1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên vĩnh phúc

74 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 79,79 KB

Nội dung

Trang 1

HOÀNG BẢO THOA

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG • • •

CHO HỌC SINH LỚP 1,2 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCNGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở MỘT SỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU yực

Trang 2

Với tấm lòng biết ơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.s- GVC Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Em cũng chân thành cảm ơn đến thày cô giáo, học sinh các trường Tiểuhọc khu vực thị xã Phúc Yên đã đóng góp và giúp đỡ chân tình cho em trongquá trình điều tra thực tiễn để hoàn thành khóa luận này.

Do điều kiện thòi gian có hạn, khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạnchế, thiếu xót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quýthầy cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Hoàng Bảo Thoa

Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinhlóp 1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường Tiểuhọc khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc” là kết quả mà tôi

trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài ừên tôi đã kếthừa kết quả nghiên cứu của một số tác giả.Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rútra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Đề tài khóa luận của tôi hoàntoàn không trùng với kết quả của tác giả nào khác.

Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Hoàng Bảo Thoa

MÔT SỐ TỪ VIẾT TẤT TRONG KHÓA LUÂN

GDKNS: Giáo dục kĩ năng sống

Trang 3

HS : Học sinh

HĐGDNGLL: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

UNESCO: Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của liên hợp quốc

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu đề tài 4

5 Khách thể nghiên cứu 5

6 Phạm vi nghiên cứu 5

7 Giả thuyết khoa học 5

8 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

9 Phương pháp nghiên cứu 5

10 Cấu trúc của đề tài6NỘI DUNG 7

■CHƯƠNG 1 7

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC•• • • SINH LỚP 1,2 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 7

1.1.1 Kĩ năng 71.1.1.1 Kĩ năng

7

Trang 4

1.1.1.2 Phân loại lã năng8

1.1.2 Kĩ năng sổng 81.1.2.1 Kĩ năng sống

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 12

1.2.1 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 121.2.2 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 131.2.3 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 141.2.4 Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học

qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 161.3.1.3.Nội dung giáo dục kĩ năng sổng trong hoạt động giáo dục ngoài

Trang 5

lên lớp ở trường tiểu học 181.3.2 Một số ìa năng sống cần giáo dục và ỷ nghĩa của việc giáo dục ìanăng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 201.3.2.1.Một số KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thông quaHĐGDNGLL 20

Bao gồm các kỹ sau: 201.3.2.2.Vai trò giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiểu học thông qua hoạt

động giáo dục ngoài giờ lên lớp 261.3.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học nói chung và họcsinh đầu tiểu học nói riêng 261.3.3.1 Đặc điểm về mặt cơ thể

1.3.3.2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sổng

1.3.3.3 Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) 281.3.3.4 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học

1.3.3.5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học30

CHƯƠNG 2 33THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 1,2 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU vực THỊ XÃ PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC 33

Trang 6

2.1 Vài nét về địa bàn, phạm vi nghiên cứu 33

2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 332.1.2 Vài nét về phạm vỉ nghiên cứu 34

2.2 Thực trạng kĩ năng sống của học sinh lớp 1, 2 ở 3 trường Tiểu họcXuân Hòa, Hùng Vương, Trưng Nhị 352.3 Thực trạng về việc thực hiện GD KNS cho học sinh lớp 1, 2 thông qua

HĐNGLL ở 3 trường Tiểu học: Xuân Hòa, Hùng Vương, Trưng Nhị 38

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cấn bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh, họcsinh về vai trò của giáo dục kĩ năng sống ở học sinh lớp 1, 2 thông qua HĐGDNGLL 382.3.2 Mức độ triến khai nội dung GDKNS cho học sinh lớp 1, 2 thông quaHĐGDNGLL ở ba trường Tiểu học: Xuân hòa, Hùng Vương, Trưng Nhị 422.3.3 Nội dung GDKNS cho học sinh lớp 1, 2 thông qua HĐNGLL ở batrường Tiểu học: Xuân hòa, Hùng Vương, Trưng Nhị 432.3.4 Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức GDKNScho HS thông qua HĐGDNGLL 452.3.4.1 Các phương pháp GDKNS cho HS lớp 1, 2 thông qua HĐGDNGLL

2.3.4.2 Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để giáo dục KNS cho học sinh

46

CHƯƠNG 3 49NGUYÊN NHÂN CỦA THựC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG 493.1 Nguyên nhân của thực trạng 49

3.1.1.Nguyên nhân ảnh hưởng đến KNS của học sinh lớp 1,2 ở 3 trườngTiểu học: Xuân Hòa, Hùng Vương, Trưng Nhị 493.1.2.Các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới việc GDKNS cho HS thông

Trang 7

qua HĐGDNGLL 50

3.2 Biện pháp giải quyết thực trạng 52

3.2.1.Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp 52

3.2.1.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 52

3.2.1.2 Các nguyên tẳc đề xuất biện pháp 53

3.2.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDKNS cho HSlóp 1, 2 thông qua HĐGDNGLL 54

3.2.2.1 Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo 54

3.2.2.2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngữ giáo viên trong trường về việc xây dựng, tổ chức thực hiện GDKNS thông qua HĐGDNGLL 543.2.2.3 Thiết kể các chủ đề giáo dục kỹ năng sổng phù hợp với nội dung cáchoạt động thực hiện chủ đề của HĐGDNGLL 55

3.2.2.4 Phát huy vai trò tác dụng và hiệu quả của HĐGDNGLL để GDKNScho học sinh 58

3.2.2.5 Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức HĐGDNGLL để thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS 59

3.2.2.6 Xây dựng quy trình tổ chức HĐGDNGLL để GDKNS cho HS mộtcách hiệu quả 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

1 Kết luận 62

2 Kiến nghị 63

PHỤ LỤC 64PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xã hội càng phát triển thì con người càng phải hoàn thiện Một conngười hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cảđức.

