1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG GIÁO dục kĩ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ đề ở một số TRƯỜNG mầm NON KHU vực PHÚ YÊN,VĨNH PHÚC

63 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HÀ NỘI 2 KHOA GIAO DUC MAM NON

===) (@===

TRỊNH QUỲNH HOA

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG CHO TRE 5-6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DEO MOT SO TRUONG

MAM NON KHU VUC PHUC YEN,VINH PHUC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC MAM NON

===) R===

TRINH QUYNH HOA

THUC TRANG GIAO DUC Ki NANG SONG CHO TRE 5-6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DEO MOT SO TRUONG

MAM NON KHU VUC PHUC YEN,VINH PHUC

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Trần Thanh Tùng

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố

trong bất kỳ khóa luận nào

Hà Nội, tháng 5 nam 2019

Sinh viên thực hiện

Trang 4

LOI CAM ON

Khóa luận “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc” được hoàn thành tại Trường Dai hoc Sư phạm Hà Nội 2

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Giáo dục mầm non, các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Th§ Trần Thanh Tùng, người

thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi

và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ, giáo viên mầm non, các cháu lớp 5-6 tuổi tại các trường mầm non: MN Hoa Hồng

và MN Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Sinh viên thực hiện

Trang 6

MUC LUC

(971005 .Ô 1

1 Lý do chợn đề tài «5< «ke Sex xnxx T11 110130101 1

2 Mục đích nghiÊn CỨU S919 1111111111 ⁄2 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu - - se kcxexexeeee 2 4 Giả thuyết khoa hỌc - «<< << kẻ EES3 E333 gi grxe, 2

h0 (040814001506: 0110050 3 6 Giới hạn, phạm v1 nghiên CỨU . - 5555 <5 << << << + <<s<*sssss 3 7 Phương pháp nghiên CỨu - - +<<+< << << << << sex se sessssssss 3 3 Câu trúc của khóa luận - se +eSe S3 E8 SE E+ESeEceSsresessese 4

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỶ

NANG SONG CHO TRE 5-6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DE G MỘT SỐ TRƯỜNG

MẦM NON KHU VỰC PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề - 2 -ss + +xx£x+EEE ke ercz 5

1.1.1 Trên thế giới - «<< kE< k1 EESE E111 gr 5

1.1.1.1 Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore . - 5-5 << c<se: 5 1.1.1.2 Gido duc ki nang s6ng 6 Nga ecscssscssscsssseseecsesesestees 6

1.1.1.3 Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ - 55c ccceeeree 6

P9 nh 7

Trang 7

1.3.2 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non - - 13

1.3.2.1 Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non 13

1.3.2.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non 13

1.3.2.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sông cho trẻ mâm non 14

1.3.2.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non 15

1.3.2.5 Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 15

1.3.2.6 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sông - 5s 5<: 16 1.4 Van dung trd choi déng vai theo cht dé dé gido dục kĩ năng sông cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi xxx ve sex re vs: 17 1.4.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng sông thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đi ¿- Ss-s +13 1 31115111111 111115 1151x111 re 17 1.4.2 Bản chất của trò chơi đóng vai theo chủ đề 17

1.4.3 Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề 5s 17 I Sai 17

1.4.3.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề - eee 18 1.4.4 Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCPĐ đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáO - - - s+sE* ke *E ke eEcrcx ket 18 1.4.5 Các bước tô chức TCĐVTCĐ đề GDKNS 19

5ñ» r2 DnD 19

1.4.5.2 Tô chức trò chơi . <2 2s +s+s+kxe+E+ErkrxeEevzrerereee 19

1.4.5.3 Nhận xét sau khi chơi << << << << << sxess 20

Trang 8

Chuong 2: THUC TRANG GIAO DUC KY NANG SONG CHO TRE 5-6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI

THEO CHU DE O MOT SO TRUONG MAM NON KHU

VUC PHUC YEN, VINH PHUC uu cccessesssssseseecteeeeeeseeeeeeteeeeateaee 22

2.1 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non Hi} HAM 5 22 2.1.1 Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non 22 2.1.2 NO1 MUNG GIAO AUC 22 2.1.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình giáo dục mâm nON - - - - + s+s+sEE* ke EeEeEeEeEeEekeErerererereeered 23 2.1.4 Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non 5 se s+szse£zsz54 24 2.1.5 Đánh giá sự phát triển của tTẻ ¿5 xxx xxx xe 24

on gi na 24

2.2.1 Mục đích, địa bàn, đối tượng khảo sát 5-5-«¿ 24

2.2.2 Nội dung khảo sắt - - - G Ăn ke 25 2.2.3 Phương pháp khảo sát cà S*S 1 1153551542 25 2.2.4 Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá << << 25

2.3 Kết quả khảo sát . << se H n ghnhnhchchcncreg 26

2.3.1 Nhận thức của giáo viên về KNS, GD KNS, vai trò của TCDVTCD trong GD KNS 20.0 cece ccccccccessssneeeeeeecesenaeceeeneneaeeeeesseaaes 26

"E5HN N0 00117 26

Trang 9

2.3.1.3 Nhận thức của GV về vai trò của TCĐVTCPĐ trong việc GD KNS cho trẻ 5-6 tuôi -.-5+55+cc++zsrterkerrererrrrrrrrrrkee 2.3.2 Thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức GD KNS cho trẻ 5-6 tuỐi - «tk E2 11111 11.11111111 11 11g11 gi 2.3.2.2 Hình thức GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi . - 2.3.3 Thực trạng việc thiết kế và tô chức TCĐVTCĐ để GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi «c6 gi 2.3.3.1 Mức độ lông ghép nội dung GD KNS trong tổ chức ¡9À 140920 17 2.3.3.2 Thực trạng GD KNS qua TCDVTCĐ <<<<5 2.3.3.3 Thực trạng thiết kế TCĐVTCĐ đề GD KNS cho trẻ 5-6 2.3.3.4 Thực trạng tổ chức TCĐVTCĐ đề GD KNS 2.3.3.5 Các yêu tô ảnh hưởng đến GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi 2.3.3.6 Khó khăn khi GD KNS cho trẻ qua TCĐVTCĐ

2.4 Đánh giá chung về thực trạng - - - se x+k ke reở Kết luận chương 2 - - << SE E1 111kg rời

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SÔNG CHO

TRE 5-6 TUÔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO

CHU DE O MOT SO TRUONG MAM NON KHU VUC PHUC YEN, VINH PHUC i cccccccccceesesessscsesssssesesesceessseeeeen

