TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
NGUYEN THI UT
TIM HIEU THUC TRANG GIAO DUC THAM MY CHO TRE MAU GIAO LON O MOT SO TRUONG MAM NON KHU VUC THANH PHO VINH YEN -
VINH PHUC
Người hướng dẫn khoa học Ths TRÀN THANH TÙNG
Trang 2LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học và các thây cô giáo trong tô bộ môn Giáo dục học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp này
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Trần
Thanh Tùng — Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá
trình học tập, nghiên cứu đề hồn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các em học
sinh trường Tiểu học Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A đã tận tình giúp đỡ em Trong q trình nghiên cứu, khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế
Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để đề tải được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Ha Noi, ngày tháng 5 nam 2015
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại một số trường Tiểu học khu vực Đông Anh - Hà Nội” là kết quả mà tôi trực tiếp tìm tịi, nghiên cứu Trong
q trình nghiên cứu tơi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một
số tác giả khác Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra những van dé can tim
hiểu ở đề tải của mình Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hồn tồn khơng
trùng với kết quả của tác giả khác
Tôi xin chỊu trách nhiệm về sự cam đoan này!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT
Viết đầy đủ Viết tắt
Giao dục GD
Kĩ năng sông KNS
Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo
dục của Liên Hợp Quốc UNESCO
Tô chức y tê thê giới WHO
Qõy nhi đông Liên Hợp Quôc UNICEF
Giáo dục trải nghiệm GDTN
Hoạt động trải nghiệm HDTN
Trang 6MUC LUC
PHAN MO DAU Qsesssesssssscsssssscssnsscssessssssssssesssncessssssscessessssssssssssessessssesssssseees 1 1 Li do chon dé taic ccccccccccccccccscccececescscsescsscscscscscsesescvscecacsesesesssavscsesesesanecees 1 2 Lịch sử nghiên cứu đề tải - 2 - << SE Ek kg cv rkrkererered 3
S/0003ố0010ï(6i 141801007007 6
4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2s s2 z+s+zz+E+zezszrerszrzred 6
5 Pham vi nghién CU 0n 6 6 Giả thuyết khoa hỌcC -s- -<st EEEEEE cv cv ket rrred 6 tho 0820 0v 0 — 7 D08 3049115800118 3134i15i09i: 0000107 7 9 Kế hoạch nghiên CỨU .- - + + + ES£EEE£E SE eEECk ke rkrrrrerered 7 10 Dự kiến cấu trúc đề tải nghiên cứu . - 2+ s+s+zs+evzecxsrerxsrxred 7
PHẢN 2 NỘI DUNG .-.° 5-55 2< s9 S9 9 Ss9E9E3E29138585595855815E56595508 9 CHUONG 1: CO SO LI LUAN CUA VIEC GIAO DUC Ki NANG SONG CHO HOC SINH TIEU HOC THONG QUA HOAT DONG 701672115) 000202277 9
1.1 Một số vẫn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học 9 LLL, KRU NIG 8n heee<e< 9 1.1.2 Phân loại kĩ năng sỐng . -sccscccerreereersrrksrrrrerrrrsrecree I1 1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu [/101IENMđdẦƯÚỮƯ 12 1.2 Một số vẫn đề về ø1áo dục trải nghiỆm 5s sex 14
Trang 71.3 Giáo dục kĩ năng sông cho học sinh Tiểu học thơng qua hoạt động đIg)8313019i1011177 21
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học -c-c c5: 21 1.3.2 Giao dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt ,/01/1-14218/14/112// RE .e 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TẠI MỘT
SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC ĐÔNG ANH - HÀ NỘI 24
2.1 Vài nét về địa bàn và phạm vi nghiên cỨu - 2s sex: 24 2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiÊP CỬ -. ccsceccececsrersrerrsrerreee 24 2.1.2 Vài nét về phạm vì nghiÊH CỨH 25 c©c< se cecxcrxetsrerrsree, 25 2.2 Thực trạng kĩ năng sông của học sinh ở ba trường Tiểu học: Cô
Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A . - 2-2 s + *E€ESEEEEvsrkerrrererrererkee 27
2.2.1 Thực trạng ki năng sống của học sinh ở bq trưởng Tiểu học:
Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A + +-+ + +e+tetsreEsrerkererereeree 27 2.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh ở ba
trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A -. <cs+sa 31 2.3 Thuc trang vé viéc thuc hién giao duc ki nang song cho hoc sinh Tiéu học thông qua hoạt động trải nghiệm ở ba trường Tiểu học: Cô Loa, Tiên
Dương, Thị ¡ï ăằẶẶẶ‹id 33
2.3.1 Nhận thức của cản bộ quản Ïi, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị frí và vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông 0128/19/187101/1-874218/1-4/112/0000777ee.4.Ả 33 2.3.2 Mức độ triển khai nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm ở ba trưởng Tiểu
Trang 82.3.3 Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức giáo duc ki nang
song cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiỆM - 36 2.3.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo dục ki năng sống cho học
sinh ở ba trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A 37
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU \4079%:/0)ie 00:00 40
3.1 Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp + - scsser«¿ 40
3.1.1 Cơ sở để xuất biện pháp scc+ccserrerrcsrererrrrrrrererecree 40
3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện phảp - 5s 5scsccsccecrerereeree 40 3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo đục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm 42
3.2.1, Dam bảo sự lãnh đqo, Chỉ đẠO So Sex, 42 3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trưởng vỀ việc xảy dung, tổ chức thực hiện giao duc ki nang
sống thông qua hoat Gong trdi nghiéM c.cccccecsesssssesssessesesseseereevenes 43 3.2.3 Xây dựng quy trình tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học bằng trải nghiệm một cách hiỆU QUẢ o ào cà 2< 5< <<<+ 44 3.3 Một số kế hoạch tô chức hoạt động giáo dục trải nghiệm dé giáo
dục kĩ năng sông cho học sinh Tiểu học . -2- + 5 s+zss+zecssrerxsved 46 3.3.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm để trẻ có được kĩ năng chào hỏi Cho hoc Sitth lop 1 wiccccccessccscccesesssccccesssssceccesensnsaceceseeseneeceseesussseceseesenaes 46 3.3.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm để hình thành kĩ năng khi tham gia gÌO (hƠN Ăn HH ng ng ng ng ng và 48 3.3.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực hành: Đi thăm thiên nhiên 50
Trang 91 Két lUẬN: SH nh ng cv
2 Kiến nghị . <5 t3 TH 11 1151111 1117111 11 re rkerkd
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5° 56s e< s se SEs£SsSssEsSsessEssssesee
Trang 10PHAN MO DAU 1 Lido chon dé tai
Bac hoc Tiéu hoc la “Bac hoc nén tảng của hệ thông giáo dục quốc dân,
có nhiệm vụ xây dựng và phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mi va thé chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Cùng với đó, luật Giáo dục cũng chỉ