Trang 8

Để tạo ra con người có đủ tài và đức thì nền giáo dục phải phát triển mộtcách toàn diện Đe thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường Tiểu họckhông chỉ quan tâm tới việc dạy chữ mà còn phải dạy các em cách sống, cáchlàm người, hay nói cách khác là giáo dục kĩ năng sống.

Kĩ năng sống có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và pháttriển nhân cách học sinh Nó giúp các em chuyển tri thức, tình cảm, niềm tinthành giá tìị xã hội, thành hành động thực tế mang tính tích cực xã hội, tínhxây dựng, đồng thời giúp các em có được thành công trong học tập, lao độngvà rèn luyện Kĩ năng sống như là một cây cầu giúp học sinh vượt qua bến bờthử thách, ứng phó với thay đổi của cuộc sống hàng ngày, giúp các em thựchiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cá nhân, tập thể và xã hội Nhờ có kĩnăng sống mà các em làm chủ trong mọi tình huống, thích nghi với cuộc sốngkhông ngừng biến đổi.

Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiệnđại, là xây dựng hành vi lành mạnh và thay đổi những thói quen, hành vi tiêucực, trên cơ sở đó giúp người học có tri thức, giá trị, thái độ, và các kĩ năngthích hợp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể tiến hành bằng hai conđường: tổ chức giáo dục kĩ năng sống, tiếp cận giáo dục kĩ năng sống cho họcsinh thông qua nội dung các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáodục ở trường phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng Đó là nhữnghoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp.Thông quacác hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh phát huy được vai trò của chủ thểgiáo dục, nâng cao tính tích cực chủ động, sáng tạo trong hoạt động Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phàn quan trọng vào sự hình thành vàphát triển nhân cách cho các em.

Với vị trí và vai trò như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thựcsự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

Trang 9

Tuy nhiên, trong thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1,2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện như thế nàovà hiệu quả ra sao thì cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu Vìvậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh lớp 1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một sốtrường Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc” để nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài.

Thuật ngữ “ Kĩ năng sống” được đề cập đến lần đầu tiên bởi nhà tâm lýhọc thực hành năm 1960 Sau này việc nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sốngđược phát triển rộng khắp trên thế giới và được coi là vấn đề quan trọng và cấpthiết, cần được nghiên cứu và huấn luyện cho mọi người.

* Ở nước ngoài:

Ở Lào: Kĩ năng sống được đề cập đến năm 1997 vói nội dung có liênquan đến giáo dục phòng chống HIV/AIDS được lồng ghép vào chương trìnhchính quy và không chính quy ở các trường Sư phạm đào tạo giáo viên.

Ở Campuchia: Cũng sớm đưa vấn đề giáo dục kĩ năng sống vào nhàtrường Nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp vào các bài học của cácmôn học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12.

Ở Thái Lan: Kĩ năng sống được quan niệm là khả năng của cá nhân cóthể giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày để an toàn và hạnhphúc Giáo dục kĩ năng sống phải giúp cho người học đạt được 10 kỹ năngquan trọng như: Ra quyết định một cách đúng đắn; giải quyết xung đột; sángtạo; giải quyết và phân tích tình hình; giao tiếp; quan hệ liên nhân cách; làmchủ cảm xúc; làm chủ các cú sốc; đồng cảm; thực hành.

Ở Bhutan: Kĩ năng sống được quan niệm là bất kì kĩ năng nào góp phầnphát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, và tạo quyền cho cánhân trong cuộc sống hàng ngày của họ, đồng thời giúp họ xóa bỏ nghèo khổđể có nhân phẩm và hạnh phúc trong xã hội Chính YÌ vậy, giáo dục kĩ năng

Trang 10

sống là nhằm hình thành ở người học những khả năng về tinh thần (những giátri tinh thần, niềm tin và thực hành niềm tin ), tâm lý - xã hội (giải quyết vấnđề, giao tiếp liên nhân cách ), kinh tế (đào tạo kĩ năng nghề, kĩ năng hợptác )

Như vậy, có thể thấy một số nước trên thế giới có quan niệm chung vềgiáo dục kĩ năng sống Hầu hết các nước đã đưa nội dung giáo dục kĩ năngsống vào ừong chương trình giáo dục ở nhà trường vói các mức độ khác nhau.Tuy nhiên, có một số nước lại đưa kĩ năng sống vào một phàn nội dung mônhọc, chủ yếu là các môn khoa học xã hội như: Giáo dục sức khỏe, giáo dụcgiới tính, quyền con người

* Ở trong nước

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đốinhân xử thế, có kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng với những thách thức của thiêntai đã được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ Tuy nhiên, nhữngnội dung đó chưa được gọi là giáo dục kĩ năng sống vì xã hội trong giai đoạnđó chưa chứa đựng những vấn đề mang tính thách thức, nguy cơ rủi ro nhưtrong xã hội ngày nay.

