1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN

88 1,7K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 191,01 KB

Nội dung

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁNKHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁNKHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁNKHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁNKHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới thầy Lê Thái Hưng đã tạo điều kiện và hướng dẫn hết sức nhiệt tình cùng với những bài giảng vô cùng bổ ích để chúng em có thể thực hiện đề tài “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN” trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện

Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học, khó tránh khỏi sai sót, rất mong Thầy

bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nênbài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy để chúng em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài nghiên cứu khoa học này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ đề tài 6

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Giả thuyết nghiên cứu 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 9

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

1.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học 10

1.2.1 Những nét đặc trưng cơ bản của xu thế đổi mới PPDH hiện nay 10

1.2.2 Những định hướng đổi mới PPDH ở THPT 11

1.3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 16

1.3.1 Khái niệm tính tích cực và tích cực hóa 16

1.3.2 Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở học sinh 18

1.3.3 Vai trò của tính tích cực nhận thức trong học tập 19

1.3.4 Biện pháp tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh 20

1.4 Tính đặc thù của PPDH tích cực 21

1.4.1 Khái niệm PPDH và PPDH tích cực 21

1.4.2 Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở môn toán THPT 23

TỔNG KẾT CHƯƠNG I 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PPDH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI 37

2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH tích cực ở trường THPT Trung Giã tại Sóc Sơn, Hà Nội 37

2.2 Kết quả khảo sát 37

TỔNG KẾT CHƯƠNG II 44

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC PPDH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT 45

3.1 Các phương pháp nâng cao nhận thức của GV về các vấn đề liên quan đến PPDH tích cực 45

3.2 Các biện pháp nâng cao thái độ của GV THPT đối với việc sử dụng các PPDH tích cực 46

3.3 Các biện pháp nâng cao kĩ thuật sử dụng các PPDH tích cực của GV THPT 46

3.4 Các biện pháp hỗ trợ GV sử dụng các PPDH tích cực 49

3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của PPDHTC dành cho học sinh 50

Trang 3

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

A Kết luận 52

B Kiến nghị 52

PHỤ LỤC 53

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT 55

PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU 59

PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 69

PHỤ LỤC 4: BIÊN BẢN HỌP NHÓM 72 PHỤ LỤC 5: BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KẾT QUẢ HỌC PHẦN PPNCKHGD 78

Trang 4

Danh mục thuật ngữ viết tắt:

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong thế kỉ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh

mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển nền kinh tế tri thức Tốc độ và trình độ đổi mới ứngdụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Khoa học – công nghệ trởthành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội Và chính sự phát triển củakhoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trongnhà trường ở nước ta hiện nay

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay tạo cho nước ta nhiều cơ hội

và thách thức Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòihỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, và đặt ra vi trí mớicủa giáo dục Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có đạo đức, có tưduy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môitrường luôn biến đổi không ngừng Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tíchcực là vấn đề then chốt của việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay Sử dụng nhữngphương pháp này sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ và làm của các thế hệ học trò – chủnhân tương lai của đất nước Mục đích chính của việc vận dụng các phương pháp dạyhọc tích cực trong dạy học là nhằm phát huy vai trò chủ động của học sinh trong quátrình lĩnh hội kiến thức

Cho nên việc áp dụng PPDHTC vào THPT vô cùng quan trọng vì trong giai đoạnnày các em đang dần toàn thiện bản thân Tuy nhiên hiện nay tại các trường THPTviệc áp dụng PPDHTC chưa được hiệu quả và chưa khai thác được tối đa những hiệuquả mà PP này mang lại vì giáo viên chỉ sử dụng mang tính chất hình thức, chủ yếu làtrong các tiết dự giờ hay thao giảng Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là :

“KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN”

Đến với đề tài này chúng tôi mong rằng có thể đánh giá được một cách chính xácnhất thực trạng việc áp dụng PPDHTC, từ đó có thể đưa ra những phương hướng giảipháp phù hợp để áp dụng PPDHTC vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất

Trường THPT Trung Giã được thành lập theo quyết định số 2054/QĐ- UĐ củaUBND thành phố Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1999 Trường đóng trên địa bàn phố

Nỷ xã Trung Giã với nhiệm vụ đào tạo cấp THOT cho học sinh của 5 xã phía Bắchuyện Sóc Sơn: Trung Gã, Hồng Kì, Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Hưng, Những ngày đầu

Trang 6

trường chưa có tường rào, cây cối xung quanh còn hoang sơ, các thầy cô giáo và họcsinh rào xung quanh bằng rong tre…

Trường có 30 lớp học, 2 phòng tin học, phòng nghe nhìn và phòng thí nghiệm lý,hóa, sinh… 100% các lớp học được lắp thiết bị máy chiếu.3 phòng học chất lượng caođược lắp hệ thống tivi phục cho cho việc tiếp cận thông tin nhanh và đủ cho học sinh.Trường có nhà thi đấu đa năng, có sàn tập và khán đài Với những điều kiện cơ sở vậtchất hiện đại, phát huy truyền thống “Đoàn kết- Trách nhệm- Sáng tạo” , trườngTHPT Trung Giã ngày càng vươn lên mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả cao trong côngtác giảng dạy cũng như hoath động của trường

18 năm phát triển, bên cạnh những khó khăn ban đầu mà trường gặp phải thì hiệntại trường THPT Trung Giã đã dần khẳng định vị trí của mình trong hệ thống cáctrường trong huyện và thành phố Trong giai đoạn tiếp theo, trường tiếp tục đổi mớicông tác giáo dục “ lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng hiệu quả phương pháp dạyhọc cá thể

Trên đây là một số nét sơ lược về trường cấp 3 mà chúng tôi quyết định phátphiếu khảo sát để nghiên cứu về đề tài của nhóm mình Chúng tôi nhận thấy trườngkhá phù hợp với điều kiện để nhóm đi khảo sát và phù hợp về mặt địa lí cho các thànhviên đi khảo sát

2 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng việc áp dụng PPDHTC vào thực tiễn nhằm đề xuất nhữngbiện pháp sử dụng các PP dạy học này có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc ở THPT

Trang 7

Qúa trình dạy và học môn Toán của thầy và trò khối 11 trường THPTTrung Giã ở Sóc Sơn , Hà Nội.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 trường THPT Trung Giã,Sóc Sơn, Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu

 Nội dung: phương pháp dạy học tích cực đối với môn toán

 Đối tượng: học sinh

 Thời gian: cuối kì II hạn hoàn thiện 16/6/2016

6 Giả thuyết nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đã xây dựng các phương pháp dạy học tíchcực ở trường THPT dựa trên cơ sở lí luận dạy học hiện đại và khẳng định rằng nếuviệc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào môn Toán ở THPT có hiệu quả thì

sẽ phát huy tính tích cực học tập của học sinh Tuy nhiên trong thực tế, nhận thức, thái

độ và kĩ thuật của giáo viên ở trường THPT Trung Giã về các phương pháp dạy họctích cực còn có những biểu hiện chưa thực hành tốt Từ những vấn đề trên, chúng tôitiến hành khảo sát để tìm hiểu rõ thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

ở trường THPT Trung Giã, cũng như sẽ đề xuất được các biện pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học này

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin

 Phương pháp quan sát: Chúng tôi đã ghi nhận, thu thập những thông tin

về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường THPT Trung Giã

 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Chúng tôi đã dùng hệ thốngcác câu hỏi để khảo sát quan điểm, thái độ và sự hiểu biết của học sinhđối với PPDH tích cực ở trường THPT Trung Giã

Trang 8

7.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

 Phương pháp phân tích số liệu: Từ những số liệu khảo sát, chúng tôi phântích, và đưa ra những kết luận ý nghĩa

 Phương pháp sử dụng toán học: Chúng tôi sử dụng để chuyển kết quảkhảo sát thành các số liệu cụ thể để làm cơ sở cho việc phân tích thôngqua phần mềm SPSS

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm tiền bối đã từng nói đến tầm quan trọng to lớncủa việc phát huy tính tích cưc, chủ động của học sinh và nói nhiều đến phương pháp

và biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức Socrat (469-339 TCN) nhà triết học,người thầy vĩ đại của Hi Lạp cổ đại đã từng dạy các học trò của mình bằng cách luônđặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm giúp người học dần dần phát hiện ra chân lí Cho nênphương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp ) từđầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộngtới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đồng thời nước ta đang trong giaiđoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa theo xu hướng toàn cầu, khi đó vấn đề về xu hướngphát triển nền giáo dục là hết sức cấp thiết và cần có hiệu quả cao