rõ “Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm ø1úp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mi va có kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung hoc co so” [8]
Thực hiện theo định hướng của Đảng và nhà nước, ngành giáo dục phải bằng mọi biện pháp giúp HS phát triển toàn diện Để có thể phát triển tồn diện thì HS khơng thê thiếu kĩ năng sống (KNS) KNS đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hình thảnh và phát triển nhân cách HS, nó giúp các em chuyển tri thức, tình cảm, niềm tin thành các giá trị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, đồng thời giúp HS thành công trong học tập và rèn luyện Nếu được trang bị những kĩ năng sống, HS có thê vượt qua được những thử thách trong cuộc song một cách tốt nhất KNS là bai hoc quan trọng g1úp các em bước vào tương la
Chúng ta đều có thể nhận thấy tầm quan trọng to lớn của KNS trong cuộc sông mỗi con người chính vì vậy mà vẫn đề giáo dục KNS là vô cùng cần thiết Giáo dục KNS được tiễn hành ở nhiều cấp bậc học khác nhau nhưng
giáo dục KNS ở bậc Tiểu học chiếm vị trí đặc biệt bởi vì trường Tiểu học là nơi đảo tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước HS ở bậc học
Trang 11Hiện nay, ngảnh giáo dục đang không ngừng đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học dé lam
sao bién người học trở thành đơi tượng tích cực, chủ động tìm ra tri thức và
ứng dụng được trí thức vào đời sống Trong dạy học, GV hướng tới việc khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Trên cơ sở đó người ƠV sẽ chủ động tô chức các hoạt động đa dạng phong phú cho HS tham gia Từ đó học sẽ đi đôi với hành, HS sẽ lĩnh hội được tri thức và hình thành được Kĩ năng Muốn vậy, người GV trong quá trình tổ chức hoạt động cho HS phải kết hợp một cách nhuân nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau, đặc biệt là các phương pháp như: phương pháp đặt vẫn đề, phương pháp kiến tạo, phương pháp giáo dục trải nghiệm (GDTN)
Trong các phương pháp kế tên trên thì GDTN là một phương pháp dạy học mới Ở phương pháp này HS được thực hành, chủ động tạo ra kiến thức,
thu thập kiến thức, hình thành kĩ năng thái độ cho bản thân GDTN đòi hỏi
HS phải vận dụng những kiến thức đã học một cách tong hop, linh hoạt giải quyết vẫn đè, kích thích hứng thú của người học Có thể xem hình thức
GDTN là một trong những biện pháp tốt nhất để hình thành ở HS những hiểu
biết sâu sắc, những kĩ năng, kĩ xảo
Giáo dục KNS địi hỏi hình thành ở Hồ những kĩ năng mà những kĩ năng có được phải qua thực hành Từ đây ta có thể thấy được việc giáo dục
KNS cho HSTH bằng trải nghiệm là vơ cùng thích hợp
Trang 12thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống dẫn đến những bắt cập trong hành vị, lối sông đạo đức của nhiều HS
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại một số trường Tiểu học thuộc khu vực Đông Anh - Hà Nội”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Lịch sử nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống
Thuật ngữ “KNS” được đề cập đến lần đầu tiên bởi những nhà tâm lí
học thực hảnh năm 1960 Sau này việc nghiên cứu về GD KNS được phát triển rộng khắp trên thế giới và được coi là vẫn đề cân thiết, cần được nghiên cứu và huấn luyện cho mọi người
Ở nước ngoài như:
Ở Lào: KNS được đề cập đến năm 1997 với nội dung có liên quan đến GD phòng chống HIV/AIDS được lồng ghép vào chương trình chính quy và khơng chính quy ở các trường sư phạm đào tạo GV
Ở Campuchia: Cũng sớm đưa vẫn đề GD KNS vào nhà trường Nội
dung GD KNS được tích hợp vào các bài học của các môn học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12
Ở Malaysia: GD KNS do bộ GD và các cơ quan khác thực hiện Bộ GD
coi KNS là môn kĩ năng của cuộc sống (Living Skills) Trong chương trình GD ở Malaysia, môn này được dạy như là một môn học ở trường Tiểu học từ lớp 4, 5
Trang 13Nói chung các quốc gia cũng mới bước đầu triển khai GD KNS nên chưa tồn diện, chưa có quốc gia nào đưa ra kinh nghiệm hoặc hệ thống Các
tiêu chí đánh giá chất lượng KNS
Ở trong nước:
Trong lịch sử GD Việt Nam, nội dung GD con người biết đối nhân xử
thế, kinh nghiệm lảm ăn để đáp ứng với những thách thức của thiên tai đã
được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ Tuy nhiên những nội dung đó chưa được gọi là GD KNS vì xã hội trong giai đoạn đó chưa chứa đựng những vấn đề mang tính thách thức, nguy cơ rủi ro như trong xã hội hiện nay
Thuật ngữ KNS được biết đến bắt đầu từ những năm 1995 — 1996
thông qua dự án “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chỗng HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” Tuy nhiên đến
năm 2003 khái niệm KNS mới được hiểu nội hàm đây đủ sau hội thảo “Chất
lượng giáo dục và kĩ năng sống” do UNESCO tải trợ
Năm 2005, nhóm tác giả của Viện chiến lược và chương trình giáo dục đã có cơng trình nghiên cứu đầu tiên: “Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam” Đây là cơng trình nghiên cứu quan trọng làm nền tảng cho các cơng trình
nghiên cứu tiếp theo về KNS ở Việt Nam
2.2 Lịch sử nghiên cứu giáo dục trải nghiệm
Có thê nói học tập bằng kinh nghiệm có từ rất lâu đời cùng với sự phát
triển của loài người Nhưng giáo dục trải nghiệm được các nhà giáo dục đưa
ra là từ cuối thế kỉ XIX đầu thế ki XX
Trang 14Năm 1984, Gs.David Kold người Mĩ đã công bố công trình nghiên cứu
của mình về giáo dục trải nghiệm Ông đã xây dựng nên mô hình học tập qua
kinh nghiệm gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khởi động bằng VIỆC tiếp thu một kinh nghiệm Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi
G1ai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động
Theo Cral Rges: “Chỉ có cách học tập dựa trên sự khám phá bản thần hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi hành vi của mình Bán chất của nó chính là trải nghiệm”
Con Richard Ponzio va Sally Stanly thi cho rang: “Gido dục trải nghiệm không đơn thuần là phải thực hiện một hoạt động từ đó rút ra những kết luận vả vận đụng vào tình hng khác nhau Mà thông qua việc kết hợp nhiều cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm, tất cả người học đều
được mở rộng hiểu biết của mình”
Như vậy trên thế giới quan niệm về giáo dục trải nghiệm đã được nhắc đến từ lâu Mặc đù có nhiều quan điểm nhưng đều đẻ cập đến cách học thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh nhớ lâu và kết hợp giữa lí thuyết
với thực hành trong thực tế
Ở Việt Nam giáo dục trải nghiệm mới được đưa vào nghiên cứu vài năm gần đây Dự án giáo dục Môi Trường Hà Nội phỗi hợp trung tâm Con
người và Thiên Nhiên biên soạn cuốn “Hoc ma choi — Choi mà học” hướng
