1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các Giáo viên Mầm non khu vực Đông Anh, Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non

70 791 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 9,34 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non” Em đã gặp phải một số khó khăn và bỡ ngỡ vì đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học Nhưng nhờ có sự giúp đỡ,

chỉ bảo tận tinh cua Th.S Ha Thi Kim Dung, cing voi sự giúp đỡ của các cô giáo trường mầm non Kim Chung và trường mầm non Sao Mai - Đông Anh-

Hà Nội, các thầy cô trong tổ bộ môn Tâm lí- Giáo dục đã giúp đỡ em hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô! Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu dé tai “ Tìm hiểu nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non” là kết quả nghiên cứu của chính bản thân

mình Đề tài tôi nghiên cứu không trùng với bất kì đề tài nào của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Trang 4

MỤC LỤC l0 1 Chương 1: Cơ sở lí luận - - <6 <1 9 1v tt ng nưy 6 I4 6i on on 6 I9 ái 2à ni 6

1.3 Khai niém in 7

1.4 Khái niệm giáo duc gia dimh oo eee eeeeseesesseseeceeeceeeeeeeecaeeaeeeeeeaeeneees 8 1.5 Vai trò của giáo dục g1a đìnhh - «c2 ng ng nưên 8 1.6 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ mầm non -. -¿s 9 1.7 Phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non . - 13 Chương 2: Thực trạng nhận thức của các giáo viên mam non khu vực Đông Anh- Hà nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non 19

2.1 Vài nét về khách thê nghiên cứu -.¿s¿©+2+x++x+z++cxe+rxerxesrxee 19

2.2 Thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh-

Hà nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non 20 Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non 2- 22s s22£<+2x£+zxccxesrxee 40 3.1 Mục tiêu thử nghiệm .- - +25 121351111121 351 111111111111 xe re 40 3.2 NOI dung ther Nghe oo eee 40

3.3 Tiến hành tác GOng o.cceccecccsscessesssessesssessusssessesssessssssessesssessesssesssessecseesees 44 Kết luận và kiến nghị . - 2222 ©+2+EE+EECEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrree 60

Trang 5

MỞ ĐÀU 1 Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay, thì giáo dục mầm non là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong quá trình đảo tạo nhân

cách con người Việt Nam Giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm,

thâm mĩ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp l

Lúc mới sinh ra tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm,

đến một độ tuối nào đó mới ra đời hoà nhập vào cộng đồng xã hội Tô ấm của

trẻ là gia đình với tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người thân trong gia đình

Đề nên người trẻ em phải trải qua một quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử được vật chất hóa trong nền văn hoá của loài nguoi Dé dat được như vậy trẻ em cần có sự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, tức là giáo dục Những năm đầu tiên của cuộc sống là giai đoạn đầu tiên của sự phát

triển trí tuệ nhân cách và hành vi, việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi trước

tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hon

Nhà giáo dục Xô viết Makarenko đã khẳng định: Những cơ sở căn bản

của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5 những điều đạy trẻ

trong thời kỳ này chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ Lứa tuổi mầm non là

lứa tuổi bình minh của cuộc đời, đây là độ tuổi mà các tố chất trở nên hết sức

Trang 6

gia đình cho trẻ cũng khác nhau Và nhiều khi các phương pháp giáo dục trẻ còn chưa đúng đắn và chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình Đặc biệt thời gian trẻ mầm non ở trường mầm non cũng rất nhiều vì vậy việc giáo dục gia đình cho trẻ ở trường cũng cần được chú trọng đề trẻ phát

triển toàn diện hơn

Với tư cách là một giáo viên mầm non trong tương lai tôi nhận thấy các giáo viên mầm non cũng cần có những phương pháp giáo dục gia đình đúng đắn cho trẻ và kết hợp với các gia đình dé tìm ra con đường tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện Vì vậy tôi chọn đề tài:” Tìm hiểu nhận thức cúa các giáo viên mam non khu vực Đông Anh- Ha Nội về phương pháp giáo dục gia dinh cho tré mam non

2 Lịch sử nghiên cứu dé tai

Đã có rất nhiều nhà giáo dục, tâm lí nghiên cứu về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non cũng như các khía cạnh có liên quan

Theo Aixtot- Nhà giáo dục Hy Lạp cổ đại, ông đánh giá rất cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em nhất là giáo dục ban đầu

Theo J.A Coomenxki: Muốn giáo đục trẻ em phải dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ để giáo dục trẻ

Theo PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết: Gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối

trong quá trình phát triển của trẻ thơ Sống trong môi trường giáo dục gia đình

trẻ được thoả mãn mọi nhu cầu về thể chất lẫn tinh thần để lớn lên khoẻ mạnh

hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Tuy nhiên vấn đề

tìm hiểu nhận thức của các giáo viên mam non khu vực Đông Anh- Hà Nội về

phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non thì chưa có ai nghiên cứu 3 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

- Tiến hành thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của các giáo viên mam non về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội

4 Mức độ và phạm vỉ nghiên cứu

- Tìm hiểu nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo đục gia đình cho trẻ mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến việc giáo dục trẻ em, tâm

lí trẻ em để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

- Xây dựng câu hỏi điều tra và tiến hành điều tra

- Tìm hiểu nhận thức của các giáo viên mầm non về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mẫu giáo khu vực Đông Anh- Hà Nội

- Đề xuất một số tác động thử nghiệm nâng cao nhận thức của các giáo

viên mầm non về phương pháp giáo đục gia đình cho trẻ mầm non 6 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non

6.2 Khách thế nghiên cứu

- Các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội

7.Giá thuyết khoa học

Trang 8

viên mầm non được tìm hiểu các kiến thức về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ, thì đây là cơ hội để các giáo viên mầm non nâng cao nhận thức góp phan to lớn trong việc giáo dục gia đình cho trẻ một cách toàn diện

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong quá trình nên người đứa trẻ được giáo dục dưới rất nhiều hình

thức khác nhau Việc tìm hiểu nghiên cứu về phương pháp giáo dục mam non là rất quan trọng và cần thiết Trên cơ sở tìm hiểu về phương pháp giáo dục gia đình và tâm lí trẻ em chúng ta sẽ có được những phương pháp giáo dục trẻ ở trường mầm non và trong gia đình một cách đúng đắn nhất Từ đó giúp cho các giáo viên mầm non có nhận thức đúng đắn về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ và kết hợp với

gia đình giúp trẻ phát triển toàn diện

9 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu sản phâm 10 Dự kiến công trình nghiên cứu Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài 2 Lịch sử nghiên cứu dé tài 3 Mục đích nghiên cứu 4 Mức độ và phạm vi nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

7 Giả thuyết khoa học

8.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9 Phương pháp nghiên cứu 10 Dự kiến công trình nghiên cứu Nội dung

Chương |: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thực trạng nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non

Chương 3: Một số tác động thử nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của các giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo đục gia đình cho trẻ mầm non

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 10

CHƯƠNG T1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm nhận thức

Theo quan điểm triết học Mac- Lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh

biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn

Theo tử điển Tiếng Việt nhận thức là kết quả của quá trình phản ánh và

tái hiện hiện thực vào trong tư duy, kết quả con người nhận biết, hiểu biết thế

giới khách quan.(10,t.917)

Còn theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến gần khách thể

Như vậy dé phản ánh hiện thức khách quan, con người không chỉ bay tỏ

thái độ của mình với nó mà trước hết là nhận thức về thế giới đó Những hiện

tượng tâm lí của con người như cảm giác, tri giác, tư duy nhằm phản ánh

hiện thực khách quan, gọi là hoạt động nhận thức của con người Hoạt động

nhận thức mang lại nhiều sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan( hình