Thuật ngữ kĩ năng sống được biết bắt đầu từ những năm 1995 - 1996thông qua dự án “giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chốngHIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” Tuy nhiên, đếnnăm 2003 khái niệm kĩ năng sống mới được hiểu với nội hàm đầy đủ sau hộithảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNESCO tài trợ.

về vấn đề giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐGDNGLL đã có nhiều tácgiả nghiên cứu như các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ đã chỉ rõ rằng quátrình giáo dục phải được tiến hành ngay ở các giờ học trên lớp cũng như cáchoạt động khác của học sinh ngoài trường, ngoài giờ lên lớp [6]

Trong cuốn “HĐGDNGLL” (sách dùng cho giáo viên) của tác giả ĐặngVũ Hoạt dành cho bậc THCS cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung chương trình

Trang 11

HĐGDNGLL, phương tiện, thiết bị cho việc tổ chức HĐGDNGLL, đánh giákết quả tổ chức HĐGDNGLL của học sinh Đồng thời hướng dẫn thực hiện cụthể các chủ điểm giáo dục cho việc tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh.

Từ các kết quả nghiên cứu trên của các nhà khoa học trong nước và trênthế giới về giáo dục kĩ năng sống nói chung và GDKNS thông quaHĐGDNGLL nói riêng, cho thấy vấn đề giáo dục kĩ năng sống còn ít đượcquan tâm nghiên cứu Vì vậy càn có sự quan tâm hơn nữa để tập trung nghiêncứu các mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh.

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh lớp 1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một sốtrường Tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc.Từ đó, đề xuất một sốbiện pháp nâng cao hiệu quả của việc GDKNS nói chung và GDKNS cho họcsinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng.

4 Đổi tượng nghiên cứu

Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1,2 thôngqua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

7 Giả thuyết khoa học

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2 thông qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức Neu phát hiện đúng thựctrạng và đề xuất được những biện pháp hợp lí sẽgóp phàn nâng cao hiệu quảgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2 nói chung và thông qua hoạt động

Trang 12

ngoài giờ lên lớp nói riêng.8 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu các vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kĩnăng sống cho học sinh tiểu học, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường Tiểu họckhu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp đểgiải quyết thực trạng.

9 Phương pháp nghiền cứu

Trong đề tài này, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:9.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp lí thuyết

- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết9.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.- Phương pháp quan sát

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp

1, 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp

1, 2 thông qua HĐGDNGLL ở một số trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc

Trang 13

1.1 Một sổ у ấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh

tiểu học

1.1.1 Kĩ năng

1.1.1.1 Kĩ năng

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng.

Theo L.Đ.Lêvitôv, nhà tâm lý học Liên Xô thì: Kĩ năng là sự thực hiệncó kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựachọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhấtđịnh.

A.U.Pêtrôpxki cho rằng: Kĩ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựachọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặtra [8].

Theo GS.TSKH Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quảtri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiệnnhững nhiệm yụ tương ứng” [3].

Theo GS.TSKH Thái Duy Tuyên, kĩ năng là sự ứng dụng kiến thứctrong hoạt động Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thựchành, thực hiện trọn yẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đíchđặt ra cho hoạt động Sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được kiểm tta bằng ýthức , nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kĩ năng nào đều nhằm vào một mụcđích nhất định.

Trang 14

Nguyễn Quang uẩn và Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng: Kĩ năng là năng lựccủa con người biết vận hành các thao tác của một hành động theo đúng trình.

Ta thấy rằng, những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìnchuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết Tuy nhiên, hầu hết các địnhnghĩa trên đều thừa nhận kĩ năng được hình thành khi ta áp dụng kiến thức vàothực tiễn.

Vậy, “kĩ năng là khả năng hay năng lực thực hiện một hành động , mộthoạt động nào đó một cách thuần thục trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinhnghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.”

1.1.1.2 Phân loại kĩ năng

Có nhiều cách phân loại kĩ năng khác nhau:

Nếu xét theo tổng quan thì kĩ năng phân ra làm 3 loại:- Kĩ năng chuyên môn

- Kĩ năng sống- Kĩ năng làm việc

Nếu xét theo liên đói chuyên môn, ta có:- Kĩ năng cứng

- Kĩ năng mềm- Kĩ năng hỗn họp

Nếu xét theo tính hữu ích cộng đồng có:- Kĩ năng hữu ích

Trang 15

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: Kĩ năng sống là “khảnăng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phóhiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” Trong giáodục tiểu học và giáo dục trang học, kĩ năng sống có thể là một tập hợpnhững khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộcsống hiện đại hóa.[ll]

Theo quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): Kĩ năng sốnglà cách tiếp cận giúp thay đổi học sinh hình thành hành vi mới Cách tiếpcận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ vàkĩ năng.

Ta thấy:

- Các khái niệm đều thống nhất ở một số điểm: KNS thuộc về phạmtrù năng lực tức là bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi mà không phải làphạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi.

- KNS tồn tại dưới dạng hành vi, hành động và cả ở dạng tinh thầnnhư tư duy, cảm xúc, biểu cảm

KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội.

Vậy: Kĩ năng sống là một tập hợp các kĩ năng mà con người có đượcthông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lýnhững vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của conngười.