dẫn các hoạt động môi trường trải nghiệm trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra các bước tô chức thực hiện hoạt động trải nghiệm và giới thiệu một số hoạt động trải nghiệm cụ thể [7]
Trang 15riêng, cho thấy vấn đề GD KNS còn ít được quan tâm nghiên cứu Vì vậy cần phải có sự quan tâm hơn nữa để tập trung nghiên cứu các mặt lí luận và thực tiễn góp phân nâng cao chất lượng GD toàn điện cho HS
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học Từ đó, đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học băng hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kết quả giáo dục kĩ năng sống, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS Tiểu học
4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại một số trường Tiểu học thuộc khu vực Đông Anh - Hà Nội
4.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học 5Š Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp trải nghiệm để giáo dục kĩ
năng sông cho học sinh ở một số trường Tiểu học thuộc khu vực Đông Anh —
Hà Nội
6 Giả thuyết khoa học
Trang 167 Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
7.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu
học thông qua hoạt động trải nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh
7.3 Đề xuất một sô giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
8 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau: ổ.I Phương pháp nghiên cứu lí luận
8.2 Phương pháp điều tra ổ.3 Phương pháp trò chuyện 8.4 Phuong phap quan sat 8.5 Phương pháp xử lí số liệu 9 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 20115 Trong đó:
Tháng 12/2014 - 2/2015: Tìm hiểu những tải liệu (văn bản chỉ đạo, tài liệu tập huấn, tài liệu tham khảo ) có liên quan đến đề tải Tìm hiểu những
cơ sở thực tiễn có liên quan và thực trạng vẫn đề nghiên cứu
Tháng 3 /2015: Thực hiện công tác điều tra thực trạng, tổng hợp số liệu Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực trạng và điều kiện thực tế nhà trường, địa phương
Tháng 4/2015: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, viết hoàn thiện đề tài 10 Dự kiến cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, trong luận văn gồm có các chương như sau:
Trang 17Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm
Trang 18PHAN 2 NOI DUNG
CHU ONG 1: CO SO LI LUAN CUA VIEC GIAO DUC ki NĂNG SÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA
HOAT DONG TRAI NGHIEM
1.1 Một số vẫn đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
1.1.1 Khải niệm
1.1.1.1 Quan niệm về kĩ năng sống
Trên các diễn đàn khoa học hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác
nhau về KNS và GD KNS, tùy theo các khía cạnh khác nhau mà các tô chức,
cá nhân đưa ra các quan niệm khác nhau
Theo tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc séng hang ngày — đó là những kĩ năng cơ bản như đọc,
viết, làm tính
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có được để tương tác với
những người khác một cách hiệu quả và giải quyết một cách tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày
Tương đồng với quan niệm của tô chức y tế thế giới, cịn có quan niệm KNS là những kĩ năng tâm lí xã hội có liên quan đến những tri thức, những
giá trị và những thái độ, cuỗi cùng được thể hiện ra băng những hành vi làm
cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và
thách thức của cuộc song [6]
Theo UNICEF: KNS 1a tap hop nhiéu ki nang tam li, xã hội và giao tiếp
Trang 19có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lí và quản lí bản thân nhằm giúp họ
có cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ KNS có thể thể hiện những hành
động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của
người khác cũng như đến những hành động nhằm thay đôi môi trường xung
quanh, giúp nó trở lên lành mạnh
Tuy nội hàm của các khái niệm nêu trên rộng, hẹp khác nhau; nhưng về
cơ bản giữa chúng có sự thống nhất hiểu KNS thuộc về phạm trù năng lực, bao hàm cả tri thức, thái độ và hành v1, hành động trong lĩnh vực nào đó, mà không phải là phạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi
1.1.1.2 Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục KNS có mục tiêu chính là làm thay đối hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hảnh vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sông cá nhân và phát triển bền vững cho xã hội Đồng thời
GD KNS cần được thực hiện thống nhất trong nhiệm vụ ŒD nhân cách toàn
điện (theo các lĩnh vực văn hóa xã hội, theo các loại hình hoạt động của con người, theo cả bốn trụ cột trong GD thế ki XXI: học đề biết, học để làm, học để chung sống với mọi người và học để tự khắng định mình) thơng qua quá trình dạy học và GD vừa hướng tới mục tiêu hoàn thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua những thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành
động, phát triển tồn diện chỉ số thơng minh và các lĩnh vực trí tuệ xúc cảm,
trí tuệ xã hội Bên cạnh đó việc cùng sông và cùng hoạt động trong cộng đồng với nhiều người khác đòi hỏi phải có sự chú ý đến quy luật xã hội và có sự chuẩn đốn phù hợp về hành động của người khác để từ đó tổ chức, đặt kế hoạch và ra quyết định của bản thân
Trang 20Từ nhimg phan tich vé KNS va muc tiêu GD KNS có thể rút ra quan niệm về GD KNS như sau: “Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sơng
tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay
đổi những thói quen hành vi tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, thái độ, kĩ năng thích hợp”
1.1.2 Phân loại kĩ năng sống
Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe (WHO), KNS gồm 3 nhóm:
-_ Nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thê như: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vẫn đề, nhận thưc hậu
quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định gia tri
- Nhóm kĩ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thăng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh
- Nhóm kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm: giao tiếp,tính
quyết đoán, thương thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác
Theo cach phan loai cua UNESCO thi 3 nhóm trên được coI là những KNS chung, ngồi ra cịn có những KNS cịn thể hiện trong những vẫn đề cụ thê khác nhau trong đời sống xã hội như:
e VỆ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng e_ Các vấn đề giới tính, sức khoẻ sinh sản
e Ngắn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS e Phòng tránh rượu và thuốc lá
e Ngăn ngừa thiên tai bao luc va rui ro e Hoa binh va gidi quyét xung dét
e Gia dinh va cong déng
Trang 21e_ Giáo dục công dân
e _ Bảo về thiên nhiên, môi trường
e Phịng tránh bn bán trẻ em và phụ nữ
