1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)

123 667 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,66 MB

Nội dung

Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú (LV thạc sĩ)

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––

HÀ VĂN THÁM

DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Địa lí

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Vũ Sơn

THÁI NGUYÊN - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Văn Thám

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Sư Phạm, khoa Địa lí, phòng Đào tạo Đặc biệt là Tiến sĩ Đỗ Vũ Sơn đã trực tiếp hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai nghiên

cứu và hoàn thành đề tài “Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp

11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú”

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học địa lí cho bản thân tác giả trong những năm tháng qua

Xin gửi tới Sở GD &ĐT Thái Nguyên, trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thái Nguyên, trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài nghiên cứu

Xin trân trọng cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các đồng chí giáo viên giảng dạy môn Địa lí thuộc các trường Phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang đã đóng góp

ý kiến và giúp đỡ cùng tác giả triển khai điều tra thu thập số liệu Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trường, cơ quan và xã hội Đặc biệt là sự quan tâm động viên khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình Nhân đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm

Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo của đội ngũ giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên Tác giả rất mong được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Nhiệm vụ của đề tài 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc của luận văn 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 11

1.1 Hình thức tổ chức dạy học 11

1.1.1 Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học 11

1.1.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học 12

1.1.3 Hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ của Công nghệ thông tin và truyền thông 13

1.1.4 Dạy học tích hợp 17

1.2 Tổng quan về Đào tạo trực tuyến 18

1.2.1 Khái niệm về Đào tạo trực tuyến 18

1.2.2 Các thành phần của Đào tạo trực tuyến 20

Trang 5

1.3 Dạy học kết hợp 26

1.3.1 Khái niệm dạy học kết hợp 26

1.3.2 Các phương án dạy học kết hợp 28

1.3.3 Các lý do lựa chọn dạy học kết hợp 29

1.4 Chương trình Địa lí lớp 11 30

1.4.1 Những vấn đề chung 30

1.4.2 Chương trình môn Địa lí lớp 11 ở trường Dân tộc nội trú Thái Nguyên, năm học 2015 - 2016 33

1.5 Tâm sinh lí của học sinh dân tộc nội trú lớp 11 35

1.5.1 Phân tích tâm sinh lí 35

1.5.2 Ảnh hưởng của tâm lí lứa tuổi đến dạy học kết hợp 37

1.6 Thực trạng về dạy học địa lí ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú 37

1.7 Đổi mới dạy học Địa lí trong các trường Phổ thông Dân tộc nội trú 44

1.7.1 Đổi mới phương pháp dạy học 44

1.7.2 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học 44

1.7.3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá 45

1.7.4 Bồi dưỡng HS giỏi 46

1.7.5 Chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học 46

Tiểu kết chương 1 46

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI DẠY HỌC KẾT HỢP CHO MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 47

2.1 Các công cụ xây dựng và triển khai dạy học kết hợp 47

2.1.1 Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor 47

2.1.2 Hệ thống thông tin quản lý học tập trực tuyến modulear Object-Oriented Dynamic Learning Environment 50

2.1.3 Phần mềm Macromedia Captivate 54

2.2 Xây dựng khóa học học kết hợp môn Địa lí lớp 11 55

Trang 6

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng dạy học kết hợp 55

2.2.2 Tiêu chí xây dựng dạy học kết hợp 57

2.2.3 Quy trình xây dựng dạy học kết hợp 58

2.2.4 Phân tích khả năng dạy học kết hợp trong chương trình địa lí lớp 11 61

2.3 Sử dụng khóa học kết hợp 65

2.3.1 Quy trình sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến 65

2.3.2 Một số phương thức tổ chức dạy học kết hợp 72

2.3.3 Xây dựng một số giáo án dạy học kết hợp môn địa lí lớp 11 77

Tiểu kết chương 2 87

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 88

3.1 Mục đích thực nghiệm 88

3.2 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 88

3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm 89

3.4 Kịch bản dạy học thực nghiệm 89

3.4.1 Điều kiện dạy học 89

3.4.2 Giáo án dạy học cụ thể 89

3.4.3 Nhiệm vụ thực hiện của Giáo viên và Người học 89

3.5 Tổ chức thực nghiệm 91

3.5.1 Lựa chọn, đánh giá đối tượng thực nghiệm 91

3.5.2 Triển khai dạy học thực nghiệm 94

3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm 96

3.7 Khảo sát ý kiến của người dạy và người học 99

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASTD Hội Đào tạo và Phát triển Mỹ

CAS Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng

CBT Đào tạo dựa trên máy tính

CNTT Công nghệ thông tin

CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Moodle Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment

PC Personal Computer – Máy tính cá nhân

Trang 8

Bảng 2.2 Khả năng kết hợp dạy học trực tuyến và dạy học trên lớp trong

chương trình Địa lí lớp 11 61 Bảng 3.1 Số lượng học sinh theo lớp 91 Bảng 3.2 Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 04 lớp 11 - trường Phổ

thông Dân tộc Nội trú Thái Nguyên 92 Bảng 3.3 Kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào tại 02 lớp 11 - trường Phổ

thông Vùng Cao Việt Bắc 93 Bảng 3.4 Kế hoạch chuẩn bị dạy học thực nghiệm sý phạm 94 Bảng 3.5 Kế hoạch dạy học thực nghiệm 95 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường Phổ thông Dân tộc Nội

trú Thái Nguyên 96 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra cuối khóa học tại trường Phổ thông Vùng Cao

