1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp (blended learning) môn địa lí lớp 10 ở một số trường THPT tỉnh thái nguyên

85 395 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Không thể phủ nhận vai trò của việc dạy học truyền thống, chính vì vậy cần phải có phương án dạy kết hợp một cách linh hoạt cụ thể cả về phương tiện lẫn nội dung học tập.[11] Trong những

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HƯƠNG LY

NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10

Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “ Nghiên cứu triển khai dạy học

kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 10 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa

được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào của người khác Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, đúng theo quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung trong luận văn của mình

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Ly

XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS TS Đỗ Vũ Sơn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Sư Phạm, khoa Địa lí, phòng Đào tạo Đặc biệt là PGS.TS Đỗ Vũ Sơn đã trực tiếp hướng dẫn dìu dắt, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành

đề tài “Nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí

lớp 10 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên”

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học địa lí cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh đã giúp đỡ nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tiên hành thực nghiệm luân văn

Xin chân thành cảm ơn các anh chị học viên, đặc biệt là các thành viên trong nhóm hướng dẫn đã góp ý, phê bình, nhận xét để tác giả hoàn thiện luận văn của mình

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên về mặt tinh thần, vật chất, tạo điều kiện thuận lời để tác giả hoàn thành tốt luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Ly

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KẾT HỢP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 11

1.1 Hình thức tổ chức dạy học 11

1.1.1 Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học 11

1.1.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học 11

1.1.3 Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ của Công nghệ thông tin và truyền thông 12

1.2 Tổng quan về Đào tạo trực tuyến 13

1.2.1 Khái niệm về đào tạo trực tuyến 13

1.2.2 Các thành phần của Đào tạo trực tuyến 15

1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của đào tạo trực tuyến 17

1.3 Dạy học kết hợp (Blended learning) 18

1.3.1 Khái niệm dạy học kết hợp 18

1.3.2 Các phương án dạy học kết hợp 19

1.3.3 Đặc điểm của dạy học kết hợp 20

1.4 Đặc điểm chương trình Địa lí 10 21

1.4.1 Mục tiêu của chương trình Địa lí 10 21

1.4.2 Cấu trúc, nội dung chương trình Địa lí 10 21

1.5 Tâm sinh lí của học sinh THPT lớp 10 23

1.6 Thực trạng về dạy học địa lí ở trường THPT Phú Bình và THPT Nguyễn Huệ tỉnh Thái Nguyên 23

Trang 5

1.6.1 Trường THPT Phú Bình 23

1.6.2 Trường THPT Nguyễn Huệ 25

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2: XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI DẠY HỌC KẾT HỢP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 28

2.1 Yêu cầu, nguyên tắc, công cụ xây dựng triển khai dạy học kết hợp 28

2.1.1 Các yêu cầu và nguyên tắc xây dựng, triển khai dạy học kết hợp 28

2.1.2 Các công cụ xây dựng và triển khai dạy học kết hợp 30

2.2 Quy trình xây dựng dạy học kết hợp 36

2.3 Phân tích khả năng dạy học kết hợp trong chương trình địa lí lớp 10 38

2.4 Thiết kế bài giảng dạy học kết hợp 39

Tiểu kết chương 2 59

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 60

3.1 Mục đích thực nghiệm 60

3.2 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 60

3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 61

3.4 Đối tượng thực nghiệm 61

3.5 Nội dung thực nghiệm 61

3 6 Quy trình thực nghiệm 62

3.6.1 Thời gian thực nghiệm 62

3.6.2 Chọn trường thực nghiệm 62

3.6.3 Chuẩn bị thực nghiệm 62

3.6.4 Kế hoạch dạy học thực nghiệm 66

3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 68

3.7 Nhận xét kết quả thực nghiệm 72

Tiểu kết chương 3 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ đầy đủ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THPT Phú Bình 25Bảng 1.2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Huệ 26Bảng 2.1 Danh sách iDevice trong eXe 32Bảng 2.2 Phân tích khả năng dạy học trực tuyến trong chương trình Địa lí lớp 10 39Bảng 3.1 Thống kê các bài dạy thực nghiệm 62Bảng 3.2 Trường, giáo viên tham gia thực nghiệm 62Bảng 3.3 Trường, lớp và học sinh tham gia thực nghiệm 63Bảng 3.4 Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường THPT Phú Bình; trường THPT Nguyễn Huệ 64Bảng 3.5 Kế hoạch chuẩn bị dạy học thực nghiệm sư phạm 66Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra tại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trường THPT Phú Bình và trường THPT Nguyễn Huệ 69

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Mô hình E – Learning 14

Hình 1.2 Hệ thống quản lý học tập trực tuyến 16

Hình 1.3 Các mức độ học tập kết hợp 19

Hình 3.1 Biểu đồ so sánh tần số xuất hiện điểm kiểm tra cuối học kì 71

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin và công nghệ thông tin (CNTT) đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống Trong giáo dục, công nghệ thông tin – truyền thông đã được đưa vào ứng dụng trong cả công tác quản lý, giảng dạy và học tập; CNTT ngày nay vừa là một môn học, vừa là một công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập hiệu quả trong nhà trường

Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học

đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề

lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và“dự đoán sẽ

có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởngcủa CNTT”[8] Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng

dụng CNTT hợp lý ở tất cả các cấp học và các môn học [10]

Chỉ thị 29/2001/CT- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

cũng đã nêu rõ:“Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động

mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” tạo bước đột phá về

ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo.[1]

Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều hình thức đào tạo mới ra đời với sự hỗ trợ ngày càng cao của công nghệ hiện đại Trong đó, sự xuất hiện mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã

và đnag mang lại nhiều lợi thế cho dạy học Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời như đào tạo trên máy tính (Computer Based Training); đào tạo dựa trên dịch vụ World Wide Web (Web Based Training) mà đỉnh cao là hình thức học điện tử - đào tạo trực tuyến, thuật ngữ của nó là “ Elearning’’.Trong lĩnh vực

Trang 10

giáo dục và đào tạo, các hình thức đào tạo e-learning được nhắc đến như một phương thức đào tạo cho tương lai, hỗ trợ đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy và học E-learning thay đổi cách thức dạy và học mọi lúc, mọi nơi, theo tốc độ và khả năng tiếp thu Trong dạy học Địa lí việc đưa các phương pháp dạy học trên mạng hiện nay như blog, chat room, e - mail, website,… cũng khá phổ biến, tuy nhiên cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả bởi vì các hình thức chỉ mang tính chất hỗ trợ người học, chưa đưa ra cơ sở xây dựng

mô hình học qua mạng cụ thể cho học sinh Không thể phủ nhận vai trò của việc dạy học truyền thống, chính vì vậy cần phải có phương án dạy kết hợp một cách linh hoạt cụ thể cả về phương tiện lẫn nội dung học tập.[11]