ảnh, biểu tượng, hình tượng, khái niệm )

1.2 Khái niệm giáo dục

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin:“Con người là tổng hòa các

mối quan hệ xã hội” Như vậy con người và xã hội là một thể thống nhất

Trang 11

Theo Từ điển Tiếng Việt( Viện ngôn ngữ học- Trung tâm từ điển học-

Nhà xuất bản giáo dục, 1994 trang 394) Giáo dục là hoạt động một cách có

hệ thống đến sự phát triển tinh thần thể chất của đối tượng nào đó làm cho đối

tượng ấy dần dần có được những phâm chất và năng lực như yêu cầu đã đề ra Giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như của những người được giáo dục với nhau Quá trình giáo dục được hiểu là một quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa người giáo dục và người

được giáo dục được tổ chức một cách khoa học có hệ thốn ø có mục đích có kế hoạch Dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục người được giáo duc tinh tự giác,

tích cực và tự lực nắm vững hệ thống quan điểm, niềm tin, thái độ và hình thành hành vi phủ hợp với các chuẩn mực đạo đức đồng thời chiếm lĩnh

những kinh nghiệm của xã hội loài người 1.3 Khái niệm gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là nhóm xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân

Gia đình là cái nôi chắp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình:

Theo GS TS Bruce J.Cohen va GS TS Jerri L Orbuch Đại học

Michigan Hoa Kỳ trong “Xã hội học nhập môn” thì:“Gia đình là một hệ thống của những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ

nhận nuôi( con nuôi, cha mẹ nuôi, )”

Theo từ Thanh Hán:“Gia đình là một loại hình tổ chức xã hội lấy quan

hệ hôn nhân làm nền tảng, lấy quan hệ huyết thống và quan hệ thu lợi làm cầu

nối”

Như vậy có thể hiểu gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên

Trang 12

lí, có chung các giá tri vat chat, tinh than tương đối ổn định trong các giai

đoạn phát triển lịch sử xã hội

1.4 Khái niệm giáo dục gia đình

Giáo dục có thể được hiểu là tất cả những tác động ảnh hưởng của gia

đình đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người mà trước hết

chính là đứa trẻ Nhân cách trẻ không thê phát triển một cách đầy đủ và vững

bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi Bởi gia đình là một xã hội thu nhỏ- một nhóm xã hội mà ở đó tồn tại một lối sống với các

mối quan hệ đối xử giữa các thành viên trong gia đình Các mối quan hệ đó phát triển theo chiều sâu của sự gắn bó và cùng với tình yêu sẽ càng nảy nở tình yêu thương và lòng nhân ái Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất

in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em

chưa có ý thức rõ về điều đó Thông qua nền giáo dục gia đình mà mỗi trẻ em

học được các giá trị xã hội, biết tự điều chỉnh trong các mối quan hệ xã hội,

những mầm mống ban đầu của nhân cách, những suy nghĩ, hiểu biết về cuộc sống đều được hình thành ngay trong cuộc sống gia đình

1.5 Vai trò của giáo dục gia đình

Gia đình là môi trường đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Nhân cách của trẻ không thể hình thành và phát triển đầy đủ nếu không có một môi trường gia đình tốt Trong gia đình trẻ được hưởng tình yêu thương của ông bà, bố mẹ, anh chị em và những người thân Trong môi trường gia đình trẻ học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng Trong gia đình trẻ được nuôi đưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt đó chính là phương thức giáo dục gia đình Đứa trẻ lớn lên bên cạnh cha mẹ, bên

Trang 13

Gia đình và trẻ có sự gắn bó chặt chẽ giúp trẻ tạo lập các mối quan hệ

xã hội cơ bản, giáo dục cho trẻ những bài học làm người đầu tiên và là nền

tảng phát triển nhân cách cho trẻ từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời

Giáo dục gia đình có tác động mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với trẻ L.N Tônxtoi đã từng nói “Tất cả những gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ chiếm một phần trăm những cái đó mà thôi”

Giáo dục trẻ trong gia đình chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi gia đình hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ và các giáo viên mầm non

cũng nhận thức được vai trò to lớn của việc giáo dục gia đình cho trẻ mam

non

1.6 Dac diém phat trién tâm lí của trẻ mầm non

1.6.1 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ấu nhi

Thời kì trẻ ấu nhỉ là thời kì: “phát cảm tri giác”, “phát cảm ngôn ngữ”, đang hình thành và phát triển mạnh các đặc trưng xã hội của con người Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đối đáng kẻ Đồ vật lúc này đối với trẻ không chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn

chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và một phương thức sử đụng tương ứng Trẻ hài nhi có thể làm bất cứ hành động nào mà trẻ biết được đề

tác động vào một đồ vật, còn trẻ ấu nhi sau khi biết hành động đúng với chức

năng của một đồ vật nào đó trẻ cũng có thê hành động biến báo đi theo ý thích

của mình Trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt

hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội

Trang 14

xuyên của người lớn trẻ sẽ nhanh chóng nắm được các phương thức hành động với đồ vật theo kiểu người Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu khám phá để xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào Do đó khi gặp một đỗ vật bất kì nào trẻ cũng muốn hành động với nó Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lí của trẻ

1.6.2 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 3- 4 tuổi

Trẻ 3- 4 tuổi có sự phát triển rõ rệt về mặt tâm lí Đó là sự thay thế hoạt động với đồ vật bằng hoạt động vui chơi Chính trong hoạt động vui chơi mà chủ đạo là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ được thỏa mãn mọi nhu cầu

muốn được sống và làm việc theo người lớn Và trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh, muốn tự mình làm được tất cả mọi việc như người lớn, và một

bên là khả năng của trẻ còn quá non nớt không thể làm nối những việc đó

Thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mà ở trẻ hình thành và phát triển những phẩm chất tốt làm nền tảng cho đạo đức và nhân cách của trẻ Đó

là ý thức kỉ luật, tỉnh thần đoàn kết, hợp tác, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè

và giúp đỡ những người xung quanh trẻ có địp được thể hiện hành vi, tình cảm, cảm xúc của mình qua việc đóng các vai khác nhau trong trò chơi Trò chơi đóng vai theo chủ đề không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mà còn có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ Mối quan hệ giữa người với người được phản ánh

trong trò chơi, những rung động, thái độ buồn rầu, vui vẻ được gợi lên ở trẻ

Chơi là trường học của cuộc sống Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này nó cũng thé

hiện như thế trong công việc Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước

Trang 15

1.6.3 Đặc điểm phát triển tâm lí của tré 4- 5 tuổi

Đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi của trẻ mới mang đầy đủ ý

nghĩa và có thể nói đã phát triển đến mức hoàn thiện Xã hội trẻ em được hình

thành, mối quan hệ giữa Người với Người được phản ánh rõ nét trong trò

chơi Việc chơi trong trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ

Nếu không có bạn bè cùng chơi trẻ sẽ đau khổ và buồn bã Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách mà nếu người lớn không thấy

được nhu cầu đó của trẻ, tạo điều kiện cho chúng chơi thì sẽ là một sai lầm

trong giáo dục Tính a dua sẽ trở thành một tật xấu trong nhân cách của trẻ nếu như người lớn không kịp thời hướng dẫn cho trẻ biết nhận xét một cách độc lập về các sự kiện xảy ra xung quanh trẻ