Việt Bắc 97 Bảng 3.8 Kết quả phân loại điểm của hai lớp 98

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô tả chuẩn trong E-Learing 23

Hình 1.2 Mô hình dạy học kết hợp - Blended – Learning 28

Hình 1.3 Những hình thức dạy học kết hợp 29

Hình 2.1 Giao diện sử dụng của phần mềm eXe 50

Hình 2.2 Giao diện sử dụng của phần mềm Macromedia Captivate 55

Hình 2.3 Hệ thống nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử 57

Hình 2.4 Các yếu tố tác động vào quá trình dạy học 59

Hình 2.5 Các thành phần của module dạy học 60

Hình 2.6 Sơ đồ tổ chức quá trình dạy học 60

Hình 2.7 Giao diện đăng ký tài khoản mới 66

Hình 2.8 Xác nhận tài khoản qua e-mail 67

Hình 2.9 Giao diện cập nhật hồ sơ cá nhân của NH 68

Hình 2.10 Trang chủ daotaotructuyen.org 68

Hình 2.11 Tham gia thảo luận nhóm 69

Hình 2.12 Sơ đồ hướng dẫn sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến: 71

Hình 2.13 Sơ đồ dạy học theo phương pháp hợp tác 73

Hình 2.14 Sơ đồ dạy học theo phương pháp phân hóa 74

Hình 2.15 Sơ đồ tuyến tính dạy học chương trình hoá 76

Hình 2.16 Sơ đồ dạy học tuyến tính 76

Hình 3.1 Tần số xuất hiện điểm kiểm tra cuối kì 99

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể thiếu vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning là giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" và trở thành một xu hướng quan trọng trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn lao trong hoạt động dạy và học Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học truyền thống, máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng bảng đen Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học truyền thống với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay

Trong dạy học Địa lí, những giải pháp học trên mạng Internet hiện nay thông qua các hình thức như Website, e-mail, blog, đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc

ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông, đặc biệt với các trường dân tộc nội trú (DTNT) Vì vậy, để đưa ra được cơ sở cho việc xây dựng mô hình dạy học qua mạng nói chung và dạy học địa lí qua mạng nói riêng, tác giả tiến hành thực

hiện đề tài nghiên cứu: “Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp

11 cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú”

2 Mục tiêu của đề tài

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 11 bằng hình thức dạy học kết hợp cho học sinh (HS) trường dân tộc nội trú Từ đó

Trang 11

nghiên cứu triển khai rộng rãi trong hệ thống các trường THPT trong tỉnh Thái Nguyên

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về dạy học kết hợp, phương thức dạy học kết hợp giữa đào tạo trực tuyến (ĐTTT) và dạy học trên lớp Nghiên cứu thực trạng việc dạy học hiện nay ở một số trường Phổ thông Dân tộc nội trú;

- Xây dựng website dạy học trực tuyến môn Địa lí;

- Xây dựng giáo án dạy học theo phương thức kết hợp;

- Triển khai dạy học thực nghiệm tại một số trường Phổ thông Dân tộc nội trú trong tỉnh Thái Nguyên

4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Về chuyên môn: Nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Địa lí lớp 11;

- Về không gian: Một số trường Phổ thông Dân tộc nội trú ở tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Năm học 2015 - 2016;

5 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

5.1 Lịch sử nghiên cứu, phát triển đào tạo trực tuyến

của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation - IDC), cuối năm

2004 có khoảng 90% các trường Đại học, Cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình đào tạo trực tuyến, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian

1999 - 2004 Trong những năm gần đây, châu Âu đã tích cực phát triển và ứng

Trang 12

dụng CNTT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống Giáo dục Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều đánh giá cao tiềm năng to lớn mà CNTT&TT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục Công ty IDC ước

đoán rằng, thị trường đào tạo trực tuyến của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD

trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm Ngoài việc tích cực triển khai

đào tạo trực tuyến tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều hình thức hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực đào tạo trực tuyến Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu (EuroPACE), đây là mạng đào tạo trực tuyến của 36

trường Đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan,

Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với Công ty Đào tạo trực tuyến của Mỹ Docent

cung cấp các khoá học về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, con người, phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên

môn ở châu Âu Tại châu Á, đào tạo trực tuyến vẫn đang ở trong tình trạng

phát triển chậm, chưa có nhiều thành công lớn, vì một số lý do: Các quy tắc và luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu trong giáo dục đào tạo, thói quen ưa chuộng đào tạo

- khoa bảng theo phương thức truyền thống, ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở

hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời Nhu cầu đào tạo ở châu Á ngày càng lớn, càng cấp bách, nền giáo dục truyền thống không thể đáp ứng được, buộc các quốc gia châu Á dần dần phải

thừa nhận tiềm năng to lớn của đào tạo trực tuyến Một số quốc gia, đặc biệt là

các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực

phát triển đào tạo trực tuyến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản là nước ứng dụng đào tạo trực tuyến sớm nhất và rộng rãi nhất so với các nước khác trong khu vực Môi trường ứng dụng đào tạo trực tuyến chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp, ,

nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về công chức, nhân viên có trình độ cao [19]

5.1.2 Tại Việt Nam

Trang 13

Từ khoảng những năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam có không nhiều tài

liệu nghiên cứu, phổ biến về đào tạo trực tuyến Trong hai năm 2003-2004, phương thức đào tạo trực tuyến đã được nhiều cơ quan và tổ chức Nhà nước

quan tâm hơn Trong những năm gần đây các hội nghị, hội thảo về CNTT và

giáo dục đều có đề cập đến đào tạo trực tuyến và khả năng áp dụng đào tạo trực tuyến vào công cuộc cải cách giáo dục và phát triển đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia Hà Nội năm