Trong những năm gần đây, nghành giáo dục tỉnh Thái Nguyên cũng đã tích cực triển khai nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của bộ GD & ĐT [8] Trong đó trường THPT Phú Bình và trường THPT Nguyễn Huệ có đầy đủ điều kiện về đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất kỹ thuật… để triển khai những hình thức dạy học mới – đào tạo trực tuyến Tuy nhiên cũng như các trường THPT khác trong toàn tỉnh việc dạy – học còn mang tính thụ động, chưa có sự kết hợp hiệu quả, linh giữa hai hình thức dạy học là đào tạo trực tuyến với dạy học trực tuyến Vì vậy cần phải có một phương án khác để giải quyết vân đề trên nhằm giúp HS bắt kịp với xu hướng học tập hiện đại, lĩnh hội nhiều tri thức mới

Vì những lý do trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

triển khai dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 10 ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên”

2 Mục đích nghiên cứu

Sử dụng hình thức tổ chức dạy học kết hợp (Blended learning) trong

dạy học môn Địa lí lớp 10 ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên nhằm tối ưu hóa các hình thức dạy học, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong dạy học môn địa lí 10 THPT, từ đó ứng dụng cho nhiều môn học khác;

Trang 11

đáp ứng xu hướng dạy học mới của khu vực và thế giới, tiến tới hội nhập trong giáo dục

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về dạy học kết hợp, phương thức dạy học kết hợp giữa đào tạo trực tuyến (ĐTTT) và dạy học trên lớp

- Nghiên cứu thực trạng việc dạy học hiện nay ở một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích chương trình Địa lí lớp 10 trên cơ sỏ đó đưa ra các định hướng dạy học kết hợp

- Xây dựng một số bài giảng kết hợp

- Hướng dẫn quy trình sử dụng webside

- Triển khai dạy học thực nghiệm tại một số trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Về chuyên môn: Nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 10;

- Về không gian: Một số trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên;

- Về thời gian: Năm học 2016 – 2017;

5 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

5.1 Lịch sử nghiên cứu, phát triển đào tạo trực tuyến

5.1.1 Trên thế giới

Theo số liệu thống kê của Hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (American

Society for Training and Development - ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các

trường Đại học, Cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình Đào tạo trực tuyến, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo các chuyên gia phân tích

của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation - IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường Đại học, Cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình

đào tạo trực tuyến, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng

thời gian 1999 - 2004

Trang 12

Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều đánh giá cao tiềm năng to lớn mà CNTT&TT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung

và nâng cao chất lượng của nền giáo dục Công ty IDC ước đoán rằng, thị trường

đào tạo trực tuyến của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ

tăng 96% hàng năm Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu

(EuroPACE), đây là mạng đào tạo trực tuyến của 36 trường Đại học hàng đầu

châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác

với Công ty Đào tạo trực tuyến của Mỹ Docent cung cấp các khoá học về các

lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, con người, phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu

Tại châu Á, đào tạo trực tuyến vẫn đang ở trong tình trạng phát triển

chậm, chưa có nhiều thành công lớn, vì một số lý do: Các quy tắc và luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu trong giáo dục đào tạo, thói quen ưa chuộng đào tạo - khoa bảng theo phương thức truyền thống, ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở

hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời Nhu cầu đào tạo ở châu Á ngày càng lớn, càng cấp bách, nền giáo dục truyền thống không thể đáp ứng được, buộc các quốc gia châu Á dần dần

phải thừa nhận tiềm năng to lớn của đào tạo trực tuyến Một số quốc gia, đặc

biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những

nỗ lực phát triển đào tạo trực tuyến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản là nước ứng dụng đào tạo trực tuyến sớm nhất

và rộng rãi nhất so với các nước khác trong khu vực Môi trường ứng dụng

đào tạo trực tuyến chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các

doanh nghiệp, , nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công chức, nhân viên có trình độ cao [20]

5.1.2 Tại Việt Nam

Từ khoảng những năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam có không nhiều tài

liệu nghiên cứu, phổ biến về đào tạo trực tuyến Trong những năm gần đây

Trang 13

các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực

tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục

và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001,

Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông

tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005, , là những hội thảo khoa

học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Các trường Đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai

đào tạo trực tuyến Một số đơn vị đã bước đầu xây dựng và ứng dụng các

phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn thông, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một

cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin

đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam Một số công ty phần mềm ở

Việt Nam đã đưa ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo

Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia

E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-eE-learning.net) với sự tham

gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Ở trường ĐHSP TN đã có các công

trình nghiên cứu của TS Nguyễn Danh Nam với Đào tạo trực tuyến môn hình

học sơ cấp, TS Đỗ Vũ Sơn với Giáo trình trực tuyến bản đồ học [14]

Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel công bố trang mạng giáo dục “Trường học kết nối” “Trường học kết nối” tại địa chỉ

Trang 14

website http://truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Tuy nhiên, nhìn chung Đào tạo trực tuyến ở nước ta hiện nay mới đang

ở những bước đầu tiên, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết

5.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển dạy học kết hợp

Blended Learning (BL) hiện nay đang là một trong những mô hình học tập được rất nhiều người quan tâm Đây thực chất không phải là một khái niệm mới, nó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp học truyền thống và tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể là các chương trình học địa lí qua hệ thống phần mềm hoặc trực tuyến (online) Với mô hình học tập này, cả GV và HS sẽ có phương pháp tiếp cận môn học theo hướng toàn diện hơn.[23]

Ở Việt Nam, BL còn là một vấn đề mới chưa có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là

"Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng; Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là

"Blended Learning", tác giả Nguyễn Danh Nam (2008) đã xây dựng một số

mô hình dạy học kết hợp trong dạy học môn Hình học sơ cấp cho sinh viên nghành toán đại học Sư phạm; Tiến sĩ Đỗ Vũ Sơn (2011) nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Bản đồ học cho các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc; Tác giả Phạm Xuân Lam tiến hành nghiên cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle";