Ở trẻ mẫu giáo nhỡ thì đời sống tình cám đã có bước chuyền biến mạnh

mẽ Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn, trẻ luôn thèm khát sự yêu thương của mọi người Đồng thời trẻ cũng rất lo lắng trước thái độ lạnh nhạt của mọi người xung quanh Đáng lưu ý hơn là sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ

của trẻ với những người xung quanh mà trước hết là với ông bà, cha mẹ Trẻ

rất thích quan tâm đến bạn bè trong nhóm và các em nhỏ Tình cảm của trẻ

còn được biểu lộ với cả động vật, cỏ cây, đồ chơi, Trẻ có rung cảm với cái

đẹp trong tự nhiên, kích thích trẻ làm những điều tốt mang lại nềm vui cho

mọi người Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức

tình cảm thẩm mĩ đều ở vào thời điểm phát triển nhất, đặc biệt là tình cảm

thấm mĩ Trẻ dé sung sướng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tưởng chừng như đơn giản trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật như khi nhìn thấy

một cánh hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ hay khi nghe một câu thơ

Trang 16

việc giáo dục thâm mĩ lại có khả năng mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và nhất là giáo dục đạo đức

1.6.4 Đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ 5- 6 tuổi

Trẻ 5- 6 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào trường phô thông Giai đoạn này những cấu tạo tâm lí trong độ tuổi mẫu giáo nhỡ vẫn tiếp tục phát triển

mạnh Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lí đó sẽ được hoàn thiện về mọi phương diện của hoạt động tâm lí Trẻ sử dụng thành thạo

tiến mẹ đẻ, nhưng vẫn còn nhiều trẻ nói ngọng, phát âm chưa đúng, dùng từ

sai Chủ yếu là do trẻ học lỏm hay bắt chước từ người lớn Do đó ở gia đình

hay ở lớp mẫu giáo cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trẻ cũng bắt đầu ý thức về giới tính của mình Trẻ không chỉ nhận ra mình là trai hay là gái mà còn biết rõ mình là trai hay là gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính Chẳng hạn con trai thì thích

đóng vai chú bộ đội, chú cảnh sát còn các bạn gái thì thích đóng vai cô giáo,

người bán hàng, Những nhận xét đánh giá của trẻ bắt đầu mang sắc thái giới tính Trẻ thường nói: “Con trai không được khóc”, hay: “Con gái không được

đánh nhau” Trẻ bắt đầu nhận biết mình là người như thế nào có những đặc điểm gì

Trẻ bắt đầu đánh giá người khác nhưng bị xúc cảm, tình cảm chỉ phối

mạnh Trẻ biết điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã định Sự tập

trung, tính bền vững của chú ý tăng lên, nhu cầu nhận thức của trẻ mạnh Hoạt động vui chơi không thỏa mãn nhu cầu này của trẻ nên trẻ phải tìm đến một hoạt động mới đó là hoạt động học tập Vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt

Trang 17

1.7 Phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non 1.7.1 Phương pháp giáo dục trẻ trong năm đầu 1.7.1.1 Phương pháp giáo dục bằng tình cảm

Trong năm đầu trẻ rất cần được bế bồng ôm ấp để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của những người thân trong gia đình đặc biệt là của người mẹ Gia đình cần dùng những lời nói ngọt ngào, âu yếm đề kích thích tình cảm của trẻ và tạo cho trẻ cảm giác an toàn Khi bế hẫm trẻ cần có những thao tác cử chỉ nhẹ nhàng, không nên nói to và không nên có những hành động mạnh với trẻ

1.7.1.2 Phương pháp giáo dục bằng sự mẫu mực của các thành viên trong gia đình đặc biệt là người mẹ

Mọi người trong gia đình cần có những hành vi xúc cảm, biểu cảm được thể hiện phù hợp với trạng thái vui buồn, ngạc nhiên, lo âu sợ

hãi Chẳng hạn khi vui thì nét mặt tươi cười hớn hở, khi buồn thì thì vẻ mặt ủ rũ

Ở cuối năm đầu trẻ có thể phát âm một số từ và trẻ có thể học được một

số tiếng nói thông qua cách dạy của mẹ và của các thành viên trong gia đình Vì vậy người lớn phải sử dụng từ ngữ trong sáng và lời nói đẹp, không nói

tục, chửi bậy, Đặc biệt ngôn ngữ phải phù hop voi vi tri và vai về của mình

Trẻ trong năm đầu những thao tác hành động với đồ vật còn đơn giản

như: ôm, giữ, cầm, nắm, các thao tác còn vụng về Bởi vậy người lớn cần

phải làm mẫu và hướng dẫn trẻ các thao tác cho đúng

1.7.1.3 Phuơng pháp giáo dục bằng thái độ khích lệ động viên trẻ

Đây là phương pháp giáo dục đặc thù cho trẻ ở năm đầu Người lớn khích lệ động viên trẻ tạo ra không khí vui vẻ ấm cúng Và đây cũng là phương pháp có tác dụng mạnh với tất cả các giai đoạn của trẻ mầm non

Trang 18

1.7.2 Phương pháp giáo dục trẻ ấu nhỉ

1.7.2.1 Phương pháp giáo dục bằng các mẫu hành vi hành động của cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình

Các thao tác của người lớn về hành vi xảy ra liên tiếp nhau, nhưng cần

sự ôn định bền vững Hành động mẫu nhiều lần, thậm chí cần thiết phải

hướng dẫn trực tiếp các hành vi phức tạp cho trẻ Ví dụ như đánh răng, rửa mặt, đi giày, rửa tay,

Người lớn trong gia đình phải gương mẫu trong hành vi ứng xử trong thao tác hành động Chẳng hạn như trong việc quét nhà thì phải cầm chỗi đưa chối nhẹ nhàng, mọi người khi giao tiếp phải hòa nhã, thân thiện và yêu thương Chính người lớn trong gia đình phải là tắm gương đối với trẻ trong mọi hành động Vì những hành vi hành động của người lớn trong gia đình sẽ được trẻ quan sát học hỏi Bởi vậy nên làm mẫu và hướng dẫn trẻ những thao tác những cư xử sao cho phù hợp Đặc biệt các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau trong việc giáo dục trẻ và phải có sự kiểm tra đánh giá động viên kịp thời khi trẻ làm đúng

1.7.2.2 Phương pháp giáo dục bằng những câu chuyện kể, bài thơ,, Thông qua nội dung của các câu chuyện, các nhân vật trong truyện cô tích, truyện ngụ ngôn, qua những bài thơ để giáo dục trẻ lòng nhân ái, tình cảm yêu thương cho trẻ Qua những câu chuyện, bài thơ còn giúp trẻ biết kính trên nhường dưới, biết thật thà và luôn đũng cảm

Trẻ đã cảm nhận được các xúc cảm qua giọng điệu, cách phát âm khi

nghe kế chuyện hay đọc thơ Các câu chuyện cô tích, truyện ngụ ngôn hay

những bài thơ, rất giàu hình ảnh nên có tác đụng giáo dục trẻ rất lớn Do vậy

việc giáo dục thông qua truyện và thơ là rất cần thiết đối với trẻ Cần chú ý

Trang 19

cha mẹ, những người xung quanh Và giọng điệu phải phù hợp với câu

chuyện, bài thơ phải thể hiện được nội dung sâu sắc và thật truyền cảm, có tác dụng khơi gợi ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp Từ đó giáo dục các giá trị xã hội cho trẻ

1.7.2.3 Phương pháp giáo dục bằng khuyên báo, thuyết phục bằng lời Ở tuổi ấu nhi ngôn ngữ đã phát triển nhất là ngôn ngữ mach lạc Điều này đã giúp cho trẻ có thê hiểu được những lời khuyên nhủ của người lớn Tuy nhiên khi thuyết phục các cháu cần phải lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, cố gắng dùng ngôn từ giàu hình ảnh,gần gũi với trẻ, lời nói rõ ràng mạch lạc Và cần phải xây dựng cho trẻ nhận thức rằng: cần phải tôn trọng mọi người, trong cuộc sống cần có sự hợp tác, đoàn kết Trong quá trình sống khi thuyết phục hay khuyên bảo trẻ phải chọn thời điểm thích hợp để tạo ra sự thân mật gần gũi đề kết quả thuyết phục cao hơn