Trang 10

3.2.1 Lên kế hoạch cụ thê, rõ ràng để tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ theo hướng thúc đây cơ hội giáo dục kĩ năng SỐN - G1111 1515 0111101 TT Hư

SN N00

3.2.1.2 Cách lập kế hoạch tổ chức TCĐVTCĐ đề GD KNS cho

"h0

3.2.2 Cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng về các hoạt động thực tiễn trong cuộc sông xung quanh, về các mỗi quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, về các chuẩn mực xã hội, về các cách thích nghi để giải quyết các vẫn đỂ - c1 1313111111100 111101020 01T nưyg 3.2.2.1 Mục đích - - - LG -G CC 2 c3 53056006005 S1 SH K1 Y S k s2

3.2.2.2 Nội dung và cách tiễn hành .- 2 2-s xe +z+scxcee-

3.2.3 Khuyến khích đẻ trẻ tự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trẻ tự lựa chợn góc chơi, vai chơi cho mình theo ý thích và thay đôi vai choi trong quá trình Chơi S25 ++< <3 35555555552 S 6N 00c 3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện . -< << <<<<<<<<+2 3.2.4 Tăng cường tạo ra các tình huỗng có vẫn đè khi tô chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, tăng cường cơ hội thực hành rèn luyện các kĩ năng sống cho trẻ - << k+e sex re 3.2.4.1 Mục đích - - c kc cóc H005 ky vế 3.2.4.2 Nội dung và cách thực hiện . - << << <<<<- Kết luận chương 3 - G2 SE +ES£xEE€E€ SE S3 111 11x xe,

Trang 11

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 12

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Hiéu biét cla GV vé KNS wo.cccccccccccccscccscsscssscssesscssssssessesseeseeesess 26 Bảng 2.2 Hiểu biết của GV về việc cần thiết GD KNS ‹ 27 Bảng 2.3 Hiểu biết của GV về vai tro cha TCDVTCD trong GD KNS

3187) 0 27

Bảng 2.4 Hiểu biết của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuôi 28

Bảng 2.5 Hình thức GD KNS cho trẻ mẫu giáo . - +: 5c sccsc: 29

Bang 2.6 Mức độ lồng ghép nội dung GD KNS trong tổ chức

TCĐVTCĐ (LH ST TT TH TH TH TT HH rưệt 30

Bang 2.7 Nội dung GD KNS qua TCĐVTCTD cQ nhe 30

Trang 13

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Bậc học này làm nền tảng ban đầu cho sự phát triển về nhân cách, thê chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện của trẻ Mà trẻ em lại chính là những mầm non tương lai của đất nước, là

những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia sau

này Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước Ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần được trang bị kĩ năng sống dé định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất

Ở nước ta những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào mọi cấp học Đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào trường

mầm non nhằm giúp trẻ có được những kĩ năng sống cơ bản cần thiết Những

năm đầu đời là khoảng thời gian vàng cho trẻ học tập, lĩnh hội những kiến

thức cơ bản, làm nền tảng cho trẻ bước vào trường phổ thông

Trẻ em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương chu dao tu cha mẹ, ông bà và những người xung quanh Từ đó trẻ cũng ít được cọ xát, va

chạm với thực tế cuộc sống đầy dẫy những khó khăn và nguy hiểm Trong khi

đó, ít ai biết được rằng chính sự bao bọc, che chở, quan tâm quá mức ấy lại

gây cho trẻ một hậu quả vô cùng nghiêm trọng, một lỗ hồng về mặt kiến thức

thực tế của cuộc sống, thiếu những kĩ năng sống cơ bản Ngay cả những việc đơn giản hàng ngày như chải tóc, đánh răng, mặc quần áo trẻ cũng không

biết làm, ỉ lại và phụ thuộc vào bố mẹ, cô giáo, những người xung quanh Khi

gặp phải những tình huống hết sức đơn giản trẻ cũng không thể tự mình xử lý được

Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống giúp chuẩn bị cho trẻ có một hành trang

kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm tốt nhất để trẻ tự tin bước vào cuộc sống, tự

Trang 14

không phải lệ thuộc vào người khác Bên cạnh đó, đặt nền tảng cho trẻ trở

thành người có trách nhiệm, tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách cân đối

và hài hòa hơn Từ đây, chúng ta có thê thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống đối với trẻ lứa tuổi mầm non

Ta có thể thấy, trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuôi là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào trường phô thông Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng và cần thiết Dựa vào hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, ta có thể cho trẻ ”Học mà chơi,chơi mà học” , để trẻ có thể trực tiếp tham gia đóng vai các nhân vật khác nhau, xử lí các tình huống khác nhau theo chủ đề đa dạng phong phú Khi trẻ vừa nắm được lý thuyết lại có thể thực hành thì trẻ sẽ nắm vững hơn các kĩ năng sống cơ bản, chất lượng giáo dục cũng được nâng cao hơn Xuất phát từ luận điểm trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đê ở một số trường mâm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc” làm hướng nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc

3 Khách thế và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3.2 Đối trợng nghiên cứu

Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi

đóng vai theo chủ đề

Trang 15

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng

vai theo chủ đề đã được giáo viên quan tâm tuy nhiên hiệu quả chưa cao

Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi ở trường mầm non,

nếu giáo viên sử dụng các phương pháp một cách phù hợp linh hoạt nhằm tô

chức các hoạt động về trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ cho phát triển được những kỹ năng sống cần thiết và đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mâm non

6 Giới hạn, phạm vỉ nghiên cứu 6.1 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại 2 trường mầm non Xuân Hòa và Hoa Hồng,

thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập nghiên cứu các đề tài, công trình nghiên cứu nhằm xây dựng

tong quan cho đề tài thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi thông

qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên

ry

Trang 16

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

- Quan sát biểu hiện bên ngoài của các kĩ năng sống khi trẻ tham gia vào các hoạt động đóng vai theo chủ đề

- Quan sát cách tổ chức tiết dạy giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi

thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Dùng phiếu điều tra thăm đò nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống

và giáo dục kĩ năng sống, đồng thời tìm hiểu những biện pháp đã sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

7.2.3 Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên về các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng sống

cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động đóng vai theo chủ đề

7.3 Phương pháp xử lí số liệu

Dùng các cơng thức tốn thống kê để phân tích số liệu thu được

Dùng các phương tiện kĩ thuật để nghiên cứu (lẫy thông tin, lưu trữ thông tin, xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu )

8 Cấu trúc của khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần :

Phần 1 : Mở đầu

Phần 2 : Nội dung

Chương l : Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chương 2 : Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chương 3 : Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua

trò chơi đóng vai theo chủ đề

Trang 17

Chuong 1:CO SO LY LUAN CUA VIEC GIAO DUC KY NANG SONG

CHO TRE 5-6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DE

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn dé 1.1.1 Trên thế giới

1.1.1.1 Giáo dục kĩ năng sống ở Singapore

Ở khu vực Châu Á, chúng ta biết đến đất nước Singapore với một nền kinh tế năng động và phát triển bậc nhất Không chỉ phát triển về mặt kinh tế,

Singapore còn là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất

Châu Á với môi trường học tập toàn diện, tạo nhiều cơ hội phat trién cho hoc

sinh sinh viên Họ xây dựng hàng loạt các chương trình giáo đục và tiến hành

giảng dạy ở các trường đại học tông hợp, đại học bách khoa một cách mạnh

mẽ, linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh ở các cấp học khác

nhau Điều đặc biệt trong chương trình học tập ở đất nước này là các bộ môn

về kĩ năng sống đóng vai trò trung tâm ở các cấp học khác nhau Trong đó,

các hoạt động giáo dục trong nhà trường được kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động cộng đồng.Có lẽ vì thế mà Singapore tuy nhỏ về diện tích nhưng lại

là quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đứng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu ở

khu vực Châu Á, vượt qua cả những cường quốc về giáo dục và kinh tế lớn

trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Theo Universitas2l

Ranking Scores 2016 )

Tuy nhiên, đối với bậc học mầm non, họ vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ nam được các kĩ năng sống Ngoài ra, nề giáo dục của đất nước này vẫn còn lúng túng trong việc có nên đưa giáo dục kĩ năng sống

là một trong số những môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, ngành học hay

Trang 18

1.1.1.2 Gido duc ki nang sống ở Nga

Nền giáo dục của nước Nga đã có lịch sử hàng ngàn năm, có truyền

thống tốt đẹp và có sự tín nhiệm quốc tế rất cao Vì thế mà việc giáo dục ở đất

nước này cũng được quan tâm, chú ý hơn Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được

thông qua các hoạt động thực tiễn, các trò chơi đóng vai, hoạt động sáng tạo nhằm hình thành cho trẻ một số kĩ năng cơ bản cần thiết như kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng giải quyết vẫn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng tạo lập mối quan hệ

Nhưng van đề giáo dục kĩ năng sống vẫn là một vẫn đề mới trong việc

đào tạo giáo viên mầm non ở đây, vì vậy mà việc giáo dục kĩ năng sống cho

trẻ mầm non vẫn chưa được quan tâm nhiều, VIỆC tô chức các hoạt động giáo

dục kĩ năng sống cho trẻ chưa được diễn ra thường xuyên và còn mang tính

chất gò ép, khuôn mẫu, cách tổ chức các tiết học còn mang tính lí thuyết cao

Việc giáo dục để trẻ có những kĩ năng thực hành trong nhứng tình huống, các mối quan hệ, các hoạt động cũng chưa được chú trọng nhiều

1.1.1.3 Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, kĩ năng sống được xem như là khả năng giúp con người tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực Trong đó, bao gồm những kĩ năng cơ bản sau :

- Giải quyết vẫn đề - Giao tiếp

- Tư đuy phê phán - Tư duy sáng tạo

Trang 19

- Từ chối

- Kiên định và hài hòa

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử với đời đã được coi như là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học

những kiến thức, thái độ và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho người học gia

nhập vào cuộc sống xã hội Tuy nhiên, những nội dung đó chưa được gọi lên là giáo dục kĩ năng sống

Phải đến năm 1996, thuật ngữ kĩ năng sống mới bắt đầu được biết đến từ chương trình của UNICEF “ Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV /AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường “ Trong chương trình này, quan niệm về kĩ năng sống chỉ bao gồm những kĩ năng chính như những kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt

mục tiêu, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng kiên định do các chuyên gia Úc

tập huấn Tham gia chương trình này lần đầu tiên gồm có ngành giáo dục và

Hội chữ thập đỏ

Bước sang giai đoạn tiếp theo, chương trình này mang tên “ Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống “ Bên cạnh ngành giáo dục còn có hai tô

chức chính trị xã hội là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Đại diện của các tổ chức này cũng được

tập huấn về kĩ năng sống với quan niệm như trên nhưng ở từng nhóm đối

tượng được vận dụng đa dang hon

Nhưng khái niệm kĩ năng sống thực sự được hiểu với nội hàm đầy đủ

và đa dạng sau hội thảo “ Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống “ do tổ chức UNESCO tài trợ diễn ra từ 23-25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội Từ đó,

Trang 20

e Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

e Kĩ năng sống là những hành vi làm cho các cá nhân thích nghỉ và giải

quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống

e© Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội có liên quan đến tri thức,

những giá trị và những thái độ.( UNESCO)

e Ki nang sống là những năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực

giúp cá nhân có thê giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.(WHO)

e Bốn trụ cột trong giáo dục là một cách tiếp cận kĩ năng sống Đó chính là sự kết hợp các kĩ năng tâm lí xã hội, kĩ năng sống liên quan đến giá trị với kĩ năng tâm vận động, kĩ năng thực hành

Hiện nay, kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống đang được cả xã hội

quan tâm Tuy nhiên, việc nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về nó

Do đó, tôi quyết định nghiên cứu về đề tài : “ Thực trạng giáo dục kĩ năng

sống cho trẻ 5-6 tuôi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường mầm non khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc”

1.2 Những vẫn đề chung về kĩ năng sống 1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống

* Quan niệm về kĩ năng sống

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) : “ Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng ( adaptive) và tích cực ( positive ), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”

Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) : “ Kĩ năng sống là cách

Trang 21

Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) : Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là :

+) Học để biết (learning to know), gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy

phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn dé, nhận thức được

hậu quả,

+) Học làm người (learning to be), gồm các kĩ năng cả nhân như: ứng phó với căng thắng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,

+) Học để sống với người khác (learning to live together), gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thê hiện sự cảm thông,

+) Học để làm (learning to do), gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,

1.2.2 Phân loại kĩ năng sống

Theo TỔ chức Văn hóa, Khoa bọc và Giáo dục Liên hợp quốc

(UNESCO), kĩ năng sống được phân loại thành:

+) Các kĩ năng cơ bản: kĩ năng đọc, viết, tính toán cho các chức năng

hàng ngày Những kĩ năng này không mang đặc trưng tâm lý nhưng là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống

+) Các kĩ năng chung (kĩ năng nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội) như các kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp,

+) Các kĩ năng trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống

xã hội như:

° Các vẫn đề về giới và giới tính

° Các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, chống ma túy, rượu,

thuốc lá

Trang 22

° Cac van đề về sức khỏe, dinh đưỡng

Theo Tổ chức Y tế thể giới (WHO), kĩ năng sống được phân thành 3 nhóm:

+) Nhóm các kĩ năng nhận thức: kĩ năng tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác

định giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vẫn

đề

+) Nhóm các kĩ năng xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cảm thông, kĩ năng hợp tác

+) Nhóm các kĩ năng cảm xúc: kĩ năng ứng phó với cảm xúc, kĩ năng

ứng phó với căng thẳng, tự giám sát và điều chỉnh cảm xúc

Theo Quỹ cứu trợ nhỉ đông Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống

được phân loại thành 3 nhóm:

+) Nhóm kĩ năng xã hội ° Kĩ năng giao tiếp

° Kĩ năng đàm phán, thương lượng, từ chối

° Kĩ năng quan hệ xã hội

° Kĩ năng làm việc nhóm/hợp tác

° Kĩ năng thấu cảm ° Kĩ năng động viên

+) Nhóm kĩ năng phát triển nhận thức

° Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề ° Kĩ năng suy nghĩ có phán đoán

° Ki nang tu duy sang tao

+) Nhóm kĩ năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân

° Kĩ năng quản lí căng thăng ° Kĩ năng quản lí cảm xúc ° Kĩ năng tự điêu chỉnh

Trang 23

Tuy có sự khác biệt về quan niệm về kĩ năng sống nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kĩ năng sống cơ bản, được xem như cần thiết cho tất cả mọi người

1 Kĩ năng ra quyết định Kĩnăng giải quyết vấn đề Kĩ năng tư duy sáng tạo

Kĩ năng tư duy phê phán/ suy nghĩ có phán đoán Kĩnăng truyền thông có hiệu quả 2 3 4 5 6 Kĩ năng giao tiếp giữa người với người 7 Kĩ năng tự nhận thức bản thân 8 Kĩ năng thẫu cảm 9 Kĩ năng ứng phó với cảm xúc 10 Ki nang ứng phó với stress

Ở Việt Nam, kĩ năng sống được chia thành 3 nhóm chính là:

+) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức,

xác định giá trị, ứng phó với cang thắng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin

+) Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác: Giao tiếp có hiệu

quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp

tác

+) Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: Tìm kiếm và xử lí

thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vẫn đè

Kĩ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội Vì vậy, trong quá trình dạy kĩ năng sống, cần xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có

ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động Trong giáo dục mam non 6 Việt Nam đã đưa ra một số kĩ năng sống cốt lõi như sau:

- Tự nhận thức

- Tự trọng

- Thể hiện cảm thông

Trang 24

- Có trách nhiệm

- Ứng phó với căng thắng

- Kiểm soát cảm xúc

- Giao tiếp hiệu quả

- Quan hệ của cá nhân với người khác

- Suy nghĩ sáng tạo

- Ra quyết định - Giải quyết vấn đề

1.3 Những vấn đề chung về giáo dục kĩ năng sống

1.3.1 Khái niệm giáo dục và giáo dục kĩ năng sống

* Giáo dục được hiểu theo 2 nghĩa rộng và hẹp khác nhau:

“Giáo dục (theo nghĩa rộng — nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tô chức một cách có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm

truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người” (1 tr 7)

“Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm (quá

trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm,

thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lao động và hoc

tập, thâm mỹ, vệ sinh ” (1 tr 8)

* Khái niệm giáo dục kĩ năng sống

“Giáo dục kĩ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có

kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến

thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội,

thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc

sống hàng ngày” (4 tr 6)

Giáo dục kĩ năng sống được áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy vào

môi trường sông, môi trường giáo dục O một số nơi, kĩ năng sông được kết

Trang 25

hợp với các chương trình giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh ở một số nơi khác, giáo dục kĩ năng sống nhằm vào việc giáo dục hành vi, cách cư xử, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống xâm hại hay giáo dục lòng yêu hòa bình

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng là giáo dục kĩ năng sống luôn gắn bó với các giá trị Các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, chia sẻ, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết Các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp con người sống có chuẩn mực và góp phân vào sự tiến bộ của xã hội

1.3.2 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

1.3.2.1 Ý nghĩa việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

- Giúp trẻ thay đối hành vi của mình một cách tích cực và hiệu quả - Xây dựng cho trẻ những hành vi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã

hội

- Giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

xung quanh bằng phương pháp tích cực

- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ

- GIúp trẻ mau chóng hòa nhập với môi trường xung quanh, khả năng

thích nghi với môi trường mới sẽ tốt hơn

- Góp phần tạo ra một xã hội tích cực, một xã hội có văn hóa 1.3.2.2 Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

- Về kiến thức: Trang bị cho trẻ những kiến thức, những giá trị, những

kĩ năng, thái độ phù hợp Từ đó, hình thành cho trẻ những hành vị, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ,

tình huống để trẻ tự tin bước vào cuộc sống, tự tin đưa ra những quyết định

của mình, tự tin sống cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào người

khác

Trang 26

- VỀ kĩ năng: Tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ thực hiện quyền và bốn phận của mình trong cuộc sống Bên cạnh đó, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách Xây dựng và rèn cho trẻ những kĩ năng như tư duy sáng tạo,

giao tiếp, phân tích, tổ chức công việc, khả năng thích nghỉ với sự thay đồi

- Về giáo dục: Dạy trẻ hiểu được những phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam ta từ xưa truyền lại như yêu thương, chia sẻ, tự tin, kiên trì để trẻ học tap va noi theo

1.3.2.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giáo dục cho trẻ phát triển một cách

toàn diện cả về tâm sinh lí lẫn tình cảm, để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết để giải quyết các vẫn đề trong cuộc sống hàng ngày

Trong đó, có 8 ki nang quan trọng đối với trẻ mầm non như sau :

- Giao tiếp : Trẻ có kĩ năng giao tiếp với người quen, người lạ Trẻ tự

tin, mạnh dạn thê hiện quan điểm, ý kiến của bản thân mình trước mọi người Trẻ có thê nói một cách mạch lạc, rõ ràng và phù hợp với từng hoàn cảnh