Ở Thái Nguyên, BL vẫn còn là phương pháp dạy học mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi trong các trường THPT, dạy học BL chỉ dừng lại ở

việc nghiên cứu, triển khai ở các đề tài, luận văn khoa học

Trang 15

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm lịch sử

Khi nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của dạy học trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra qui luật tất yếu của quá trình dạy học - giáo dục Dạy học kết hợp cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

6.1.2 Quan điểm hệ thống

Nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra qui luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục Nghiên cứu dạy học kết hợp trong mối quan hệ với các quá trình khác khác, với toàn bộ nền giáo dục hiện nay Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục Trình bày kết quả giáo dục rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao

6.1.3 Quan điểm tổng hợp

Nghiên cứu vấn đề dạy học một cách tổng hợp có nghĩa là các đối tượng địa lí, có sự phát sinh, phát triển, có mối quan hệ với các đối tượng khác Nghiên cứu dạy học kết hợp và các phương pháp dạy học khác phải theo một thể tổng hợp

6.1.4 Quan điểm lãnh thổ

Dạy học kết hợp trong phạm vi lãnh thổ cụ thể là đối tượng HS các trường trong tỉnh Thái Nguyên đều có những đặc điểm riêng Vì vậy tùy vào khu vực cụ thể sẽ đưa ra các phương pháp dạy học khác nhau

6.1.5 Quan điểm dạy học tích cực

Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương phương pháp dạy học nào là phương pháp tối ưu Trong khi đó dạy -

Trang 16

học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữ lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống Vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của GV

Dạy - học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp thu thập, đánh giá tài liệu

Là phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu

để minh chứng cho các nội dung được viết trong đề tài Việc nghiên cứu văn bản hay quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp GV và HS sẽ đem lại những minh chứng tích cực cho luận văn Tuy nhiên phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu, ta cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chân xác, khách quan và sinh động

6.2.2 Phương pháp phân tích hệ thống

Đem đối tượng nghiên cứu, xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ Sự thay đổi của một thành tố sẽ ảnh hưởng tới các thành tố khác và ảnh hưởng tới toàn

hệ thống và ngược lại

Là một công đoạn quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài, tập trung vào các vấn đề nghiệp vụ kỹ năng sử dụng phần mềm, ví dụ như những gì hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các quy trình thiết lập nội dung thể hiện trong giao diện phần mềm eXe, giao diện Moodle

6.2.3 Phương pháp thống kê toán học

Dùng để tính toán, xử lý số liệu thực nghiệm, giải thích và làm rõ những mối quan hệ qua lại phức tạp và những quy luật trong các vấn đề dạy học địa lí

Trang 17

dựa trên các số liệu đã xử lý và những mối quan hệ có tính định lượng giữa tâm sinh lý và khả năng nhận thức của học sinh

6.2.4 Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại

Không thể phủ nhận những tiện ích từ việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học Khi thiết kế bài học kết hợp thì cần phát huy tối đa khả năng của các thiết bị như máy tính, máy chiếu, camera, loa, máy ảnh, scander, sẽ tăng tính trực quan hơn Việc Insert hình ảnh, đoạn video clip, đoạn nhạc xen ngang làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho người học.nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

6.2.5 Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí (nói chung) và dạy học kết hợp Địa lí lớp 10 THPT (nói riêng) Từ đó tổng kết sáng kiến, ý kiến của các nhà giáo dục tiên tiến, nhà nghiên cứu để rút ra vấn đề thiết thực đối với luận văn, mặt khác tổng kết những nguyên nhân, loại trừ những thất bại có thể xảy ra khi nghiên cứu vấn đề

6.2.6 Phương pháp thực nghiệm

Thông qua thực nghiệm để rút ra những mặt ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học Từ đó, rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh và định hướng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dạy học kết hợp trong một số trường THPT tỉnh Thái Nguyên

7 Điểm mới và đóng góp của đề tài luận văn

- Điểm mới:

Nghiên cứu thực trạng việc triển khai dạy học kết hợp trong dạy học Địa lí lớp 10 ở một số nhà trường phổ thông trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật

Trang 18

Nêu được sơ sở, nguyên tắc, quy trình thiết kế bài giảng, giáo án có sử dụng dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 10

Qua việc nghiên cứu, triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 10 là cơ

Giảm chi phí đào tạo, tài liệu tham khảo, đồ dùng và phương tiện dạy học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chính:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 10 Chương 2 Xây dựng, triển khai dạy học kết hợp môn địa lí lớp 10

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KẾT HỢP

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10

1.1 Hình thức tổ chức dạy học

1.1.1 Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học

Theo Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (1995) hình thức tổ chức dạy học là

"hình thức hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy đại học đã quy định", trong đó, hình thức tổ chức dạy học là một chỉnh thể thống nhất giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.[7]

Theo Thái Duy Tuyên (1998) "Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học".[16]

Theo Trần Thị Tuyết Oanh (2005) thì "Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học”.[18]

Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy học Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính là mặt bên ngoài của quá trình dạy học Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học là quan hệ "nội dung" - "hình thức" Trong

đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức dạy học sao cho phù hợp [7]

1.1.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lý luận

là hình thức học trên lớp do Cô-men-xki nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc đề xuất và phát triển Theo đó, lớp học cần được tổ chức theo những quy

Trang 20

tắc xác định như cấu trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung từng bài học,

kế hoạch làm việc [4]

Đặng Vũ Hoạt đã đưa ra ba nhóm hình thức tổ chức dạy học được áp dụng trong hệ thống các trường đại học, đó là:

- Loại 1: Hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh tìm tòi tri thức, hình

thành kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm diễn giảng; thảo luận, tranh luận; xêmina; tự học; giúp đỡ riêng; làm bài tập thí nghiệm; thực hành học tập, thực hành sản xuất; bài tập nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp; dạy học chương trình hóa

- Loại 2: Là hình thức dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo của học sinh, bao gồm kiểm tra; sát hạch; thi các thể loại; bảo vệ khóa luận và luận văn tốt nghiệp

- Loại 3: Các hình thức có tính chất ngoại khóa, bao gồm nhóm ngoại

khóa theo môn học; hình thức câu lạc bộ khoa học; các hình thức nghiên cứu

và phổ biến khoa học; các hoạt động xã hội; hội nghị học tập [7]

Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay dựa trên hai tiêu chí:

- Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thức dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS trong lớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm, hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân.[18]

1.1.3 Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ của Công nghệ thông tin và truyền thông

Những mô hình tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm:

- Học tập được trợ giúp bởi công nghệ (Technology Enhanced Learning – TEL);

- Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning – TBL);

- Dạy học với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Assisted Instruction - CAI);

Trang 21

- Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT);

- Dạy học được quản lý trên máy tính (Computer Managed Instruction – CMI);

- Dạy học tương tác qua đa phương tiện (Interactive Multimedia Instruction – IMI);

- Hệ thống học tập tích hợp (Integrated Learning Systems – ILS);

- Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT)… và học tập điện tử (Electronic Learning, E-learning)

Có thể thấy với mỗi mức độ ứng dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạy học tương ứng Những mức độ sử dụng ấy có thể căn cứ vào việc giáo viên sử dụng vào trong các hoạt động giảng dạy hoặc vào việc học sinh sử dụng vào trong các hoạt động học [13]

1.2 Tổng quan về Đào tạo trực tuyến

1.2.1 Khái niệm về đào tạo trực tuyến

E-Learning là hình thức học tập dưới sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông E-learning được hiểu qua các hình thức hỗ trợ học tập như: sự kết hợp giũa dạy học truyền thống với e- learning cho đến các hoạt

động học tập hoàn toàn trực tuyến.[20]

E-Learning là hình thức học tập thông qua internet, mạng máy tính, ROM, truyền hình tương tác hay đài truyền dẫn vệ tinh.[22]

CD-E-learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông

Còn có nhiều cách hiểu khác về E-learing, nhưng nói chung E-learning đều có những đặc điểm sau: Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông

Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng E-learning bổ sung rất tốt

Trang 22

cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên Multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức Hiện nay, E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước, các tổ chức trên toàn thế giới

Hình 1.1 mô tả tổng quát khái niệm Elearning

Hình 1.1 Mô hình E – Learning [20]

- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện Ví dụ các bài giảng, các giáo trình điện tử

- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,…

- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet,

Trang 23

- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,… [20]

1.2.2 Các thành phần của Đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến gồm hai thành phần chính đó là hệ thống xây dựng

nội dung bài giảng – Content Authoring System (CAS) và hệ thống quản lý học trực tuyến – Learning Management System (LMS) Sản phẩm trung gian

để kết nối hai hệ thống này chính là các khoá học trực tuyến Trong khi CAS cung cấp các phần mềm hỗ trợ GV tạo lập nội dung của khoá học thì LMS lại

là nơi quản lý và phân phát nội dung khoá học tới người học

1.2.2.1 Hệ thống xây dựng nội dung

CAS là dòng sản phẩm dùng để hỗ trợ GV xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến GV có thể xây dựng bài giảng điện tử từ các phần mềm tạo web (FrontPages, Dreamwaver) hay các phần mềm khác có chức năng xuất bản sang các file có đuôi html; các phần mềm mô phỏng (Flash, Macromedia Captivate, Simulation tools); các phần mềm soạn thảo (Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Acrobat Reader); các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan (Hot Potatoes, CourseBuidler); các phần mềm dạy học toán học (Maple, Mathematical, COCOA, Geometry Cabri, Geometer's Skethpad, GeoSpacw, Auto Graph,…) Đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng để xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến gọi là Content Management System (CMS) Dựa trên các phần mềm này, GV có thể tạo ra cấu trúc bài giảng, soạn thảo nội dung bài giảng, xây dựng bộ câu hỏi đánh giá và nhúng multimedia vào một cách dễ dàng

mà không cần nhiều đến kỹ năng về lập trình máy tính [20]

1.2.2.2 Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)

Phần mềm LMS cho phép GV tạo một cổng dịch vụ Đào tạo trực tuyến

(Đào tạo trực tuyến Portal) phục vụ người học ở mọi nơi, mọi lúc miễn là họ

có Internet LMS cho phép thực hiện các nhiệm vụ sau đây (xem hình 1.2)

Trang 24

Đôi khi có những hệ thống bao gồm cả CMS và LMS tích hợp với nhau cung cấp cho GV một hệ thống vừa có thể tạo lập và quản lý nội dung bài giảng, vừa có thể quản lý người học và phân phát nội dung học tập, hệ thống

đó gọi là hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến - Learning Content Management System (LCMS)

- Báo cáo kết quả học tập của người học và tích hợp với hệ thống quản

lý đào tạo của nhà trường

- Tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ trong quá trình trao đổi giữa GV với người học, giữa người học với người học Các dịch vụ này bao gồm: giao nhiệm vụ tới NH, thảo luận khoá học, trao đổi thông điệp điện tử, e-mail, thông báo mới, lịch học [20]

Trang 25

1.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của đào tạo trực tuyến

- Ưu điểm:

E-learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình thức đào tạo truyền thống Kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa giáo viên với học sinh của hình thức học trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh

Đối với nội dung học tập: Hỗ trợ các “đối tượng học” theo yêu cầu, cá nhân hóa việc học Nội dung học tập được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng Điều này tạo ra tính mềm dẻo cao hơn, giúp cho học sinh có thể chọn lựa những khóa học phù hợp với nhu cầu học tập của mình

Đối với học sinh: Hệ thống E-learning hộ trợ học theo cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học sinh có thể chọn phương pháp học thích hợp cho chính mình Học sinh có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập Bên cạnh đó, khả năng tương tác trao đổi với nhiều người khác cũng giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn đặc biết với việc học môn Địa Lí

Đối với giáo viên: Giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng E-learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học Giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi đó Điều này giúp cho giáo viên đánh giá công bằng lực học của mỗi học sinh

Đối với việc đào tạo chung: E-learning giúp giảm chi phí học tập: Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, nhà trường có thể giảm được các chi phí học tập như tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại, ăn ở của học sinh

Đối với những người học theo hình thức này, giúp họ không mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức khi di chuyển, đi lại và tổ chức lớp học,… góp phần tăng hiệu quả học tập.[13]

Trang 26

- Nhược điểm:

E-learning đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới Việc triển khai hệ thống E-learning cần có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng có những rủi ro nhất định Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, E-learning còn có một số khuyết điểm mà ta không thể bỏ qua cần phải khắc phục sau đây:

Do đã quen với phương pháp học truyền thống nên học sinh và giáo viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới học sinh cần phải có gắng nỗ lực hết mình khi tham gia khóa học để có kết quả học tập tốt do việc môi trường học tập phân tán Giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức

để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương pháp học tập E-learning

Các vấn đề khác về mặt công nghệ: cần phải được xem xét công nghệ hiện thời có đáp ứng được các mục đích đào tạo hay không, chi phí đầu tư cho công nghệ đó có hợp lý không

Ngoài ra, khả năng làm việc tương thích giữa các hệ thống phần cứng

và phần mềm cũng cần được xem xét

1.3 Dạy học kết hợp (Blended learning)

1.3.1 Khái niệm dạy học kết hợp

Dạy học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ xuất phát

từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn" Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp:

1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002]

2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002]

3) BL: là kêt hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002]

Trang 27

4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)]

5) BL: để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L Tinio]

Các khái niệm trên được dưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học

Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học

kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất [23]

1.3.2 Các phương án dạy học kết hợp

Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành và đặc điểm của môn học Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau

Các mức độ này dựa trên mục đích của bài học, nội dung bài học Có thể linh hoạt từng mức độ cho các bài khác nhau nhằm tối ưu hóa nội dung kiến thức và phương pháp học

Các mức độ được sắp xếp từ thấp đến cao theo năng lực học sinh và phương tiện của lớp hoc cụ thể (Xem hình 1.3):

Hình 1.3 Các mức độ học tập kết hợp [23]

Trang 28

Dựa vào các nghiên cứu và tình hình thực tế, tác giả đề xuất những kiểu kết hợp sau:

1) Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học và môn học cụ thể;

2) Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học; 3) Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học) [23]

1.3.3 Đặc điểm của dạy học kết hợp

- Thứ nhất: Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính Thời gian học được thay đổi cho phù hợp với khả năng học của cá nhân học sinh

- Thứ hai: Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội dung dạy, tương thích với từng đối tượng học và khả năng học của học sinh

- Thứ ba: Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện Trong học kết hợp, ngoài những phương tiện CNNTT & TT sử dụng để hỗ trợ trong dạy học truyền thống còn có sự nâng cao và khai thác tối ưu những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác trong đó có máy tính và Internet

- Thứ tư: Hợp lý hóa các nội dung học Theo đó, cấu trúc nội dung chương trình

được phân chia và bố trí một cách phù hợp hơn trên cơ sở sách giáo khoa và phân phối nội dung chương trình Địa lí THPT được ban hành

- Thứ năm: Hoạt động của giáo viên có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với các giáo viên khác và nhà kỹ thuật trong việc thiết kế các nội dung, đưa ra các chỉ dẫn cho người tham gia vào khóa học

- Thứ sáu: Hoạt động của học sinh là hoạt động tự học có hướng dẫn, với vai trò chủ đạo của mình, học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học trên lớp "thật" và trên lớp học "ảo" Ngoài kiến thức về chuyên môn, học sinh còn trau dồi được kỹ năng tiếp cận và làm chủ công nghệ [23]

Trang 29

1.4 Đặc điểm chương trình Địa lí 10

1.4.1 Mục tiêu của chương trình Địa lí 10

- Về kiến thức : Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản về:

- Trái Đất với ý nghĩa là môi trương sống của con người bao gồm các thành phần cấu tạo và tác động qua lại của chúng, một số quy luật chủ yếu của lớp

vỏ địa lí

- Địa lí dân cư và một số khía cạnh văn hóa, xã hội của dân cư

- Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên Trái Đất

- Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi trường và sự phát triển bền vững.[6]

- Về kĩ năng: Củng cố và tiếp tục phát triển các kỹ năng:

- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa

lí cũng như kỹ năng đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê

- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí

- Vận dụng kiến thức trong chừng mực nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí và giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán

- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã

hội của địa phương và của đất nước [6]

1.4.2 Cấu trúc, nội dung chương trình Địa lí 10

Chương trình Địa lí 10 được xây dựng trên hai nội dung chính là Địa lí

tự nhiên và Địa lí kinh tê – xã hội

Trang 30

Phần Địa lí tự nhiên HS sẽ tìm hiểu kiến thức bản đồ, vũ trị, các hệ quả sự vận động của Trái Đất và đặc điểm các quyển, các quy luật của lớp vỏ địa lí

Phần kinh tế - xã hội: cung cấp những kiến thức chung về dân cư và các hình thức quần cư, các loại hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại…), cuối cùng là mối quan hệ giữa môi trường, tài nguyên thiên nhiên và

sự phát triển bền vững.[3]

Từ kiến thức địa lí tự nhiên đại cương sẽ giải thích được các hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất, ở các châu lục và ngay trên quê hương, đất nước mình sinh sống Mặt khác, nó còn cung cấp cho người học những kiến thức chung thực tế gắn với cuộc sống sinh hoạt sản xuất hàng ngày, từ

đó người học có thể tham gia tích cực vào cuộc sống hiện tại và tương lai

Địa lí lớp 10 có đầy đủ các loại tri thức địa lí cơ bản được dạy trong nhà trường phổ thông bao gồm: hệ thống kiến thức (thực tiễn và lý thuyết), kỹ năng - kỹ xảo được lựa chọn trong hệ thống tri thức khoa học địa lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhằm cung cấp nội dung học vấn và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường hiện nay

Bên cạnh việc giúp HS có cái nhìn khái quát Địa lí đại cương, Địa lí 10 tiếp tục củng cố và rèn luyện cho HS các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ,

vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu,

Kiến thức trọng tâm trong SGK Địa lí lớp 10 đó là: các số liệu và sự kiện địa lí; các biểu tượng địa lí; các khái niệm địa lí ; các quy luật địa lí ; các mối quan hệ nhân quả , song chiếm nhiều nhất và cơ bản nhất vẫn là các khái niệm Từ những phân tích trên cho thấy kiến thức cơ bản, trọng tâm của địa lí lớp 10 là khái niệm địa lí chung Nắm được các khái niệm địa lí chung

sẽ góp phần quan trọng trong việc nắm các quy luật, nắm các mối quan hệ nhân quả địa lí… Và là điều kiện để hiểu rộng, hiểu sâu các vấn đề địa lí khu vực và thế giới [2]

Trang 31

1.5 Tâm sinh lí của học sinh THPT lớp 10

* Thuận lợi: Đại bộ phận HS có tâm lí ổn định, có tư duy tốt, có khả

năng thích nghi cao với hình thức dạy học trực tuyến Biểu hiện rõ nét là:

Thứ nhất: Nhờ có tâm lí ổn định, xác định được mục tiêu học tập rõ ràng,

các em rất hứng thú với việc học tập trực tuyến vì những ưu điểm của hình thức dạy học và quan trọng là các em tự đánh giá được nhận thức của mình

Thứ hai: Phát huy tư duy sáng tạo của mình, các em luôn hoàn thiện tốt

kế hoạch học tập do GV đặt ra, đặc biệt là những phần kiến thức khó trong bài học Ngoài ra các em biết cách chủ động tìm tòi thêm những thông tin mới cập nhật trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết để hoàn thiện công việc của mình

Thứ ba: Đại đa số có kỹ năng khai thác và sử dụng máy tính tương đối

thành thạo, nên việc hướng dẫn của GV trở nên đơn giản hơn, tiết kiệm về thời gian Tuy nhiên GV phải thiết kế bài dạy thật khoa học về hình thức, hợp lí về nội dung đối với HS

* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, việc tổ chức dạy

học kết hợp cho HS cũng khó khăn nhất định do yếu tố tâm lí không ổn định, cụ thể là: Các em thường không tập trung cao độ vào việc học tập của mình, hay bị các yếu tố khác chi phối, hay tranh thủ thời gian vào mạng Internet để làm việc riêng (giao lưu, kết nối bạn bè thông qua facebook, chơi điện tử online ) Vì vậy một số em đạt kết quả không cao sau các bài kiểm tra

1.6 Thực trạng về dạy học địa lí ở trường THPT Phú Bình và THPT Nguyễn Huệ tỉnh Thái Nguyên

1.6.1 Trường THPT Phú Bình

- Đội ngũ CBGV: 98 CBGV Đội ngũ Hiện nhà trường có 17 thầy cô giáo có trình độ Thạc sỹ, 6 thầy cô đang tiếp tục theo học đào tạo Thạc sỹ ở các bộ môn Nhiều thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong các kì

Trang 32

thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên sử dụng thiết bị giỏi cấp tỉnh và các cuộc thi khác do ngành giáo dục phát động và tổ chức

GV Địa lí: 05 GV có năng lực chuyên môn tốt, thường xuyên trau dồi chuyên môn qua các cuộc thi lớn nhỏ do trường, Sở tổ chức Các giáo viên không ngừng học hỏi , tìm tòi sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học

- Học sinh: 38 lớp với 1.614 học sinh, chất lượng đầu vào đảm bảo Các em được sử dụng máy tính trong học tập, việc tiếp cận đào tạo trực tuyến

sẽ thuận lợi hơn Nhìn chung phần lớn các em HS biết cách khai thác phương tiện học tập là máy tính, tuy nhiên một số còn còn sử dụng máy tính với mục đích khác như chơi game, dành quá nhiều thời gian facebook…ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian học tập trên lớp cũng như ở nhà

- Cơ sở vật chất: Ngôi nhà 3 tầng, gồm 42 phòng học hiện đại, kiên cố

và các phòng học chức năng Trường có 1 nhà đa chức năng phục vụ hiệu quả cho các hoạt động dạy - học ngoại khóa, 1 nhà hiệu bộ 2 tầng và phòng các tổ chuyên môn với đầy đủ trang thiết bị làm việc, 3 phòng máy vi tính với gần

100 máy, 3 phòng máy chiếu, 4 phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ Trường đã có 1 thư viện chuẩn với các đầu sách phong phú cả về số lượng sách và chất lượng, phục vụ cho hoạt động dạy học và tham khảo kiến thức của giáo viên và học sinh Khuôn viên sư phạm Nhà trường có 5 nhà để xe cho học sinh và giáo viên, sân chơi bê tông sạch sẽ, hàng ghế đá dưới gốc cây, vườn hoa… tạo cảnh

quan xanh - sạch - đẹp và thân thiện Đây là điều kiện hết sức quan trọng giúp cho GV và học sinh có điều kiện thuận lợi để giảng dạy và học tập

- Thiết bị dạy học: Luôn được nhà trường chú trọng đầu tư, mua sắm,

bổ xung để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, cụ thể như sau (xem bảng 1.1)

Trang 33

Đây là một trong sô các trường trên địa bàn tỉnh được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học đầy đủ, giáo viên và học sinh được sử dụng thường xuyên, cho nên các thao tác sử dụng máy tính trở nên dễ dàng hơn

Bảng 1.1 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THPT Phú Bình

STT Tên thiết bị Số

lượng

Hiện trạng

Mức độ

sử dụng

1.6.2 Trường THPT Nguyễn Huệ

- Đội ngũ CBGV: 101 CBGV; GV Địa lí: 04; các GV thường xuyên

khai thác và ứng dụng các phần mềm dạy học như: Power point, Violet, Lecturemaker, eXe để thiết kế bài giảng; 25 thầy cô giáo có trình độ Thạc

sỹ, 05 thầy cô đang tiếp tục theo học đào tạo Thạc sỹ GV luôn nâng cao chất lượng giáo dục, trao đổi phương pháp giảng dạy trong các buổi sinh hoạt tổ Một số giáo viên Địa lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần tích cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học Địa

lí, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học còn chưa sâu sắc

- Học sinh: 40 lớp với 1.723 học sinh Trong những năm qua chất lượng giáo dục của nhà trường luôn ổn định Đa số em HS có khả năng sử dung CNTT tốt, sáng tạo và chủ động trong học tâp

Trang 34

- Cơ sở vật chất: nhà trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất với 2 dãy nhà lớp học, 1 nhà phòng học bộ môn, 1 nhà hiệu bộ, sân chơi bãi tập đủ tiêu chuẩn; được cấp phát trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập Cở sở vật chất đầy đủ, hiện đại tạo ra môi trường học tập tốt cho HS

- Thiết bị dạy học: Luôn được nhà trường chú trọng đầu tư, mua sắm,

bổ xung để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy (xem bảng 1.2)

Số lượng máy chiếu, máy tính đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả GV và

HS, giúp cho GV ứng dụng CNTT trong dạy học, chủ động sáng tạo HS được làm quen với CNTT sẽ thích ứng nhanh với các phương pháp dạy học mới, phát huy năng lực của bản thân

Đánh giá chung: Việc dạy học kết hợp ( Blend learing) là hoàn toàn có thể khả thi ở ca hai trường THPT Phú Bình và THPT Nguyễn Huệ