Do ngôn ngữ đang phát triển, việc kích thích ngôn ngữ có tác dụng nhất định đối với trẻ, nếu ngôn ngữ gắn liền với các hành động và tình huống cụ

thể

1.7.2.4 Phương pháp giáo dục trẻ thông qua nhu cầu

Ở tuổi ấu nhỉ trẻ trẻ đã có một số vốn kinh nghiệm nhất định và đã có một số kinh nghiệm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của bản thân Nên

người lớn có thể dùng chính sự thỏa mãn nhu cầu để giáo dục trẻ sẽ có tác dụng mạnh mẽ Tuy nhiên không được lạm dụng thái quá nếu không sẽ có tác

dụng ngược lại

1.7.2.5 Phương pháp giáo dục trẻ bằng sự khuyến khích và trách phạt kịp thời

Khi trẻ hành động rất cần ông bà, cha mẹ theo dõi, nhận xét đánh giá,

Trang 20

câu hỏi của trẻ kịp thời đề trẻ hiểu và cần hướng dẫn các hành vi của trẻ Nếu trẻ làm đúng thì động viên khuyến khích trẻ ngay để trẻ tích cực hơn Nếu trẻ

làm sai thì làm mẫu lại cho trẻ và nhắc nhở, phê bình trẻ nhẹ nhàng để trẻ kịp

thời sửa chữa sai lâm

1.7.3 Phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 1.7.3.1 Phương pháp giáo dục bằng lao động

Khi trẻ đến tuổi mẫu giáo trẻ có nhu cầu học người lớn những thao tac,

hành vi và hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi mà trò chơi đóng

vai theo chủ đề là cơ bản nhất Vì vậy người lớn cần thông qua trò chơi để giúp trẻ đóng vai phù hợp giúp trẻ tập làm người lớn và học cách làm người lớn

Khi giao việc cho trẻ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giao cho trẻ những việc phù hợp với sức khỏe và hứng thú của trẻ - Không gây nguy hiểm cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ

- Tạo hứng thú cho trẻ, kích thích sự phát tri cho trẻ

- Không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh

- Nhat thiết phải có mục đích giáo dục

Ở tuổi mẫu giáo nên giao cho trẻ những việc tự phục vụ bản thân như:

đánh răng, rửa mặt, thu dọn đồ chơi, Khi trẻ thực hiện xong phải nhận xét để khích lệ trẻ, điều này sẽ tạo niềm vui cho trẻ và gợi cho trẻ lòng tự hào

đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực, nảy sinh ở trẻ lòng yêu lao động, kính trọng người trên, biết bảo vệ và giữ gìn tài sản trong gia đình, biết quý

trọng sức lao động của ông bà cha mẹ và của những người lao động

Cần chú ý khi trẻ thực hiện công việc, cha mẹ,những người thân nên có

Trang 21

thành tốt nhiệm vụ Tuy nhiên cũng cần chỉ cho trẻ thấy được lỗi của trẻ, ví

dụ:“ Nếu con làm như thế này thì sẽ đẹp hơn.”

Được tham gia lao động đem lại niềm vui cho trẻ; chứng tỏ trẻ dược

mọi người tôn trọng; khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ trẻ được đánh gia đúng sẽ

cảm thấy tự hào Những nhiêm vụ vừa sức, hoặc cần cố gắng một chút để hoàn thành sẽ đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực Làm nảy sinh ở trẻ tình yêu lao động, yêu quý sản phẩm lao động và trân trọng người lao động

Mọi sự sáng tạo của con người đều bắt nguồn từ lao động và từ tình yêu lao động Vì vậy hãy gieo mầm sáng tạo cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo thông qua những công việc đơn giản vừa sức với trẻ

1.7.3.2 Phương pháp giáo dục bằng sự khích lệ,biểu dương,trách phạt Ở tuổi mẫu giáo là tuổi sắp đến trường học nên cần giúp trẻ nhận thức đúng cái tốt, cái xấu, cái được làm và cái không được làm Từ đó giúp trẻ có

nhu cầu làm việc tốt và có trách nhiệm làm những việc tốt chuẩn bị cho trẻ

hòa nhập vào tập thể vào xã hội Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý:

- Khen chê phải phù hợp đúng lúc đúng tình huống

- Khen chê phải nhẹ nhàng tình cảm, tuyệt đối không được đánh đập, tức giận, quát mắng trẻ

- Khi nhắc nhở, phê bình cần nghiêm khắc và kịp thời

- Các thành viên trong gia đình và các giáo viên mầm non cần thống nhất trong việc giáo dục trẻ

- Khi động viên khích lệ trẻ phải biết nhắc nhở phê bình nhưng cái trẻ

chưa làm được trong cái làm được

Phương pháp này giúp trẻ nhận biết đúng sai,tốt xấu, ngoan hư, những

điều được làm và không được làm Xây dựng niềm tin cho trẻ, tin việc mình

Trang 22

Cần chú ý không khen thưởng quá dễ dãi, không nên khen quá lời dễ

sinh tính tự mãn kiêu ngạo ở trẻ và có lúc trẻ sẽ coi khen thưởng như là một

sự mua chuộc dẫn đến trẻ mặc cả cho những gì mình làm 1.7.3.3 Phương pháp giáo dục bằng cách tạo tình huống

Cần đưa trẻ vào những tình huống để qua đó trẻ bộc lộ, thể hiện những

nét tính cách và khả năng của mình Đồng thời trẻ tự điều khiển những nét tính cách, những đặc điểm tâm lí chua phù họp với định hướng xã hội

Sau mỗi lần tạo tình huống như vậy người lớn đánh giá luôn những

hành vi của trẻ một cách kịp thời để củng cố những nét tính cách tốt cho trẻ Ở trẻ mẫu giáo nhất là trẻ ở cuối tuổi mẫu giáo là tuổi chuẩn bị đến trường phô thông nên cần chuẩn bị cho trẻ về mặt tư tưởng, về những hành vi ứng xử, về ngôn ngữ, về nhận thức,để kích thích trẻ có nhu cầu đến trường Cần giáo dục trẻ biết tôn trọng, yêu quý thầy cô giáo Giáo dục trẻ có thói quen ngăn nắp gọn gàng và đặc biệt là phải giáo dục tính kỉ luật cho trẻ và xây dựng cho trẻ thói quen tôn trọng nơi công cộng, không làm ảnh hưởng tới

mọi người xung quanh, có trách nhiệm với công việc và có tinh thần tập thể

cao, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn

Phương pháp này giúp trẻ tự điều chỉnh các nét tính cách và các đặc

điểm tâm lí cá nhân theo định hướng xã hội tích cực

1.7.3.4 Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ

Tổ chức hoạt động cho trẻ là con đường cơ bản đề hình thành và phát

triển nhân cách con người, qua đó thể hiện được mối quan hệ của mình với

mọi người xung quanh Đối với trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là vui chơi

Cần tổ chức cho trẻ những trò chơi lành mạnh hợp với lứa tuổi, đảm bảo vệ

Trang 24

CHUONG 2: THUC TRANG NHAN THUC CUA CAC GIÁO VIÊN MẢM NON KHU VỰC ĐÔNG ANH- HÀ NỘI

VẺ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

CHO TRE MAM NON

2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trong thời gian 10 tuần thực tập tại trường mầm non Kim Chung- Đông Anh- Hà Nội Tôi đã có điều kiện được trò chuyện tiếp xúc với các giáo viên mầm non ở khu vực này Hầu hết các giáo viên mầm non ở đây đều có nhận thức đúng về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non