2000, Hội nghị Giáo dục Đại học năm 2001, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 2/2003,

Hội thảo khoa học quốc gia lần II về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT&TT, ICT/rda 9/2004, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến” do Viện Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu

tháng 3/2005, , là những hội thảo khoa học về đào tạo trực tuyến đầu tiên được

tổ chức tại Việt Nam

Các trường Đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai đào tạo trực tuyến Một số đơn vị đã bước đầu xây dựng và ứng dụng các phần

mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện CNTT - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa

Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính - Viễn

thông, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở một cổng đào tạo trực tuyến nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin đào tạo trực tuyến trên thế giới và ở Việt Nam Một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã

đưa ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo

Việt Nam đã gia nhập mạng Đào tạo trực tuyến châu Á (Asia E-learning Network - AEN, địa chỉ website www.asia-elearning.net) với sự tham gia của

Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông, Ở trường ĐHSP TN đã có các công trình

Trang 14

nghiên cứu của TS Nguyễn Danh Nam với Đào tạo trực tuyến môn hình học sơ cấp, TS Đỗ Vũ Sơn với Giáo trình trực tuyến bản đồ học [14]

Bộ GD-ĐT phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel công bố trang mạng giáo dục “Trường học kết nối” “Trường học kết nối” tại địa chỉ website http://truonghocketnoi.edu.vn là hệ thống hỗ trợ tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với mục đích sau:

- Tổ chức và quản lí các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng GV qua mạng; hỗ trợ và theo dõi hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên về đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS qua mạng;

- Tổ chức và quản lí hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của HS qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”;

- Tạo môi trường gắn kết giữa các trường sư phạm với các trường phổ thông/trung tâm giáo dục thường xuyên trong công tác đào tạo và bồi dưỡng

GV “Trường học kết nối” đã bước đầu cho kết quả tốt.[23]

Tuy nhiên, nhìn chung Đào tạo trực tuyến ở nước ta hiện nay mới đang ở những bước đầu tiên, số lượng và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết

5.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển dạy học kết hợp

Blended Learning (BL) hiện nay đang là một trong những mô hình học tập được rất nhiều người quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực dạy và học Địa lí Đây thực chất không phải là một khái niệm mới, nó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp học truyền thống và tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, cụ thể là các chương trình học địa lí qua hệ thống phần mềm hoặc

Trang 15

trực tuyến (online) Với mô hình học tập này, cả GV và HS sẽ có phương pháp tiếp cận môn học theo hướng toàn diện hơn.

Học tập kết hợp xuất phát từ các quốc gia phát triển sau khi họ khai thác

mô hình học e-learning không hoàn toàn thành công Công nghệ mang lại sự tiện nghi, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên lại làm học viên sẽ dễ dàng mất đi động cơ học tập và mất đi cơ hội giao tiếp liên nhân như trong các lớp học truyền thống Chính vì vậy, các buổi học trực tiếp (face-to-face) vẫn giữ được nhiều giá trị mà việc tự học với máy tính không thể nào bù đắp được Ngược lại, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và việc xuất hiện các chương trình ứng dụng trên mạng thì việc truyền đạt thuần túy không thể cung cấp cho người học được nguồn kiến thức khổng lồ và những thông tin thức thời Vai trò hỗ trợ của học trực tuyến lúc này được thể hiện rất rõ nét

Đối với vai trò, vị trí của GV có chuyển đổi rất lớn GV không chỉ lên lớp tổ chức các hoạt động học tập hoặc thông báo hàng loạt rồi ra về như thường lệ GV có nhiệm vụ định hướng, hướng dẫn học viên, xây dựng các nội dung giúp học viên tự truy cập, và quan trọng là dạy cho người học những kỹ năng quan trọng khi khai thác, xử lý thông tin bao gồm cả các kỹ năng máy tính cần thiết Đối với học viên, sự chủ động, tích cực trong học tập là vô cùng quan trọng Bên cạnh những giờ học trên lớp thì việc tự học qua mạng sẽ quyết định chất lượng học tập của chính bản thân họ Giờ đây, người học không chỉ thu nạp, ghi nhớ thông tin mà còn phải biết cách phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin một cách hiệu quả Việc duy trì ý thức kỷ luật và động cơ học tập càng có ý nghĩa hơn đối với loại hình học tập này

Ở Việt Nam, BL còn là một vấn đề mới chưa có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là

"Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng; Tác giả Nguyễn Danh Nam

Trang 16

cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning", tác giả Nguyễn Danh Nam (2008) đã xây dựng một số mô hình dạy học kết hợp trong dạy học môn Hình học sơ cấp cho sinh viên nghành toán đại học Sư phạm [11]; Tiến sĩ Đỗ Vũ Sơn (2011) nghiên cứu triển khai dạy học kết hợp môn Bản đồ học cho các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc; Tác giả Phạm Xuân Lam tiến hành nghiên cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle";

Nghiên cứu và triển khai mô hình dạy học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học trực tuyến qua mạng Internet và hình thức tổ chức dạy học truyền thống môn Địa lí lớp 11 cho cho HS trường Phổ thông dân tộc nội trú là vấn đề hoàn toàn mới