1.1.2.2 Phân loại Phân loại kĩ năng sống* Cách phân loại theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

WHO phân chia kĩ năng sống thành 3 nhóm lớn :

- Nhóm kĩ năng nhận thức: Tự nhận thức, đặt mục tiêu xác định giátrị, óc tư duy, sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề

- Nhóm kĩ năng cảm xúc: Có trách nhiệm về cảm xúc của mình, kiềmchế và kiểm soát được cảm xúc, tự giám sát, tự điều khiển, tự điều chỉnh cảm

Trang 16

xúc của bản thân.

- Nhóm kĩ năng xã hội: Giao tiếp, cảm thông, hợp tác, chia sẻ, gây thiệncảm, nhận ra thiện cảm của người khác.

* Cách phân loại của Tổ chức Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

Tổ chức UNICEF chia kĩ năng sống thành 3 nhóm kĩ năng cơ bản:- Nhóm kĩ năng nhận thức và sống với người khác

- Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sống vói chính mình- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả.

* Cách phân loại của UNESCO

UNESCO cho rằng có thể chia kĩ năng sống thành 2 nhóm kĩ năng lớn: Nhóm 1 : Bao gồm các kĩ năng sống được thể hiện trong lĩnh vực chung như: Kĩ năng nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội.

Nhóm 2: Gồm các kĩ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội như :

- Các vấn đề về yệ sinh,vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng

- Các vấn đề về phòng chống HTV/AIDS, chống ma túy, rượu, thuốclá,

- Các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản

- Các vấn đề về thiên nhiên, môi trường, rủi ro, bạo lực - Các vấn đề về gia đình, cộng đồng

- Hòa bình giải quyết xung đột- Giáo dục công dân

- Bảo yệ thiên nhiên và môi trường- Phòng ttánh buôn bán trẻ em và phụ nữ

Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về kĩ năng sống Điều đócàng nói lên tính đa dạng phức tạp, phong phú về các biểu hiện cụ thể của cáckĩ năng sống ở con người.

1.1.3 Giáo dục kĩ năng sống

1.1.3.1 Giáo dục kĩ năng sổng

Trang 17

GDKNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựngnhững hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơsở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp vớithực tế xã hôi.

Mục tiêu cơ bản của GDKNS là làm thay đổi hành vi của học sinh,chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cựcthành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng caochất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.

GDKNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tính thần để học sinh đối mặtvới các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quảđể giải quyết các vấn đề đó.

1.1.3.2 Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống

Nhiều nghiên cứu đã cho phép đi đến kết luận là trong các yếu tố quyếtđịnh sự thành công của con người, kĩ năng sống đóng góp đến khoảng 85%.Theo UNESCO ba thành tố họp thành năng lực của con ngưòi là: kiến thức, kĩnăng và thái độ Hai yếu tố sau thuộc về kĩ năng sống, có vai trò quyết địnhtrong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp

Chúng ta đều biết: Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho conngười vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có.Vì vậy, kĩ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu giúp các em thích ứngđược với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vữngvàng, tự tin bước tới tương lai.Cụ thể là:

- Trong quan hệ với chính mình: GDKNS giúp HS biết gieo những kiếnthức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biến hành động thànhthói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra số phận của mình.

- Trong quan hệ với gia đình: GDKNS giúp HS biết quý ttọng ông bà,hiếu thảo với cha mẹ quan tâm chăm sóc người thân khi đau ốm, động viên anủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành

Trang 18

- Trong quan hệ với xã hội: GDKNS giúp HS biết cách ứng xử thânthiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: Có ý thức giữ gìn trật tựtoàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiênnhiên Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớtđi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết của chính conngười gây nên; góp phàn thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực đểhài hòa mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi - nghĩa vụ trong cộng đồng.

Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cáchcho HS nói chung và đối với GDKNS nói riêng ngày càng trở nên quan trọngvà cấp thiết hơn.

1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.2.1.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được hiểu như sau:Theo T.A.Ilina:

Công tác giáo dục cho học sinh ngoài giờ học thường được coi là côngtác giáo dục ngoại khóa Công tác này bổ sung và làm sâu thêm công tác giáodục ngoại khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và nănglực của trẻ em, làm thức tinh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối vớimột hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và làcơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệmvề hành vi này.[5]

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt, “ HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dụcthông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, hoạt độngcông ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, thể dục, thẩm mỹ, thể dục thểthao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.” [4]Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL là hoạt động giáo dụcđược tổ chức ngoài thòi gian học trên lớp Đây là một trong hai hoạt động cơbản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà

Trang 19

trường; hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập ở trênlớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêuđào tạo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.

HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia của cáclực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy họctrong phạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trongcả năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình sư phạm, làm choquá trình này được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

1.2.2 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

* HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục Theo cách

phân chia hiện nay, hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia thành haibộ phận: Hoạt động dạy học trên lóp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Mỗi bộ phận đều có một vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúngđều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Như vậy, hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là hoạt động phụ khóa trong nhàtrường mà là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục trong nhàtrường phổ thông

* HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ giữa nhà trường và xã hội.

1.2.3 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Có 3 nhiệm vụ sau đây:

- Củng cố tăng cường nhận thức: HĐGDNGLL trước hết phải nhằmgiúp học sinh tiểu học củng cố các tri thức của bộ môn đã học ttên lớp Đồngthòi bổ sung thêm những tri thức tự nhiên, xã hội, về con ngưòi mà trong bàihọc ttên lớp chưa có điều kiện mở rộng.