Những thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ Để

hiểu rõ hơn về nhận thức của các giáo viên mầm non về phương pháp giáo

dục gia đình cho trẻ mầm non Tôi đã tiến hành điều tra trưng cầu ý kiến của

họ và thu được kết quả nhất định, sau khi đưa ra hệ thống câu hỏi kèm theo

đáp án và một số tình huống trong phiếu trưng cầu ý kiến của các giáo viên

mam non dé ho lựa chọn, bay to y kién, quan điểm của mình, giúp họ có

những phương pháp giáo dục gia đình đúng đắn cho trẻ

Tôi đã tiến hành điều tra ý kiến của 50 giáo viên mầm non ở các lớp nhà trẻ và mẫu giáo

- 13 giáo viên ở lớp nhà trẻ

- 6 giáo viên ở lớp mẫu giáo bé - 20 giáo viên ở lớp mẫu giáo nhỡ

Trang 25

2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội về phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non

Bảng I: Nhận thức cúa các giáo viên mầm non về phương pháp giáo dục

bằng các mẫu hành vỉ hành động của người lớn Cau hoi Phương án lựa chon s y TH kiến % 1 Ở lớp học anh(chị) có chú ý | A Thường xuyên 30 60 hành vi, hành động của mình | B Có 20 40 không? C Không 0 0 2 Những công việc nhỏ ở lớp | A Làm mẫu và hướng dẫn | 47 94 anh trẻ (chị) hướng dẫn trẻ thực hiện | B Hướng dẫn trẻ làm luôn | 3 6 như thế nào? C Đề trẻ tự làm 0 0

3 Anh(chị) hướng dẫn trẻ làm | A Trò chuyện với trẻ 42 84 những công việc nhỏ trong gia | B Nhắc nhở trẻ 7 14

đình giúp bố mẹ như thế nào? | C Không 1 2

4 Anh(chi) hay kê cho trẻ | A Truyện cô tích 45 90

nghe: B Truyện cười 5 10

C Truyện ngụ ngôn 0 0

5 Anh(chi) kế chuyện, đọc thơ | A Để trẻ học tập những| 32 64

cho trẻ nghe nhằm mục đích | tắm gương tốt

gì? B Dé ổn định lớp 9 18

C Đề gây hứng thú cho trẻ| 9 18

Trang 26

6 Ở lớp anh(chị) hướng dẫn trẻ | A Hướng dẫn trẻ và cho| 43 86 đánh răng rửa mặt như thế nào? | trẻ tự làm

B Dé trẻ tự làm 7 14

7 Khi trẻ có hành vi sai trái | A Quát măng trẻ 0 0

anh(chị) xử lí như thế nào? B Giải thích cho trẻ hiểu| 48 96

làm như vậy là không tôt

C Không quan tam 2 4

8 Anh(chi) lam gì để trẻ có |A Lấy tâm gương tốt để| 35 70

hành vi tốt? cho trẻ học theo

B Khuyên bảo trẻ 15 30

9 Các mẫu hành vi của các | A Có 49 98

giáo viên mầm non ở trường

anh(chị) có thống nhất với nhau | B Không 1 2 không?

- Tình huống 1:

Tinh huong Phương án lựa chọn Soy | Tilé

kién | %

Trong giờ hoạt động động góc bé | A Cô giáo nhẹ nhàng đỡ|_ 48 96 Minh ở góc xây dựng đã giành | bé Nam dậy và giải thích

viên gạch nhựa của bé Nam và | cho bé Minh hiểu làm

đấy bé Nam ngã xuống đất | như vậy là không tốt

Anh(chị) sẽ giải quyết như thế | B Cô giáo quát mắng bé| 2 4

nao? Minh và không cho chơi

Trang 27

Với trẻ nhỏ mọi thứ đều cần có người lớn hướng dẫn, chỉ bảo và uốn nắn kịp thời.Trong gia đình ông bà, bố mẹ và những người thân là tắm gương đầu tiên cho trẻ học và nơi theo Khi đến trường mầm non thi các cô giáo mầm non lại là tắm gương quan trọng để trẻ học và nơi theo.Đã có 30 giáo

viên trong số 50 giáo viên được hỏi chiếm 60% thường xuyên chú ý các hành

vi hành động của mình trong lớp học Những giáo viên này đã ý thức được trách nhiệm to lớn của mình Họ đã có những hiểu biết nhất định trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ Với họ thì khi cô giáo tổ chức bất cứ hoạt động học

tập, vui chơi hay bất cứ hành động nào cũng sẽ là cái cho trẻ học tập Có 20 giáo viên mầm non chiếm 40% thì cũng có để ý đến hành vi hành động của mình nhưng không thường xuyên Có thê do trình độ nhận thức của các giáo viên này chưa thục sự cao nên việc “xuề xòa” là đễ nhận thấy Họ nghĩ trẻ mầm non thì chưa biết gì nên chưa thục sự lưu tâm đến việc làm gương cho trẻ Không có giáo viên nào là không chú ý một chút nào đến hành vi hành động của mình

Ngoài việc lưu ý đến hành vi hành động thì việc hướng dẫn trẻ những công việc nhỏ ở lớp cũng được các giáo viên quan tâm Có 47 giáo viên trong

số 50 giáo viên được hỏi(chiếm 94%) đều làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm

những công việc nhỏ ở lớp Đây là những giáo viên có trình độ nhận thức cao Vì trẻ con nhỏ nên chưa thể làm ngay được nên nhười lớn cần làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm Có 3 giáo viên(chiếm 6%) hướng dẫn trẻ làm luôn Đây là những giáo viên chưa thực sự quan tâm đến trẻ Họ nghĩ rằng không cần làm mẫu mà cứ cho trẻ làm luôn

Khi được hỏi:“ Anh chị hướng dẫn trẻ làm những công việc nhỏ trong

gia đình giúp bố mẹ như thế nào?” Có 42 giáo viên(chiếm 84%) là thường

xuyên trò chuyện hướng dẫn trẻ làm những công việc nhỏ trong gia đình giúp

Trang 28

viên(chiếm 14%) chỉ đôi khi mới nhắc nhở trẻ làm những công việc nhỏ trong gia đình gúp đỡ bố mẹ Phải chăng những giáo viên này nghĩ rằng đó chủ yếu là trách nhiệm của cha mẹ trẻ mà thôi Có một giáo viên không hướng dẫn trẻ

có thể do chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, đây là nhận thức

sai cần sửa đôi

Các giáo viên thường kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe Bởi qua những câu chuyện, bài thơ mà trẻ được nghe trẻ học được rất nhiều tắm gương tốt

Có 45 giáo viên(chiếm 90%) thường kế chuyện cổ tích cho trẻ nghe Bởi truyện cô tích gần gũi và dễ hiểu lại rất l¡ kỳ nên rất hấp dẫn đối với trẻ Có 5

giáo viên(chiếm 10%) hay kể chuyện ngụ ngôn cho trẻ nghe Truyện ngụ ngôn cũng có ý nghĩa giáo dục cao Nhưng trẻ mầm non khó có thé hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện như vậy hiệu quả giáo dục sẽ không cao

Khi được hỏi:“ Anh chị kế chuyện đọc thơ cho trẻ nghe nhằm mục đích gì?” Đã có 32 giáo viên(chiếm 64%) chọn phương án để trẻ học tập những tắm gương tốt trong câu chuyện bài thơ Đây là những giáo viên thường

xuyên phân tích những điều tốt, điều xấu trong đó Để trẻ nhận ra nên học tập

theo tắm gương nào, và không nên làm theo tắm gương nào.Đó là những giáo viên quan tâm dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải Họ chú ý giảng giải cho trẻ

những điều mình vừa nói, từ đó giáo dục trẻ Có 9 giáo viên(chiếm 18%)

Chọn phương án để ồn định lớp, và 9 giáo viên(chiếm 18%) chọn phương án đề gây hứng thú cho trẻ vào bài học Họ chưa chú ý giáo dục cho trẻ những tắm gương tốt qua những câu chuyện bài thơ

Trang 29

viên(chiếm 14%) chưa chú ý hướng dẫn trẻ mà dé trẻ tự làm Như vậy trẻ có thé lam sai vì không được hướng dẫn

Khi được hỏi: “ Khi trẻ có hành vi sai trái anh chị xử lí như thế nào?”

