1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số KINH NGHIỆM TRONG VIỆC tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo – sân KHẤU hóa TRONG bộ môn NGỮ văn 7

21 1,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,56 MB

Nội dung

Mối quan tâmcủa những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn trong trường THCS LêĐình Chinh là làm thế nào để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh,khơi gợi niềm say mê, tạo

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA

TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO – SÂN KHẤU HÓA TRONG BỘ MÔN NGỮ

VĂN 7 TẠI TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH”

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Y Vân Chức danh: Giáo viên

Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

Trang 2

Quảng Điền, tháng 5 năm 2019

PHẦN I MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Ngữ Văn là môn học mang đến cho các em học sinh nhiều kiến thức đểnuôi dưỡng tâm hồn; giúp các em biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu thêmtình cảnh của các nhân vật trong từng tác phẩm Nhưng làm thế nào để các emhọc sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong môn Ngữ Văn, làm thế nào

để các em yêu thích môn Văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay Thực tếđáng buồn của nhà trường đó là đa số các em học sinh đều không thích học mônNgữ Văn, thậm chí có những em bị hổng quá nhiều kiến thức môn Văn, học đểđối phó khi kiểm tra, thi cử Đó là những vấn đề không chỉ các thầy cô trong tổ

bộ môn Ngữ Văn trường THCS Lê Đình Chinh luôn trăn trở mà còn là vấn đềchung của ngành giáo dục huyện nhà

Để nhằm khắc phục tình trạng dạy học bộ môn Ngữ Văn gần đây cáctrường đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Mối quan tâmcủa những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn trong trường THCS LêĐình Chinh là làm thế nào để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh,khơi gợi niềm say mê, tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Ngữ Văn trongtình hình hiện nay Để giải quyết vấn đề trên thay vì dạy theo phương pháp cũthì chúng ta nên phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tùy vào đặc trưng củatác phẩm văn học để tổ chức một tiết học hiệu quả Muốn học sinh có hứng thúthì giáo viên phải khơi gợi được cho các em ý muốn tìm hiểu nội dung của tácphẩm Muốn làm được điều này thì giáo viên phải phát huy phương pháp họctrải nghiệm sáng tạo

Trang 3

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục, trong đó dưới

sự hướng dẫn của giáo viên từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia vàocác hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách làchủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo của mình gópphần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh.Vì vậyviệc đưa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung chương trình dạy học

là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽrút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em

có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động

Từ lý do trên cùng với những băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các

em hứng thú học bộ môn Ngữ Văn Với kinh nghiệm giảng dạy trong nhữngnăm qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóatrong bộ môn Ngữ Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học sinh khối

7 nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Lê Đình Chinhnói chung

II Mục đích nghiên cứu

Hiện nay học sinh càng ngày càng không thích học bộ môn Ngữ Văn rấtphổ biến Mặc khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoahọc tự nhiên Đó cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ ơ vớimôn Ngữ Văn Đặc biệt hình thức dạy học truyền thống thuyết giảng là chính đãgây nhàm chán, đơn điệu, không phù hợp với suy nghĩ hiện đại của các em ngàynay nữa Vì vậy, mục đích của tôi là thay đổi phương pháp dạy học, các tácphẩm văn học sẽ được chuyển hóa thành các tác phẩm kịch hay các chủ đề múahát, trong quá trình chuẩn bị đó các em sẽ nhớ nội dung bài học và nắm được ýnghĩa của các tác phẩm văn học Dạy học theo phương pháp đổi mới này khôngchỉ giúp các em thay đổi được không gian học truyền thống mà còn giúp các emlinh động hơn trong cách tiếp cận nội dung bài học Ngoài ra, trong quá trình lậpnhóm, tìm tòi ý tưởng để chuyển thể các tác phẩm văn học sẽ tạo được cho các

Trang 4

em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập Đó cũng chính là mụcđích nghiên cứu của tôi khi thực hiện đề tài này.