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm lịch sử

Khi nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của dạy học trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra qui luật tất yếu của quá trình dạy học - giáo dục Dạy học kết hợp cũng phải dựa trên lịch sử phát triển của phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

6.1.2 Quan điểm hệ thống

Nghiên cứu vấn đề dạy học kết hợp một cách toàn diện, nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra qui luật phát triển từng mặt và của toàn bộ hệ thống giáo dục Nghiên cứu dạy học kết hợp trong mối quan hệ với các quá trình khác khác, với toàn bộ nền giáo dục hiện nay

Trang 17

Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục Trình bày kết quả giáo dục rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có tính lôgíc cao

6.1.3 Quan điểm tổng hợp

Đề tài ”Dạy học kết hợp (Blended learning) môn Địa lí lớp 11 cho HS trường Phổ thông dân tộc nội trú” thì vận dụng quan điểm tổng hợp là cần thiết Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự phát sinh, phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau và với các yếu tố khác theo một thể tổng hợp

6.1.4 Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm lãnh thổ là quan điểm mang tính đặc thù của các đối tượng, hiện tượng địa lí hay nói một cách khác mọi sự vật hiện tượng đều có sự phát sinh, phát triển trên một lãnh thổ nhất định, chúng có sự phân hoá không gian nội tại nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh Dạy học kết hợp trong phạm vi lãnh thổ cụ thể là đối tượng HS các trường Phổ thông dân tộc nội trú có những đặc điểm riêng

6.1.5 Quan điểm dạy học tích cực

Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương phương pháp dạy học nào là phương pháp tối ưu Trong khi đó dạy - học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữ lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống Vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào năng lực sư phạm và khả năng vận dụng sáng tạo của GV

Dạy - học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu của bài học

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng

Trang 18

các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải

quyết các vấn đề đã đặt ra

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn - lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo

và xây dựng thế giới mới.Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một ngành khoa học nào Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất

6.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

Là phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệu để minh chứng cho các nội dung được viết trong đề tài Việc nghiên cứu văn bản hay quan sát hoặc phỏng vấn trực tiếp GV và HS sẽ đem lại những minh chứng tích cực cho luận văn Tuy nhiên phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau Trong quá trình thu thập, khai thác tư liệu, ta cần kết hợp và vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chân xác, khách quan và sinh động

Trang 19

6.2.3 Phương pháp phân tích hệ thống

Là một công đoạn quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài, tập trung vào các vấn đề nghiệp vụ kỹ năng sử dụng phần mềm, ví dụ như những gì hệ thống phải làm về mặt dữ liệu, các quy trình thiết lập nội dung thể hiện trong giao diện phần mềm eXe, giao diện Moodle

6.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Thống kê toán học có thể coi là một phương pháp khoa học phân tích và

xử lý dữ liệu có được nhờ việc tiến hành điều tra, điều tra nghiên cứu các thông

số về giáo viện, HS, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức dạy học kết hợp Những dữ liệu ở đây có thể là những đặc tính định tính, cũng có thể là những đặc tính định lượng nhưng sẽ góp phần làm cho đè tài nâng cao tích thực tế

6.2.5 Phương pháp sử dụng công nghệ dạy học hiện đại

Không thể phủ nhận những tiện ích từ việc ứng dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học Khi thiết kế bài học kết hợp thì cần phát huy tối

đa khả năng của các thiết bị như máy tính, máy chiếu, camera, loa, máy ảnh, scander sẽ tăng tính trực quan hơn Việc Insert hình ảnh, đoạn video clip, đoạn nhạc xen ngang làm cho giờ học trở nên sinh động, có khả năng cuốn hút, tạo hứng thú cho người học

6.2.6 Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm

Điều tra giáo dục là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng kết sáng kiến, ý kiến của các nhà giáo dục tiên tiến, nhà nghiện cứu

để rút ra vấn đề thiết thực đối với luận văn Mặt khác chúng ta sử dụng phương pháp để tổng kết những nguyên nhân, loại trừ những thất bại có thể xảy ra khi nghiên cứu vấn đề

Trang 20

6.2.7 Phương pháp thực nghiệm

Thông qua thực nghiệm để rút ra những mặt ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học Từ đó, rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh và định hướng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng dạy học kết hợp trong trường Phổ thông Dân tộc nội trú

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chính:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Chương 2 Xây dựng và triển khai dạy học kết hợp môn địa lí lớp 11

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Hình thức tổ chức dạy học

1.1.1 Khái niệm về hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức quá trình dạy học chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó diễn ra một cách thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học và sự tương tác trên mọi phương diện giữa người dạy và người học Mỗi hình thức tổ chức dạy học thực hiện một nội dung nhất định, được tổ chức theo một trình độ nhất định, với một chế

độ học tập và trong một không gian và thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra

Vận dụng vào hoạt động dạy học có thể nói rằng: Hình thức tổ chức dạy học là cách sắp xếp, tổ chức các biện pháp sư phạm Từ đây ta có thể định nghĩa

“Hình thức tổ chức dạy học là cách tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi dạy học”

Trang 21

Hình thức tổ chức dạy học thay đổi tùy theo mục đích, nhiệm vụ dạy học hay thời gian, thời điểm, số lượng người học Các nhiệm vụ dạy học, mục đích dạy học, phương pháp dạy học để được thực hiện trong hình thức tổ chức dạy học