Có 48 giáo viên (chiếm 96%) chọn phương án giải thích cho trẻ hiểu làm như vậy là không tốt Đây là những giáo viên có nhận thức khá cao vì trẻ còn nhỏ, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế vì vậy cần giải thích cho trẻ hiểu đề lần sau trẻ không làm như vậy nữa Nhưng có 2 giáo viên(chiếm 4%) không quan tâm, những giáo viên này mặc kệ trẻ như vậy là không đúng có thể do họ chưa quan tâm đến trẻ Không có giáo viên nào chọn phương án quát mắng trẻ

Đồng thời các giáo viên cũng cần giúp trẻ có những hành vi tốt Qua

điều tra tôi thu được kết quả: 35 giáo viên lấy tắm gương tốt dé trẻ học theo

Khi tâm sự với cô giáo Hằng lớp mẫu giáo lớn cô tâm sự: “ Hôm trước bé Minh cứ nói chuyện trong giờ học, lúc ấy tôi bảo cháu: con hãy nhìn bạn Đông kìa, bạn ấy rất ngoan, không nói chuyện nên học giỏi và được thưởng rất nhiều bé ngoan Thế là bé Minh không nói chuyện nữa và chú ý vào giờ học.Có 15 giáo viên(chiếm 30%) chọn phương án khuyên bảo trẻ Đây là những giáo viên thiên về lí thuyết nhiều hơn Nhưng họ cũng rất quan tâm và chú ý đến việc giáo dục trẻ Tuy nhiên với trẻ nếu chỉ nói lí thuyết mà không có hành động thì sẽ không thuyết phục trẻ

Khi được hỏi: Các mẫu hành vi của các giáo viên mầm non ở trường

anh chị có thống nhất với nhau không? Có 49 giáo viên(chiếm 98%) trá lời có

thống nhất với nhau Đây là những giáo viên có nhận thức đúng đắn, có sự trao đối giữa các giáo viên trong nhà trường về phương pháp giáo dục trẻ Có

Trang 30

Như vậy qua 10 câu hỏi thì phần đông các giáo viên mầm non đã nhận

thức được tầm quan trọng của việc làm gương cho trẻ học theo Bên cạnh đó

một số giáo viên còn chưa nhận thức đầy đủ về các phương pháp giáo dục gia đình cho trẻ mầm non Những giáo viên này cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn

và bố sung kịp thời những kiến thức để giáo dục trẻ tốt hơn

* Tình huống 1: Trong giờ hoại động động góc bé Minh ở góc xây dựng đã giành viên gạch nhựa của bé Nam và đẩy bé Nam ngã xuống đất Anh(chi) sẽ giải quyết như thế nào?

Có 48 giáo viên(chiếm 96%) chọn phương án cô giáo nhẹ nhàng đỡ bé

Nam đậy và giải thích cho bé Minh hiểu làm như vậy là không tốt Đây là những giáo viên có trình độ nhận thức cao Họ rất có hiểu biết và thực sự

quan tâm đến trẻ, họ muốn trẻ nhận biết được hành vi được làm và những hành vi không được làm Bên cạnh đó có 2 giáo viên(chiếm 4%) chọn phương án cô giáo quát mắng bé Minh và không cho chơi nữa Đây là cách giải quyết chưa hợp lí và không có hiệu quả giáo dục trẻ Trẻ còn nhỏ nên hiểu biết còn

hạn chế cần giải thích cho trẻ hiểu đó là hành vi không tốt để lần sau trẻ

Trang 31

Bảng 2: Nhận thức của các giáo viên mam non vé phương pháp giáo dục bằng lao động Câu hỏi Phương án lựa chọn Soy| Ti kién | 16%

1.Theo anh(chi) nên chon | A Céng việc nhỏ vừa sức với trẻ 43 | 86 những công việc như thế | B Công việc theo ý thích của trẻ 7 14

nào cho trẻ thực hiện? C Công việc theo ý thích của cô| 0 0

giáo

2 Khi trẻ thực hiện công | A Có 46 | 92

viéc anh(chi) co thudng | B Déi khi 4 8

xuyên động viên, khích lệ | C Không 0 0

trẻ không?

3 Khi trẻ làm sai anh chị | A Yêu câu trẻ không làm nữa 4 8

sé: B Hướng dẫn trẻ đề trẻ làm lại 46 | 92

C Quát mắng trẻ 0 0

4 Khi trẻ làm sai anh(chị) | A Gân gũi, khuyên bảo trẻ 49 | 98

Khuyên bảo trẻ như thế | B Quát mắng trẻ 1 2

nao?

5 Thông qua lao động | A Yêu quý người lao động 1 anh(chị) giáo dục trẻ điều | B Yêu quý sản phẩm lao động 2 4

Trang 32

* Tình huống 2: Tình huong Phương án lựa chọn Soy | Tilé kiến | %

Bé Lan đang phơi khăn giúp cô | A Hướng dẫn trẻ để trẻ| 45 90 giáo do không cân thận đã làm rơi | làm lại

khăn xuống đất bị bản trong tình |B Không cho trẻ làm| 5 10 huống như vậy anh(chị) sẽ giải | nữa

quyết như thế nào?

Qua bảng trên tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên mầm non đã lưu tâm đến việc giáo dục lao động cho trẻ mầm non Có 43 giáo viên(chiếm 86%) lựa chọn những công việc nhỏ vừa sức với trẻ Những giáo viên này đã quan tâm

đến đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Họ đã chú ý nhận thức rõ công viéc nao là

phù hợp với trẻ tại thời điểm đó Chẳng hạn khi cô giặt khăn thì trẻ có thé giúp cô giáo phơi khăn Khi làm được những công việc vừa sức sẽ tạo cho trẻ niềm vui, và sự thích thú Có 7 giáo viên( chiếm 14%) đề trẻ làm những công

việc mà trẻ thích Những giáo viên này chưa thực sự quan tâm đến trẻ Nếu cứ để trẻ muốn làm gì thì được làm nấy sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và khó

bảo Đây là một dấu hiệu phát triển không tốt ở trẻ

Khi trẻ thực hiện công việc có 46 giáo viên(chiếm 92%) thường xuyên động viên khích lệ trẻ Các giáo viên này đều nhận thức được rằng sự động

viên khích lệ kịp thời sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ Khi được động viên, khích lệ trẻ sẽ thấy vui và tự hào Bên cạnh đó có 4 galos viên(chiếm