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận của vấn đề

Trong những năm gần đây, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn

đề cao đổi mới phương pháp dạy học thay vì cứ dạy theo phương pháp truyềnthống Ngoài mục đích truyền đạt những kiến thức để phù hợp với sự phát triểncủa thế giới mà còn tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú khi tìm hiểu kiến thức chocác em học sinh Trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

cùng với những phương pháp đã thực hiện như “dạy học tích hợp liên môn” thì

“trải nghiệm sáng tạo” là việc đã được rất nhiều trường trên cả nước thực hiện.

Đây là một hoạt động trải đều từ cấp Tiểu học cho đến THCS và THPT, mụcđích đưa trải nghiệm sáng tạo vào môn học là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng,thái độ thành năng lực trong học tập, nối liền bục giảng với thực tế cuộc sống

Vì lý do đó mà hoạt động đã đem lại nhiều kết quả khả quan và thực sự rất cầnthiết trong giảng dạy, đặc biệt là ở bộ môn Ngữ Văn Một môn học mà tính thực

tế rất cao, thông qua những vấn đề các em thực hiện thì các các em sẽ hiểu đượcgiá trị các mặt của xã hội qua các thời kì từ các văn bản Ngữ Văn

Trong chương trình học của các em, môn học nào cũng cần có sự gắn kếtchặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành Lý thuyết và thực hành luôn song hành vớinhau để các em dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị hành trang chonhững bậc học cao hơn Đối với bộ môn Ngữ Văn thực hành lại càng có vai tròquan trọng hơn, đây là một môn học giữ vị trí quan trọng, dạy cho học sinh cáihay cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, dạy cho các em kĩ năng giao tiếp đúngcách trong xã hội Cho nên để truyền đạt đầy đủ kiến thức cũng như kĩ năng của

bộ môn Ngữ Văn không phải là chuyện đơn giản ngày một ngày hai

Trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa bộ môn Ngữ Văn không phải làcông việc dễ dàng đối với các em học sinh Khi thực hiện phương pháp này đòi

Trang 5

hỏi khả năng tư duy của các em rất cao để chuyển hóa các tác phẩm văn học các

em học thành những tiết mục mà khi thực hiện các em sẽ truyền đạt đầy đủ nộidung yêu cầu đến cho mọi người Do thực trạng cuộc sống hiện nay ngày mộtphát triển nên các suy nghĩ trong giới trẻ không còn như ngày xưa, các em đa sốsống theo trào lưu của giới trẻ, của các trang điện tử thịnh hành nên nhận thức

về các tác phẩm nổi tiếng, truyền thống văn học của các em ngày càng bị maimột Các em đặt nhẹ giá trị nghệ thuật của văn học mà không dễ gì chúng ta đạtđược Bởi vậy, tôi mạnh dạn chuyển hóa các tiết học của bộ môn Ngữ Văn thànhcác chủ đề để từ đó hướng các em dựa vào những chủ đề đó mà chuyển hóathành các tác phẩm sân khấu đã vang bóng một thời Khi các em tự thực hiệncác hoạt động Ngữ Văn đó các em sẽ chủ động biết tìm tòi, nghiên cứu để thấyđược giá trị văn học mà ông cha ta để lại mang một giá trị to lớn như thế nào

II Thực trạng vấn đề

Từ trước đến nay, được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện nhà cùngvới Ban lãnh đạo nhà trường thì các môn học đã từng bước thay đổi phươngpháp dạy học tích cực hơn Tuy nhiên do đặc thù của trường nằm ở vùng nôngthôn, đa số các em học sinh đều xuất phát từ nhà nông nên hướng các em mạnhdạn trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa các tiếtmục trong bộ môn Ngữ Văn không phải là việc làm đơn giản Các em còn khárụt rè khi giao tiếp hằng ngày, khi học bài các em không đủ tự tin để phát biểu ýkiến của mình dù đã có câu trả lời của riêng mình Như vậy, với tính cách ngạigiao tiếp của các em cũng gây một khó khăn không nhỏ khi thực hiện phươngpháp này Các em không đủ tự tin, đọc diễn cảm để thuyết trình hay diễn một tácphẩm văn học trước các bạn học sinh và thầy cô của mình