Cách phân loại của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quéc (UNICEF) Với mục đích giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vẫn đề của cuộc song va tu hoan thién minh, UNICEF dua ra cach phan loai KNS theo cdc mỗi quan hệ như sau:
- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm có: kĩ năng tự nhận thức bản thân, lòng tự trọng, kĩ năng kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thăng
- Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác: kĩ năng quan hệ tương tác liên nhân cách, sự cảm thông thấu hiểu, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả
- Các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
Việc phân loại các KNS chỉ mang tính chất tương đối Tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét hoặc các góc độ nhìn nhận mà một KNS có thể được xếp vào các nhóm KNS mang các tên gọi khác nhau Có nhiều cách phân loại như vậy, nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng vẫn được coi là những kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ nhăng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt mục tiêu
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Mục tiêu GD của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự phát triển và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu của GD Việt Nam thể hiện mục tiêu GD của thế kỉ XXI: Học dé
Trang 22biết, học để làm, học để tự khăng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996)
GD KNS cho HS trong nhà trường phô thông nhằm các mục tiêu sau: - Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vị, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mỗi quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày
- Tạo cơ hội để HS thực hiện tốt quyền, bốn phận của mình và phát
triển hài hịa về thê chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
Trước đây, nhà trường lả nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp
cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đăng, mọi lúc, mọi nơi Kiến thức
ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết
quá cụ thể khơng phải chỉ có kiến thức là được Từ biết đến hiểu, đến làm
việc chuyên nghiệp với năng suất cao lả một khoảng cách rất lớn Bên cạnh đó, sự thay đơi tồn diện của xã hội hiện đại về kinh tế, văn hóa, xã hội và lỗi sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu Hoặc có những vẫn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro
Một vấn đề mà ai cũng nhất trí với nhau là trong xã hội hiện đại, con
nBƯỜI cần có khả năng sông với nhau, học với nhau, làm việc với nhau và sử
dụng những nguôn lực môi trường một cách khôn ngoan KNS cần và được thể hiện trong học tập, trong cuộc sông cá nhân, trong quan hệ với người khác, với bạn đông giới, khác giới, với môi trường, với công việc và chúng
Trang 23cũng được phân ra với nhiều loại, nhiều cấp độ phù hợp với từng lứa tuổi, từng ngảnh nghè, từng vùng Ngoài ra, tính đa dạng văn hóa vả sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu ngảy cảng tăng ln địi hỏi kĩ năng giao tiếp với hợp tác, kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc và như vậy, KNS sẽ ngày càng được mở rộng về phạm vi và nội hàm để giúp con người trở thành người công dân thế giới Chính vì vậy, KNS đã trở thành một phần quan trọng trong nhân cách con người sống trong xã hội hiện đại
1.2 Một số vẫn đề về giáo dục trải nghiệm
1.2.1 Khải niệm Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải,
tiếp xúc với cuộc sơng mà có hoặc những điều coi như những kiến thức học được bằng lí luận, đã thu được trong quá trình thực sự hoạt động
Kinh nghiệm là những gì liên quan tới bản chất của sự kiện đã diễn ra
mà sự kiện đó xảy ra bởi một người hoặc một nhân vật nào đó Kinh nghiệm
là những gì xảy ra liên quan tới chúng ta trong toàn bộ thời gian mà chúng ta
tồn tai [9]
Kinh nghiệm tồn tại trong thời điểm hiện tại, liên quan tới bản chất chủ
thể của những gì đang tơn tại
Kinh nghiệm được sử dụng trong thời kì quá khứ, liên quan tới những øì đã được tích lũy của những kinh nghiệm trước đây
Học qua kinh nghiệm là gỉ?
Học qua kinh nghiệm là quá trình người học tạo dựng kiến thức, kĩ năng và quan điểm về giá trị từ việc trải nghiệm trực tiếp từ chính bản thân
Học qua kinh nghiệm bao gồm hai hoạt động học tập khác nhau: tự học
và hoạt động trải nghiệm
- Tự học (giáo dục khơng chính thức, tự giáo dục)
Trang 24Tự học là hình thức học tập do người học tự tô chức cho bản thân, phản ánh qua sự tham gia trực tiếp của chính người học trải nghiệm với các sự việc, sự kiện của cuộc sông diễn ra hàng ngày
- Giáo dục trải nghiệm:
Trong khái niệm dự án giáo dục môi trường tại Hà Nội có viết: Giáo
dục trải nghiệm (hoạt động học tập qua trải nghiệm dựa vào các hoạt động
hướng dẫn) là hình thức hoạt động học tập gan liền với các hoạt động có sự
chuẩn bị ban đầu, có sự phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học [7]
GDTN là khoa học giáo dục Nó tập trung vào quá trình tác động qua lại giữa GV và HS Họ là những đối tượng được đưa vào trải nghiệm trực tiếp cùng với môi trường và nội dung học tập [10]
Từ hai quan điểm cho thấy: GDTN được coi như là khoa học cũng như phương pháp luận mà ở đó nhà sư phạm thiết lập có chủ định với người học
hoạt động thực nghiệm trực tiếp phan anh dé nang cao kién thức, phát triển kĩ
năng và làm rõ kĩ năng bài học
Như vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm giáo dục trải nghiệm như sau: “ Giáo dục trải nghiệm là một quá trình trong đó với vai trị tƠ chức của giáo viên, học sinh thực hành chủ động tự tạo kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân Đây là hoạt động có sự phản hơi và đề cao kinh nghiệm cá nhần của người học”
1.2.2 Bán chất của quá trình giáo dục trái nghiệm
Quá trình đạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa GV và HS Trong đó GV giữ vai trị là người hướng dẫn, tô chức, điều chỉnh hoạt động của HS nhằm làm cho HS tự giác năm vững hệ thống tri thức, kĩ năng, Kĩ xảo và thông qua đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và hình thành cơ sở của thế giới quan
Trang 25GDTN là quá trình học tập dựa trên những kinh nghiệm Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ: quá trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhận thông tin qua việc nghiên cứu các chủ thể mà không cần trải
nghiệm thực tế Ở giáo dục trải nghiệm, kinh nghiệm của người học được tích
luỹ và phản hồi thông qua kiến thức và hiểu biết mới mà tiếp thu được từ
những trải nghiệm thực tế Điều đáng lưu ý là “Giáo dục trải nghiệm không
đơn thuần chỉ là một hoạt động Khi trải nghiệm, HS phải động não và phản
héi từ đó rút ra những kết luận để ghi nhớ và có thể vận dụng vào các tình
hng khác nhau.”’