8%) chỉ đôi khi mới động viên khích lệ trẻ Có thể do họ quên hoặc nghĩ rằng

không cần thiết phải khích lệ trẻ nhiều

Khi trẻ làm sai có 46 giáo viên(chiếm 92%) sẽ hướng dẫn trẻ lầm lại

Trang 33

Họ hiểu rằng cần hướng dẫn trẻ để trẻ làm tốt hơn Như vậy sẽ giúp trẻ tự tin làm lại và không lo lắng khi trẻ làm sai Tuy nhiên có 4(chiếm 8%) chọn phương án yêu cầu trẻ không làm nữa Đây là những giáo viên khá nóng nảy

làm như vậy sẽ khiến trẻ tự ti và mặc cảm, lần sau trẻ không dám làm nữa

Khi trẻ làm sai có 49 giáo viên(chiếm 98%) gần gũi khuyên bảo trẻ

Đây là những giáo viên có nhận thức cao Họ hiểu rằng cần nhẹ nhàng khuyên bảo thì trẻ mới tiếp thu được Trẻ em còn rất non nớt và dễ bị tốn thương vì vậy phải gần gũi quan tâm khi trẻ làm sai Có một giáo viên(chiếm 2%) chọn phương án quát mắng trẻ Đây là nhận thức rất sai lầm, làm như vậy trẻ sẽ sợ hãi và lo lắng

Có 47 giáo viên(chiếm 94%) cho rằng thông qua lao động sẽ giáo dục trẻ biết yêu quý người lao động và sản phẩm lao động Khi làm được một việc gì đó trẻ cảm thấy rất hứng khởi và tự hào vì đã làm được việc có ích Hơn

nữa trẻ phải cố gắng rất nhiều mới hồn thành được cơng việc như vậy trẻ sẽ biết quý trọng các sản phẩm lao động hơn và yêu quý người lao động hơn Trẻ sẽ biết giữ gìn đồ dùng đồ, đồ chơi để đồ chơi ngăn nắp gọn gàng Có 1 giáo viên(chiếm 2%) cho rằng qua lao động chỉ giúp trẻ yêu quý người lao động Và 2 giáo viên(chiếm4%) nghĩ qua lao động chỉ giúp trẻ yêu quý sản phẩm lao động Đây là những nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ

Tình huống 2: Bé Lan đang phơi khăn giúp cô giáo do không cần thận đã làm rơi khăn xuống đất bị bẩn trong tình huống như vậy anh(chị) sẽ giải quyết như thế nào?

Trong số 50 giáo viên được hỏi có 45 giáo viên chiếm 90% chọn cách

giải quyết là hướng dẫn trẻ để trẻ làm lại Đây là những giáo viên có nhận

thức khá cao họ hiểu rõ đặc điểm tâm lí của trẻ Họ thực sự quan tâm đến trẻ

và muốn trẻ làm tốt hơn nên đã tận tình hướng dẫn trẻ đề trẻ làm tốt hơn Có 5

Trang 34

cần phải được sửa đổi Trẻ mầm non rất thích tập làm người lớn và muốn

được lao động Nếu khi trẻ làm sai mà không cho trẻ làm nữa thì trẻ sẽ tự ti,

lo lắng nghĩ là mình không làm được

Bảng 3: Nhận thức của cac gido vién mam non về phương pháp tạo tình huống Câu hỏi Phương án lựa chọn Soy | Tỉ lệ kién | %

I Anh(ch) có thường |A Có 42 84

xuyên sử dụng phương | B Đôi khi 8 16

pháp tạo tình huống không? | C Không 0 0

2 Theo anh(chị) nên sử|A Thường xuyên tạo tình| 48 96 dụng phương pháp tạo tình | huống cho trẻ trong giờ học,

huống trong giáo dục mầm | giờ chơi

non như thế nào? B Đôi khi tạo tình huống cho 2 4 trẻ trong giờ chơi

3 Sau khi tạo tình huông ở | A Không nói gì 2 4 trẻ xuất hiện những tính | B Khen ngợi trẻ 48 96 cách tốt anh(chị) sẽ:

4 Tình huông: Ở lớp bé | A Quát trẻ, không cho trẻ chơi 1 2

Nga thường dành đồ chơi, | nữa

không cho các bạn cùng | B Không quan tâm 2 4

chơi anh chị sẽ: C Giải thích cho trẻ hiểu làm| 47 94

Trang 35

*Tình huống 3: Tình huống Phương án lựa chọn Soy kién Tỉ lệ %

Bé Đông và bé Đạt muôn biệt về luật

giao thông đường bộ ra sao? Vậy là cô giáo gợi ý cho 2 bé chơi trò chơi Bé Đông giả làm “chú công an giao thông” đứng ở ngã tư, còn bé Đạt giả làm “người lái xe” Bé Đông di xe nhanh quá không may đâm vào “chú công an” Cả 2 cùng ngã ra “đường” “Chú công an” vùng dậy lao vào đánh “ bác lái xe”, hai bên cãi nhau không ai chịu nhường al Lúc này cô giáo giả làm “người đi đường” vào giải thích cho cả 2 cùng bình tĩnh để giải quyết

“Bác lái xe” không cố ý đâu nên “ chú

Trang 36

Khi tôi đưa ra câu hỏi: Anh chị có thường xuyên sử dụng phương pháp tạo tình không?

Có 42 giáo viên(chiếm 84%) thường xuyên sử dụng phương pháp này

Đây là những giáo viên nhận thức được ý nghĩa của việc tạo tỉnh huống cho trẻ , để kịp thời uốn nắn sửa chữa những tính cách chưa phủ hợp với chuẩn hành vi xã hội Tuy nhiên có 8 giáo viên(chiếm 16%) chỉ đôi khi mới sử dụng phương pháp này Có thể họ chưa tim hiêu kĩ về phương pháp này hoặc không có thời gian để tạo tình huống cho trẻ

Khi được hỏi:“Theo anh(chị) nên sử dụng phương pháp tạo tình huống trong giáo dục mầm non như thế nào?” Có 48 giáo viên chiếm 96% chọn phương án thường xuyên tạo tình huống cho trẻ trong giờ học, giờ chơi Đây là những giáo viên có trình độ nhận thức cao và đã thực sự quan tâm đến trẻ Họ đã sử dụng phương pháp tạo tình huống một cách hiệu quả nhất và tận dụng phương pháp này một cách triệt để Bên cạnh đó có 2 giáo viên chiếm 4% chỉ sử dụng phương pháp tạo tình huống trong giờ chơi Các giáo viên này chưa hiểu sâu sắc về phương pháp này nên sử dụng chưa đầy đủ và đạt hiệu quả cao

Sau khi tạo tình huống ở trẻ xuất hiện những nét tính cách tốt có 48 giáo viên(chiếm 96%) khen ngợi trẻ Đây là những giáo viên nắm bắt tâm

sinh lí của trẻ tốt, có trình độ nhận thức cao và quan tâm đến sự phát triển của trẻ Với trẻ khi làm được điều tốt hoặc sửa sai mà được người lớn khen thì sẽ

làm cho trẻ khắc sâu thêm những gì trẻ làm được Có 2 giáo viên(chiếm 4%) coi việc xuất hiện nét tính cách tốt ở trẻ sau mỗi lần tạo tình huống là bình

thường nên không nói gì Những giáo viên này hiểu chưa sâu, chưa kĩ về phương pháp tạo tình huống