- Bồi dưỡng thái độ tình cảm: HĐGDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sởtrường, năng lực của các em đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tôn trọngbạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình tò đó phát triển hài hoàigiữa tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và hoạt động xã hội

Trang 20

để tạo nên một nhân cách toàn diện.

- Hình thành hệ thống KN, hành vi: Đó là KN thực hiện các công việclao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài tập thểdục, các môn thể thao, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi ngườiừong gia đình, ừong nhà trường và trong xã hội KN tổ chức các hoạt động tậpthể, biết phối họp cùng thực hiện nâng cao ý chí tự chủ, tự tin chủ động và kĩnăng giao tiếp với mọi người.

1.2.4 Đặc điểm cửa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểuhọc

- HĐGDNGLL phù hợp vói nhu cầu hoạt động của lứa tuổi HS tiểu họcvà có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh.

- HĐGDNGLL mang tính linh hoạt, mềm dẻo cả về quy mô, thời điểm,thời lượng, địa điểm, hình thức tổ chức

- Nội dung HĐGDNGLL mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩnăng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục.

- Các hình thức đa dạng của HĐGDNGLL giúp cho việc chuyển tải cácnội dung giáo dục tới học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.

1.3 Giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp

1.3.1 Bản chất, nguyên tắc và nộỉ dung của giáo dục kĩ năng sắng cho họcsinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.3.1.1 Bản chất của giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiểu học thôngqua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Từ quan niệm về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nêu trên và quanniệm về giáo dục kĩ năng sống đã trình bày ở 1.1.3 có thể khẳng định:

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp là giáo viên tổ chức các hoạt động đa dạng phong phúnhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động vào các quá

Trang 21

trình hoạt động, thông qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi cho người họctheo hướng tích cực nhằm phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện,giúp các em có thể sống một cách an toàn, khỏe mạnh, tích cực chủ động trongcuộc sống hàng ngày.

Giáo dục KNS thông qua HĐGDNGLL là quá trình thiết kế, yận hànhđồng bộ các thành tố của HĐGDNGLL và giáo dục KNS trong một chỉnh thểđể thực hiện đồng thời cả mục tiêu của HĐGDNGLL lẫn cả mục tiêu của giáodục KNS về bản chất, giáo dục KNS thông qua HĐGDNGLL là thực hiệntích họp HĐGDNGLL vói giáo dục KNS Nói cách khác đó là quá trình thựchiện giáo dục KNS và HĐGDNGLL theo quan điểm tích hợp.

Để thực hiện tích hợp GDKNS với HĐGDNGLL theo phương pháp tíchhợp, càn thiết phải thực hiện các nội dung sau:

- Tích hợp các mục tiêu của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học trongHĐGDNGLL.

- Xác định cụ thể các nội dung giáo dục KNS (xác định cụ thể các KNScần hình thành và phát triển cho học sinh tiểu học) để tích họp vào nội dungcủa HĐGDNGLL.

- Lựa chọn các phương pháp để thực hiện các nội dung củaHĐGDNGLL phù hợp với phương pháp học sinh hình thành và phát triển cácKNS đã xác định.

- Thiết kế các công cụ để kiểm tra đánh giá cho phép đánh giá được kếtquả của HĐGDNGLL và kết quả của GDKNS.

Tóm lại, giáo dục KNS thông qua HĐGDNGLL là thực hiện tích hợpcác thành tố cơ bản của giáo dục KNS với các thành tố cơ bản củaHĐGDNGLL và vận hành chỉnh thể này một cách tối ưu.

1.3.1.2 Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp *Tương tác

KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài

Trang 22

liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với ngưòi khác.Việc nghegiảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp HS thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó.Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học vànhững ngưòi xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề )thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường.Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ýtưởng của mình, xem xét các ý tưởng của người khác, được đánh giá và xemxét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhậnkhác Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhàtrường tạo cơ hội quan ữọng để giáo dục KNS hiệu quả.

*Trải nghiệm

Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm quacác tình huống thực tế HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứkhông chỉ nói về việc đó Kinh nghiệm có được khi HS được hành động ttongcác tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năngphù hợp với điều kiện thực tế.

GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờhọc cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phântích kinh nghiệm sống của chính mình và của người khác.

*Tiến trình

GDKNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏiphải có quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi Đây là quátrình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới Do đó nhà giáodục có thể tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: Thay đổi tháiđộ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổitạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

*Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của GDKNS là giúp người học thay đổi hành vi theo

Trang 23

hướng tích cực GDKNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại cácgiá trị, thái độ và hành động của mình Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ởtừng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời Có thời điểmngười học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước Do đó, cácnhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duytrì hành vi mới và có thói quen mói; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thayđổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận cácgiá trị, thái độ và hành vi mói GV không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài“hộ” HS, mà cần tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thânsau mỗi giờ học/phần học.

*Thời gian - môi trường giáo dục

Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớmcàng tốt đối với trẻ em Môi trường giáo dục cần tổ chức nhằm tạo cơ hội choHS áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” ừong cuộc sống.

Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộngđồng Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùnghọc hay các thành viên cộng đồng Trong nhà trường phổ thông, trong các hoạtđộng lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, HĐGDNGLL và các hoạt độnggiáo dục khác.

