1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

27 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chỉ đạo việc tổ chức các hoạt độnggiáo d

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chỉ đạo việc tổ chức các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

3 Tác giả:

Họ và tên: Vũ Thị Anh Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/12/1967

Trình độ chuyên môn: Đại học Quản lý

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường Tiểu học Bắc AnĐiện thoại: 0974313206

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Cán bộ, giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạtđộng ngoài giờ lên lớp

- Áp dụng thực hiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trườngtiểu học

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013 -2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ

Vũ Thị Anh

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹthời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác Nhưng do đặc điểm tâm lí họcsinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất Bản chấtcủa việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng

và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em.Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh độngsang tư duy trừu tượng, nhất là đối với học sinh đầu cấp Vì vậy, song song vớiviệc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các

em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú, bổ íchphù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em

Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻgiảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thútrong học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triểnthể chất, tinh thần cho trẻ,… Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp trong nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên Bởi chính hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp là một sân chơi bổ ích và lí thú nhất trong nhàtrường giúp các em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở mang kiến thức đãhọc trên lớp vừa được vui chơi, giải trí lành mạnh và thể hiện được chính mình.Đây là động lực thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các môn học văn hóa, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường

Làm thế nào để hoạt động NGLL phát huy được hết ý nghĩa thực chấtcủa nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ? Đó chính là lí do

tôi chọn vấn đề nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm: " Một số biện pháp chỉ đạo

tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học"

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Cán bộ, giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất

+ Cán bộ, giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn, kiến thức,

kĩ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang 3

+Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập cá nhân, sách, vở phục vụ cho việchọc tập.

+Cơ sở vật chất đầy đủ phòng học, bàn ghế, trang thiết bi phục vụ dạy học, sân bãi, loa đài…

Thời gian: Năm học 2013– 2014

- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và học sinh trường tiểu học

3 Nội dung sáng kiến.

*Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học hiện naykhông ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đạt được nhữngđiều mà quan điểm giáo dục của Đảng đã đề ra cho ngành giáo dục Để hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đi đúng hướng, đạt được mụctiêu thì cần thiết phải chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ, và cónhững giải pháp khả thi nhất phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.Làm thế nào để tìm ra những giải pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp nhà trường có chất lượng tốt nhất Đó là điểm mới trong sáng kiến này

* Khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng ở các trườngtiểu học

*Kết quả của sáng kiến:

Sau khi áp dụng sáng kiến, cán bộ giáo viên trong nhà trường đã phốihợp công việc nhịp nhàng tạo được sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quảcao ở hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giúp cho không những học sinh mà

cả đội ngũ giáo viên cùng phát triển toàn diện và hướng tới tương lai với hànhtrang vững chắc cả về kiến thức, năng lực và tư duy sáng tạo

* Đề xuất, kiến nghị để áp dụng hoặc mở rộng:

Các cấp có thẩm quyền cần đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các trường tổchức tốt các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp

Nhà trường cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng GDtrong và ngoài nhà trường, nguyên lí giáo dục kết hợp giữa Gia đình - Nhàtrường - Xã hội cần được vận dụng triệt để

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Chúng ta biết rằng: Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển nhanh vàbền vững thì con đường duy nhất là sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, phát huynguồn lực con người, nguồn tài nguyên quí giá nhất trong các nguồn tài nguyênmỗi quốc gia

Ngày nay Đảng và nhà nước đã và đang thực hiện mục tiêu công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước Nhằm từng bước đi lên cùng với sự phát triểnchung của xã hội loài người Trong giai đoạn hiện nay, khoa học kĩ thuật cũngnhư thông tin phát triển mạnh Vì vậy đòi hỏi phải có một nền giáo dục phùhợp với sự đi lên của thời đại Để đáp ứng và phục vụ nhu cầu đó, giáo dục cầnphải có giải pháp mới để nâng cao chất lượng dạy học, nhằm tạo được nhữngsản phẩm có chất lượng cả về tri thức và năng lực lao động

Xuất phát từ mục tiêu: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thànhnhững cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách của conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệmcông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở"

- Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giáctích cực, rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu

là hành vi thói quen đạo đức với chuẩn mực xã hội quy định Nhân cách họcsinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp vàcon đường thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong ba hoạt động quantrọng, là bộ phận hợp thành của giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dụccủa nhà trường Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể,hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh.Các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện con người Có thể nói kháiquát hơn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối

Trang 5

quan hệ phong phú đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung vàphương pháp nhất định Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành nhữngnhu cầu của bản thân học sinh.