Trang 37

là cách giải quyết chưa hợp lí Có 2 giáo viên(chiếm 4%) không quan tâm mặc kệ trẻ Các giáo viên này cũng chưa thực sự quan tâm trẻ mà còn thờ ơ

không quan tâm đến trẻ Có 47 giáo viên(chiếm 94%) giải thích cho trẻ hiểu

làm như vậy là không tốt Đây là những giáo viên có trình độ nhận thức cao

Họ thực sự quan tâm đến trẻ và muốn trẻ phát triển tốt

Qua 3 câu hỏi và một tình huống ta thấy hầu hết các giáo viên mầm non đã nhận thức đúng về mục đích và tác dụng của phương pháp tao tình huống Từ đó giúp trẻ điều chỉnh hành vi, khơi dậy lòng tự trọng ở trẻ Tuy nhiên bên

cạnh đó vẫn còn một số giáo viên con chư nhận thức đúng và chưa quan tâm

thực sự đến việc áp dụng phương pháp này

Qua tình huống 3: Bé Đông và bé Đạt muốn biết về luật giao thông đường bộ ra sao? Vay la cé giáo gợi ÿ cho 2 bé chơi trò chơi Bé Đông giả làm “chú công an giao thông” đứng ở ngã tư, còn bé Đạt giả làm “người lái xe” Bé Đông đi xe nhanh quá không may đâm vào “chủ công an” Cả 2 cùng ngã ra “đường” “Chú công an” vùng dậy lao vào đánh “ bác lái xe”, hai bên cãi nhau không ai chịu nhường ai Lúc này cô giáo giả làm “người đi đường” vào giải thích cho cả 2 cùng bình tĩnh để giải quyết “Bác lái xe” không có ý đâu nên “ chú công an” cũng đừng quá nóng nảy Sau đó hai bên bắt tay giảng hòa và vui vẻ chơi tiếp Anh(chị) nghĩ thế nào về tình huống trên?

Có 48 giáo viên cho rằng cách giải quyết trong tình huống trên là phù hợp Đây là những giáo viên có trình độ nhận thức khá cao Họ đã biết thông

qua tình huống để giáo dục trẻ Cách giải quyết như vậy rất tự nhiên và đạt

Trang 38

Bảng 4: Nhận thức của các giáo viên mam non vé phương pháp tổ chức hoạt động Câu hỏi Phương án lựa chọn Soy | Tỉ lệ kiến | %

1 Qua phương pháp tô chức | A Thỏa mãn nhu câu vui choi} 5 10 hoạt động cho trẻ anh(ch\) | của trẻ

nhằm mục đích gì? B Hình thành và phát triển| 3 6 nhân cách cho trẻ

C Cả hai phương án trên 42 84 2 Anh(chi) thường tô chức | A Buôi chiêu 12 24 cho trẻ đi công viên dạo chơi | B Buổi sáng 24 | 48

vào lúc nào? C Cả ngày 14 | 28

3 Anh(chị) thường tô chức | A Cho trẻ tự chọn đỗ chơi 44 88 cho trẻ chơi với đồ chơi như | B Cô giáo chọn đồ chơi cho| 6 12

thế nào? trẻ

4 Khi tổ chức cho trẻ chơi | A Theo dõi hướng dẫn trẻ chơi | 45 90

anh(chị) sẽ làm như thế nào? | B Để trẻ tự chơi 5 | 10

5 Anh(chi) tô chức cho trẻ | A Theo ý thích của trẻ 40 80

chơi theo hướng nào? B Theo ý thích của cô giáo 10 20

Tình huống 4:

Tình huông Phương án lựa chọn Soy | Tilé kién %

Bé Thao và bé Duy đi học sớm | A Lay đồ chơi cho trẻ| 45 90

khi các bạn còn chưa đến Hai bé | chơi

cứ đòi chơi đồ chơi Anh chị sẽ | B Bắt trẻ ngồi im một| 5 10

giải quyết như thế nào? chỗ

Trang 39

Qua việc quan sát bảng trên chúng ta có thể thấy được sự quan tâm giáo

dục trẻ qua việc tổ chức hoạt động là rất cần thiết Nhiều giáo viên mam non

đã nhận thức được diều đó tuy nhiên bên cạnh đó có một số giáo viên còn

hiểu biết thấu đáo Cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Qua phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ anh chị nhằm mục đích gì?

Có 5 giáo viên trong tổng số 50 giáo viên(chiếm 10%) trả lời phương án đề thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ Có 3 giáo viên(chiếm 6%) lựa chọn phương án để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Đây là những nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ Có 42 giáo viên(chiếm 84%) chọn cả 2 phương án trên Đó là tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ đồng thời giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách Đây là nhận thức rất đúng đắn trẻ cần được vui chơi đây làhoatj động

chủ đạo của trẻ Khi trẻ chơi cũng cần có người lớn quan sat hướng dẫn và uốn nắn Đây là những giáo viên hiểu sâu sắc phương pháp tổ chức hoạt động

cho trẻ Khi tổ chức cho trẻ hoạt động họ luôn chỉ bảo và hướng dẫn cho trẻ

Khi tổ chức cho trẻ chơi họ lựa chon nhũng nội dung chơi phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo an toàn cho trẻ Những giáo viên này mong muốn trẻ được phát triển toàn diện

Câu hỏi 2: Anh(chị) thường tô chức cho trẻ đi công viên đạo chơi vào lúc nào?

Có 12 giáo viên(chiếm 24%) thường xuyên tổ chức cho trẻ đi công viên dạo chơi vào buổi chiều Những giáo viên này cho rằng cho trẻ dạo chơi vào

buổi chiều còn buổi sáng để trẻ học trên lớp Có 24 giáo viên(chiếm 48%)

Trang 40

sống hơn Có 14 giáo viên(chiếm 28%) cho trẻ đi công viên đạo chơi cả ngày Có lẽ những giáo viên này muốn trẻ học được quan sát nhiều về thế giới xung quanh Nhưng cho trẻ đạo chơi cả ngày thì quá sức đối với trẻ Vì trẻ con nhỏ nên trẻ không thể quan sát cả ngày được

Khi được hỏi: Anh(chị) thường tô chức cho trẻ chơi với đồ chơi như thế

nào? Có 44 giáo viên(chiếm 88%) thường cho trẻ tự chọn đồ chơi Đây là những giáo viên có nhận thức cao, quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Đồ chơi cũng rất cần trong hoạt động vui chơi của trẻ Trẻ mầm non đang rất cần khám phá những dụng cụ, đồ dùng của người lớn Trẻ muốn bón cho em

ăn, muốn xách làn đi chợ, muốn nấu cơm, Tất cả những điều ay trẻ không

thé thực hiện trẻn đồ vật vì trẻ chưa có đủ khả năng Đồ chơi làm cho hoạt động chơi của trẻ thêm phong phú, sinh động Qua hoạt động với đồ chơi trẻ hiểu thêm về hoạt động cũng như cuộc sống sinh hoạt của người lớn Từ đó trẻ sẽ dần dần hòa nhập vào cuộc sống thực tế Đồ chơi sẽ góp phần giải quyết tính tò mò ham hiểu biết của trẻ mà lại đảm bảo an toàn cho trẻ Có 6 giáo viên(chiếm 12%) chọn phương án cô giáo chọn đồ chơi cho trẻ Có thể những giáo viên này chưa nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của đồ chơi với trẻ Nên

để trẻ tự chọn đồ chơi như vậy trẻ sẽ thích thú chơi hơn

Khi tổ chức cho trẻ chơi có 45 giáo viên(chiếm 90%) là theo dõi và

hướng dẫn trẻ chơi Đây là những giáo viên quan tâm thực sự đến trẻ Cô giáo là người hướng dẫn trẻ trong hoạt động mới, mở mang thêm tầm kiến

thức mới cho trẻ Theo dõi trẻ chơi để kịp thời uốn nắn những hành vi chưa đúng của trẻ kịp thời Có 5 giáo viên (chiếm 10%) đề trẻ tự chơi, đây là những

giáo viên chư nhận thức được vai trò quan trọng của mình khi tổ chức hoạt động cho trẻ chơi Họ để mặc cho trẻ tự chơi như vậy hiệu quả giáo dục đạt

Ngày đăng: 08/10/2014, 02:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w