1.3.1.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp ở trường tiểu học

Nội dung các chủ đề trong chương trình HĐGDNGLL ở trường Tiểuhọc tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Truyền thống nhà trường- Tôn sư trọng đạo

- Uống nước nhớ nguồn- Tiến bước lên đoàn- Kính yêu Bác Hồ

Trang 24

Ngoài ra còn nhiều vấn đề như: Tình bạn bè, GD phòng chống các tệnạn xã hội, GD an toàn giao thông, những hoạt động của địa phương

Nội dung HĐGDNGLL ở trường Tiểu học được cụ thể hóa thành 10 chủđề hoạt động phù hợp vói hoàn cảnh, điều kiện học tập của HS trong 9 thángcủa năm học và 3 tháng hoạt động hè, đó là các chủ đề hoạt động theo từngtháng trong năm học gắn với các chủ đề giáo dục như sau:

THỜI GIAN CHỦ ĐIỀM GỢI Ý NỘI DUNG - HÌNH THỨC HĐTháng 9 Truyền thống nhà

Nghe nói chuyện vê ý nghĩa tên trường Phát động phong trào quyên góp sách giáo khoa, vở tặng các bạn có hoàn cảnhkhó khăn.

Tổ chức cuộc thi “ An toàn giao thông”.Tháng 10 Chăm ngoan học

Tô chức câu lạc bộ: “Học mà vui, vui mà học”.

Tổ chức câu lạc bộ: “ Đôi bạn cùng tiến” Phát động phong trào hoa điểm mười.

Tháng 11 Tôn sư trọng đạo Phát động phong trào: Chào mừng ngàynhà giáo Việt Nam.

Làm báo về chủ đề thầy cô, mái trường Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 20/11 Tổ

chức hội thi văn nghệ: Tiếng hát mừng

thầy cô.

Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn

Tìm hiêu vê trayên thông quân đội, nghenói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ

Tập hát những bài hát về anh bộ đội.

Trang 25

Tháng 1,2 Mừng Đảng mừngxuân

Tô chức cho HS tìm hiêu vê truyên thông địa phương.

Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghenói chuyện về truyền thống quê hương,đất nước, Đảng.

Tháng 3 Tiên bước lên đoàn Thi kê chuyện vê bà, mẹ, các vị nữ anhhùng dân tộc.

Giao lưu văn nghệ, ừò chơi dân gian Tổchức hội thi

Tháng 4 Hòa bình hữu nghị Tô chức cuộc thi sưu tâm tranh ảnh, tưliệu về cuộc sống, của thiếu niên cácnước Tổ chức hội thi: “Múa hát tập thể”.Tháng 5 Kính yêu Bác Hồ Sinh hoạt tập thê kỷ niệm ngày sinh nhật

Bác: Nghe kể chuyện về Bác Hồ Tìmhiểu về Bác Hồ với thiếu niên Việt Nam.Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyệnBác Hồ”

Tháng 6,7,8 Hè vui bổ ích Tô chức câu lạc bộ Tổ chức hội trại

1.3.2 Một số kĩ năng sắng cần giáo dục và ý nghĩa của việc giáo dụckĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp

1.3.2.1 Một số KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học thông qua

HĐGDNGLL Bao gồm các kỹ sau:

*KĨ năng xác định giá trị

Giá tri là những gì mà con người cho là quan trọng, là có ý nghĩađối vói bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động

Trang 26

và lối sống của bản thân trong cuộc sống Giá trị có thể là những chuẩnmực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối vớimột điều gì đó

Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng Kĩ năng xác định giá tri làkhả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình.

Giá tậ không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo cácgiai đoạn trưởng thành của con người Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nềnvăn hóa, vào môi trường sống, học tập và làm việc cá nhân.

*KĨ năng kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc củamình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đốivói bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thểhiện cảm xúc một cách phù hợp KN xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khácnhư: Xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lý cảm xúc.

Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn *Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

KN ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàngđón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống,là khả năng nhận thức sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả củacăng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bịcăng thẳng.

KN ứng phó với căng thẳng rất quan trọng đối với HS tiểu học, giúp chocác em

- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng

- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chấtvà tinh thần của bản thân.

Trang 27

- Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đếnngười xung quanh.

KN ứng phó với căng thẳng có được nhờ sự kết hợp của câc KNS khácnhư: KN tự nhận thức, KN xử lý cảm xúc, KN giao tiếp, tư duy sáng tạo, KNtìm kiếm sự giúp đỡ và KN giải quyết vấn đề.

*KĨ năng tìm kiếm sự hỗ ttợ

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phảicàn đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác nhất là HS tiểu học tuổi cònnhỏ có những việc vượt khỏi tầm với của các em nhưng vì bản tỉnh tò mò,thích khám phá nên quyết làm bằng được Vì vậy lúc này các em cần tới sựgiúp đỡ của những người xung quanh KN tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp các emtìm kiếm được người hỗ trợ phù hợp nhất.

KN tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:- Ý thức được nhu càu cần giúp đỡ.

- Biết xác định những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.

Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.*KĨ năng thể hiện sự tự tin

Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng vói bản thân, tín rằngmình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai,cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.

KN thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bàytỏ suy nghĩ, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiệnsự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quantrong cuộc sống.

*KĨ năng giao tiếp

KN giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hìnhthức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh

Trang 28

và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khibất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng,nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thòi nhờ sự giúp đỡ và sự tư vân khicần thiết.