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là vấn đề mà đã được đặt ra trongngành Giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ trước Trong cuộc cải cách giáodục lần thứ hai từ năm 1980, vấn đề này đã trở thành một trong những phương hướngchính nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước Từ năm 2002bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rènluyện phương pháp tự học của học sinh

Trong luật Giáo dục 2005, chương 2, điều 28 cũng đã ghi:” Phương pháp giáodục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú học tập cho học sinh”[1] Hay điều đó cũng được nêu rõ trong điều 3khoản V “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” ban hành ngày 13 tháng 6 năm

2012 như sau: “Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầuhọc tập đa dạng của mọi người, giúp người học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểubiết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc

và nâng cao chất lượng cuộc sống.Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giákết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sángtạo và năng lực tự học của người học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng vàđến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”[2]

Trang 10

Từ điều đó, trước yêu cầu thực tiễn, những năm gần đây, nhiều thầy cô giáo vàsinh viên đã thực hiện các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng tích cực hóa người học Một số giảng viên cũng có các đề tài nghiên cứu

về phương pháp dạy học tích cực như:

 “Vận dụng “Phương pháp dạy học tích cực ” trong quá trình dạy học môn giáodục học ở trường cao đẳng sư phạm Ngô Gia Tự - Bắc Giang” – Luận văn thạc

sĩ khoa học – Nguyễn Văn Việt

 “Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểuhọc tại TP.Hồ Chí Minh” – Khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Thị Nhật Trường Tuy nhiên những đề tài trên thường tập trung vào việc xây dựng phương hướnggiảng dạy và trình bày một số biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực tronghọc tập của học tập của học sinh và cũng mới khảo sát tại các trường tiểu học, đại học

và cao đẳng Vì vậy chúng tôi muốn xây dựng nghiên cứu với đề tài : “Khảo sát thực

trạng việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực tại trường THPT Trung Gĩa Khối 11 đối với môn toán”

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,đượcdùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Tích cực trong PPDH - được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩavới không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực PPDHtích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngườihọc, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tậptrung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phươngpháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động

1.2 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trìnhdạy học Nếu không có một PPDH phù hợp thì việc đổi mới sẽ khó có thể đồng bộ đểphát huy năng lực, khả năng chủ động và xu thế phát triển toàn diện người học trongnhà trường Vì thế, việc đổi mới PPDH là một nhu cầu thiết thực đang được đặt ra

1.2.1 Những nét đặc trưng cơ bản của xu thế đổi mới PPDH hiện nay

1 Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học Chuyển

trọng tâm hoạt động từ GV sang HS Chuyển lối học từ thông báo tái hiệnsang tìm tòi, khám phá Tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, chủ động,sáng tạo

2 Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt

Trang 11

đời Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho HSphương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm họcsuốt đời

3 Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào

cuộc sống thực tế Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lốihọc coi trọng việc vận dụng kiến thức

4 Cá thể hóa việc dạy học: là phương pháp giảng dạy yêu cầu người giáo

viên (GV) phải quan tâm tới từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhânchứ không phải dạy theo số đông

5 Tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện

dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học

6 Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn

thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức;

sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học

7 Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự

phát triển của HS, theo cấp học, bậc học)

1.2.2 Những định hướng đổi mới PPDH ở THPT

Trước những xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở các cấp học, các nhà nghiên cứugiáo dục đã chỉ ra những định hướng đổi mới PPDH sau:

a Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức

Tính tích cực chủ động và sáng tạo là gì? Tính tích cực chủ động là một đặcđiểm vốn có của con người Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể củacác mối quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tácđộng bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình Nguồn gốc củatính tích cực là nhu cầu Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khácnhau, ví dụ nhu cầu ăn, uống,…và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội…Những nhu cầunày không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động Khinhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập

Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trình dạyhọc có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:

 Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức củangười học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh tớiđỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đốivới HS

 Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cốgắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo ở HS, tính tích cực được thểhiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau:

Trang 12

 Bắt chước: tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động,

thao tác, cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì trải qua…

 Tìm hiểu và khám phá: tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn

hiểu thấu đáo vấn đề nào đó, sau đó có thể tự giải quyết vấn đề…

Sáng tạo: tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong

giải quyết vấn đề…

Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thểhoạt động học tập tích cực chủ động và sáng tạo GV phải cải tiến không ngừng PPDH

và giúp HS cải tiến phương pháp học

Những tri thức đã học sẽ tạo ra một trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độnày để hướng dẫn HS nâng cao lên một trình độ mới

b Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn

và sáng tạo các PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở.

Đổi mới PPDH thực chất không phải là sự thay thế các PPDH cũ bằng một loạtcác PPDH mới Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phươngpháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khaithác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phươngpháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS phải thực sựtích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trìnhlĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển vàhoàn thiện nhân cách của mình

Những PPDH thường được sử dụng trước đây mà người ta vẫn gọi là PPDHtruyền thống, thí dụ phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi - đáp, vẫn đang đượcthực hiện trong tất cả các giờ dạy của GV hiện nay Nhưng nếu các phương pháp nàyvẫn được tiến hành theo cái cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nótrở nên kém hiệu quả GV nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức.Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi GV thuyết trình trong một lượng thờigian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học với cácphương pháp khác để làm sao HS thích thú và hào hứng hoạt động

Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minh hoạbằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp hỏi - đáp với các câu hỏi kích thíchđược tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống, Tuynhiên nếu những PPDH này không được tiến hành theo đúng ý nghĩa và chức năngcủa nó thì chúng cũng không được gọi là PPDH tích cực

Trang 13

Như vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các phương pháp quen thuộchiện có bằng những phương pháp mới lạ Thực chất, chúng ta phải hiểu lại cho đúngcách làm, cách tiến hành các PPDH, và cách linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nó ởnhững hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những PPDH có tác động tích cực đếnngười học Ngoài ra, cùng với sự phát triển của phương tiện dạy học, một số PPDHhiện đại cần được bổ sung vào PPDH của GV

Tóm lại, không có một PPDH nào là không hiệu quả, mỗi phương pháp đều cónhững giá trị riêng của nó Tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụthuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào Nếu cácPPDH được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ phù hợp với đốitượng học đa dạng, chống sự nhàm chán và tạo ra sự năng động trong cách nghĩ, cáchlàm của HS

c Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS

Cần hình thành cho HS phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìmkiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống

Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu Khi đứa trẻ có nhu cầu thì nó sẽ tự giác tìmkiếm tri thức Khi phát hiện các tình huống mâu thuẫn của lí thuyết hay thực tế màbằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, HS buộc phải tìm con đường khám phámới

Đối với HS, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bênngoài GV phải tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn HS để họ tự

ý thức tiếp nhận và tìm tòi cách giải đáp

Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân.Muốn vậy, người GV cần hướng dẫn HS phương pháp tự học sao cho hiệu quả, thí dụnhư hướng dẫn HS tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua,vượt thử thách Như vậy, khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp vàkhi học ở nhà

d Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với

hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân

Tập thể HS được sử dụng như một môi trường và là phương tiện để tổ chức quátrình học tập tích cực nhất cho từng cá nhân Lợi thế của việc dạy tập thể cho mỗi cánhân là:

 Tạo ra sự tranh đua

 Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hành động

 HS có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến riêng vào ý kiến chung

 Cách thức này giúp HS chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình

Trang 14

thức hoạt động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệchung

 HS sẽ có kĩ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thông quatập thể

Tuy nhiên, GV phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân.Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng người trong môi trường tậpthể cũng như trong tự học Suy cho cùng kết quả học tập là thành quả cụ thể, trực tiếpcủa từng cá nhân nên phải chú ý đến dạy cá nhân

e Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành

Mục đích cuối của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học.Đổi mới theo hướng này HS được:

 Thao tác hành động thực tế

 Học qua tình huống thực tiễn cuộc sống

 Giải thích được thực tiễn bằng lí thuyết đã học

 Thực hành trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm

 Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nói và viết

 Rèn luyện kĩ năng cùng chung sống

 Đi vào cuộc sống thực để có kinh nghiệm thực tế

f Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Việc sửdụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học

và phương pháp dạy học Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho cáctrường phổ thông từng bước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tựlàm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phươngtiện dạy học trong dạy học hiện đại Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiềukhả năng ứng dụng trong dạy học Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như mộtphương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như cácphương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning) Phương tiện dạy học mớicũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới Webquest là một ví

dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện

tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng

Các phương tiện chủ yếu là nghe, nhìn, nghe nhìn, các chương trình phần mềm

hỗ trợ…Sử dụng phương tiện kĩ thuật để chuyển tải nội dung kiến thức thực sự sẽmang hiệu quả cao nếu người dạy không lạm dụng nó, phải sử dụng nó theo đúng quytắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học