- Tự tin : Đây là một trong những kĩ năng đầu tiên cần được chú tâm

phát triển cho trẻ Trẻ tự tin trong mọi hoàn cảnh, tự tin nói lên ý kiến của bản thân, tự tin trước đám đông

- Tìm kiếm sự hỗ trợ : Khi gặp phải những tình huống khó giải quyết trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết tìm kiếm dự hỗ trợ, trợ giúp từ những

người xung quanh để hoàn thành công việc một cách dễ dàng và đảm bảo an

toàn cho bản thân

-Tự phục vụ : Trẻ biết một số kĩ năng tự phục vụ cho cá nhân trẻ, biết bảo vệ sức khỏe và phòng tránh một số các tai nạn thông thường và một số nơi gây nguy hiểm

- Thể hiện sự cảm thông : Trẻ biết yêu thương, chia sẻ niềm vui, nỗi

buồn với những người xung quanh Sống nhân ái, bày tỏ tình cảm với những

người thân yêu qua lời nói và hành động

Trang 27

- Phong tránh xâm hại : Trẻ biết được các trường hợp nguy hiểm ma mình có thể gặp phải trong cuộc sống và cách cử lí Trẻ được học những quy tắc cần thiết để phòng tránh bị xâm hại như quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ

lót

- Hợp tác : Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn Trẻ làm việc nhóm một cách đoàn kết, biết lắng nghe ý kiến của mọi người và bày tỏ quan điểm của mình

- Lắng nghe tích cực : Trẻ biết lắng nghe ý kiến của mọi người và tiếp

thu những ý kiến tích cực để thay đồi bản thân trở nên tốt hơn

1.3.2.4 Phương pháp giáo đục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

* Phương pháp trực quan (làm gương/làm mẫu) : Giáo viên sẽ làm mẫu

để trẻ bắt trước và làm theo Từ đó, trẻ sẽ năm được trình tự thực hiện của các

kĩ năng mà trẻ được học

* Phương pháp dùng lời (trò chuyện, đàm thoại, giải thích) : Giáo viên sử dụng lời nói để trò chuyện cùng trẻ, trao đổi qua lại với trẻ để nắm được

mức độ hiểu bài của trẻ và giải thích cho trẻ những chỗ trẻ còn chưa hiểu

bằng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng

* Phương pháp thực hành (trò chơi, trải nghiệm, giải quyết tình huống, tập luyện thường xuyên) : Tổ chức cho trẻ tham gia thực hành như cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai, vận động, xây dựng nhóm hay tạo ra các tình

huồng cụ thế để trẻ được tham gia xử lí tình huống

1.3.2.5 Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mâm non

- Thông qua tiết học: Giáo viên lồng ghép vào các tiết học như âm

nhạc, tạo hình, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học để trẻ năm

được một số kĩ năng sống cơ bản cần thiết như kĩ năng giao tiếp, tư duy, lắng

nghe và rèn luyện các kĩ năng đó thông qua các bài tập, nhiệm vụ được g1ao - Thông qua sinh hoạt hàng ngày: Sinh hoạt hằng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại, vì vậy trẻ sẽ có cơ hội rèn luyện nhiều và

Trang 28

thực hiện các công việc đó một cách dé dang vi đã thành nếp sinh hoạt mà

chủ yếu là hình thành kĩ năng tự phục vụ Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng

sẽ gặp những phải những vẫn dé phát sinh, đây sẽ là cơ hội để trẻ hình thành

những kĩ năng sống mới

- Thông qua hoạt động góc: Mỗi góc chơi sẽ giúp trẻ thực hành những kĩ năng mà trẻ đã được học một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo

- Thông qua hoạt động ngoài trời: Giáo viên tổ chức cho trẻ được tham

gia vào các hoạt động ngoài trời để trẻ được trải nghiệm ở môi trường mới, thể hiện những kĩ năng đã được học khi ra mơi trường bên ngồi

- Thơng qua tổ chức lễ hội: Các lễ hội sẽ tạo cho trẻ không khí vui vẻ, sự hứng thú khi tham gia Từ đó, giúp trẻ học hỏi được những kĩ năng mới để phục vụ trong cuộc sống hàng ngày của mình

1.3.2.6 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng song

Giáo dục kĩ năng sống gồm 5 nguyên tắc sau:

- Tương tác: Kĩ năng sống không thể hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu, nhất là đối với trẻ mầm non Muốn việc giáo dục kĩ năng sống đạt hiệu quả cần phải tích cực cho trẻ tham gia vào các hoạt động có sự tương tác giữa trẻ với giáo viên, giữa trẻ với trẻ trong quá trình giáo dục

- Trải nghiệm: Đặt trẻ vào các tình huống cu thé để trẻ trực tiếp tham gia trải nghiệm và thực hành Từ đó, trẻ sẽ tự phản ánh tư duy suy nghĩ và

phân tích các trải nghiệm Cơ hội để trẻ vận dụng kiến thức và kĩ năng mới

vào các tình huống thực tế của cuộc sống

- Tiến trình: Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một quá trình từ nhận thức đến hình thành thái độ và sau đó là thay đôi hành vi

- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kĩ năng sống là

giúp trẻ thay đổi hành vi theo hướng tích cực

Trang 29

- Thời gian: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt

1.4 Vận dụng trò chơi đóng vai theo chủ để để giáo dục kĩ năng sống cho

trề mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi đóng vai theo

chú đề

GD KNS thông qua TCDVTCĐ được hiểu là nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt nhằm tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho

người học ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống

hàng ngày bằng cách tạo tình huống, tạo các van dé trong TCDVTCD, doi hoi trẻ thông qua việc nhập vai chơi lựa chọn và thực hành các KNS thích hop dé ứng phó với sự thay đối và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi chơi 1.4.2 Bản chất của trò chơi đóng vai theo chú đề

Trẻ tái tạo lại những hành động của người lớn cũng như thái độ và các mối quan hệ giữa họ với nhau Đây là sự phản ánh độc đáo của trẻ về đời sống xã hội của người lớn mà nồi bật hơn cả là mối quan hệ giữa người với người Khi tham gia vào trò chơi này,trẻ nhập vào các vai và có gắng hành động phù hợp với vai mà mình đảm nhận đồng thời tự trẻ thiết lập quan hệ với các vai

chơi khác trong trò chơi

1.4.3 Mục tiêu và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chi dé

1.4.3.1 Muc tiéu

- Giúp trẻ có hiểu biết về chuẩn mực xã hội và các mối quan hệ xã hội giữa người với người trong cuộc sống

- Trẻ năm được các kĩ năng sống cần thiết để nhằm thích ứng với những thay đổi trong môi trường sống và giải quyết các vẫn đề nảy sinh trong cuộc sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm sự