Như vậy bản chất của GDTN là cách dạy học lay HS làm trung tâm thực sự và toàn diện, phát huy tính tích cực của HS Hay nói cách khác, bản chất của GDTN là quá trình giáo dục dựa trên việc học tập kinh nghiệm trực tiếp và sử dụng tất cả mọi giác quan Như vậy, GDTN tập trung vảo người
học và kinh nghiệm của người học
1.2.3 Đặc điểm của giáo dục trái nghiệm Mot la: Gido vién va hoc sinh
GDTN là một khoa học, nó tập trung nhân mạnh vào quá trình tác động
qua lại giữa GV và HS là đối tượng được đưa vào thử nghiệm trực tiếp cùng VỚI môi trường và xung quanh nội dung học tập
GDTN làm thay đổi cách nhìn nhận của GV và HS về kiến thức và cách nhìn nhận vai trị của mình trong quá trình học tập
Trong quá trình GDTN thì: GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và thúc đây việc trực tiếp trải nghiệm đảm bảo quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của HS có ý nghĩa và giữ được lâu dải chứ không phải là người cung cấp các từ có sẵn
HS trở thành người tự tạo kiến thức, thu thập kiến thức cho bản thân
Những kiến thức mà HS thu được từ GDTN không chỉ là các kiến thức trong
Trang 26nhà trường mà còn là những kiến thức ngoài xã hội — kiến thức tổng hợp Không những vậy, HS còn được tạo điều kiện để đóng góp năng lực của mình vào bài học như: thực hiện dự án, tự đánh giá kết quả của bản thân
Như vậy có thể nói răng, trong GDTN GV chính là một chuyên gia thiết kế, tô chức hướng dẫn hoạt động độc lập hoặc theo nhóm dé hoc sinh trải
nghiệm tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến
thức, kĩ năng và thái độ, qua đó cũng hình thành nét tính cách tích cực cho bản thân
Hai la: Day hoc théng qua tổ chức các hoạt động cho học sinh
Đặc trưng của GDTN thông qua các hoạt động cụ thể: Xuất phát từ mục tiêu của từng bài học cụ thê mà GV có những kế hoạch tô chức cho HS các hoạt động thích hợp giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
cần thiết HS dễ luôn bị cuốn vào các hoạt động của GV mà các hoạt động thì
ln vận động điều đó tạo ra sự thích thú, thay đơi tích cực và thành công 6
mỗi HS tham gia
Do tính chất như vậy mà GDTN rất thích hợp để HS tiếp thu những kĩ năng thực hành thông qua những thực hành thí nghiệm và những bài tập thực tế Cũng thông qua việc HS được trải nghiệm bằng các hoạt động cụ thể HS sẽ tạo dựng sự tự tin và bộc lộ các điểm mạnh cũng như kĩ năng của mình
(lãnh đạo, tô chức)
Ba là: Học tập qua sai lầm
Bán chất của GDTN là quá trình giáo dục dựa trên việc học tập từ kinh
nghiệm trực tiếp và sử dụng tất cả mọi giác quan và muốn có được kinh nghiệm thì người học phải trực tiếp được trải nghiệm thông qua các hoạt động
cụ thể GDTN không đơn thuần là thực hiện một hoạt động cụ thể Trải
nghiệm trở thành một quá trình học khi nó được HS động não và phản hồi, từ đó rút ra những kinh nghiệm để ghi nhớ vả vận dụng vào các tình huống khác
Trang 27nhau Mục đích của việc động não và phản hồi là có được một sự đánh giá trung thực nhưng không bát lỗi về toàn bộ hoạt động, trong đó mọi sai lầm đều được nhìn nhận là tất yếu xảy ra và thậm chí cịn có giá trị Vì có thể từ những sai lầm trong học tập HS thấy răng còn có những biến cỗ khác nào đó liên quan ở trong trạng thái chưa được phân tích đầy đủ Mặt khác sai lầm còn được giảm bớt một số trong số những con đường và thúc đây HS tìm một con đường khác Như vậy có thê nói sai lầm trong quá trình học tập của HS cũng là một động thái giúp HS tìm ra chân lý
Bốn là: Đánh giá trong giáo dục trải nghiệm
Muốn biết phương pháp GDTN có được sử dụng hiệu quả không, các hoạt động tổ chức có phù hợp khơng thì cần phải thơng qua đánh giá Việc
đánh giá HS khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của thay
Có những điểm khác nhau rõ rệt trong cách đánh giá truyền thông va đánh giá trong GDTN Nếu trong dạy học truyền thống cách đánh giá là cho điểm thông qua các bài thi viết hoặc phân trả lời của HS về một vẫn dé GV đưa ra thì trong GDTN ngoài đánh giá tri thức của HS bằng các bài thi viết còn đánh giá kĩ năng thực hành của HS thông qua việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết các van đề trong thực tiễn cuộc sống
Trong giáo dục truyền thống, GV giữ vai trò độc quyền đánh giá còn trong GDTN ngoài GV đánh giá HS thì HS cịn được tham gia đánh giá lẫn
nhau, tự đánh giá kết quả của mình
Đánh giá trong GDTN khuyến khích sự suy ngẫm vả hoạt động có đích
hướng tới mục tiêu hữu ích, HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân
hơn và sự đánh giá lẫn nhau giữa các HS tạo ra sự cạnh tranh giữa các HS góp phân thúc đây HS có ý thức cô gắng hơn
Trang 28Nam la: Phan biét GDTN voi cac hinh thức học tập khác
GDTN có những đặc trưng khác với những hình thức giáo dục khác, phù hợp với định hướng đổi mới khi lẫy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS Ở hình thức này HS không chỉ tiếp thu được kiến thức
mà còn phát triển hơn hắn các hình thức khác về mặt kĩ năng bởi chính hoạt
động trải nghiệm
GDTN là một chiếc dù để liên kết các phương pháp khác nhau trong
một tổng thể GDTN có tính linh động của hoạt động thảo luận nhóm, thảo
luận dựa trên nguyên lí hợp tác, bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo và quản lí của HS Bản chất của quá trình GDTN là quá trình giáo dục dựa trên việc học tập từ kinh nghiệm trực tiếp vả sử dụng tất cả các giác quan nên quan sát là một kĩ năng quan trọng trong quá trình trải nghiệm Chính vì vậy mà GDTN
thường bị hiểu nhằm với thảo luận nhóm, quan sát, Nhưng thực chất không
phải vậy, GDTN nhắn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan của người học, nó yêu
cầu sự trải nghiệm thực tế và sự phản ánh kinh nghiệm, vì vậy quan sát và thảo luận chỉ là một phần trong GDTN
1.2.4 Một số quy trình dạy học bằng trải nghiệm
1.2.4.1 Trong cuốn “Học mà chơi - Chơi mà học ” hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm do Dự án Giáo dục Môi trường Hà Nội phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên biên soạn có đưa ra quy trình tổ chức một hoạt