Trang 15

Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp cho PPDH trở nên sinh độnghơn và tạo ra được hứng thú và tính tích cực ở người học

g Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và nó có thể góp phần điềuchỉnh nội dung PPDH Ngược lại, đổi mới PPDH sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra

và đánh giá Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới PPDH chỉ

là hình thức Trong đánh giá GV lưu ý một điều rằng cần phải chuyển sự đánh giá của

GV thành quá trình tự đánh giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân

Cả thầy và trò cần đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo hệ mụctiêu đã đề ra

Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý

cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lựckhông giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thứctrong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khácnhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kết hợp giữatrắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Hiện nay ở Việt Nam có xu hướngchọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kỳ thi tốt nghiệp hay thi tuyển đạihọc Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm riêng cho các kỳ thi này Tuy nhiêntrong đào tạo thì không được lạm dụng hình thức này Vì nhược điểm cơ bản của trắcnghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng sáng tạo cũng như năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp

h Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học

Các thành tố của quá trình dạy học: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổchức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá cùng với môi trường văn hóa –chính trị - xã hội – kinh tế - khoa học – kĩ thuật, gia đình, nhà trường và cộng đồng.Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành

tố, đồng thời nâng cao chất lượng của toàn hệ thống

1 Khi thiết kế bài giảng và lập kế hoạch bài học, GV cần quán triệt các thành tố liên quan Nếu coi bài dạy là một kịch bản thì kế hoạch bài học là sự dàn cảnh

2 Trong bài dạy, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề ra rõ ràng, có thể lượng hóa, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan Mụcđích của hoạt động dạy học là tổ chức điều khiển quá trình học, giúp HS lĩnh hội nềnvăn hóa nhân loại, biến nó thành tri thức của mình để hình thành nhân cách và trởthành người lao động sáng tạo Để thực hiện mục đích này, quá trình dạy học đảm bảocác nhiệm vụ sau:

Trang 16

 Giúp HS chiếm lĩnh tri thức khoa học và kĩ năng thực hành

 Dạy và học phương pháp nhận thức để tìm ra tri thức

 Dạy và học thái độ học tập, hình thành nhân cách toàn diện người học

3 Trong kế hoạch bài dạy, những mục đích này sẽ được cụ thể hóa bằng những mục tiêu của từng bài học Mục tiêu dạy học ở cấp độ lớp học, cần phải thể hiệnnhững đặc điểm sau:

 Việc xác định mục tiêu phải mô tả được cả kiểu hành vi mong đợi và nộidung hay toàn cảnh hành vi đó được áp dụng

 Các mục tiêu phức hợp phải xác định theo kiểu phân tích và cụ thể

 Các mục tiêu xây dựng phải phân biệt rõ ràng năng lực của HS và năng lực

ấy cho phép đạt được các hành vi khác nhau

 Mục tiêu có tính phát triển, thể hiện các con đường đi tới mục tiêu chứkhông phải là các điểm cuối cùng

 Mục tiêu phải thực tế và bao gồm những gì được hiện thực hóa thành kinhnghiệm ngay trong lớp học

 Phạm vi mục tiêu phải đủ rộng để chứa các kiểu kết quả đầu ra mà nhàtrường chịu trách nhiệm

1.3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

1.3.1 Khái niệm tính tích cực và tích cực hóa

Tính tích cực là khái niệm biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đốitượng Ngoài ra, nó cũng là một khái niệm biểu thị cường độ vận động của chủ thể khithực hiện một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó

Sự nỗ lực diễn ra trên nhiều mặt:

 Sinh lí: đòi hỏi chi phí nhiều năng lượng cơ bắp

 Tâm lí: tăng cường các hoạt động cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng

 Xã hội: đòi hỏi tăng cường mối liên hệ với môi trường bên ngoài…

Vì vậy, tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hưởngcủa rất nhiều nhân tố như:

 Nhu cầu- tích cực nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó

 Động cơ – tích cực vì hướng tới những động cơ nhất định

 Hứng thú – do bị lôi cuốn bởi những sự say mê vì sự biến đổi , cải tạo mộthiện tượng nào đó

Tóm lại, tính tích cực nói chung là sản phẩm rất quan trọng của con người, đượchình thành từ rất nhiều lĩnh vực, nhiều nhân tố, có quan hệ với rất nhiều phẩm chấtkhác của nhân cách và với môi trường, điều kiện mà chủ thể hoạt động và tồn tại

Trang 17

Quan điểm như vậy cho phép chúng ta hiểu rõ bản chất của tính tích cực và chophép xây dựng một kế hoạch phong phú và toàn diện hơn khi muốn tích cực hóa conngười nhằm tổ chức họ tham gia một hoạt động nào đó có hiệu quả, trên cơ sở tập hợpnhiều lực lượng, nhiều ngành khoa học: xã hội học, tâm lí học, giáo dục học, triết học,

… vào công tác này

Tính tích cực nhận thức: Là tính tích cực trong điều kiện, phạm vi của quá trìnhdạy học, chủ yếu được áp dụng trong quá trình nhận thức của học sinh Theo lí thuyếtphản ánh, tính tích cực nhận thức bao gồm: sự lựa chọn đối tượng nhận thức; đề ra chomình mục đích, nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng nhằm cải tạo

nó Tính tích cực trong hoạt động cải tạo đòi hỏi phải có sự thay đổi trong ý thức vàhành động của chủ thế nhận thức, được thể hiện bằng nhiều dấu hiệu như sự tập trungchú ý, sự tưởng tượng mạnh mẽ, sự phân tích, tổng hợp sâu sắc…Có thể phân chia sựphát triển tính tích cực nhận thức làm 3 mức độ:

 Tính tích cực tái hiện: đó là mức độ thấp của tính tích cực, chủ yếu dựa vàotrí nhớ để tái hiện lại những điều đã nhận thức được Tính tích cực mô phỏng, bắtchước cũng là một dạng tính tích cực tái hiện Đây là hình thức biểu hiện tính tích cựcsớm nhất, đơn giản và phổ biến nhất Điều này diễn ra rất tự nhiên, nhưng cũng rất cầnthiết cho sự phát triển Qua mô phỏng, bắt chước, tái hiện mà các em tích lũy đượckiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước

 Tính tích cực sử dụng: đây là sự phát triển tính tích cực ở mức độ cao hơn Qua việc vận dụng các công cụ, các khái niệm, định lí, định luật… để giải quyết một nhiệm vụ nào đó các em phải phân tích, suy nghĩ tìm tòi để tự lực đưa ra những

phương án khác nhau, nhờ đấy mà nhu cầu, hứng thú nhận thức và óc sáng tạo phát triển

 Tính tích cực sáng tạo: đây là mức độ phát triển cao nhất của tính tích cực

Nó được đặc trưng bằng sự khẳng định con đường suy nghĩ riêng của mình, vượt rakhỏi khuôn mẫu, máy móc nhằm tạo ra cái mới, cái bất ngờ, có giá trị Tính tích cựcsáng tạo tạo điều kiện cho sự phát triển các khả năng và tiềm năng sáng tạo của cánhân Nó ảnh hưởng đến việc ứng dụng những thủ thuật mới để giải quyết vấn đề, tìmtòi những phương pháp khắc phục khó khăn, đưa ra những phát minh mới vào cuộcsống Nó biểu hiện khả năng tự mình tìm kiếm những nhiệm vụ mới, những phươngpháp giải quyết mới, khả năng sử dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong tìnhhuống, hoàn cảnh mới Như vậy, tính tích cực sáng tạo không phải là một nét riêngcủa tính cách cá nhân, mà là một hợp những dấu hiệu đặc trưng của một con người

Tính tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và của các nhàgiáo nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếpnhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập

Trang 18

Làm cho người đọc từ chỗ lơ là, lười biếng đến chỗ tích cực, say mê học hành là

cả một công việc khó khăn, đòi hỏi trí sáng tạo và sự dày công của các nhà giáo dục

1.3.2 Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức ở học sinh

Có ba dấu hiệu rõ nhất giúp giáo viên nhận biết học sinh của mình tích cựctrong quá trình nhận thức:

 Thứ nhất là những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú:

Hứng thú nhận thức là thái độ, là sự lựa chọn của cá nhân về đối tượng nhậnthức, trong đó cá nhân không những dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của sự vật,hiện tượng, mà hướng vào các thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhậnthức

Hứng thú nhận thức là động cơ quan trọng của quá trình nhận thức và thườngbiểu lộ ra ngoài dưới dạng tò mò, lòng khao khát cái mới…Dưới ảnh hưởng của hứngthú nhận thức, các em tích cực tri giác hơn và tri giác sâu sắc hơn, tinh tế hơn, trí nhớcảm xúc, trí nhớ hình ảnh diễn ra tích cực hơn, tưởng tượng trở nên sáng tạo hơn và cóhiệu quả hơn… Như vậy, nhờ có hứng thú nhận thức mà hoạt động diễn ra thuận lợihơn, lâu hơn và có hiệu quả hơn

Việc thỏa mãn hứng thú còn tạo ra hứng thú mới, nâng cao mức độ hoạt độngnhận thức Độ bền vững của hứng thú, một mặt được thể hiện bằng thời gian tồn tại vàcường độ của hứng thú, mặt khác được xác định bằng sự nỗ lực của cá nhân vượt quakhó khăn khi thực hiện hoạt động

Nhu cầu nhận thức được hiểu là lòng ham thích, sự mong muốn tìm hiểu vànhận thức thế giới xung quanh, được tạo ra bởi những đòi hỏi tất yếu của cá nhân đốivới việc cải tạo hoàn cảnh xung quanh Nhu cầu nhận thức vừa là tiền đề vừa là kếtquả của quá trình nhận thức Có lòng ham muốn nhận thức là dấu hiệu tốt song chưa

đủ, mà cần phải làm cho nó vận động và chuyển hóa hành động bên ngoài thành động

cơ bên trong…Vì thế muốn hình thành tích cực nhận thức, trước hết cần hình thànhcho trẻ lòng ham muốn, sự say mê và ý chí nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thànhnhiệm vụ nhận thức

Sự kích thích nhu cầu, hứng thú nhận thức trong quá trình học tập chủ yếu dựavào nội dung dạy học Nếu nội dung học tập chứa đựng các yếu tố mới, hấp dẫn thì sẽcàng kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em và thúc đẩy hoạt động nhận thứcphát triển

Nhu cầu hứng thú nhận thức của các em được thể hiện bằng những dấu hiệu cụthể sau:

 Thích thú, chủ động tiếp xúc với đối tượng

 Chú ý quan sát, chăm chú lắng nghe và theo dõi

 Giơ tay phát biểu, nhiệt tình hưởng ứng, bổ sung ý kiến vào câu trả lờicủa bạn và thích tham gia vào các hoạt động cũng là biểu hiện của hứng thú

 Thứ hai là những dấu hiêu bên trong:

Trang 19

Đó là sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí

và cảm xúc…

Thật ra những dấu hiệu bên trong này cũng chỉ có thể phát hiện được qua nhữngbiểu hiện bên ngoài, nhưng phải tích lũy một lượng thông tin mới thấy được, cụ thể là:

 Các em tích cực sử dụng các thao tác nhận thức, đặc biệt là các thao tác

tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… vào việc giải quyết cácnhiệm vụ nhận thức

 Tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào việcgiải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là vào việc xử lí các tìnhhuống mới

 Phát hiện nhanh chóng, chính xác những nội dung được quan sát

 Hiểu lời người khác và diễn đạt cho người khác hiểu ý mình

 Có những biểu hiện của tính độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyếtcác nhiệm vụ nhận thức như tự tin khi trả lời câu hỏi, có sáng kiến, tự tìm ra một vàicách giải quyết khác nhau cho các bài tập và tình huống, biết lựa chọn cách giải quyếthay nhất

Có những biểu hiện của ý chí trong quá trình nhận thức, như sự nỗ lực, cố gắngvượt qua các tác động nhiễu bên ngoài và các khó khăn để thực hiện đến cùng nhiệm

vụ được giao, sự phản ứng khi có tín hiệu thông báo hết giờ

 Thứ ba là kết quả học tập:

Kết quả học tập là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tínhtích cực nhận thức Chỉ tích cực học tập một cách thường xuyên, liên tục, tự giác mới

có kết quả học tập tốt

1.3.3 Vai trò của tính tích cực nhận thức trong học tập

Học sinh là chủ thể của quá trình học tập vì vậy học tập chỉ có kết quả nếu họcsinh có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo Thông qua việc nắm vững tri thức, hìnhthành cho mình những kỹ năng, kỹ xảo, phát riển năng lực tư duy mà nhân cách các

em ngày càng phát triển.Nếu như các em không chịu học tập, không có động cơ họctập trong sáng, không có cố gắng vươn lên thì không bao giờ đạt kết quả tốt được.Việc học tập của học sinh chỉ có kết quả cao khi chính các em ý thức được nhiệm vụhọc tập của mình, biết tự chuyển hóa những yêu cầu của xã hội thành nhu cầu học tậpcủa bản thân và cố gắng khắc phục qua khó khăn để đạt được mục tiêu đã định

Như vậy tính tích cực chính là một điều kiện quan trọng để học sinh đạt kết quảcao trong học tập.Qua quá trình đào sâu suy luận, hợp tác trong học đường mà giúpcho khả năng ghi nhớ, lưu giữ trong con người tốt hơn, vững chắc hơn Do đó tính tíchcực sáng tạo trong học tập có vai trò qua trọng trong việc tiếp thu, nắm vững tri thức

Ngoài ra nó còn là một động lực của quá trình dạy và học Với lối dạy chủ yếu

là truyền đạt, thông báo – tái hiện và với cách học thụ động của học sinh thì kết quảhọc tập sẽ bị hạn chế Nhưng nếu coi dạy học là hoạt động phối hợp hai chủ thể (giáo

Trang 20

viên và học sinh), nếu giáo viên biết tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinhtạo ra những điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sáng tạo thì tính cộng hưởng haichiều càng cao, mang lại kết quả học tập một cách tốt nhất.

Mặt khác, nó còn tôi luyện cho con người phương pháp tự học và lòng ham học

Ở trường học chỉ có thể cung cấp cho con người một khối tri thức có giới hạn Trongkhi đó, mong muốn hiểu biết của con người trong cuộc đời là vô hạn nên đòi hỏi conngười phải tự tìm tòi, học hỏi để bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho mình Hơn nữatrong quá trình tranh luận ở lớp thì mỗi người mỗi hướng khác nhau không ai có thểlường hết các vấn đề nảy sinh ngay trong lúc này mà khi về nhà vẫn thấy cần tranhluận với chính mình: người nói thế này, người kia nói thế khác, vậy còn mình thì suynghĩ như thế nào? Thậm chí trong lúc ngủ, tiềm thức của họ cũng phải làm việc Nhưvậy, môi trường giáo dục đã đem lại cho học trò phương pháp học và sự ham học, sựcần thiết phải học

1.3.4 Biện pháp tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh

Không phải ai cũng có thể bộc lộ được tính tích cực của mình mà phải trải quamột quá trình rèn luyện, thử nghiệm kết hợp với sự điều khiển chủ chốt của giáo viên.Sau đây là một vài biện pháp được tác giả Thái Duy Tuyên đề cập đến trong tài liệu[13,tr 478- 480][6]

 Chuẩn bị về năng lực cho giáo viên:

Giáo viên giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực cho họcsinh Giáo viên là người khơi nguồn, tạo ra tình huống, tạo sự hứng thú, kích thích sựphấn chấn trong hoạt động nhận thức của học sinh Do đó giáo viên phải biết nâng caonăng lực của mình (bao gồm năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm) đểđáp ứng phù hợp với nhu cầu của học sinh Ngoài ra người thầy còn phải có khả nănglôi cuốn, thu hút học sinh làm theo mình Phải luôn có tư tưởng tôn trọng, lắng nghetâm tư nguyện vọng của học sinh, luôn quan tâm đến mối quan hệ thầy trò Người thầydạy học sinh không chỉ bằng kiến thức, kỹ năng mà còn bằng cả nhân cách của mình.Tình cảm và mối quan hệ thầy trò luôn luôn ảnh hưởng đến chất lượng kết quả họctập Học sinh khó có thể yêu thích môn học khi họ chán ghét thầy dạy mình Còn quan

hệ thầy trò tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc hình thành niềm tin, quan điểm, thóiquen của học sinh

 Sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt:

Sự đa dạng các phương pháp dạy học là một yếu tố thuận lợi cho người thầyphát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu của mỗi phương pháp vì không cóphương pháp nào tối ưu Mỗi khi thay đổi phương pháp dạy học là đã thay đổi cáchthức hoạt động tư duy của học sinh, thay đổi sự tác động vào các giác quan giúp chocác em lâu mệt mỏi khi đó sự tập trung học tập đạt mức độ cao nhất Ngoài ra, mỗi