Bảng 1.2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Huệ

STT Tên thiết bị Số

lượng

Hiện trạng

Mức độ

sử dụng

Trang 35

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thức dạy học kết hợp Điều kiện thực tiễn và khả năng triển khai hình thức dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 10 đối với HS THPT tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cụ thể giúp cho GV triển khai hình thức dạy học kết hợp thuận lợi hơn Trên cơ sở nghiên cứu của Chương

1, tác giả tiếp tục tiến hành xây dựng khóa học kết hợp môn Địa lí lớp 10 cho

HS THPT tỉnh Thái Nguyên

Trang 36

Chương 2 XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI DẠY HỌC KẾT HỢP

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 2.1 Yêu cầu, nguyên tắc, công cụ xây dựng triển khai dạy học kết hợp 2.1.1 Các yêu cầu và nguyên tắc xây dựng, triển khai dạy học kết hợp

- Yêu cầu:

+ Hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác theo mục tiêu giáo dục đã đề ra Bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tư tưởng kinh tế, tư duy sinh thái

+ Nội dung bài giảng phải đảm bảo tính toàn diện của kế hoạch dạy học Xác định nội dung cơ bản của bài giảng theo mục đích chung mà chương trình quy định để học sinh có thể nắm được những nội dung chính của bài Lựa chọn đúng, hợp lí các nguồn kiến thức, các phương tiện và phương pháp dạy học đối với từng phần của bài Tổ chức tốt các hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực ở mức độ tối đa của học sinh trong quá trình học tập nhằm củng

cố các kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu các kiến thức mới và vận dụng chúng vào cuộc sống

+ HS và GV thao tác sử dụng CNTT thành thạo, chủ động sáng tạo và làm việc có hiệu quả, hình thành phát triển tư duy, sự hứng thú cho HS trong giờ lên lớp

- Nguyên tắc:

+ Phải đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản của bài học theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Người giáo viên phải nắm vững những điều kiện dạy học và trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh Có như vậy mới đưa ra được các phương pháp phù hợp để giúp học sinh đạt được những yêu cầu của bài theo mục tiêu đã đề ra

+ Bản bài giảng phải được tiến hành trên cơ sở những định hướng mục tiêu giáo dục chung của đất nước Đồng thời phải thể hiện được sự đổi mới

Trang 37

trong phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, khơi gợi ở các em sự ham học, tình yêu quê hương đất nước và học tập phấn đấu vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

+ Tạo môi trường học tập có tính tương tác cao kết hợp với rèn luyện khả năng tự học Môi trường học tập tốt, có thiết bị , phương tiện dạy học, cùng với năng lực giảng dạy của Gv sẽ tạo điều kiện thuật lợi trong dạy học kết hợp GV đưa ra các câu hỏi dưới dạng bài tập tìm hiểu bài mới, hoặc các câu hỏi nâng cao mang tính chất tìm kiếm thông tin trên mạng, hoặc các bài tập cũng cố lên máy tính cho học sinh tương tác ở nhà, trả lời các câu hỏi, sau đó gửi lại qua gmail, chatroom, bài giảng để GV chấm điểm hoặc giải đáp thêm

Ví dụ: Tiết 18, bài 16 :Sóng Thủy triều Dòng biển GV có thể đưa ra các

câu hỏi khó như: Tại sao ở Nhật bản lại hay sảy ra sóng Thần Em hãy kể tên một số trận sóng thần nổi tiếng ở quốc gia này? GV đưa câu hỏi lên charroom,

HS sẽ tương tác, trả lời với GV và trao đổi với các bạn trong phòng chat

+ Chọn và trình bày kiến thức cơ bản một cách ngắn gọn Các kiến thức cơ bản của bài khi được đưa ra phải trình bày ngắn gọn dễ hiểu, chú ý sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, các mũi tên chỉ liên hệ các ô chữ nhỏ, không viết dài dòng Cần chú ý bố cục toàn bài sao cho trực quan, ấn tượng dễ theo dõi Phong cách viết nội dung phải có cấu trúc rõ ràng dựa vào cấu trúc trong SGK

+ Kết hợp câu chữ với hình ảnh minh họa, phải đặt hình ảnh cạnh câu chữ cần minh họa; Hình ảnh minh họa có thể kết hợp với lời giải thích bằng lời hoặc âm thanh, không nên sử dụng đồng thời lời và âm thanh cho hình ảnh minh họa thông tin cho HS có thể tìm kiếm, GV khi xây dựng cần đưa ra các đường dẫn đi kèm nội dung ảnh hoặc âm thanh

Cần thiết kế bài dạy theo cấu trúc đan xen giữa nội dung với các câu hỏi

và nhiệm vụ làm việc của học sinh để hướng dẫn học sinh làm việc với các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh, hình vẽ để thông qua đó

Trang 38

rèn luyện các kĩ năng của bộ môn như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…

+ Giới hạn mở rộng phần minh họa Các hình ảnh, biểu đồ, bản đồ… và các kiến thức khác kết nối với bài học chủ yếu có tác dụng bổ sung, mở rộng, hoặc minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài Vì vậy giáo viên cần phải chú ý phạm vi mở rộng, đi sâu để tránh lan man, làm loãng kiến thức chính của bài học

+ Đóng gói nội dung tuân theo chuẩn quy định

2.1.2 Các công cụ xây dựng và triển khai dạy học kết hợp

2.1.2.1 Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor

E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor (eXe) là một công cụ xây dựng nội dung dạy học giúp đỡ GV tạo các nội dung bài giảng, câu hỏi trắc nghiệm với nhiều định dạng khác nhau, xuất ra các trang Web độc lập hay theo các chuẩn E-Learning Chương trình eXe là một dự án

mã nguồn mở, được tài trợ bởi chính phủ New Zealand, một số trường đại học

và một cộng đồng người dùng toàn cầu Web là một môi trường giáo dục thuận lợi vì nó mang lại cho người dạy và người học các khả năng tương tác Tuy nhiên, tình hình thực tế là không nhiều GV có đủ các kỹ năng tự thiết kế các trang Web, do đó phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật viên và những nhà phát triển Web nếu muốn đưa nội dung giảng dạy lên mạng