1.1.2 Phân loại hình thức tổ chức dạy học

Dựa vào lịch sử phát triển của các hình thức tổ chức dạy học, cách sắp xếp các hình thức tổ chức dạy học của một số tác giả, căn cứ vào kinh nghiệm của một số GV có thể quy ước chia các hình thức tổ chức dạy học ra làm ba loại tùy theo tính chất, chức năng của chúng Đó là các hình thức tổ chức dạy học sau:

Loại 1: Các hình thức tổ chức dạy học nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

- Theo số lượng HS tham gia, người ta phân chia ba hình thức cơ bản là dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp

- Thứ hai, theo thời gian tiến hành, người ta phân chia hai hình thức là dạy học theo tiết và dạy học theo buổi

- Theo không gian tiến hành, người ta phân chia dạy học trên lớp, dạy học ngoài lớp, dạy học ngoại khóa, dạy học tham quan cơ sở thực địa, dạy học qua mạng, giờ học ảo

- Theo tính chất tương tác hoạt động của GV và HS có hình thức dạy học trực tiếp và dạy học gián tiếp

- Theo mục tiêu dạy học, người ta có một số hình thức tổ chức dạy học như giờ học hình thành kiến thức lí thuyết, giờ học hình thành kĩ năng, giờ học

ôn tập, giờ học hình thành các giá trị sống

Loại 2: Các hình thức tổ chức dạy học nhằm kiểm tra và đánh giá kỹ năng, kỹ xảo

Kiểm tra, sát hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp

Loại 3: Các hình thức tổ chức dạy học có tính chất ngoại khóa

Trang 22

Các nhóm khoa học của HS, câu lạc bộ của HS, các hoạt động xã hội của

lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình

Tuy nhiên việc khai thác, vận dụng CNTT&TT vào dạy học cũng có những ưu điểm và thách thức nhất định như sau:

* Về ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin

so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:

- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera… với âm thanh, văn bản, biểu đồ…được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;

- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường;

- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;

- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet,… có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu

để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu

Trang 23

- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới

* Các thách thức: Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn Chẳng hạn:

- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân,

mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho HS

- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn

né tránh Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới

Trang 24

Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống

và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó

- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,…còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả

- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian

và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả

* Để hình thức tổ chức dạy học có hỗ trợ CNTT&TT đạt hiệu qua hơn nữa, cần thực hiện tốt một số giải pháp dưới đây;

Thứ nhất: GV cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài

giảng điện tử của mình sẽ giúp cho GV rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác;

Trang 25

Thứ hai: Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư

liệu (video, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau

đó mới bắt tay vào soạn giảng Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);

Thứ ba: Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích, hình ảnh, các

mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung HS ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của HS; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết này có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả (củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm);

Thứ tư: Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực

đến quá trình dạy học và sự phát triển của HS, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả;

Thứ năm: GV cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử,

thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ

“Bài giảng điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay

Thứ sáu: Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí

đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có

cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng [11]

Trang 26

1.1.4 Dạy học tích hợp

1.1.4.1 Khái niệm dạy học tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” [24]

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy

Như vậy khái niệm tích hợp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có

1.1.4.2 Mục tiêu của dạy học tích hợp

- Hình thành và phát triển năng lực HS, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

- Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn

- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau

1.1.4.3 Các dạng dạy học tích hợp

- Tích hợp trong nội bộ môn học: tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề; hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có;

Trang 27

- Tích hợp đa môn: một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau;

- Tích hợp liên môn: phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống;

- Tích hợp xuyên môn: tìm cách phát triển ở HS những kỹ năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi

1.2 Tổng quan về Đào tạo trực tuyến

1.2.1 Khái niệm về Đào tạo trực tuyến

Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều hình thức đào tạo mới ra đời với sự hỗ trợ ngày càng cao của công nghệ hiện đại Trong đó sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho dạy học Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời như đào tạo dựa trên máy tính; đào tạo dựa trên dịch vụ World Wide Web mà đỉnh cao là hình thức học tập điện tử, thuật ngữ của nó là “E-Learning” Sau đây là một số định nghĩa về E-Learning:

E-Learning là hình thức học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của CNTT&TT khác nhau và được thể hiện ở mức độ cục bộ hay toàn cục [MASIE Center]

E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT&TT [Compare Infobase Inc]

E-Learning phần lớn được hiểu là một cách tiếp cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập, thông qua việc sử dụng các thiết bị dựa trên CNTT&TT Các thiết bị có thể bao gồm máy tính cá nhân, CD-ROM, DVD, máy thu hình số và máy điện thoại di động Công nghệ truyền thông cho phép sử dụng Internet, intranet, extranet, thư điện tử, diễn đàn thảo luận và các phần mềm tương tác [11]

Trang 28

Vậy có thể hiểu: E-Learning là một loại hình đào tạo chính quy hay không chính quy hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với NH cũng như cộng đồng học tập một cách thuận lợi thông qua CNTT&TT

Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và NH: Giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous) Giao tiếp đồng bộ

là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: Thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp,…Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ như: Các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn Đặc trưng của kiểu học này là GV phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra NH được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học

Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau:

1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology - Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên CNTT

2) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training): Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có

sử dụng máy tính Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài

Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training 3) Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về NH được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy

Trang 29

cập thông qua trình duyệt web NH có thể giao tiếp với nhau và với GV, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình

4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): Là hình thức đào tạo có

sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu tự học, giao tiếp giữa NH với nhau và với GV thông qua các diễn đàn học tập, phòng chat, e-seminar,

