn Đa số cá giáo viên đã nhận thức được hiệu quả khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học mơn Địa lí lớp 4

2.3.3 Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong quá trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn — Hà Nội

a) Thực trạng mức độ sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong qua trình dạy học mơn Địa lí lớp 4 của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 trong phụ lục 1, câu số 2 trong phụ lục 2 Kết quá thu được như sau :

Bảng 4: Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên các trường Tiểu học huyện Sóc Sơn

MỨC ĐỘ SÓ LƯỢNG %

Rất thường xuyên 6 60

Thường xuyên 2 20

Không thường xuyên 2 20

Bảng 5: Mức độ được học tập theo nhóm của học sinh

MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG %

Rất thường xuyên 15 50

Thuong xuyén 7 23,33

Khong thuong xuyén 8 26,67

Trang 34

Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy có 80% giáo viên ở trường Tiểu học đã

thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí, chỉ có 20 % giáo viên không thường xuyên sử dụng phương pháp

Khi điều tra học sinh có 73,33 % số học sinh trả lời giáo viên thường xuyên tô chức cho cho học sinh học tập theo nhóm Kết quá thu được cũng phù hợp với thực tế mà chúng tôi quan sát được

Như vậy, việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong dạy học Địa lí lớp 4 là phù hợp và đây cũng là phương pháp rất hay được giáo viên sử dụng

b) Thực trạng các bước tiễn hành phương pháp dạy học theo nhóm

Để tìm hiểu thực trang nay, tdi str dung cau hoi số 4 trong phụ lục l, câu hỏi số 3 trong phụ lục 2 Trong câu hỏi này, các bước được đưa ra là :

Bước I1 : Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận Bước 2 : Tổ chức thành lập các nhóm Bước 3 : Đề ra nhiệm vụ

Bước 4 : Các nhóm thực hiện nhiệm vụ

Bước 5 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bố sung, đánh giá Bước 6 : Hoạt động chung cá lớp (nếu cần thiết)

Kết quả thu được như sau :

Bảng 6 : Thực trạng cách tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm

Trang 35

Bảng 7: Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh khi thảo luận nhóm

THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SÓ LƯỢNG %

Nhóm trưởng 9 30

Thư kí 12 40

Thành viên 24 80

Qua điều tra cho thấy có 60 % giáo viên lựa chọn và sắp thứ tự theo các bước 1->2->3->4->5 mà theo đánh giá của họ là có sự rõ ràng trong các bước tiến

hành, giáo viên thể hiện rõ vai trò là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn các

nhóm thảo luận Để hiểu rõ cách sử dụng phương pháp cụ thê là các bước tổ chức của giáo viên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu giáo án của giáo viên và quan sat dự giờ các tiết đạy Địa lí Sau đây là nội dung chính phần giáo án chuẩn bị của giáo viên Nguyễn Thị Phương chủ nhiệm lớp 4A trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn:

Bai 24 : Dái đồng bằng duyên hái miền Trung 2 Bài mới

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

| Hoat dong 1: -Yéu cau hoc sinh quan sat ban | -Hoc sinh quan sat ban do

eo đồ và và cho biết dải đồng bằng

Tìm hiểu vị trí, " So

dun hải miên Trung tiêp giáp

địa hình với lănh thỏ nào?

+ Phía Bắc giáp với Bắc Bộ

- Yêu cầu học sinh quan sát bản

đồ và trả lời 2 câu hỏi :

+ Dai dong bang nay co may

đồng bằng?

Trang 36

+ Đọc tên các đông băng theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo

luận nhóm đơi để trả lời

Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quá thảo luận

- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý

kiến đúng

- Giáo viên giải thích vì dải đồng

bằng chạy dọc sát biển nên có

tên là dái đồng bằng duyên hải

miền Trung Vậy vì nằm sát biển nên thường xuắt hiện gì?

- Yêu cầu học sinh đọc sách giaa khoa trả lời

- ] học sinh lên bảng chỉ doi cát,

đầm phá

Cho học sinh xem tranh một số

đầm, phá, doi cát, đồi cát

Người ta làm gì để tránh hiện tượn cồn cát di chuyển vào đất liền?

-Yêu cầu học sinh xem lược đồ và chỉ dãy núi cắt ngang đồng băng duyên hái miền trung - Muốn đi từ Bắc vào Nam dãy

- Học sinh chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi

- 2, 3 nhóm đưa ra kết quả thảo luận

+ Các nhóm khác bổ sung ý kiên, nhận xét

Trang 37

Bạch Mã phải đi qua đèo nào? | + 1 học sinh lên bảng chỉ đèo -Chính vì con đèo này gây khó | Hải Vân

khăn cho phương tiện tham gia

giao thông cho nên Đảng và Nhà - Học sinh lắng nghe nước ta đã cho xây dựng hằm

đèo Hải Vân

- Dựa vào hiểu biết của mình và

2.Hoạt động 2:

sách giáo khoa các em thảo luận

Tìm hiểu khí hậu| nhóm đẻ tìm hiểu khí hậu dãy

dãy Bạch Mã Bạch Mã

- Chia nhóm đôi để thảo luận và |- Học sinh thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi: đưa ra kết quả thảo luận +Khí hậu phía bắc và phía Nam

dãy Bạch Mã khác nhau như thế nào?