- Đặc điểm vượt trội của chương trình là nội dung bài dạy có thể đưa trực tiếp lên mạng để HS có thể thao tác trực tiếp với bài dạy trên mạng hoặc tải các bài dạy, tư liệu kèm theo để học tập, nghiên cứu, tự kiểm tra tại nhà trên máy tính mà không cần có sự can thiệp trực tiếp của GV Bài dạy có thể kèm theo hình ảnh (jpg) , phim (swf, flv), âm thanh (mp3, wma), liên kết với website khác lúc online để minh họa cho nội dung bài dạy

- Trong môi trường eXe, các tác giả đã xây dựng nhiều iDevices theo cấu trúc nội dung của bài học Như vậy, GV có thể sử dụng một số iDevices

để thiết kế bài giảng theo ý tưởng của mình Ngoài ra, nếu các iDevice có sẵn

Trang 39

chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng, eXe cho phép chúng ta có thể tự xây dựng thêm các iDevice khác Trên mỗi iDevice cũng có sẵn những dòng tip hỗ trợ, chỉ dẫn việc sử dụng các iDevice để dạy học Tổng quan về các công cụ của eXe Hình 1: Giao diện phần mềm eXe Với eXe, người dùng có thể phát triển một cấu trúc bài học phù hợp với nhu cầu truyền đạt kiến thức và thực sự linh hoạt, có thể cập nhật dễ dàng Khung Outline của chương trình cho phép thiết kế cấu trúc chung của bài học theo nhiều cấp tiêu đề Cấu trúc này có thể được xác lập trước hoặc trong khi soạn thảo nội dung Khung iDevice (công cụ giảng dạy) chứa các thành phần mô tả nội dung giáo dục Chẳng hạn : thành phần giới thiệu bài, thành phần hình ảnh minh hoạ, thành phần hỏi đáp trắc nghiệm,… Nội dung bài học được xây dựng trên cơ sở chọn thành phần iDevice tương ứng và đưa tài nguyên thông tin vào thành phần (xem bảng 2.1) [21]

Trước khi xuất bản lên mạng, chương trình eXe cũng cho phép chọn nhiều kiểu định dạng thiết kế sẵn (template) Các định dạng này có thể được thay đổi dễ dàng bằng các công cụ biên tập Chức năng Export của chương trình cho phép đóng gói và xuất bản bài giảng dưới 2 dạng: dạng một tập hợp các trang Web trong một website hay dạng gói nội dung SCORM từ đó có thể đưa vào các

hệ thống quản lý học tập (LMS) khác nhau (xem hình 2.1) [21]

Trang 40

Bảng 2.1 Danh sách iDevice trong eXe [14]

Activity Các hoạt động xảy ra trong quá trình học

đó có thể đưa vào các câu hỏi thảo luận và rút ra các kết luận

dung bài học

học có thể duyệt nội dung của website ngay trong bài học

mà không cần mở cửa sổ khác

Flash with text Đưa một file hoạt hình flash (*.swf) và văn bản mô tả

(nếu cần) vào nội dung tài liệu

Multi choice question Câu hỏi đa lựa chọn

True - False Question Các câu hỏi đúng sai

Wikipedia Article Đưa vào các nội dung của bộ từ điển bách khoa trực

tuyến Wikipedia

Ngày đăng: 06/10/2017, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (30/07/2001) Chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 29/2001/CT
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), sách giáo khoa Địa lí lớp 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: sách giáo khoa Địa lí lớp 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), sách giáo viên Địa lí lớp 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: sách giáo viên Địa lí lớp 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[4]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lý luận dạy học Địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học Địa lí
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[5]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực
Tác giả: Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2004
[6]. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
[7]. Đặng Vũ Hoạt-Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 1,NXBGD [8]. Hội thảo khoa học công nghệ Bộ Giáo Dục - Đào Tạo (2001), “Ứng dụngcông nghệ thông tin trong giảng dạy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương 1",NXBGD [8]. Hội thảo khoa học công nghệ Bộ Giáo Dục - Đào Tạo (2001), "“Ứng dụng "công nghệ thông tin trong giảng dạy
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt-Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 1,NXBGD [8]. Hội thảo khoa học công nghệ Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Nhà XB: NXBGD [8]. Hội thảo khoa học công nghệ Bộ Giáo Dục - Đào Tạo (2001)
Năm: 2001
[9]. Kỉ yếu hội thảo khoa học Huế (2004), “ Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kĩ thuật” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị kĩ thuật
Tác giả: Kỉ yếu hội thảo khoa học Huế
Năm: 2004
[10]. Đào Thái Lai (1998), Một số triển vọng đặt ra với nhà trường hiện đại trong bối cảnh cuộc cách mạng CNTT, Tạp chí Phát triển giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số triển vọng đặt ra với nhà trường hiện đại trong bối cảnh cuộc cách mạng CNTT
Tác giả: Đào Thái Lai
Năm: 1998
[11]. Nguyễn Danh Nam (2007), Xây dựng, triển khai đào tạo từ xa học phần Hình học sư cấp cho HV sư phạm ngành Toán, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP – ĐHTN, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, triển khai đào tạo từ xa học phần Hình học sư cấp cho HV sư phạm ngành Toán
Tác giả: Nguyễn Danh Nam
Năm: 2007
[12]. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học địa lý. Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học địa lý
Tác giả: Nguyễn Trọng Phúc
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
[14]. Đỗ Vũ Sơn (2016), Giáo trình dạy học trực tuyến môn Địa lí, NxbĐHTN, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dạy học trực tuyến môn Địa lí
Tác giả: Đỗ Vũ Sơn
Nhà XB: NxbĐHTN
Năm: 2016
[15]. Tài liệu tập huấn “Huấn luyện phương pháp sư phạm” (2000), Dự án VAT của Australia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện phương pháp sư phạm
Tác giả: Tài liệu tập huấn “Huấn luyện phương pháp sư phạm”
Năm: 2000
[16]. Thái Duy Tuyên (1998),Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1998
[17]. Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2007), Địa lí kinh tế – xã hội Đại cương, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế – xã hội Đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2007
[18]. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), giáo trình Giáo dục học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Giáo dục học
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2005
[19]. Bùi Thị Hải Yến (2007), giáo trình Địa lý kinh tế – xã hội Thế giới, Nxb Giáo dục.Các trang website Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Địa lý kinh tế – xã hội Thế giới," Nxb Giáo dục
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục. "Các trang website
Năm: 2007
[13]. Nguyễn Trọng Phúc (2004), “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học bộ môn Địa lí, hội thảo khoa học: Địa lí học - những vấn đề Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w