Trang 21

học sinh khác nhau sẽ thích ứng với phương pháp dạy học khác nhau Với việc sửdụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện cho những học sinh khác nhau lần lượttìm thấy các tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân Vì vậy

mà việc kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa các hình thức dạy học khác nhau như: ứngdụng hóa lí thuyết vào trong cuộc sống, kể chuyện vui, so sánh…ở từng thời điểmthích hợp trong hoạt động học tập sẽ tạo không khí lớp sinh động, hứng thú và cónhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, học sinhtiếp thu bài tốt hơn sẽ yêu mến môn học, tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó

 Động viên khuyến khích:

Trong một lớp học thì luôn có sự chênh lệch về trình độ giữa các học sinh Mộtgiáo viên chân chính luôn hướng tới cái đích là mọi thành viên trong lớp đều hoạtđộng tốt Nhưng phải làm thế nào đây khi các học sinh yếu kém thì rất mặc cảm, engại trước những học sinh tốt hơn mình? Điều này đòi hỏi người thầy phải tuyệt đốilắng nghe, quan tâm và đặt mình vào vị trí của học sinh khi trả lời, không chế giễu nạt

nộ mà luôn khuyến khích phát biểu Có thể là do ý kiến đó sai nhưng phải tạo điềukiện cho học sinh tự do ngôn luận và chỉ có thể can thiệp khi thật sự cần thiết; còn đốivới các em học tốt hơn thì tạo điều kiện để các em phát huy khả năng tư duy, sáng tạocủa mình Chính sự quan tâm, động viên, cởi mở đã làm cho mối quan hệ thầy trò trởnên tốt đẹp hơn, tạo bầu không khí thoải mái, bình đẳng cho lớp học, đây là môitrường phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh rất hiệu quả

 Tăng thời gian hoạt động trong giờ học cho học sinh:

Giảm thuyết trình của giáo viên, tăng đàm thoại giữa thầy và trò, ưu tiên chohọc sinh được thảo luận, tranh luận nhiều Khi học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoatại lớp cần yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải so sánh, kháiquát hóa, suy luận, cần nêu những câu hỏi yêu cầu học sinh phải đầu tư suy nghĩ thêmchứ không chỉ lấy từ sách giáo khoa Giáo viên cần biết xác định đúng hướng và nắmvững trọng tâm bài học, giảm bớt thời gian dành cho phần dễ và tương đối đơn giản để

có đủ thời gian tập trung vào những phần trọng tâm của bài Tăng cường cho học sinhđánh giá lẫn nhau để học hỏi kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện thêm kiến thức chomình Đối với giáo viên, cần từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, coi trọngnhững biểu hiện sáng tạo của học sinh, coi trọng những kĩ năng thực hành cũng như

kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tiễn để kích thích tích cực hoạt động trong tưduy sáng tạo của mình

1.4 Tính đặc thù của PPDH tích cực

1.4.1 Khái niệm PPDH và PPDH tích cực [7]

a Phương pháp dạy học

Trang 22

Có rất nhiều định nghĩa về PPDH nhưng có một cách nhận định phù hợp

nhất đó là: PPDH là một hệ hệ thống liên tục của GV nhằm tổ chức hoạt động nhậnthức và thực hành của HS để HS lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáodục nhằm đạt mục tiêu đã định

PPDH bao gồm hai mặt hoạt động : hoạt dộng của thầy và hoạt động của trò,

trong đó thầy giữ vai trò chỉ đạo còn trò giữ vai trò chủ động và tích cực PPDH luônđược đặt trong mối quan hệ giữa mục tiêu, phương pháp, phương tiện, và những điềukiện khác

b Phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực là một cách nói ngắn gọn, được dùng nhiều ở nước ta, để chỉ

những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

“Tích cực” trong PPHD tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, tráinghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo trái nghĩa với tiêu cực

Người ta thường dùng các khái niệm như: tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư

duy sáng tạo,để chỉ ba mức độ tư duy khác nhau của HS Mức độ tư duy đi trước sẽ làtiền đề cho mức độ tư duy đi sau

1.4.2 Đặc trưng của PPDH theo hướng tích cực [7]

a Tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú

Tổ chức hoạt động đa dạng phong phú để giúp HS lĩnh hội kiến thức và hình

thành kĩ năng Điều này có nghãi là phải tổ chức cho HS hoạt động một cách tích cực,

HS là người tham gia các hoạt động ấy, chúng tự tìm tòi, khám phá … dưới sự hướngdẫn của GV Ví dụ: HS phải trao đổi thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, HS được đóngvai, được tham gia vào trò chơi học tập, đóng kịch diễn xuất… GV chú ý cho HSnhiều cơ hội thực hành, thực tập, được thể hiện, được phát biểu trên lớp …

b Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của HS

Tổ chức hướng dẫn HS cách tự học, cách đọc sách, cách lấy thông tin, cách

phân tích và hiểu thông tin, cách quan sát hiện tượng xung quanh Tự học là kĩ năngquan trọng nhất cần hình thành ở người học Nếu HS không có kĩ năng thì việc học tập

sẽ gặp nhiều khó khăn, HS có rất ít khả năng sáng tạo sau này Phần lớn là những kiếnthức và kinh nghiệm có được trong cuộc đời là nhờ dựa vào tự học

c Tổ chức khám phá bằng cách đưa ra một hệ thống câu hỏi hướng dẫn

HS tìm ra kết quả

Những câu hỏi của GV có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với HS HS có sự

hứng thú, tò mò hay không? HS có tìm được câu trả lời hay không? HS có cảm giácthích chiến thắng khi tìm thấy kết quả hay không? Tất cả những điều này phụ thuộcvào chính những câu hỏi của GV Có những câu hỏi tạo ra sự tích cực Và cũng có

Trang 23

những câu hỏi không gây nên phản ứng gì Vậy câu hỏi nên như thế nào để tạo ra sựhiệu quả trong công việc, hiệu quả của những câu hỏi phụ thuộc vào kĩ năng đặt câuhỏi sau đây:

1 Bạn đặt những câu hỏi mà HS có thể trả lời được hay không?

2 Bạn có thể cho HS có đủ thời gian trả lời hay không?

3 Bạn có sử dụng ngôn ngữ của mình chỉ để khuyến khích HS trả lờihay không?

4 Bạn có tránh làm cho HS ngại ngùng với câu trả lời của mình không?

5 Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơnnhằm gợi mở cách trả lời cho câu hỏi ban đầu không?

6 Câu hỏi của bạn có ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu không?

7 Bạn có khen ngợi hay ghi nhận câu trả lời đúng của học sinh không?

8 Bạn có tránh được việc chuyên sử dụng câu hỏi ghi nhớ hay không?

9 Bạn có thể phân phối câu hỏi đều cả lớp hay không?

10 Trong khi giảng bài, bạn có khả năng đặt hai câu hỏi mỗi phút?

d Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm

Linh hoạt trong sử dụng PPDH, ứng xử sư phạm để thích ứng sự thay đổi của

đối tượng và hoàn cảnh là yếu tố quan trọng cho sự thành công của mỗi bài dạy Phốihợp nhiều PPDH sẽ giúp cho HS đỡ nhàm chán và có hứng thú hơn với môn học Hơnnữa sự phong phú về PPDH sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và đáp ứngđược lớp học đông người Mỗi HS có những thói quen hoạt động trí óc khác nhau nênmột PPDH chỉ có thể phù hợp với một số đối tượng nhất định Linh hoạt trong sửdụng nhiều PPDH sẽ giúp cho mọi HS đều có cơ hội bình đẳng trong lĩnh hội kiếnthức và kĩ năng kĩ xảo

e Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng đạt được ở HS

Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt của quá trình dạy học Đánh giá vừanhằm mục đích xác định mức độ năng lực và kiến thức được hình thành ở người học,vừa giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình Sự đánh giá của GV về kết quả họctập của HS dần chuyển sang thành kĩ năng đánh giá ở HS Sự tự đánh giá giúp cho sựphát triển khả năng tự học của HS Đánh giá phải theo những hình thức đơn thuần…Tóm lại, đánh giá mang tính chất tích cực sẽ dẫn đến dạy và học tích cực

1.4.2 Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở môn toán THPT

Trang 24

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tìnhhuống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩnăng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của dạy học pháthiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuấthiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein).