KN giao tiếp giúp HS tiểu học nói chung hay HS đầu tiểu học nói riêngsống hòa đồng hơn với mọi người, đồng thời các em cũng biết cách bày tỏquan điểm, mong muốn của bản thân một cách tốt nhất.

*KĨ năng giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một haynhiều người về một vấn đề nào đó.

KN giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyênnhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tíchcực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giảiquyết cả mâu thuẫn giũa các bên một cách hòa bình.

KN giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của KN giải quyết vấnđề KN giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết họp vói nhiều KN liênquan khác như: KN giao tiếp, KN tự nhận thức, KN tư duy phê phán, KN raquyết định

Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ

Trang 29

thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, mỗi người như một chi tiết của một cỗmáy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ.

KN hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột ttong quanhệ với người khác.

Vì vậy, ngay từ nhỏ, chúng ta nên dạy cho học sinh biết kĩ năng này, nósẽ giúp các em hoàn thành tốt nhất trong học tập hay trong một lĩnh vực nàođó.

*KĨ năng tư duy phê phán

KN tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàndiện các vấn đề, sự vật, hiện tượng xảy ra Để phân tích một cách có phêphán, con người cần:

KN tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân Một ngườicó được KN tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng vói KN tự nhậnthức và KN xác định giá trị.

*KĨ năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo mộtcách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mói, cách sắp xếp và tổ chứcmới, là khả năng khám phá và két nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ýtưởng, quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.

KN tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động vói nhiều sángkiến và óc tưởng tượng, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khảnăng suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào kinh nghiệmtrực tiếp đang trải qua, tư duy minh mẫn và khác biệt.

*KĨ năng giải quyết vấn đề

KN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đềhoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống Giải quyết vấn đề có liên quan tớiKN ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tư

Trang 30

duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định

*KĨ năng đặt mục tiêuMục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thờigian hoặc một công việc nào đó Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặcthái độ

KN đặt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bảnthân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.

KN đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khảnăng thực hiện được mục tiêu của mình.

*KĨ năng tìm kiếm và xử lý thông tinTrong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, kĩ năng tìm kiếm và xử lýthông tin là một KNS quan trọng giúp con người có thể có được những thôngtin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời.

KN tìm kiếm và xử lý thông tin cần kết họp với KN tư duy phê phán vàKN tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ.

*KĨ năng xử lý tình huống và kĩ năng ra quyết địnhHai kĩ năng này cùng với những kĩ năng khác nếu được thực hiện mộtcách họp lý sẽ làm thay đổi hành vi của con người từ thói quen sống thụ động,cơ thể gây rủi ro mang lại hiệu quả chuyển những hành vi tiêu cực thànhnhững hành vi mang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chấtlượng cuộc sống cho bản thân và góp phần bền vững cho xã hội.

Cụ thể giáo dục kĩ năng xử lý tình huông, kĩ năng ra quyết định cho họcsinh tiểu học nhằm:

Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực, về hànhvi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tìnhhuống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân ừonggia đình, với bạn bè

Giúp các em học tập, rèn luyện những kĩ năng nói, nhận xét, đứng trước

Trang 31

tập thể, lựa chọn

Giúp các em có những thái độ ttách nhiệm đối với những lời nói, việclàm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, biết quan tâm chăm sócông bà, bố mẹ, biết ơn Bác Hồ và những người có công với đất nước, biết bảovệ môi trường

Chính những mục tiêu trên mà GDKN xử lý tình huống, KN đưa raquyết định cho học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống và chính bảnthân các em.

1.3.2.2 Vai trò giáo dục kĩ năng sổng cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học quacác môn học trên lớp.

- Phát triển sự hiểu biết ừong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bướclàm phong phú hơn vốn tri thức của HS, tạo nên sự cân đối hài hòa của quátrình giáo dục toàn diện.

- Phát triển ở HS các kĩ năng cần thiết, phù hợp vói sự phát triển lứa tuổi( KN giao tiếp, KN sống, KN ra quyết định, KN hợp tác và sẵn sàng tham giacác hoạt động của tập thể )

- Tạo cho HS lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè

1.3.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tim học nói chung vàhọc sinh đầu tiểu học nói tiêng

Dưới đây là những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của học sinh tiểuhọc:

1.3.3 ỉ Đặc điểm về mặt cơ thể

- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân,

xương tay đang ừong thời kỳ phát triên (thòi kỳ cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo,gẫy dập Vì thế mà ttong các hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và thầy

Trang 32

cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm,hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.

- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò

chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưacác em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảmbảo sự an toàn cho trẻ.

- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư

duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tưduy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vuitrí tuệ, các cuộc thi trí tuệ Dựa vào cơ sinh lý này mà nhà giáo dục nên cuốnhút các em vói các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em.

1.3.3.2.Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống.

*Hoạt động của học sinh tiểu học.

- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đếntuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từhoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên song song vói hoạt độnghọc tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:

+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật

sang các trò chơi vận động.

+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đàu tham gia lao động tự phục vụ bản

thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra ữẻ còntham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa

+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của

trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong

* Những thay đổi kèm theo

- Trong gia đình: Các em luôn cố gắng là thành viên tích cực, có thể

tham gia các công việc trong gia đình Điều này được thể hiện rõ nhất ttongcác gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn các em

Trang 33

phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.