- Các công trình nghiên cứu về khoa học đã xác định: Nhân cách trẻ đượchình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức A Binet xem tríthông minh là hoạt động có chủ đích được điều khiển từ nội tâm bằng cách xáclập những mối quan hệ giữa chủ thể và hành động Các nhà nghiên cứu chorằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí conngười đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Vì thế, hoạt độngngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm,năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần học sinh Do vậy, cần thiết phảikết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp chohọc sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và

óc sáng tạo cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường

- Trong Điều lệ trường tiểu học nêu rõ các yêu cầu giáo dục ngoài giờ lênlớp ở điều 27 chương III: Hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợpvới các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt độngngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triểnnăng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạtđộng vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa các hoạt động bảo vệthiên nhiên, môi trường, các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội,các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểuhọc

Qua những vấn đề nêu trên ta thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpgóp phần rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, mục đích họctập của học sinh trong nhà trường nói riêng và còn nhằm đáp ứng việc thựchiện đổi mới đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/TT – BGD ĐT

Trang 6

2 Cơ sở lí luận của vấn đề.

2.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học nhằm:

- Củng cố và khắc sâu kiến thức của môn học trên lớp; mở rộng hiểu biếtcho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinhnghiệm hoạt động tập thể của học sinh

- Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kỹ năng cơ bản phùhợp với học sinh tiểu học như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tựkiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quentốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể

- Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thànhtình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đấtnước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội

2.2 Nhiệm vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được tiếpxúc, được làm quen với những hoạt động : khoa học - kỹ thuật, lao động sảnxuất, văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao, kinh doanh, xã hội, nhân đạo,giúp các em có điều kiện vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộcsống và làm phong phú vốn hiểu biết của các em

2.2.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ

Trang 7

Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng quan trọng đối với bậc tiểuhọc, bởi vì mọi thái độ, tình cảm đúng đắn với ông bà, cha mẹ, người thân đốivới quê hương, đất nước…phải được giáo dục từ lứa tuổi này, cho nên nhiệm

vụ này đòi hỏi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải tạo điều kiện tốt đểbồi dưỡng thái độ tích cực của các em đối với bản thân, bạn bè, công việc vàcộng đồng

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần giáo dục cho học sinhtình đoàn kết hữu nghị với thanh thiếu niên, nhi đồng quốc tế, với các dân tộctrên thế giới

2.2.3 Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng

Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em

có điều kiện tham gia các hoạt động.Trong khi tham gia các hoạt động các em

sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc chúng phải tìm cách giảiquyết bằng trí tuệ và sức lực của mình.Từ đó giúp các em hiểu biết, biết cáchlàm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực

2.3 Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tiểu học rất đa dạng

và phong phú, bao gồm: hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệthuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồidưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giaolưu văn hoá, các hoạt động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từthiện phù hợp với đặc điểm tam sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học ( điều 29Điều lệ trường tiểu học )

2.4 Một số con đường thực hiện HĐGDNGLL

- Hoạt động giáo dục theo các chủ điểm

- Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp

- Hoạt động trong buổi sinh hoạt dưới cờ

- Hoạt động giáo dục theo các nội dung mang tính chính trị - xã hội

- Hoạt động theo ngày cao điểm trong tháng

Trang 8

- Qua hoạt động của Đội TNTP và nhi đồng Hồ Chí Minh.

- Hoạt động thăm viếng, giúp đỡ, ủng hộ

- Hoạt động bảo vệ môi trường

- Hoạt động trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ

2.5 Một số chủ điểm thường được tổ chức ở các trường hiện nay.

- Truyền thống nhà trường

- Kính yêu thầy, cô giáo

- Yêu đất nước Việt nam

- Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

- Yêu quý mẹ và cô giáo

Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay, việc định hướng nội dung,hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp còn đơn điệu, cứng nhắc, chỉ mang

Trang 9

tính hình thức, xa rời đối tượng học sinh, chưa có sự sáng tạo nội dung hoạtđộng ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế Một số học sinhcòn thụ động, lười tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp vì thiếu sự đôn đốcnhiệt tình của giáo viên Năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho họcsinh của một số giáo viên còn hạn chế Mỗi khối lớp học sinh lại có tính đặcthù về tâm lý và kiến thức riêng trong khi đó định hướng của Bộ Giáo dục vàĐào tạo về nội dung giảng dạy lại mang tính chung chung, thiếu cụ thể Khánhiều giáo viên thường dành thời gian của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để

ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực môn Toán, TiếngViệt

Nhà trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiềuthời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà cònảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí màkhông có nguồn tài chính hỗ trợ, có quan điểm còn cho đây là họat động vuichơi nên không quan trọng, không cần thiết

Ngoài những nội dung bồi dưỡng bao gồm: Mục tiêu, nhiệm vụ, nộidung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL, tôi chỉ đạo GV Thể dục, GV Âmnhạc, GV Mĩ thuật sưu tầm các trò chơi dân gian để hướng dẫn GV toàn trườngcách tổ chức các trò chơi dân gian và các bài múa hát tập thể Bên cạnh đó, tôichỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn giáo viên sử dụng, khai thác các phần mềm, cácphương tiện có thể ứng dụng trong việc tổ chức các HĐGDNGLL và các kĩnăng ra câu hỏi, kĩ tổ chức các Hội vui học tập