Trang 30

hỗ trợ, kĩ năng thương lượng thỏa hiệp, kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích, kĩ năng lắng nghe tích cực

- Trẻ vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để tham gia vào các vai chơi, để tạo ra các mối quan hệ giữa các vai chơi cùng với các bạn và giải quyết được những vấn đề phát sinh trong quá trình chơi Trong quá trình chơi, trẻ biết lựa chọn và thực hành các kĩ năng sống một các phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp quy tắc để xử lí những khó khăn nảy sinh trong khi chơi cũng như trong cuộc sống hàng ngày

- Giúp trẻ tích cực chủ động trong mọi hoạt động Thể hiện sự thân thiện với mọi người xung quanh, biết hợp tác trong khi chơi cũng như mọi hoạt động khác trong cuộc sống

1.4.3.2 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chi dé

- Phù hợp với đặc diém tam lf — xã hội của trẻ mẫu gido 5-6 tudi: trong quá trình giáo dục KNS cho trẻ, không áp đặt hay đưa ra khuôn mẫu của

người lớn vào trẻ Chỉ nên trang bị về kiến thức, kĩ năng và cho trẻ luyện tập

van dung KNS theo cách của trẻ

- Gắn liền với cuộc sống của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: những điều đơn giản, gần gũi diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ và giúp cho trải nghiệm thực hành để trẻ hứng thú, điều này giúp trẻ tái hiện cuộc sống sinh hoạt một cách sinh động, phù hợp theo kinh nghiệm sống của trẻ có được

- Các phương pháp giáo dục giá trị phù hợp: trong quá trình GD KNS thông qua TCĐVTCĐ cần tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp giáo dục giá trị vì KNS của trẻ luôn dựa trên những giá trị sống của từng cá nhân

1.4.4 Ý nghĩa của trò chơi ĐVTCĐ dối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Trò chơi ĐVTCĐ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giáo

dục kĩ năng sông trẻ mâu giáo, đặc biệt là trẻ mầu giáo lớn 5-6 tuôi

Trang 31

- Giúp trẻ làm quen với xã hội của người lớn, học hỏi cách Ứng xử và giao tiếp trong xã hội người lớn

- Trẻ hình thành cái tôi, trẻ phận biệt mình với người khác, biết đóng vai người khác và hành động tương ứng với vai mình đảm nhận

- Giúp trẻ có tình cảm với bạn bè và những người xung quanh, có tinh thần trách nhiệm, biết hy sinh ý muốn cá nhân vì lợi ích chung và cũng ở nhóm chơi của mình trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả bản thân mình

- Trẻ dần dần nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản và có tình

cảm với nghề nghiệp của họ, giúp trẻ kính trọng người lao động Chuẩn bị cho trẻ đến với lao động sau này

1.4.5 Các bước tổ chức TCĐVTCĐ đễ GDKNS 1.4.5.1 Chuẩn bị

- Giáo viên cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết, những kiến thức và kĩ năng sống cần có trong các chủ đề chơi, chủ đề có các đặc trưng quan hệ

người với người, quan hệ người với các đặc trưng nghề nghiệp, quan hệ người

với đồ vật Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được quan sát những hoạt động của người lớn để trẻ có thể tái tạo những hoạt động đó vào quá trình chơi theo vốn sống, kinh nghiệm riêng của trẻ

- Chuẩn bị đồ chơi và nguyên vật liệu ở các nhóm chơi,khuyến khích

trẻ làm đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung chơi

- Giáo viên gợi ý để trẻ đề xuất chủ đề chơi và tự chia nhóm theo hứng

thú cá nhân trẻ Trẻ phải tự trình bày chủ đề chơi, thuyết phục các bạn tham gia vào nhóm chơi

- Các nhóm thảo luận và thống nhất ý tưởng chơi, nội dung chơi, phân

tích công vai chơi, liệt kê các đồ dùng cần thiết khi chơi Trong quá trình chơi nếu thiếu đồ chơi, trẻ phải liên hệ với nhóm khác để mượn hoặc trao đổi

1.4.5.2 Tổ chức trò chơi

Trang 32

- GV chu y dé tré thiét lap nhiễu mối quan hệ xã hội trong từng trò chơi và giữa các trò chơi với nhau:

+ Gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em

+ Góc khám bệnh: bác sĩ, y tá, bệnh nhân

+ Góc bán hàng: các nhân viên bán hàng, khách hàng, người giao hàng, nhân viên phục vụ ăn uống

+ Góc nấu ăn: đầu bếp, khách hàng, người phục vụ + Góc lớp học: thầy, cô giáo, học sinh, phụ huynh

+ GV tô chức liên kết giữa các nhóm chơi: gia đình đưa con đi khám

bệnh, sau khi khám bệnh vào cửa hàng mua thuốc và ăn trưa ở quán ăn - GV có thể can thiệp vào trò chơi của trẻ như một vai chơi để tạo thêm các tình huống chơi cho trẻ GV tạo các tình huống, các vấn đề để trẻ phải thích ứng và giải quyết hợp lí các tình huống đảm bảo quan hệ chơi giữa các vai choi

- Trong quá trình chơi, GV cho trẻ luân phiên thay đổi vai chơi, nhóm

chơi thoe nhu cầu

1.4.5.3 Nhận xét sau khi chơi

- GV nhận xét các góc chơi, nêu các vẫn đề tiêu biểu mà trẻ cần chú ý cho lần chơi sau

Quá trình tham gia TCĐVTCPĐ, trẻ hứng thú, tích cực giao tiếp để rèn

luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp ngày một hoàn thiện hơn Những tình

huống, vẫn đề phát sinh trong khi chơi đòi hỏi trẻ phải biết sử dụng ngôn ngữ

dé thương lượng, thuyết phục bạn chơi đẻ đạt được mục đích của mình, giúp trẻ phát triển kĩ năng thương lượng thuyết phục Trong suốt quá trình chơi, các KNS phải được trẻ sử dụng hợp lí, nếu không có các KNS thì trò chơi không thể hiện được Và đặc biệt hơn nữa là “xã hội trẻ em” trong

TCDVTCD là môi trường thuận lợi cho các KNS của trẻ phát triển Vì vậy, TCDVTCD là phương thức hữu hiệu để GD KNS cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi

Trang 33

Kết luận chương 1

1 KNS là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tốt với hoàn cảnh sống

và giải quyết 6n thỏa những vẫn đề của cuộc sống cá nhân sử dụng phù hợp

kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình và cho phép cá nhân có thể sống

hạnh phúc, hiệu quả và thành công Có 8 kĩ năng sống cơ bản: giao tiếp, tự

tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự phục vụ, thé hiện sự cảm thông, phòng tránh xâm

hại, hợp tác, lăng nghe tích cực

2 TCDVTCD 1a mét trong những phương thức hữu hiệu để GD KNS cho trẻ mẫu giáo TCĐVTCĐ là môi trường giáo dục phù hợp, cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng sống và giáo dục trẻ những phẩm chất tốt đẹp của con người Ngoài ra, tạo cho trẻ cơ hội được thực hành vận dụng những gì

đã được học vào các tình huống, vẫn đề trong cuộc sống nhằm giúp trẻ thích

ứng với sự thay đôi của cuộc sống cũng như giải quyết các vẫn dé mà trẻ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày

3 GD KNS thông qua TCĐVTCĐ là nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt nhằm tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp người học ứng phó có hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống bằng cách tạo ra các tình huống, các vẫn để trong TCĐVTCPĐ, đòi hỏi trẻ nhập vai lựa chọn và thực hành các kĩ năng sống phù hợp để thích ứng với thay đôi và giải quyết vẫn đề nảy sinh trong hoàn cảnh chơi

Trang 34

Chuong 2: THUC TRANG GIAO DUC KY NANG SONG CHO TRE 5-

6 TUOI THONG QUA TRO CHOI DONG VAI THEO CHU DE

2.1 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai

theo chủ đề trong Chương trình giáo dục mầm non hiện hành

2.1.1 Mục tiêu giáo dục trong Chương trình giáo duc mam non

Hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, hướng đến hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất mang tính nên tảng, những kĩ năng

sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi

Như vậy mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi đã được đặt ra, tuy chưa cụ thể và đầy đủ trong mục tiêu chung của Chương trình giáo dục mầm

non

2.1.2 Nội dung giáo đục

Theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT trong Chương trình giáo dục

mâm non được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ban hành:

“ Nội đung lĩnh vực phát triển thể chất: bao gồm nhiều KNS như phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho bản thân, giúp trẻ dễ

dàng thích ứng với những thay đổi của môi trường sống

- Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức: có một số hiểu biết về môi trường xung quanh Trẻ có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán,

phân tích để tìm mối quan hệ đơn giản Ngoài ra, có suy nghĩ phê phán về các

sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh,

- Nội dung lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: bao gồm kĩ năng nghe hiểu lời nói trong giao tiếp, kĩ năng phat âm đúng, kĩ năng diễn đạt rõ ràng, biểu

cảm và giao tiếp có văn hóa, kĩ năng bày tỏ ý kiến, biết lắng nghe

-_ Nội dung lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội: Trẻ có ý thức

về bản thân, có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật

„hiện tượng xung quanh Có một số phẩm chất cá nhân như tự tin, mạnh dạn, chia sẻ Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia

Trang 35

sẻ, biết chấp nhận sự khác biệt của bản thân, bạn bè, những người xung

quanh Bước đầu có ý thức trách nhiệm với công việc được giao”

Như vậy, nội dung GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi khá phong phú và đa dạng

giúp trẻ phát triển toàn diện ở nhiều lĩnh vực Tuy nhiên thiếu nội dung GD

KNS qua TCDVTCD Ma day lại là nội dung rất quan trọng và cần thiết vì thông qua trò chơi, trẻ được cung cấp các kiến thức về KNS, được thực hành vào các nhóm chơi, vai chơi khác nhau Điều này giúp trẻ tự tin hơn khi gặp phải những vấn đề, tình huống khó trong cuộc sống

2.1.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình giáo dục mâm non Chương trình giáo đục mầm non bao gồm 5 nhóm phương pháp giáo dục - Nhóm phương pháp dùng lời - Nhóm phương pháp trực quan-minh họa - Nhóm phương pháp thực hành - Nhóm phương pháp nêu gương-đánh giá - Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ

Trong chương trình GDMN, GDKNS đã sử dụng các nhóm phương

pháp trên để giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức, hình thành và rèn luyện KNS

Nhóm phương pháp trực quan với các tranh ảnh, mô hình, vật thật phù hợp với đặc điểm tư duy, nhận thức của trẻ Nhóm phương pháp dùng lời với đa

dạng các hoạt động như đọc thơ, kể chuyện, đàm thoại, với trẻ Nhóm phương pháp thực hành giúp trẻ tích cực sử dụng các kiến thức để áp dụng vào tình huống, hoàn cảnh thực tế trong mọi hoạt động

Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp GDKNS cho trẻ còn nhiều hạn chế Kĩ năng sống chỉ bền vững khi được thường xuyên thực hành luyện tập ở mọi lúc mọi nơi Hình thức giáo dục và phương pháp còn nghéo nàn, chưa

Trang 36

găn liền với thực tế là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết qua GD KNS

cho trẻ mầm non

2.1.4 Giáo dục kĩ năng sống qua trò chơi đóng vai theo chú đề trong

Chương trình giáo dục mâm non

Chương trình GDMN đã chú ý giáo dục các kĩ năng sống thông qua các tiết học, giờ chơi, qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mam non Tuy nhiên, chưa chỉ rõ nội dung GD KNS qua TCĐÐVTCĐ

GV sử dụng các loại trò chơi kết hợp với các yếu tố chơi lôi cuốn dé kích thích trẻ hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ giáo dục đặt ra Tuy nhiên, việc GD KNS qua TCĐVTCPĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi chưa được thê hiện rõ trong Chương trình giáo đục mầm non

2.1.5 Đánh giá sự phát triển của trẻ

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một

cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và có kế hoạch điều chỉnh chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp Chương trình GDMN đề ra yêu cầu đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề và theo giai đoạn Tuy nhiên hiện nay đánh giá kết quả giáo dục trong GDMN nói chung và đánh giá KNS nói riêng

vẫn chưa được chú trọng, còn yếu bởi chưa có những tiêu chí và công cụ đánh

giá phù hợp cho GV sử dụng Từ đó mà kết quả đánh giá còn mang tính chủ

quan, chưa thực sự chính xác

2.2 Tổ chức khảo sát

2.2.1 Mục đích, địa bàn, đối tượng khảo sát

Mục đích khảo sát:

Tìm hiểu thực trạng của việc GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCDVTCD ở trường mầm non để đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp

Địa bàn khảo sát

- Trường mầm non Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Trang 37

- Trường mầm non Hoa Hồng, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc Đối tượng khảo sát