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS

những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy có khả năng vượt qua, nhưngkhông phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suynghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có

Bước 1: Tạo tình huống gợi vấn đề

Bước 2: Trình bày vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết

Bước 3: Giải quyết vấn đề

a) Tìm giải pháp

Tìm cách giải quyết vấn đề, thường được thực hiện theo sơ đồ sau:

Trang 25

Giải thích sơ đồ

Phân tích vấn đề: làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm (dựa vào

những tri thức đã học, liên tưởng tới kiến thức thích hợp)

 Hướng dẫn HS tìm chiến lược giải quyết vấn đề thông qua đề xuất và thực

hiện hướng giải quyết vấn đề Cần thu thập, tổ chức dữ liệu, huy động tri thức; sử

dụng những phương pháp, kĩ thuật nhận thức, tìm đoán suy luận như hướng đích, quy

lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, kháiquát hóa, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngượclùi, Phương hướng đề xuất có thể được điều chỉnh khi cần thiết Kết quả của việc đềxuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành được một giải pháp

Kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúc ngay,

nếu không đúng thì lặp lại từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải phápđúng

Chọn giải pháp thích hợp: Sau khi đã tìm ra một giải pháp, có thể tiếp tục

tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng với nhau để tìm ra giải pháp hợp línhất

Bước 5: Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo

 Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

 Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lậtngược vấn đề, và giải quyết nếu có thể

 Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tưduy sáng tạo cho HS Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có HS sẽxem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết

 Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiềugóc độ khác nhau Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được trithức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm racách giải quyết vấn đề tốt nhất

Trang 26

 Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng vàphương pháp nhận thực ("giải quyết vấn đề" không còn chỉ thuộc phạm trù phươngpháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu làphát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con ngườithích ứng được với sự phát triển của xã hội)

 Phương pháp này đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải

có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề vàhướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề

 Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp phát hiện

và giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thôngthường Hơn nữa, theo Lecne: "Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhấtđịnh, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấnđề"

Lecne khẳng định rằng: "Số tri thức và kĩ năng được HS thu lượm trong quá trìnhdạy học nêu vấn đề sẽ giúp hình thành những cấu trúc đặc biệt của tư duy Nhờ nhữngtri thức đó, tất cả những tri thức khác mà HS đã lĩnh hội không phải trực tiếp bằngnhững PPDH nêu vấn đề, sẽ được chủ thể chỉnh đốn lại, cấu trúc lại" Do đó, khôngnên yêu cầu HS tự khám phá tất cả các tri thức quy định trong chương trình

 Cho HS phát hiện và giải quyết vấn đề đối với một bộ phận nội dung họctập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau HS được học khôngchỉ ở kết quả mà điều quan trọng hơn là cả quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề

 HS chỉnh đốn lại, cấu trúc lại cách nhìn đối với bộ phận tri thức còn lại mà

họ đã lĩnh hội không phải bằng con đường phát hiện và giải quyết vấn đề, thậm chí

có thể cũng không phải nghe GV thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề Tỉ trọngcác vấn đề người học phát hiện và giải quyết vấn đề so với chương trình tùy thuộcvào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên,phương hướng chung là: Tỉ trọng phần nội dung được dạy theo cách để phát hiện vàgiải quyết vấn đề không chiếm hết toàn bộ môn học những cũng phải đủ để ngườihọc biết cách thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề và có khả năng cấu trúc lại tri thức,biết nhìn toàn bộ nội dung còn lại dưới dạng đang trong quá trình hình thành và pháttriển theo cách phát hiện và giải quyết vấn đề

 Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêucầu sau:

 Phù hợp với chủ đề bài học

Trang 27

 Phù hợp với trình độ nhận thức của HS

 Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

 Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kếthợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS

 Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải

 Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi

ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề

 Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:

 Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấnđề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động

 HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề

 Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết cóthể có

 Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau

 GV cần tìm hiểu đúng cách tạo tình huống gợi vấn đề và tận dụng các cơ hội để tạo

ra tình huống đó, đồng thời tạo điều kiện để HS tự lực giải quyết vấn đề Một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề là:

 Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn

 Lật ngược vấn đề

 Xét tương tự

 Khái quát hóa

 Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới

 Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp

 Tìm sai lầm trong lời giải

 Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm,

Trong dạy học, các cơ hội như vậy rất nhiều, do đó PPDH phát hiện và giải quyếtvấn đề có khả năng được áp dụng rộng rãi trong dạy học nhằm phát huy tính chủ động,sáng tạo của HS Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể áp dụng trong các giaiđoạn của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức và kĩ năng,vận dụng kiến thức Phương pháp này cần hướng tới mọi đối tượng HS chứ không chỉ

áp dụng riêng cho HS khá giỏi

PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như "Phươngpháp thảo luận nhóm" hoặc PPDH hợp tác

Trang 28

Đây là một PPDH mà "Hs được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia mộtcách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơhội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết nhữngnhiệm vụ chung

Khi sử dụng PPDH này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người.Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫunhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từnghoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗinhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau là các phần trong một chủ đề chung

Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết,một buổi) có thể là như sau:

Bước 1 Làm việc chung cả lớp

 GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

 Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phâncông vị trí làm việc cho các nhóm

 Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)

Bước 2 Làm việc theo nhóm

 Lập kế hoạch làm việc

 Thỏa thuận quy tắc làm việc

 Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập

 Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

 Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3 Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm

 Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến

 GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo

 HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện

Trang 29

 HS được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trongnhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối

ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm Qua cách học đó, kiến thức của HS sẽ bớt phầnchủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của HSđược rèn luyện và phát triển

 Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm,hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫnnhau Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giaolưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đềnêu ra HS hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp

 Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS, đặc biệt là những em nhút nhát, trởnên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phêphán ý kiến của bạn; từ đó, giúp HS dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em

sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt

 Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của HS thêm phong phú; kĩ năng giaotiếp, kĩ năng hợp tác của HS được phát triển

 Một số HS do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào hoạtđộng chung cuả nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình trạngchỉ có một vài HS khá tham gia còn đa số HS khác không hoạt động

 Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau (nhất

là đối với các môn Khoa học xã hội)

 Thời gian có thể bị kéo dài

 Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyểnthì khó tổ chức hoạt động nhóm Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đếncác lớp khác

 Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành

nhiệm vụ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân thì mới nên sử

dụng phương pháp này.[1]

 Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ

đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới

 Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:

 Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?

 Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?

 HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?

 Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?

Trang 30

 Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?

 Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng mộttiêu chí duy nhất trong cả năm học Có thể theo sổ điểm danh, theo màu sắc, theo biểutượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa chọn, Bảng sau đây trìnhbày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau

Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ Tuy nhiên, nhóm thường từ 3-5

HS là phù hợp

1 Các nhóm gồm những

người tự nguyện, chung

mối quan tâm

Ưu điểm: Đối với HS thì đây là cách dễ chịu nhất để thành

lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất

Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp,

vì vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả năngduy nhất

2 Các nhóm ngẫu nhiên

Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màusắc,

Ưu điểm: Các nhóm luôn luôn mới mẻ sẽ đảm bảo là tất cả

các HS đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các HSkhác

Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc tăng cao, HS phải sớm

làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy

là bình thường

3 Nhóm ghép hình

Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các HSđược phát mẫu xé nhỏ, những HS ghép thành bức tranhhoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm

Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự

đối địch, đối kháng

Nhược điểm: Cần một tí chi phí để chuẩn bị và cần nhiều

thời gian hơn để tạo lập nhóm

4 Các nhóm với những

đặc điểm chung

Ví dụ: Tất cả những HS cùng sinh ra trong mùa đông, mùaxuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm

Trang 31

Ưu điểm: Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm vui

cho hs có thể biết nhau rõ hơn

Nhược điểm: Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được

sử dụng thường xuyên

5 Các nhóm cố định

trong một thời gian dài

Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một sốtháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng

Ưu điểm: Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những

nhóm học tập có nhiều vấn đề

Nhược điểm: Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì

việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn

6 Nhóm có HS khá giỏi

để hỗ trợ HS yếu kém

Những HS khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HSyếu hơn và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn

Ưu điểm: Tất cả đều được lợi Những HS khá giỏi đảm

nhận trách nhiệm, những HS yếu kém được giúp đỡ

Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít nhược

điểm, trừ phi những HS khá giỏi hướng dẫn sai

7 Phân chia theo năng

lực học tập khác nhau

Những HS yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những HSđặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung

Ưu điểm: HS có thể xác định mục đích của mình Ví dụ, ai

bị điểm kém trong môn Toán thì có thể tập trung vào một

số ít bài tập

Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học

tập cảm thấy bị chia thành những HS thông minh và những

Ưu điểm: HS sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế

Trang 32

sóc xã hội,

Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với

những gì đặc biệt quan tâm

Nhược điểm: Thường chỉ có thể áp dụng trong khuôn khổ

một dự án lớn

10 Phân chia HS nam

và nữ

Ưu điểm: Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc

trưng cho HS nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình dục,chủ đề lựa chọn nghề nghiệp,

Nhược điểm: Nếu bị lạm dụng có thể dẫn đến mất bình

 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng tranh

vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy to, ) có thể do một người thay mặtnhóm trình bày hoặc có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau

 Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp Để trìnhbày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc

có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ được giao là kháphức tạp

 Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá

 Tùy theo nhiệm vụ học tập, HS có thể sử dụng hình thức làm việc cá nhân hoặc hoạtđộng nhóm cho phù hợp, không nên thực hiện PPDH này một cách hình thức Khôngnên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suynghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm)

 Trong suốt quá trình HS thảo luận, GV cần đến các nhóm, quan sát, lắng nghe, gợi

ý, giúp đỡ HS khi cần thiết

Trang 33

hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tínhvừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiệntrực quan hỗ trợ cần thiết… Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọithành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực Ðó là việc làm không dễràng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.

-Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông quacon đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đãhình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học; Giáo viên kết luận vềcuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điềuchỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại

-Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềmdẻo trong tư duy và năng lực tự học đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bảnthân người học

Xác định mục đích

 Về nội dung :+ Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới là gì?

+ Tại sao lựa chọn vấn đề này mà không lựa chọn vấn đề khác có trongbài giảng?

+ Vấn đề được lựa chọn liệu có khả năng học sinh có thể tự khám pháđược không?

 Về phát triển tư duy:

Giáo viên định hướng các hoạt động tư duy đặc trưng cần thiết ở học sinh là

gì trong quá trình giải quyết vấn đề ; hoạt động phân tích, tổng hợp hoặc là so sánhhoặc là trừu tượng và khái quát hoặc là phán đoán…

Ðịnh hướng phát triển tư duy cho học sinh chính là ưu việt của dạy học khámphá đạt được so với các PPDH khác

Vấn đề học tâp

 Trong nội dung của bài giảng có chứa đựng nhiều vấn đề hoc tập, trong

đó vấn đề trọng tâm là cơ sở để nhận thức các vấn đề khác Dạy họckhám phá thường được vận dụng để học sinh giải quyết các vấn đềnhỏ, vì vậy lựa chọn vấn đề là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thànhcông của PPDH này

 Lựa chọn vấn đề học tập cần chú ý một số điều kiện sau đây:

+ Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới+ Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ+ Vấn đề học tập phải vừa sức của học sinh và tương ứng với thờigian làm việc

Trang 34

Nếu nội dung giáo viên yêu cầu học sinh làm việc không chứa đựng thông tinmới thì chỉ là hình thức thảo luận trong dạy học mà chúng ta thường áp dụng.

 Trong thực tế, để dạy học khám phá có tính năng rộng rãi thì vấn đềđưa

ra thường ngắn gọn và thời gian học sinh làm việc khoảng từ 5 phút đến 10 phút.Chúng ta sẽ áp dụng ở những tiết giảng có nội dung ngắn gọn và sử dụng thời gian

để kiểm tra, củng cố bài

 Chú ý khả năng nhận thức của các học sinh trong mỗi nhóm để bảo đảm

sự hợp tác mang lại hiệu quả

 Ðiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Trong thời gian của tiết học, cólúc học sinh làm việc trong nhóm, có lúc làm việc giữa các nhóm tronglớp và giữa các nhóm với thầy sẽ tạo ra một lớp học linh động Chính vìvậy đòi hỏi thiết kế bàn học thuận tiện cho việc di chuyển và mỗi lớp chỉnên có từ 25 đến 30 học sinh

Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách chocác học sinh ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là học sinh ngồi bàn trước quay lạivới học sinh ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các học sinhtrong học tập vẫn có thể thực hiện được

Trang 35

 Nội dung vấn đề học tập mà các nhóm học tập cần đạt được, do giáoviên chuẩn bị trước.

 Sự phân nhóm học tập và thời gian làm việc trong nhóm của học sinh là do giáoviên chỉ đạo dựa trên nội dung của vấn đề học tập

 Sự hợp tác trong từng nhóm:

Mỗi nhóm suy nghĩ và có giải pháp riêng của bản thân để giải quyết vấn đề;sau đó các thành viên trao đổi, tranh luận để tìm ra quan điểm chung trong tiến trìnhkhám phá vấn đề, tuy nhiên vẫn có thể tồn tại những ý kiến của cá nhân chưa đượcthống nhất

 Sự hợp tác giữa các nhóm trong tập thể lớp:

 Mỗi nhóm trình bày tóm tắt nội dung của vấn đề đã được phát hiện, trên cơ

sở đó có sự tranh luận giữa các nhóm về kết quả khám phá, dưới sự chỉ đạocủa giáo viên

Trong quá trình này, giáo viên đóng vai trò như một trọng tài, lựa chọn nhữngphán đoán, kết luận đúng của các nhóm để hình thành kiến thức mới

 Trên thực tế số lượng học sinh trong mỗi lớp đông và thời gian có hạn, do đógiáo viên cần theo dõi sự làm việc của các nhóm để từ đó chỉ cần từ 1 đến 3nhóm trình bày là đi đến nội dung của vấn đề

Giáo viên không cần thiết phân tích những kết luận sai, chưa chính xác mà chỉnêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi học sinh tự đánh giá, điều chỉnh nộidung của vấn đề

 Tùy theo từng vấn đề học tập mà giáo viên có thể vận dụng một hoặc cả haihình thức hợp tác học tập nói trên:

 Nếu vấn đề đuợc giải quyết thành công ở đa số các nhóm thì không cần hìnhthức hợp tác học tập giữa các nhóm nữa

 Nếu là một vấn đề học tập khó, mang nội dung kiến thức mở rộng, hệ thốngthì giáo viên giao cho học sinh tham khảo sách giáo khoa chuẩn bị trước; sau

đó giáo viên tổ chức sự hợp tác học tập theo lớp

 Hoạt động hợp tác học tập tích cực của học sinh thể hiện qua các yếu tố:

 Mỗi học sinh, mỗi nhóm tích cực phát biểu, tranh luận

 Ða số các nhóm đều phát hiện được nội dung bản chất của vấn đề, tuy nhiên

có thể sự khái quát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác ở một vài nhóm

+ Giáo viên thu nhận được thông tin về quá trình tư duy của học sinh trongquá trình giải quyết vấn đề Ðó chính là mối liên hệ cần thiết để GV tự điều chỉnh, tổchức dạy học khám phá tốt hơn

 Phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trongquá trình học tập

Trang 36

 Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòngham mê học tập của học sinh Ðó chính là động lực của quá trình dạy học.

 Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thứccủa bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học - Ðó chính là động lựcthúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống

 Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyêntrong quá trình học tập, là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy họchình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn

 Ðối thoại trò-trò, trò-thầy sẽ tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực vàgóp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội

TỔNG KẾT CHƯƠNG I

Ở chương này chúng tôi đã hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến PPDH tíchcực nói chung và PPDH tích cực của môn toán ở THPT nói riêng để làm cơ sở lí luậncho đề tài Cụ thể như sau:

 Xu hướng đổi mới PPDH hiện nay nói chung và những định hướng đổi mớiPPDH ở THPT nói riêng

 Các khái niệm cơ bản như: Tính tích cực, tích cực hóa, PPDH , PPDH tích cực

ở trường THPT

 Những biểu hiện, vai trò và biện pháp tăng cường tính tích cực của HS

 Đặc thù của PPDH tích cực ở trường THPT và một số PPDH cần phát triển ởmôn Toán

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lí luận để chúng tôi thiết kế các phiếu khảo sátlàm cơ sở tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng các PPDH tích cực ở trường THPTTrung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội

Trang 37

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PPDH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG

THPT TRUNG GIÃ TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI

2.1 Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH tích cực ở trường THPT Trung Giã tại Sóc Sơn, Hà Nội.

a Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các PPDH tích cực ở trường THPT Trung Giã, SócSơn, Hà Nội

b Nội dung khảo sát

 Những hoạt động dạy học tích cực của GV và việc học tập tích cực của HS

 Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện có và sử dụng tại trường khảosát

 Thay đổi tích cực của HS qua quá trình giáo viên sử dụng PPDHTC

 Mức độ sử dụng PPDHTC của GV và mức độ hứng thú của HS khi GV áp dụng

c Phương pháp và đối tượng khảo sát

 Phương pháp khảo sát: Để khảo sát thực trạng sử dụng các PPDH tích cực ởtrường THPTTrung Giã, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

 Dùng phiếu khảo sát: loại phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng câu hỏiđóng , câu hỏi mở và câu hỏi kết hợp dành cho HS: người được khảo sát chỉ cần đánhdấu (X) vào các ô sẵn đối với câu hỏi đóng Người được khảo sát tự do trả lời theonhận định của bản thân đối với câu hỏi mở Phiếu khảo sát này dùng để khảo sát vềtình hình cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở trường THPT Trung Giã; cũng nhưdùng để khảo sát mức độ nhận thức, thái độ hài lòng của HS đối với các PPDH tíchcực

 Quan sát: ghi nhận lại tình hình cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ởtrường THPT Trung Giã

 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp xử lý phiếu khảo sát: phầnmềm xử lý số liệu SPSS

 Đối tượng khảo sát: HS lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 của trường THPTTrung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội

 Số phiếu khảo sát phát ra đối với HS: 184 phiếu

 Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về đối với HS: 137 phiếu

Trang 38

 Quan sát cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của trường THPT Trung Giã,Sóc Sơn, Hà Nội vào thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2016.