Trang 10

Ngoài ra, chỉ đạo giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về côngtác tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong buổi họp phụ huynhhọc sinh đầu năm học Việc làm này khuyến khích phụ huynh học sinh hiểu rõ

về về vị trí, vai trò và tác dụng của HĐGDNGLL Từ đó, họ ủng hộ về cả tinhthần và vật chất cho các HĐGDNGLL của nhà trường

Tôi chỉ đạo cách thức tổ chức như sau :

- Huy động phụ huynh hay những người có năng khiếu, nhiệt tình

Về quy mô, thời lượng, địa điểm và người tổ chức không phải lúc nào cũngtheo một một cách nhất định mà phải thay đổi theo từng nội dung cho hợp lý

4 2 Xây dựng kế hoạch chung và chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội xây dựng và thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch cần xuất phát từ mục tiêu giáo dục Tiểu học đó là:

Trang 11

Giáo dục học sinh: "Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam:Yêu quê hương, đất nước, hòa bình và công bằng bác ái; kính trên, nhườngdưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức về bổn phận củamình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trườngsống; Tôn trọng thực hiện đúng pháp luật và các quy định ở nhà trường, khudân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực "

- Kết hợp với nhiệm vụ, chủ đề của từng năm học để đề ra chủ điểm hoạtđộng tháng phù hợp với nội dung hoạt động, đặc điểm tình hình của từng nhàtrường

- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, tôi xây dựng kếhoạch sắp xếp thời khóa biểu sao cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLLgiữa các khối lớp được thuận lợi: các lớp trong một khối sẽ có cùng tiếtHĐGDNGLL để có thể tổ chức các hoạt động theo khối, tiết HĐGDNGLLgiữa các khối lớp không cùng trong một ngày để khi tổ chức không gặp khókhăn về sử dụng cơ sở vật chất như máy chiếu, dụng cụ thể dục thể thao.Những tháng có buổi tổ chức HĐGDNGLL cấp trường tôi hướng dẫn tổtrưởng, tổ phó sắp xếp, dồn thời khoá biểu sao cho 4 tiết HĐGDNGLL vào 1buổi để không ảnh hưởng đến các môn học khác

- Xây dựng kế hoạch về hoạt động chung toàn trường (cụ thể từngtháng), đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong đội ngũ cán bộ cốtcán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học Nhằm :

+ Thống nhất nội dung hoạt động

+ Bàn biện pháp thực hiện tích cực

+ Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể

- Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung toàn trường

và đặc điểm tình hình của tổ, khối để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt độngriêng của tổ, khối Chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch của tổ

và khối để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp

Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể của nhà trường trong các tháng như sau :

Tháng/ Nội dung Người thực hiện Đối

Trang 12

Chủ điểm tượng

Tháng 8

“Vui đến

trường”

Giới thiệu về trường, lớp GVCN Khối 1-5

Tổ chức học nội quy trường lớp, tập

Triển khai dạy múa hát tập thể, các bài

Tổ chức vệ sinh trường lớp GVCN+PT y tế Khối 1-5

Xây dựng Sổ truyền thống lớp - trang trílớp học

Giáo dục ATGT ( Kết hợp tiết sinh hoạt) GVCN Khối 1-5

Tổ chức vệ sinh trường lớp GVCN+PT y tế Khối 1-5

Luyện tập bóng đá, văn nghệ GVTD, ÂN Khối 1-5

Giáo dục ATGT+ kĩ năng sống GVCN Khối 1-5

Tổ chức vệ sinh trường lớp GVCN+PT y tế Khối 1-5

Luyện tập bóng đá, văn nghệ, Aerobics GVTD, ÂN Khối 3 -5

Phát động thi đua chào mừng 20 -11 HT Khối 1-5

Tổ chức "Hội vui học tốt" với chủ đề

" Ngàn hoa dâng tặng thầy cô".

GVCN + TPT Khối 1-5

Tổ chức vệ sinh trường lớp GVCN+PT y tế Khối 1-5

Luyện tập bóng đá, văn nghệ, Aerobics GVTD, ÂN Khối 3-5

Thi Tiếng hát Dân ca cấp trường( Mỗi lớp 1 tiết mục)

GVCN + TPT Khối 1-5

Trang 13

Em làm công tác Trần Quốc Toản GVCN Khối 4-5

Giới thiệu cảnh đẹp quê hương GVCN Khối 3-5

Giới thiệu và tổ chức trò chơi dân gian GVCN Khối 1-5

Giao lưu tìm hiểu về Đảng Cộng sản

Việt Nam (Rung chuông vàng).

Tổ chức văn nghệ " Hát tặng mẹ và cô" GVCN + TPT Khối 1-5

Mít tinh kỉ niệm 26 - 3, tổ chức Hội thi "

Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương GVCN Khối 3-5

Giao lưu với thiếu nhi các lớp khác,trường khác, địa phương khác

GVCN+TPT Khối 1-5

GD bảo vệ môi trường, tổ chức vệ sinhtrường lớp, GD KN sống

GVCN+PT ytế TPT Đội

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w