- GV: 30 GV MN, trong đó 15 GV ở trường mầm non Hoa Hồng và 15 GV ở trường mầm non Xuân Hòa

- Trẻ: 50 trẻ mẫu giáo 5-6 tuối, trong đó có 25 trẻ ở lớp 5TA trường mâm non Hoa Hồng và 25 trẻ ở lớp 5TA1 trường mầm non Xuân Hòa

2.2.2 Nội dung khảo sát

- Nhận thức của giáo viên về GD KNS, vai trò của TCÐĐVTCĐ trong GD KNS ở trường mầm non - Thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức GD KNS cho tré 5-6 tuổi - Thực trạng việc thiết kế và tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề để GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi 2.2.3 Phương pháp khảo sát - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại 2.2.4 Công cụ khảo sát và tiêu chí đánh giá Công cụ khảo sát - Phiếu hỏi đành cho GV: gồm các câu hỏi nhằm tìm hiểu về nhận thức cua GVMN vé GD KNS, vé TCDVTCD (Phụ lục 1)

- Phiếu đánh giá mức độ biểu hiện kĩ năng sống của trẻ (Phụ lục 2)

Trang 38

2.3 Kết quả khảo sát 2.3.1.Hiễu biết cúa giáo viên về KNS, GD KNS, vai trò của TCĐVTCĐ trong GD KNS 2.3.1.1 Nhận thức về KNS Bảng 2.1 Nhận thức của GV về KNS ` Số Tỉ lệ TT | Quan niệm về KNS lượng | (%) Là những hành vi bảo đảm sống an toàn và khỏe l 2 6,7 manh Là hành vi nhằm giải quyết có hiệu qua các van đề 2 „ 2 6,7

trong cuộc sông

Là những kĩ năng tương tác với người khác và giải

3 quyết có hiệu quả những vấn đề,tình huống trong |8 26,6 cuộc sống hàng ngày

Là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tốt với hoàn cảnh sống và giải quyết ôn thỏa những vấn đề

4 | của cuộc sống, sống hạnh phúc, hiệu quả và thành | 18 60

công nhờ sử dụng phù hợp tr1 thức, kĩ năng và kinh nghiệm của mình Ý kiến 5 0 0 Kal 4 enone eee ees

Ta nhận thấy có 60% GV quan niệm rằng: “KNS là những kĩ năng giúp cá nhân thích ứng tơt với hồn cảnh sơng và giải quyêt ôn thỏa những vân đê của cuộc sông, sông hạnh ohúc, hiệu quả và thành công nhờ sử dụng phù hợp

tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm cua minh” Hon mot nua GV da hiéu dung vé

KNS Con lai 40% GV chưa có nhận thức đúng, chính xác về KNS

Trang 39

2.3.1.2 Hiểu biết của GV về GD KNS

Bảng 2.2 Hiểu biết của GV về sự cần thiết phải GD KNS TT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 18 60 2 Cần thiết 10 33,3 3 Binh thường 2 6,7 4 Không cần thiết 0 0 5 Ý kiến khác: 0 0

Từ số liệu ở bảng 2.1 ta thấy 60% GV đều cho rằng việc GD KNS cho

trẻ là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ 33,3%

nhận thấy việc GD KNS là cần thiết 6,7% GV cho rằng việc GD KNS cho trẻ

mẫu giáo cần thiết ở mức độ bình thường Không có ý kiến nào cho rằng việc GD KNS cho trẻ là không cần thiết Qua kết quả trên, ta nhận thấy rằng phần

lớn GV đã nhận thức được về mức độ rất cần thiết của việc GD KNS cho trẻ

2.3.1.3 Hiểu biết của GV về vai trò của TCĐVTCPĐ trong việc GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi Bang 2.3 Hiểu biết của GV về vai trò của TCDVTCD trong GD KNS cho trẻ mầm non TT |Nội dung l Bắt chước các mẫu hành vi đúng 2 6,7

2 Hiéu biét thém về cách ứng xử phù hợp tình huống | 4 13,3

3 Luyện tập các KNS trong các tình huống khác | 24 80

nhau

Từ bảng 2.2 ta thấy có tới 80% GV nhận thức đúng về vai trò của

TCĐVTCPĐ trong GD KNS cho trẻ là để trẻ luyện tập các KNS trong các tình

27

Trang 40

huống khác nhau ở các góc choi, vai chơi khác nhau 13,3% GV nhận thấy

TCĐVTCPĐ giúp trẻ hiếu biết thêm về cách ứng xử phù hợp với tình huống,

có nghĩa là trẻ chỉ được cung cấp những kiến thức chứ chưa được thực hành,

luyện tập 6,7% GV cho rang vai tro cua TCDVTCD là giúp trẻ bắt chước các

mẫu hành vi đúng, cách hiệu này khơng hồn tồn sai nhưng mới chỉ dừng lại

ở mức độ bắt chước hành vi một cách đơn giản, máy móc chứ chưa mang tính

chất GD KNS cho trẻ

Tóm lại, qua kết quả điều tra nhận thức của GV về KNS, GD KNS, vai

trò của TCDVTCD ta thay được phần lớn GV đã nhận thức đúng đắn về KNS

và GD KNS, nhận thấy sự cần thiết của GD KNS đối với trẻ 5-6 tuổi, mà

trong đó TCĐVTCĐ là một hình thức quan trọng trong việc GD KNS cho trẻ ở lứa tuổi này vì nó giúp trẻ được học mà chơi, chơi mà học, gây được sự thu

hút của trẻ làm trẻ học hỏi, ghi nhớ, rèn luyện tốt hơn

2.3.2 Thực trạng nội dung, phương pháp, hình thức GD KNS cho trẻ 5-6

tuổi

2.3.2.1 Hiểu biết của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi

Bang 2.4 Hiểu biết của GV về nội dung giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuôi „ Ti lệ TT | Nội dung 3ô lượng (2%) l Ki nang giao tiép 30 100 2 Kĩ năng hợp tác 28 93,3 3 Kĩ năng nhận thức 30 100 4 _ | Kĩnăng tìm kiếm sự hỗ trợ 2 6,7

5 Kĩ năng ứng phó với căng thắng 17 56,7

6 Ki nang xac dinh muc tiéu 9 30 7 Kĩ năng xác định giá trị 7 23,3

8 Kĩ năng phòng ngừa tai nạn thương tích 19 63,3

9 _ |Kĩnăng giải quyết vẫn đề 22 73,3

Ngày đăng: 08/08/2022, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w