+Có sự khác biệt này là do đâu? - Học sinh trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung nhận xét

E Giáo viên nhận xét, gọi học sinh+ Học sinh đưa ra câu trả lời

chốt lại ý kiến đúng nhất cuối cùng

L Ngoài ra, ở miền Trung còn có |* Học sinh lắng nghe hiện tượng gió Lào, gây khó

khăn trong sinh hoạt, sản xuất

Trang 38

Qua việc nghiên cứu giáo án của giáo viên, chúng tôi thây rằng giáo viên thực hiện thảo luận nhóm có khi khơng theo trình tự các bước sử dụng có thé dua ra nội dung thảo luận trước chia nhóm sau Có hoạt động giáo viên không chú ý đến việc đưa ra chủ đề thảo luận để định hướng cho học sinh trước khi thảo luận như vậy học sinh sẽ khơng có sự chuẩn bị trước khi thảo luận

Ngoài việc nghiên cứu giáo án của giáo viên, chúng tơi cịn tiến hành dự giờ

tiết dạy Dia li Sau đây là phần nội dung bài mới 1 biên bản dự giờ

Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung Người dạy : Cô Nguyễn Thị Phương GVCN lớp 4A Trường Tiểu học Thị Trần Sóc Sơn

2 Dạy bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, địa hình

-u cầu học sinh quan sat bản đồ và và

cho biết dải đồng bằng duyên hải miền | * | hoc sinh Ten bang chi vi trí đã

Trung tiếp giáp với lãnh thổ nào? đơng băng

+ Phía Bắc giáp với Bắc Bộ

- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả

lời 2 câu hỏi : -Học sinh thảo luận theo nhóm đơi đê + Dải đồng bằng này có may dong bang? hoàn thành nhiệm vụ

+ Đọc tên các đồng bằng theo thứ tự từ

Bắc vào Nam? + Đại điện các nhóm trình bày kết quả

Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận +Các nhóm khác lăng nghe sau đó

Trang 39

nhóm đơi để trả lời

Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bay kết quả thảo luận

- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng

- Giáo viên giải thích vì dải đồng bằng

chạy dọc sát biển nên có tên là dai đồng bằng duyên hải miền Trung Vậy vì nằm sát biển nên ở dải đồng bằng thường xuất hiện gì?

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trả lòi

- I học sinh lên bảng chỉ doi cát, đầm phá

Cho học sinh xem tranh một số đầm, phá,

doi cát, đồi cát

Người ta làm gì đề tránh hiện tượng cồn cát di chuyên vào đất liền?

-Yêu cầu học sinh xem lược đồ và chỉ dãy núi cắt ngang đồng băng duyên hái miền Trung

- Muốn đi từ Bắc vào Nam dãy Bạch Mã phải đi qua đèo nào?

-Chính vì con đẻo này gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông cho nên Đảng và Nhà nước ta đã cho xây dựng

hầm đèo Hải Vân Ích lợi của nó là gì?

nhận xét, bố sung

+ học sinh: xuất hiện doi cat, đầm pha + Pha Tam Giang

+ 1 học sinh lên bảng để chỉ

+ Trồng cây chắn cát, không phá rừng

+ Đó là dãy Bạch Mã

+ I1 học sinh lên bảng chỉ đèo Hải Vân

- Học sinh lắng nghe, nêu ra một vải ích lợi của hàm dèo Hải Vân ;giao thông thuận tiện, tránh nguy hiểm

Trang 40

2.Hoạt động 2: Tìm hiểu khi hậu dãy Bạch Mã

- Dựa vào hiểu biết của mình và sách giáo khoa các em thảo luận nhóm đơi để trả lời

câu hỏi: - -

„ + Học sinh thảo luận nhóm đơi đưa ra

+Khi hậu phía bắc và phía Nam dãy Bạch| „

, kêt quả thảo luận

Mã khác nhau như thê nào?

+Có sự khác biệt này là do đâu? ,

, + Các nhóm khác bô sung

- Học sinh trình bày kêt quả thảo luận, các l

; + Hoc sinh đưa ra câu trả lời ci

nhóm khác bơ sung nhận xét

—_ | cling

- Giáo viên nhận xét, gọi học sinh chôt lại ý ,

os , - Phia Bac day Bach Ma có mùa đơng

kiên đúng nhat

lạnh, phía Nam Có mùa mưa và mùa

` khơ

- Ngồi ra, ở miên Trung cịn có hiện Sự

- + Hoc sinh lang nghe

tượng gió Lào, gây khó khăn trong sinh hoạt, sản xuât

Qua đự giờ tiết Địa lí trên, chúng tôi thấy rằng giáo viên cũng không đưa ra chủ đề thảo luận Trong quá trình dạy học tùy vào trình độ học sinh, nội dung bai học giáo viên có thể đổi chỗ bước chia nhóm và bước đề ra nhiệm vụ

Như vậy đã có sự chênh lệch giữa thực tế điều tra và thực trạng việc sử dụng Đây có thé 1a do thói quen vận dụng phương pháp của giáo viên, họ thường chia nhóm trước để nhanh chóng hình thành các nhóm mà quên mắt việc phải đưa ra chủ đề thảo luận giúp học sinh có định hướng

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w