- Trong nhà trường: Do nội dung, tính chất, mục đích của các môn học

đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phươngpháp, hình thức, thái độ học tập Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ýthức học tập tốt.

- Ngoài xã hội: Các em đã tham gia vào một số hoạt động xã hội mang

tính tập thể (đôi khi tham gia tích cự hơn trong cả gia đình) Đặc biệt là các emmuốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.

1.3.3.3.Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)

*Nhận thức cảm tính

- Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc

giác đều phát triển và đang ừong quá ừình hoàn thiện.

- Trí giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi

tiết và mang tính không ổn định: Ở đầu tuổi tiểu học, tri giác thường gắn vớihành động trực quan, đến cuối tiểu học, tri giác bắt đàu mang tính xúc cảm, trẻthích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻđã mang tính mục đích (ừẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việcnhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó )

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi quát hóa lý luận

-Tưởng tượng: -Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn

so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn.

*Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Trang 34

Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Đến lớp 5 thì ngôn ngữviết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm.Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thứcthế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tinkhác nhau.

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảmtính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởngtượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữnói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thểđánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

*Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học *Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ logic.

-*Ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học

Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của ữẻ thơ Môi trường

thay đổi đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục 30 - 35 phút Chuyểntừ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Bước đầu kiềmchế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thànhtính kỷ luật, nền nếp, chấphành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao táctinh khéo của đôi bàn tay để tập viết Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn ttẻvượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của giađình, nhà trường và xã hội dựa trến sự hiểu biết về tri thức khoa học.

1.3.3.4 Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học

Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn

liền với các sự vật, hiện tượng sinh động, rực rồ Lúc này khả năng kiềm chế

cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ

thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư

Trang 35

Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so

vói tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã “người lớn” hơn rất nhiều.Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu họcluôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: trẻ nhi đồng có thể xuất hiện cácnăng khiếu như thơ, ca, hội họa, kỹ thật, khoa học Khi đó càn phát hiện vàbồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làmthiêu chột năng khiếu của trẻ.

1.3.3.5 Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học

Nét tính cách của trẻ đang dần dần được hình thành, đặc biệt trong môi

trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi,mạnh dạn Sau 5 năm học, “tính cách học đường” mới dần ổn định và bềnvững ở trẻ.

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang

những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh

thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư

tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay

thẳng, nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực,

tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thíchứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển, và đặc biệt nhân cách của các em còn mang

tỉnh đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn tả một sớm

một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diệnvề mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng vớitiến trình phát triển của mình.

Mỗi học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên với một nhân cách đanghình thành, đang phát triển Mỗi em đều có đặc điểm chung của lứa tuổi tiểuhọc nhưng cũng có những đặc điểm riêng, từ cá tính, tâm lý, trí tuệ, thể chất cho đến những nhu cầu khả năng tiềm ẩn.

Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng đối vói học

Trang 36

sinh tiểu học nói chung và học sinh đầu tiểu học nói riêng, nhằm rèn luyệnhành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, có khả năngứng phó tích cực, biết ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống Ngoài ra việc giáo dục kĩ năng sống càng hiệu quả hơn khi học sinh được tự dovui chơi, tìm hiểu, khám phá trong các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tiểu kết chương 1

KNS là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ,hành vi, và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luônvững vàng trước khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cáchtích cực và phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đờivà làm chủ cuộc sống của chính mình Chính vì vậy việc giáo dục KNS chothế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối vớibản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc, giúp các em có khả năng ứng phótích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vớigia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa vàlành mạnh.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phậncủa quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu họcnói riêng Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học vănhóa ở trên lớp HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là càunối gắn lý thuyết vói thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữanhận thức với hành động, góp phàn hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ởHS Với vị trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc

trưng của HDDGDNGLL cho thấy HĐGDNGLL thực sự cần thiết và có nhiều

khả năng giáo dục KNS cho HS Khả năng giảo dục KNS cho HS thông quaviệc chuyển tải các nội dung của HDDGDNGLL bằng các hình thức, phươngpháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng tiếp cận và giáo dục KNS sẽrất có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường.

Trang 37

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 1,2 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU vực THỊ XÃPHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

2.1 Vài nét về địa bàn, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về đìa bàn nghiên cứu

Thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Là đô thị cửa ngõ của tỉnh VĩnhPhúc, Phúc Yên được xác định như là đô thị vệ tinh của Vùng thủ đô Hà Nội;là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trang tâm kinhtế công nghiệp - dịch vụ, trang tâm khao học kĩ thuật và công nghệ, giữ vị tríchiến lược quan trọng về công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh, gópphần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội.

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắccủa Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 30 km, có chiều dài theo trục Bắc- Nam là 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giápvới tỉnh Thái Nguyên Thị xã có diện tích 12029,33 ha (năm 2008), 10 đơn vịhành chính gồm 6 phường và 4 xã với tổng số dân tính đến năm 2013 là151,448 người Thị xã là một đô thị lớn của tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IIIvào năm 2012, theo quy hoạch đạt đô thị loại II năm 2015 và đô thị loại I năm2020; là trang tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch yụ tổng hợpcủa tỉnh đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng Phúc Yên còncó hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh.

Phúc Yên có nhiều tiềm năng, lọi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tếxã hội.Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bìnhquân tăng 23,05%/ năm, trong đó, công nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/ năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xãluôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Cơ cấu kinh tế của thị xã trong

Ngày đăng: 04/11/2015, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w