Ngay từ khi nhận trách nhiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 tôi đã cố gắngtìm ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm học để tìm ra hướng đi mới cho bộ mônNgữ Văn 7 Làm sao để các em không còn nhàm chán khi học môn Ngữ Văn,các em tự tin khi thực hiện những tiết học trải nghiệm, từ đó kiến thức các emngày một được nâng cao

Trang 6

Để thực hiện được vấn đề trên, đầu tiên tôi phải xác định được nguyênnhân Sau khi đã xác định nguyên nhân, tôi tìm những giải pháp tốt nhất nhằmgiúp học sinh thực hiện được những tiết trải nghiệm đạt được hiệu quả cao Theotôi, nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản sauđây:

+ Do các em không có tự tin, ngại giao tiếp khi thể hiện trước tất cả cácbạn học sinh và thầy cô

+ Do đặc thù của bộ môn Ngữ Văn là hình thức dạy truyền thống là chủyếu, lấy thuyết giảng làm chính nên môn học trở nên đơn điệu

+ Do thời gian một tiết học còn hạn hẹp trong 45phút/1tiết, nên không thể

tổ chức một tiết mục sân khấu hóa một cách hoàn chỉnh

+ Do điệu kiện kinh phí của từng lớp, nhà trường không đủ khả năng thựchiện quá nhiều tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa cho tất cả các khối trongtrường

Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tìm ra “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động sáng tạo – Sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh” và cũng đã thu được những kết quả đáng khả

quan

Trang 7

Một tiết học truyền thống của bộ môn Ngữ Văn

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa được sử dụng nhiều và phát huy tácdụng tốt đối với bộ môn Ngữ văn Đây là phương pháp được đánh giá là mộttrong những phương pháp dạy học phát huy tối đa vai trò chủ động chiếm lĩnhkiến thức của học sinh Cho nên việc nghiên cứu của tôi dựa trên quá trình theodõi đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trường THCS trong những nămgần đây Tôi nhận thấy nội dung đổi mới chỉ xoay quanh việc là cho các em hoạtđộng học nhiều hơn là hướng các em ra những tiết ngoại khóa, trải nghiệm thực

tế từ những tác phẩm mà các em đã học ở chương trình lớp 7 Chính vì lẽ đó màtôi đã mạnh dạn cho các em thực hiện những tiết trải nghiệm sáng tạo đơn giản,tôi cố gắng để thực hiện nối liền bục giảng với thực tế đời sống, sau khi các emthành thạo, đủ tự tin thể hiện mình thì sẽ đưa ra những chủ đề hướng tới các bàihọc để các em thể hiện khả năng của mình thông qua những kiến thức các em đãhọc Thông qua những tiết trải nghiệm đó sẽ giúp các em tăng cường thêm tínhthực hành hơn trong môn học vốn đã gây nhàm chán cho các em, các em có thểvận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua những tiếtmục mà các em thể hiện Nhờ vậy mà khả năng cảm thụ tác phẩm sẽ tốt hơn và

từ đó các em sẽ yêu thích hơn môn học này Sau đây là những giải pháp mà tôi

đã thực hiện và rút ra được kinh nghiệm:

Giải pháp 1 Chủ động nắm bắt đặc điểm tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7

Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh Mọi học sinhđều mong hứng thú tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và các kỹnăng khác Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập kịch bản,học sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm những kỷ

Trang 8

niệm đẹp đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường Nó cũng tạo động lực và thoảimái tinh thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác Để thực hiệntiết học bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa phát huy được tối đathì ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu những mặc ưu và nhược điểm của cácphương pháp dạy học tích cực mà các giáo viên bộ môn Ngữ Văn đã thực hiện.Tôi nắm bắt tình hình học tập bộ môn Ngữ văn của khối học thông qua ban lãnhđạo nhà trường, tổ chuyên môn, hội cha mẹ học sinh ở các lớp để tìm ra hướng