động giáo dục trải nghiệm gom 3 bước co ban sau: Bước 1: Chuẩn bị
Gồm các việc:
Việc 1: Lựa chọn các hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh Việc 2: Khảo sát địa điểm sẽ tổ chức hoạt động
Việc 3: Chuẩn bị các đồ dùng dạy học
Trang 29Việc 4: Tham khảo các tài liệu, nghiên cứu các van đề có liên quan tới hoạt động sẽ tô chức
Bước 2: Giới thiệu hoạt động Gồm các việc:
Việc 1: Cho HS biết tên của hoạt động
Việc 2: Giải thích luật chơi hoặc cách tiễn hành hoạt động
Việc 3: Xem HS đã hiểu chưa Nếu HS chưa hiểu thì giới thiệu lại một
lần nữa
Việc 4: GV làm mẫu hoạt động nếu cần thiết
Việc 5: Có thể cho một vài HS thực hiện trước khi cho cả lớp thực hiện
Việc 6: Bắt đầu hoạt động Bước 3: Tổng kết hoạt động
Gồm các việc:
Việc 1: Sử dụng các câu hỏi kích thích HS phát biểu suy nghĩ, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm hoạt động của mình
Việc 2: Cho HS tóm tắt lại những gì mình đã thực hiện vả có thê trình
bày kết quả cho cả lớp xem
Việc 3: GV tóm tắt ý và có thể đưa ra một số thông tin liên quan đến
nội dung hoạt động
Tác giả của quá trình trên cho rằng: Tổng kết hoạt động là bước quan trọng nhất trong mỗi hoạt động GDTN vì nó giúp HS hiểu được ý nghĩa thực
sự của những gì các em đã thực hiện Các em được trao đôi thảo luận và qua
đó các em tự học và học hỏi lẫn nhau GV đóng vai trò là người chỉ đạo tô
chức và hướng dẫn HS
1.2.4.2 Quy trình giao dục trải nghiệm ap dung vao giao duc ki nang song cho hoc sinh Tiéu hoc gém 6 bước như sau:
Bước 1: HS tiếp nhận nhiệm vụ mà ŒV đưa ra là những yêu cau, van
đề cần tìm hiểu qua hoạt động trải nghiệm
Trang 30Bước 2: Trải nghiệm
Bước 3: Chia sẻ - phản hồi
Bước 4: Tổng hợp Bước 5: Vận dụng Bước 6: Đánh giá
Những nghiên cứu về Giáo dục đều cho thấy việc áp dụng các PPDH
truyền thống thì khả năng ghi nhớ kiến thức của HS thấp hơn rất nhiều so với
các phương pháp thực hành GDTN là một phương pháp thực hành nên nó có được hiệu quả vượt trội so với các PPDH truyền thống
Ở lứa tuôi Tiểu học, HS có những đặc điểm tâm lí rất phù hợp với việc GDTN Ở lứa tuôi này, nhân cách của các em đang được hình thành, đời sống tinh thần biến đổi không ngừng HS rất dễ xúc động trước một đối tượng trực tiếp, bất kì sự vật hiện tượng nảo được tiếp xúc cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em Các em ln có nhu cầu tự mình khám phá thế giới xung quanh Quá trình dạy học trải nghiệm lại luôn đặt các em vào những hoạt động trực
tiếp, tạo ra những thách thức hấp dẫn người học, tạo cơ hội cho HS khám phá và có thể trao đối kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau Như vậy GDTN là hết sức cần thiết cho việc mở rộng nhận thức và hình thành nhân cách cho HSTH
1.3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.3.1.1 Đặc điểm về sự phat triển của các quá trình nhận thức
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi có sự thay đơi về hoạt động nhận thức nói chung và quá trình nhận thức nói riêng:
- Sự phát triển của tri giác: Từ chỗ tri giác chung chung, đại thê ít đi
vào chỉ tiết tới chi giác có phân tích tổng hợp Tuy nhiên tính trực quan vẫn
chiêm ưu thề, tri giác còn nhiêu lộn xộn
Trang 31- Sự phát triển của trí nhớ: Trí nhớ có chủ định được hình thành và ngày càng phát triển Tuy nhiên ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế rõ nét
- Sự phát triển của chú ý: Chú ý có chủ định đang phát triển Tuy nhiên chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, sức tập trung chú ý cịn non nóớt, dễ
bị phân tán, khá năng phân phối chú ý còn kém
- Sự phát triển tưởng tượng: Lứa tuổi nảy tưởng tượng tất phát triển Tuy nhiên tưởng tượng còn mang tính trực quan — cụ thể, chủ đề tưởng tượng còn nghèo nàn, tan man và it có tơ chức
- Sự phát triển tư duy: Tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành Tuy
nhiên năng lực trừu tượng hoá và khái qt hố cịn yếu, tư duy còn mang tính cảm xúc
1.3.1.2 Đặc điểm về nhân cách của học sinh Tiểu học Đời sống tình cảm
- Đây là lứa tuổi để xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của mình Các em chưa biết kiểm tra các biểu hiện bên ngoải của tình cảm
- Những xúc cảm xuất hiện ở độ tuôi này thường gắn với những tình huống cụ thể, trực tiếp
- Tình cảm của các em có nội dung phong phú hơn vả bền vững hơn lứa ti trước
- Tình cảm ở lứa ti này cịn mong manh chưa bền vững, sâu sắc Đặc điểm về ý chỉ và tính cách:
- _Ý chí: các phẩm chất ý chí đang được hình thành và phát triển nhưng chưa Ổn định và chưa trở thành những nét tính cách Năng lực tự chủ còn yếu,
đặc biệt các em thiếu kiên nhẫn, chóng chán, khó giữ trật tự
- Lính cách: Các em đang được hình thành trong mọi hoạt động học tập, lao động và vui chơi
Trang 321.3.2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
Với phương pháp trải nghiệm học sinh bị lôi cuốn vảo nội dung bai hoc một cách tự nhiên nhất, từ những tình huỗng, câu chuyện gắn liền với các em Các em sẽ tự mình tìm ra những cách giải quyết, các kĩ năng sẽ được trải nghiệm qua việc đóng các tình huống
Phương pháp trải nghiệm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trị là
người hướng dẫn nhằm gợi mở phát huy sự sáng tạo của trẻ, trẻ được tự mình
khám phá vấn đè, kích thích trí tị mị muốn tìm hiểu về điều mới được khơi gợi Học sinh sẽ đóng vai vào các bải tập tình huỗng, sau khi trình bảy, trẻ
được tự đánh giá về phần thực hiện nhiệm vụ của bản thân, giáo viên sẽ mời
các bạn khác cùng đóng góp ý kiến, sau đó gợi ý một số điều chỉnh Thông qua cách học này, trẻ sẽ tự rút ra kiến thức cho mình vả có thể vận dụng ngay vào thực tê ở môi trường học tập, gia đình và xã hội
Tiểu kết chương 1
GD kĩ năng sông là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen theo hướng tích cực, lành mạnh, phù hợp với mục tiêu phát triển toản diện nhân cách học sinh Chính vì Vậy VIỆC giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là tất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình hng của cuộc sông, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, song tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh
Trang 33CHUONG 2
THUC TRANG GIAO DUC Ki NANG SONG THONG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TẠI MỘT SỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC ĐÔNG ANH - HA NOI
2.1 Vài nét về địa bàn và phạm vỉ nghiên cứu
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thu
đơ Hà Nội, năm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông
quan trọng nỗi Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc Đơng Anh có diện tích: 18,230 ha, phía Đơng giáp Từ Sơn Bắc Ninh và Gia Lâm Hà Nội; phía Tây giáp huyện Mê Linh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp sông Hồng, sông Đuỗng: phía Bắc giáp Sóc Sơn Hà Nội; có vi tri rất thuận lợi cho phát triển
Huyện Đơng Anh có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tô dân phó
Đến nay huyện có 85 làng văn hóa trong đó có 35 làng văn hóa cấp thành phơ Dân số: 303.000 người trong đó dân cư thành thị chiếm 10,56% và dân cư nông thôn chiếm 89,44%
Kinh tế tăng trưởng với mức độ cao, giá trị sản xuất các ngành kinh tế
trên địa bàn năm 2005 tăng 2,77 lần so với năm 2000 Tốc độ tăng trưởng
bình quân 12,7% Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thuộc huyện quản lí tăng 2,1 lần So với nhịp độ phát triển chung của thành phố và của huyện ngoại thành khác, Đơng Anh có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh Cơ cấu
kinh tế có những biến đơi quan trọng Khác với các quận nội thành, các huyện
ngoại thành; huyện Đơng Anh có tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh, đến năm
Trang 342005 đã tăng lên 79%; nơng nghiệp chỉ cịn 7,7% Dịch vụ có nhiều tiến bộ
nhưng tốc độ phát triển chưa theo kịp sự phát triển chung
Đông Anh hiện có 978,5 ha đất nơng nghiệp (đang bị thu hẹp dân) Nông nghiệp Đông Anh đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, phục vụ đơ thị
Về công nghiệp Đông Anh có 2 khu cơng nghiệp lớn: khu Đông Anh và khu Bắc Thăng Long
Khu công nghiệp Đơng Anh được hình thành từ những năm 60, đến
nay có 112 doanh nghiệp đầu tư và sản xuất; khu công nghiệp Bắc Thăng Long là liên doanh giữa Cơng ty Cơ khí Đơng Anh với Tập đoàn SUMITOMO (Nhật Bản), với diện tích 300 ha, đã thu thút 46 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư Bước đầu đã thu hút được trên 16.000 lao động
Đóng trên địa bàn huyện có trên 700 cơng ty TNHH, 355 công ty cổ
phân, 105 doanh nghiệp tư nhân, gần 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH
nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể
Ngoài ra, trên địa bản huyện Đông Anh cịn có một số làng nghề truyền thông đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục
Tú
2.1.2 Vài nét về phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài của tôi được triển khai nghiên cứu tại các trường Tiểu học trên dia bàn huyện Đông Anh Tại đầy có bao gồm 25 trường Tiểu học: Bắc Hong,
Cổ Loa, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Lê Hữu Tựu, Nam Hồng, Ngô Tắt Tố, Thị Lâm, Thị Trấn A, Tiên Dương, Tàm Xá, Tô Thị Hiển,
Uy Nỗ, Việt Hùng, Vân Hà, Vân Nội, Võng La, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh,
Xuân Nộn, Đông Hội, Đại Mạch Tuy nhiên, chúng tôi tập trung vào khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp trải nghiệm để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại 3 trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A
Trang 35Ba truong Tiéu hoc Cé Loa, Tién Duong, Thi Trấn A là 3 trường thuộc xã CỔ Loa, xã Tiên Dương va Thi Tran Đông Anh Đây là ba trường năm ở trung tâm huyện, có chất lượng giáo dục tốt, là những trường có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích cao trong dạy học và giáo dục học sinh Đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn, có năng lực chun mơn vững, có nhiễu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh Học sinh của ba trường phân lớn là con em cán bộ công chức nhà nước, con công nhân và con doanh nghiệp Cơ sở vật chất của các nhà trường tương đối đây đủ, cả ba trường đều là trường đạt chuẩn quốc gia nhiều năm nay và có nhiều thành tích trong dạy học và giáo dục học sinh và là những trường đứng đầu trong huyện về thành tích dạy học, giáo dục và các phong trào hoạt động Chính vì vậy mà cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường rất quan tâm đến các hoạt động giáo dục học sinh và rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản trong hoạt động học tập, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngảy nhăm giúp các em có thé thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao của nhà trường, gia đình,
xã hội
Với những thành tích nổi bật và hơn hết đội ngũ giáo viên nhả trường,
cán bộ quản lí nhà trường ở cả ba trường đều thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt quan tâm đến việc giáo đục kĩ năng sông cho học sinh, đây là một trong những yếu tô thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục KNS cho HSŠTH ở cả ba trường trên
Trang 362.2 Thực trạng kĩ năng sống của học sinh ở ba trường Tiểu học: Cổ Loa,
Tiên Dương, Thị Tran A
2.2.1 Thực trạng kĩ năng sống của học sinh ở ba trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A
KNS có vai trị vô cùng quan trọng đối với hoạt động sông của mỗi con
người Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS
phù hợp sẽ ln vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải
quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong CUỘC sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sông
KNS đối với HSTH lại càng quan trọng Tuy nhiên trên thực tế các em
đã có những KNS nào, vận dụng vào thực tế ra sao và mức độ thực hiện như thế
nào? Là vẫn đề được nhà trường, gia đình và các cơ quan hết sứa quan tâm Để tìm hiểu vấn đề này, tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh ở ba trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh: Trường Tiểu học Cô Loa, trường Tiểu học Tiên Dương, trường Tiểu học Thị Trấn A về kĩ năng sống như:
Em có được nghe thấy từ kĩ năng sống không? Em có biết kĩ năng sống là gì khơng?