5) Đào tạo trực tuyến (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và NH không ở cùng một chỗ, thậm chí không

ở cùng một thời điểm Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web Thậm chí, trong tương lai có thể triển khai đào tạo qua hệ thống điện thoại di động (m-learning) nhằm tận dụng ưu thế về mặt số lượng của thiết bị điện tử này.[14]

1.2.2 Các thành phần của Đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến gồm hai thành phần chính đó là hệ thống xây dựng nội dung bài giảng – Content Authoring System (CAS) và hệ thống quản lý học trực tuyến – Learning Management System (LMS) Sản phẩm trung gian để kết

nối hai hệ thống này chính là các khoá học trực tuyến Trong khi CAS cung cấp các phần mềm hỗ trợ GV tạo lập nội dung của khoá học thì LMS lại là nơi quản

lý và phân phát nội dung khoá học tới NH

1.2.2.1 Hệ thống xây dựng nội dung bài giảng (CAS)

CAS là dòng sản phẩm dùng để hỗ trợ GV xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến GV có thể xây dựng bài giảng điện tử từ các phần mềm tạo web (FrontPages, Dreamwaver) hay các phần mềm khác có chức năng xuất bản sang các file có đuôi html; các phần mềm mô phỏng (Flash, Macromedia Captivate, Simulation tools); các phần mềm soạn thảo (Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Acrobat Reader); các phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm khách quan (Hot Potatoes, CourseBuidler); các phần mềm dạy học toán học (Maple,

Trang 30

Mathematical, COCOA, Geometry Cabri, Geometer's Skethpad, GeoSpacw, Auto Graph,…) Đặc biệt là những phần mềm chuyên dụng để xây dựng nội dung bài giảng trực tuyến gọi là Content Management System (CMS) Dựa trên các phần mềm này, GV có thể tạo ra cấu trúc bài giảng, soạn thảo nội dung bài giảng, xây dựng bộ câu hỏi đánh giá và nhúng multimedia vào một cách dễ dàng mà không cần nhiều đến kỹ năng về lập trình máy tính.[19]

1.2.2.2 Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)

Phần mềm LMS cho phép GV tạo một cổng dịch vụ Đào tạo trực tuyến (Đào tạo trực tuyến Portal) phục vụ NH ở mọi nơi, mọi lúc miễn là họ có Internet LMS cho phép thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Quản lý các khoá học trực tuyến và quản lý NH (đây là nhiệm vụ chính của LMS)

- Quản lý quá trình học tập của NH và quản lý nội dung dạy học của các khoá học

- Quản lý NH, đảm bảo việc đăng ký, kết nạp và theo dõi quá trình tích luỹ kiến thức của NH

- Báo cáo kết quả học tập của NH và tích hợp với hệ thống quản lý đào tạo của nhà trường

- Tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ trong quá trình trao đổi giữa GV với NH, giữa NH với NH Các dịch vụ này bao gồm: giao nhiệm vụ tới NH, thảo luận khoá học, trao đổi thông điệp điện tử, e-mail, thông báo mới, lịch học

Đôi khi có những hệ thống bao gồm cả CMS và LMS tích hợp với nhau cung cấp cho GV một hệ thống vừa có thể tạo lập và quản lý nội dung bài giảng, vừa có thể quản lý NH và phân phát nội dung học tập, hệ thống đó gọi là

hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến - Learning Content Management System (LCMS).[19]

1.2.3 Các chuẩn E-Learning

1.2.3.1 Định nghĩa chuẩn

Trang 31

ISO định nghĩa như sau: Chuẩn là các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng

Internet là một ví dụ về chuẩn và chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng này chính là nhờ chuẩn Internet bao gồm các chuẩn được công nhận bởi IEEE Các chuẩn Internet quan trọng nhất là: HTTP, HTML, FTP, SMTP, TCP/IP [19]

1.2.3.2 Chuẩn E-Learning

Trước tiên, cần xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập được nhìn nhận trên quan điểm của hai phía, phía NH và phía người sản xuất khóa học

Người sản xuất khóa học tạo ra các modulee đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một khóa thống nhất

- Các chuẩn cho phép ghép các khóa tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards) Các chuẩn này cho phép hệ thống quản

lý nhập và sử dụng được các khóa học khác nhau

- Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của NH, quá trình học tập của NH Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào

- Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể

mô tả các khóa học và các modulee của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết Chúng được gọi là các chuẩn metadata (metadata standards)

- Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các modulee và các khóa học Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế khóa học cũng như khả năng hỗ trợ của khóa học với những người tàn tật (xem hình 1.1)

Trang 32

Hình 1.1 Mô tả chuẩn trong E-Learing

Các loại chuẩn trên đã cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp Đào tạo trực tuyến có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia.[14]

1.2.4 So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến

Từ việc phân tích các khía cạnh (xem bảng 1.1), cho thấy dạy học trực tuyến có một số ưu điểm và nhược điểm so với dạy học truyền thống:

Bảng 1.1 So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến

Yếu tố Dạy học truyền thống Dạy học trực tuyến

Lớp học - Phòng học có kích thước giới hạn

- Thời gian học đồng bộ

- Không giới hạn về không gian

- Học tập mọi lúc, mọi nơi

Phương

tiện

dạy học

- Các phần mềm dạy học, máy chiếu,

overhead và bản trong, video, audio

phê phán, phản đối với GV

- Thảo luận gián tiếp qua e-mail, chat, diễn đàn học tập

- Phản hồi thông tin sau hàng giờ, hàng tuần, thậm chí hàng tháng

- NH dễ dàng đưa ra ý kiến của riêng mình, kể cả phê phán

- GV phải soạn bài hoặc biên soạn tài

liệu giảng dạy, chuẩn bị phương tiện

dạy học khi lên lớp

- NH được chọn GV giỏi

- GV chuẩn bị nội dung dạy học, thiết

kế, đóng gói và truyền tải nhờ CNTT&TT Tích hợp các phương tiện

Trang 33

dạy học trong nội dung dạy học

1) Tính linh hoạt: NH có thể học mọi lúc, mọi nơi (Just-In-Time) miễn là có

kết nối Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác Điều này rất phù hợp đối với những người đã có công việc ổn định muốn học thêm nâng cao trình độ kiến thức

2) Tính thích ứng cá nhân: NH có thể hoàn thành khoá học nhanh hay

chậm tuỳ theo trình độ và thời gian biểu của bản thân Theo Jennifer Salopek thì một khoá học dựa vào Đào tạo trực tuyến sẽ nhanh hơn 50% so với khoá học truyền thống bởi vì NH có thể bỏ qua những nội dung mà họ đã biết và chuyển sang những nội dung họ cần được đào tạo Nếu ta kí hiệu U là hiệu quả học tập, K là những kiến thức và kỹ năng đạt được và T là khối lượng thông tin chứa đựng trong toàn bộ quá trình học tập của NH thì hiệu quả học tập được tính theo công thức sau (Công thức 1.1):

K U T

Từ Công thức 1.1 cho thấy kết quả học tập (U) tỉ lệ thuận với những kiến thức và kĩ năng (K) đạt được và tỉ lệ nghịch với khối lượng thông tin trong quá trình học tập (T) của NH Ví dụ, nếu NH tham gia một buổi học kéo dài 8 tiếng

về cách sử dụng các phần mềm Word, Excel (6 tiếng) và PowerPoint (2 tiếng), trong đó NH đã rất thông thạo Word và Excel, thông tin mới đối với NH chỉ là 2 tiếng học PowerPoint Như vậy, hiệu quả học tập chỉ đạt 0,25 Với ưu điểm về tính thích ứng cá nhân của E-Learning, hiệu quả học tập của NH sẽ xấp xỉ 1,0

3) Giảm chi phí đào tạo: Chỉ với chi phí ban đầu để thiết kế các nội dung

học tập, Đào tạo trực tuyến được đánh giá có chi phí đào tạo thấp hơn

nhiều so với lớp học truyền thống Các nhà giáo dục học trên thế giới đang triển khai nhiều dự án, đặc biệt là việc giảm giá thành của các phần mềm công cụ nhằm đưa chi phí cho Đào tạo trực tuyến tiến dần đến con số 0

4) Tài liệu học tập phong phú, luôn luôn được cập nhật: Đào tạo trực

tuyến có thể giúp NH tiếp cận với kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại

Trang 34

với sự hỗ trợ của các máy tìm kiếm trên mạng Internet như google, yahoo Mặt

khác, NH cũng có thể chia sẻ tài nguyên học tập của mình cho mọi người Và đặc biệt, các thông tin này thường xuyên được bổ sung, cập nhật, giúp NH có thể nắm bắt được nội dung học tập một cách nhanh chóng, chính xác

5) Góp phần rèn luyện kỹ năng và thái độ học tập: Để học tập trong môi

trường Đào tạo trực tuyếnđòi hỏi NH phải có thói quen học tập tốt, kỹ năng tự học và quản lý thời gian của riêng mình Điều này tạo cho NH kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo Khác với lớp học truyền thống, nhiều khi NH còn e ngại

mà chưa mạnh dạn đưa ra các ý kiến phản đối, phê bình đối với các nội dung dạy học thì Đào tạo trực tuyến tạo ra các diễn đàn trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở Đồng thời nó cũng loại bỏ sự băn khoăn của NH khi cùng một nội dung nhưng mỗi GV lại có cách tiếp cận vấn đề khác nhau Qua đó góp phần rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và phát triển tư duy phê phán ở NH

6) Tăng khả năng ghi nhớ ở NH: Nhờ các ưu điểm nổi bật của kĩ thuật

multimedia, Đào tạo trực tuyến tác động lên NH qua nhiều kênh thông tin như: văn bản, hình ảnh, biểu đồ, audio, video, hoạt hình, mô phỏng,…Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, môi trường học tập có tích hợp công nghệ truyền thông đa phương tiện làm tăng khả năng ghi nhớ ở NH Không những thế, các nội dung học tập được thiết kế, truyền tải và liên kết đến các kho dữ liệu trên mạng giúp NH xem lại một cách dễ dàng các kiến thức mà lần đầu tiên chưa nắm rõ

7) Quản lý dễ dàng việc học tập: Một số ý kiến cho rằng đào tạo trực

tuyến thì vấn đề quản lý NH là rất khó khăn vì không biết NH có thực sự tham gia khoá học không, khi kiểm tra kết quả có người khác cùng hỗ trợ làm bài không Tuy nhiên, cần tiếp cận vấn đề theo một hướng khác: Thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS/LCMS, nhà quản lý, GV, gia đình và những NH khác có thể dễ dàng theo dõi quá trình học tập và kết quả công khai của NH trong từng modulee Nhờ đó, nhà quản lý và GV có thể xác định được nội dung nào NH cần được đào tạo lại hoặc đào tạo thêm nhằm giúp NH đạt