đi mới cho giải pháp này Sau khi đã cùng mọi người tìm hiểu những hạn chếtrước đây mắc phải và những mặt tích cực đã làm được tôi tiếp tục phát huynhững ưu điểm mà những phương pháp dạy học tích cực mang lại cho bộ mônNgữ Văn, phân tích vì sao phương pháp này trước đây khi thực hiện lại xảy ranhững nhược điểm đó để rút kinh nghiệm khi sau này thực hiện Tiếp tục khảosát tình hình về khả năng hiểu biết của các em học sinh bốn lớp 7A1, 7A2, 7A3,7A4 Qua việc tìm hiểu này tôi cũng chủ động nắm bắt được những năng khiếuvốn tiềm ẩn của các em mà các em chưa dám thể hiện, để từ đó tôi lên kế hoạchcho tiết học trải nghiệm sáng tạo - sân khấu hóa

Giải pháp 2 Làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch thực hiện

Hoạt động ngoại khóa văn học là một việc làm cần thiết, bổ ích và khôngthể thiếu trong quá trình dạy học Bởi lẽ, đây là dịp để học sinh khắc sâu kiếnthức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạotrong học tập Qua đó, ngày càng yêu thích môn học vì hơn hết, đánh thức trí tuệ

và tâm hồn học sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với bộ môn Ngữ Văn

Từ công tác tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn và các giáoviên bộ môn Ngữ Văn của nhà trường tôi đã tiến hành các bước đầu tiên đểchuẩn bị thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữvăn 7 mà tôi đang đảm nhận giảng dạy

Trang 9

Tôi đưa ra 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải tiếnnày:

+Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạyhọc

+Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm năng khiếu).+Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thựchiện và trao đổi với giáo viên

+Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổsung ý tưởng

+Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyệntập chuẩn bị Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là

tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa

Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêmcác gợi ý để học sinh tìm hiểu hiệu quả hơn Nên giới thiệu theo hình thức nào?Cần truyền tải những thông tin gì? Giáo viên chủ động tìm hiểu để phát hiện ranhững năng khiếu ở các em học sinh Và dựa vào năng khiếu mà tôi đã tìm hiểu

và phát hiện ở các em học sinh tôi đang giảng dạy tôi tiến hành phân nhóm đểthực hiện tiết trải nghiệm như sau:

+ Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu và phóng sự theo chủ đề

+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch

+ Nhóm 3: Vẽ tranh và thuyết trình theo đề tài

+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục hát – múa theo chủ đề

Giải pháp 3 Tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7

Trang 10

Sau khi đã phân công nhiệm vụ cụ thể những việc mà các nhóm phải thựchiện, tôi tiến hành tìm chủ đề để các nhóm hướng đến chủ đề chung để thực hiệnnhiệm vụ Để xác định chủ đề cho học sinh tôi dựa trên những yêu cầu của sách

tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn THCS Trongchường trình Ngữ Văn 7 có hai chủ đề mà yêu cầu học sinh phải thực hiện đó là

“Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” và “Nếu tôi là hiệu trưởng” Thời điểm khi

tôi bắt tay vào thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo bộ môn văn 7 là trong thờigian hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho nên tôi xác định cho học

sinh thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa theo chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” Ở chủ đề này các em sẽ dễ hiểu hơn và hình dung được

ý tưởng mà mình cần thực hiện vì người thắp lên ngọn lửa tâm hồn đó chính lànhững người thầy người cô đã dạy dỗ các em những kiến thức, tạo cho các emhành trang bước vào đời Khi chủ đề đã được xác định, tôi cùng các nhómtrưởng của các lớp họp lại và tìm hướng đi cụ thể cho chủ đề đã chọn, sau khithảo luận và hướng dẫn các em bám sát chương trình học và chủ đề đã chọn thìcác em đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm mà các em sẽ thực hiện về chủ

đề trên như sau:

+ Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu về thầy cô nhân ngày 20/11

+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn theo chủ đề người thầy và nênbám sát văn bản Ngữ Văn 7 đã học

+ Nhóm 3: Vẽ tranh về đề tài thầy cô giáo

+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - múa chủ đề thầycô

Các nhóm đã hình dung được kế hoạch của buổi hoạt động trải nghiệm về

chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” với các nội dung liên quan đến các

tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7 qua đó bước đầu các nhóm biết

tổ chức sự kiện, rèn luyện khả năng biểu cảm về sự vật, con người, học sinh sẽtrực tiếp tìm hiểu các thông tin hoặc hóa thân vào hình tượng những người thầy,

Ngày đăng: 12/05/2019, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w