Em có quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho mình khơng? .Thơng qua trị chuyện với các em chúng tôi nhận thấy các em đều
đã có những nhận thức cơ bản về kĩ năng sống như em Vân Ly lớp 3C trường
Tiểu học Cổ Loa cho rằng: Em đã được nghe các cô nói nhiều về kĩ năng sống, em hiểu kĩ năng sống là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm
Trang 37Cùng với việc phỏng vấn chúng tôi đã tiễn hành trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và học sinh ở ba trường kế trên Kết quả thu được như sau:
Kết qua bang 2.1 cho thay mức độ thực hiện KNS của HS chưa cao Theo đánh giá của BGH va GV chủ nhiệm thì chưa có HS nào trong các lớp
được điều tra có sự thành thạo khi thực hiện các KNS trên
Tuy nhiên, trong các KN khác nhau thì mức độ đạt được của HS cũng khác nhau Các KN tìm kiếm sự hỗ trợ và giao tiếp với bạn bè, thầy cô cao
hơn so với các KN khác Các KN giải quyết xung đột, đặt mục tiêu lại thấp hơn Trình độ KNS của HS chủ yếu ở mức làm có sự trợ giúp hoặc ít khi làm được Chúng ta có thê thấy rõ qua bảng số liệu sau đây
Bang 2.1: Mức độ thực hiện KNS của học sinh tại ba trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A
Mức độ thê hiện
Kha |Làmcó | Itkhi | Chua
Thanh
STT Cac KNS thanh tro lam lam
thao
thao giup được được
SL} %|SL| %@/|SL/} %|SL|%|SL|% Nhận thức được giá 1 0 |0 115115160160|251251010 trị của bản thân 2 | Xac định giá trị 010.85 |L8 |55|155|137|1371 010 3 |Tìmkiểmsựyhỗtrg |0 |0717|70|70|23|232|010 Hợp tác với những 4 0101414 1391391571571 010
người xung quanh
Giao tiép với bạn bè, thầy cô
Trang 38
Ung phó với căng
6 0101515 |48|48|47|47010
thăng
7 | Giai quyét xung dot | 0 | O | 18 | 18 | 57 | 57/25] 25] 0 | 0 8 | Đặt mục tiêu 0 | 0/10/ 10/50/50) 40/40) 0 | 0
Chia sẻ cảm xúc với
9 Inhững người xung| 0 |0 |L11|11|45|14544|44|010 quanh
10 | Các KNS khác 010104104125|125|175|17510|10
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Tất cả các HS đều đã thực hiện các KNS đã đưa ra tuy nhiên cũng chưa
có HS nào thực hiện ở mức độ thành thạo HS có thể thực hiện được một số
KN ở mức độ trợ giúp như “KN giải quyết xung đột”, “KN tìm kiếm sự hỗ
trợ”, “KN giới thiệu”, “KN xác định giá trị”
Trong số các KN này có KN giao tiếp, KN tìm kiếm sự hễ trợ đã được
các GV chủ nhiệm ở các trường hướng dẫn và huấn luyện Chính vì thế một
số em có thể làm được nếu có sự trợ giúp Còn lại một số KNS các em ít được
thực hiện như KN đặt mục tiêu, KN ứng phó với căng thăng, KN chia sẻ cảm
xúc với những người xung quanh Những KNS này rất cần thiết vả quan trọng đối với HSTH, khi mà các em còn chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sơng, những KNS nói trên sẽ giúp các em biết cách ứng phó tích cực với những căng thắng của cuộc sống, biết chia sẻ cảm xúc vui, buôn với những người xung quanh
Tuy nhiên, mức độ thực hiện một số KNS trên của các em còn quá
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của chính bản thân của các em Điêu đó cũng đặt cho các nhà giáo dục của các trường cân quan tâm nhiêu
Trang 39hơn nữa đến việc GD KNS cho các em, giúp các em biết cách sống và sông đẹp trong các mỗi quan hệ với những người xung quanh
Đó là trên lí thuyết cịn thực tế áp dụng vảo từng tình hng thì HS sẽ xử lý ra sao? Chúng tôi tiếp tục đưa ra phiếu 2 với mục tiêu tìm hiểu vả đánh giá thực trạng KNS của HS Điều tra ngẫu nhiên 100 HS trong trường (Qua phiếu điều tra)
Cách đánh giá: Nếu phiếu chọn đa số đáp án a: HS thiếu hiểu biết về KNS, khơng có hiểu biết cần thiết về các vấn đề xung quanh nhận thức về KNS Nếu HS đa số chọn phương án b có thể nói độ tin cậy của phiếu không đảm bảo vì nó nói lên sự lưỡng lự của HS giữa cách chọn một phương án thực tế như suy nghĩ của em với một cách chọn phương án mà các em thấy hay Khi chọn đa số phương án c, có thể nói HS có nền táng cần thiết để phát triển
các KNS phù hợp với lứa tuổi, HS ham hiểu biết, có nhận thức về bản thân và
các mỗi quan hệ xã hội
Đánh giá tổng hợp: (12 câu hỏi x 100 học sinh = 1200)
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2: Mức độ hiểu biết về kĩ năng sống của học sinh ở ba trường Tiểu học: Cổ Loa, Tiên Dương, Thị Trấn A
Câu trả lời A b C Số lượng 540 456 204 Tỉ lệ 45% 38% 17%
Qua kết quả điều tra ta thấy 45% học sinh thiếu hiểu biết về KNS, 38%
học sinh lưỡng lự không biết chọn phương án nảo cho hợp lý, chỉ có 17% học sinh có nền tảng cần thiết để phát triển khả năng KNS phù hợp với lứa tui HS ham hiệu biết, có nhận thức về bản thân và các môi quan hệ xã hội
Trang 40Qua 2 phiếu điều tra ta thấy mức độ thực hiện KNS còn quá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của bản thân các em Điều đó đặt ra cho các nhả giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến GD KNS giúp HS có những kĩ năng để sơng đẹp, sơng có ích trong cuộc sông
2.2.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh ở ba trường Tiểu học: Cỗ Loa, Tiên Duong, Thi Tran A
Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến KNS của HS, chúng tôi đã điều
tra với đối tượng là giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lí và phụ huynh HS Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bang 2.3: Nguyên nhân ảnh hướng đến KNS của HS tại ba trường Tiểu học: Cổ loa, Tiên Dương, Thị Trấn A
STT Các nguyên nhân ảnh hưởng SL | % | Thứ bậc 1 | Bơmẹ ít quan tâm, chăm sóc, GD 125 | 25% 3
Nhà trường, GV chủ nhiệm ít tơ chức các HĐ đề
2 95 119% 4
cho các em rèn luyện KNS
3 | HS không được day KNS 85 | 17% 5 HS khơng thích thú với việc rèn luyện KNS cho
4 190 |38% 1
minh
5 | Co sé vat chat của nhà trường chưa đáp ứng 155 | 31% 2 6 | Cac nguyén nhan khac 55 | 11% 6
Kết quả bảng 2.3 cho ta thấy răng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng
đến KNS của HS ở ba trường Cô Loa, Tiên Dương, Thị Trân A Mức độ ảnh
hưởng của các nguyên nhân này là khác nhau Theo như bảng 2.3 thì:
- Nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất là do “Học sinh không hứng
thú với việc rèn KNS cho mình” Khi được hỏi “Vì sao em khơng có hứng thú Với việc rèn luyện kĩ năng sơng cho bản thân?” thì nhiêu Hồ trả lời răng: “em