2.2 Kết quả khảo sát

Chúng tôi đã thiết kế phiếu khảo sát dưới dạng bảng hỏi, học sinh đánh dấu vào ô

mà mình lựa chọn Trong phiếu này bao gồm các nội dung khảo sát như sau: việc dạy

và học tích cực của giáo viên cùng học sinh, học sinh đã có những thay đổi tích cựcnhư thế nào khi áp dụng PPDHTC, mức độ sử dụng và mức độ hứng thú của việc sửdụng một số PPDHTC và chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

A Việc dạy và học tích cực của giáo viên cùng học sinh

Dựa vào những biểu hiện của việc dạy học bằng PPDHTC cũng như việc học tíchcực của HS thì chúng tôi đã đưa ra một bảng khảo sát quan điểm, nhận xét của HS vềmức độ của những biểu hiện đó

2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng phiếu trên thang điểm 10 đối với câu 1

trong phiếu hỏi

Trang 39

Sau khi sử dụng phương pháp quy đổi điểm với các mức độ thì với mỗi phiếu sẽ

có một số điểm nhất định trên thang điểm 10, điểm càng lớn thì thể hiện việc dạy vàhọc đã có những biểu hiện càng tốt

Như ta thấy với biểu đồ trên thì số lượng phiếu chủ yếu tập trung ở mức 6.5 trởxuống ta có thể nhận xét một cách định tính: việc dạy và học tích cực tại đây đang ởmức khá tức là chưa có nhiều những hoạt động phù hợp với việc dạy học tích cực

Dựa vào bảng 1a) (phụ lục) ta thấy rằng từ mức điểm 6.43 trở xuống thì đã chiếm tới

90% số phiếu tuy nhiên ta cũng có thể thấy minimum là 3.38 còn maximum là 8.46,bên cạnh đó bảng 1a) với câu hỏi “Em và các bạn nắm được bài học ngay trên lớp” có69/137 phiếu chọn thường xuyên và 50/137 chọn thỉnh thoảng điều đó cho ta thấy cónhững học sinh đã rất tích cực trong việc quan sát các hoạt động dạy học cũng nhưviệc học của bản thân nhưng bên cạnh đó với câu hỏi “Em tự học ngay cả khi GVkhông yêu cầu” 25/137 chọn hiếm khi và 14/137 chọn không bao giờ

Từ những kết quả trên thì ta nhận thấy được tại đây học sinh đã nhận thức được

rõ ràng các hoạt động dạy học tích cực và có ý thức trong việc học tập Tuy nhiên vẫn

có những học sinh ý thức chưa cao trong việc học tập của mình, đây là vấn đề cầnkhắc phục

Dựa vào bảng 6 phụ lục thì với độ tin cậy 0,756 cùng các điều kiện về độ tin cậy thì ta

có thể chấp nhận các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 ta sẽ đi xét các câu hỏi này

GV khuyến khích các em/bạn liên hệ ,áp dụng bài học vào thực tế

GV tổ chức các hoạt động để tạo hứng thú đối bài học của các em/bạn trong giờ lên lớp

GV sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau trong bài học

GV sử dụng phần mềm,máy tính, ứng dụng công nghệ ,tin học trong bài học

GV tổ chức giờ học thực hành sau giờ học lý thuyết

Em và các bạn nắm được bài học ngay trên lớp

0 20 40 60 80 100 120 140 160 RẤT THƯỜNG XUYÊN THƯỜNG XUYÊN THỈNH THOẢNG HIẾM KHI KHÔNG BAO GIỜ

2.2: Biểu đồ thống kê số lượng phiếu với từng mức độ của các câu hỏi trong câu 1

phiếu khảo sát

Trang 40

Dựa vào biểu đồ trên thì ta thấy GV đã sử dụng các PP giáo dục một cách thườngxuyên, chứng tỏ giáo viên bộ môn toán tại đây đã có nhận thức đúng về việc sử dụngPPDHTC có tầm ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của HS

B Những thay đổi tích cực của học sinh qua quá trình áp dụng các PPDHTC

Để xác định xem tầm ảnh hưởng của các PP giáo dục mà GV đã sử dụng thìchúng tôi đã đi khảo sát về những thay đổi tích cực của HS qua quá trình dạy học bộmôn Toán

Học tập một cách nghiêm túc Tích cực tham gia chia sẻ và đặt câu hỏi trên lớp

Trung thực trong kiểm tra ,thi cử Chủ động tìm kiếm thông tin,thu lượm kiến thức cần thiết cho bản thân

Thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV

Biết cách tổ chức tự học

Tự đánh giá đúng năng lực học tập của mình

15 16 35 11 23 6 16

101 44

45 55 62 46 53

15 65

40 56 36 62 38

6 7 11 12 11 15 26

0 5 6 3 5 7 4

RẤT THƯỜNG XUYÊN THƯỜNG XUYÊN THỈNH THOẢNG HIẾM KHI KHÔNG BAO GIỜ

2.3: Đồ thị thống kê kết quả khảo sát của câu 2 phiếu khảo sát

Thông qua đồ thị trên chúng ta thấy được HS đã nhận thức rõ ràng về sự đúngđắn của việc học tập và có thái độ nghiêm túc trong học tập cũng như thi cử Và theo

số liệu bên trên ta thấy được GV cũng đã có sử dụng những PPDHTC kết hợp với kết

quả thống kê về những thay đổi tích cực ở đồ thị 2.3 thì ta có thể nói rằng việc sử

dụng các PPDHTC của GV đã có sự ảnh hưởng tích cực tới việc học tập của HS.Nhưng ta có thể thấy vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức về việc họctập

Vậy từ những điều trên ta thấy được GV có sử dụng PPDHTC nhưng chưathường xuyên và hiệu quả của việc này là chưa cao vì vẫn có những học sinh chưathực hiện tốt nhiệm vụ học tập GV cần có những cách thức để tăng sự chú ý cũng nhưtập trung của học sinh đối với bài giảng của mình

Ngày đăng: 08/09/2016, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
2 BẢNG SỐ LIỆU (Trang 56)
Bảng 1: Thống kê câu 1 trong phiếu hỏi - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 1 Thống kê câu 1 trong phiếu hỏi (Trang 57)
Bảng 2: Thống kê câu 3 trong phiếu hỏi - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 2 Thống kê câu 3 trong phiếu hỏi (Trang 58)
Bảng 3: Thống kê mức hứng thú câu 4 trong phiếu hỏi - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 3 Thống kê mức hứng thú câu 4 trong phiếu hỏi (Trang 59)
Bảng 5: Các chỉ số của các câu trong phiếu hỏi - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 5 Các chỉ số của các câu trong phiếu hỏi (Trang 61)
Bảng 6: Độ tin cậy cho câu 1 trong phiếu hỏi - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 6 Độ tin cậy cho câu 1 trong phiếu hỏi (Trang 62)
Bảng 7: Độ tin cậy cho PPDH nêu vấn đề - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 7 Độ tin cậy cho PPDH nêu vấn đề (Trang 63)
Bảng 8: Độ tin cậy cho PPDH theo nhóm nhỏ Reliability Statistics - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 8 Độ tin cậy cho PPDH theo nhóm nhỏ Reliability Statistics (Trang 64)
Bảng 9: Độ tin cậy cho PPDH tự khám phá - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng 9 Độ tin cậy cho PPDH tự khám phá (Trang 65)
Bảng hỏi Cả nhóm 6 Tiến hành - KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ, SÓC SƠN, HÀ NỘI KHỐI 11 VỚI MÔN TOÁN
Bảng h ỏi Cả nhóm 6 Tiến hành (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w