Trang 35

được kết quả tốt nhất khi kết thúc khoá học Điều này giúp GV dạy học phân hoá, cá biệt hoá NH rất tốt

Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến cũng có một số nhược điểm, đó là:

- Không hiệu quả khi dạy học một số khái niệm, nội dung khó, cần có sự giải thích, giải đáp tại chỗ

- Đào tạo trực tuyến hạn chế (hoặc không thực hiện được) một số kĩ năng

về thực tập, thực hành môn học

- Làm giảm khả năng truyền đạt, lòng say mê nghề từ GV đến người học

- Trong quá trình kiểm tra kiến thức môn học, GV không kiểm soát được đối tượng dự thi mà phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của người học

- Làm tăng khối lượng làm việc của GV: GV không phải lên lớp song

vẫn cần thường trực qua mạng Internet để theo dõi và hỗ trợ các nhóm/cá

nhân người học

- Xây dựng website khó khăn và đắt tiền hơn khóa học truyền thống

- Hệ thống máy chủ và đầu vào mạng phải đủ khỏe để tránh quá tải Các chi phí an ninh và bảo mật hệ thống cũng phải được tăng lên đáng kể để đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn và hiệu quả

- Cần một đội ngũ kỹ thuật viên web, đồ họa và đa phương tiện lành

nghề và chuyên nghiệp để hỗ trợ các GV trong việc thiết kế và thể hiện các bài giảng

- Đối với người học, ngoài những kiến thức, kĩ năng bắt buộc về CNTT để đảm bảo có thể sử dụng và học trực tuyến, còn phải trả học phí để có quyền truy nhập bài giảng và được dự thi, các chi phí mua (hoặc thuê) máy tính, máy in và chi phí viễn thông

1.3 Dạy học kết hợp (Blended learning)

1.3.1 Khái niệm dạy học kết hợp

Học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ,

Trang 36

Nhật Bản, Học kết hợp xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn"

Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp:

1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002]

2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002]

3) BL: là kêt hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002]

4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)]

5) BL: để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L Tinio]

Các khái niệm trên được dưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức

tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học (xem hình 1.2)

Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất

Trang 37

Hình 1.2 Mô hình dạy học kết hợp - Blended – Learning

Trong đề tài luận văn, tác giả tập trung vào thiết kế mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học truyền thống và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet nhằm đưa ra một giải pháp học hữu hiệu cho dạy HS học ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú

1.3.2 Các phương án dạy học kết hợp

Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành và đặc điểm của môn học Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau

Theo một số nghiên cứu có đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là:

Mức độ 1: Kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever);

Mức độ 2: Kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever);

Mức độ 3: Kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever);

Mức độ 4: Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever) [1]

Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp

Dựa vào các nghiên cứu và tình hình thực tế, tác giả đề xuất những kiểu kết hợp sau:

1) Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học và môn học cụ thể;

2) Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học;

Trang 38

3) Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học) Hệ thống các hình thức học kết hợp được thể hiện trong sơ đồ (xem hình 1.3):

1) Tính phong phú của sư phạm;

2) Tiếp cận với sự hiểu biết;

3) Sự tương tác xã hội;

4) Hướng tới cá nhân;

5) Chi phí hiệu quả;

6) Dễ dàng sửa đổi;

Tác giả Victoria L Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện

Trang 39

tử ; căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu

và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất" [6]

Như vậy, trong học kết hợp vai trò của CNTT & TT là tất yếu Song, đó không phải là hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học mà quan trọng là cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy và người học

1.4 Chương trình Địa lí lớp 11

1.4.1 Những vấn đề chung

1.4.1.1 Mục tiêu

Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản về:

- Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại và một số vấn đề đang được nhân loại quan tâm

- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới

Về kĩ năng: Củng cố và phát triển các kỹ năng:

- Nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, xây dựng biểu đồ, sử dụng và khai thác bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa lí kinh tế - xã hội thế giới, khu vực và một số quốc gia tiêu biểu

- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí về một số khu vực hay quốc gia tiêu biểu trên thế giới

- Vận dụng kiến thức ở mức độ nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí đang diễn ra trên thế giới

Về thái độ, hành vi:

- Có ý chí vươn lên để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Có thái độ đúng đắn trước hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốc gia, khu vực

- Quan tâm đến những vấn đề liên quan đến địa lí như dân số, môi trường

Trang 40

1.4.1.2 Nội dung chương trình Địa lí 11

Trọng tâm của chương trình Địa lí 11 là Địa lí kinh tế - xã hội thế giới Chương trình được chia theo các đơn vị kiến thức lớn, bám sát sách giáo khoa

và gồm hai nội dung lớn:

Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới giúp HS biết được khái quát đặc điểm của nền kinh tế thế giới; các vấn đề mang tính toàn cầu; một số vấn đề của châu lục và khu vực;…

Địa lí khu vực và quốc gia giới thiệu và cung cấp kiến thức về các tổ chức kinh tế tiêu biểu như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); các nền kinh tế tiêu biểu của thế giới như Hoa Kì, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc,…

Bên cạnh việc giúp HS có cái nhìn khái quát về bức tranh kinh tế - xã hội của thế giới, đặc điểm của các nền kinh tế tiêu biểu, Địa lí 11 tiếp tục củng

cố và rèn luyện cho HS các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu, Ngoài ra, những nội dung của chương trình Địa lí 11 sẽ giúp HS có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốc gia, khu vực, quan tâm đến những vấn

đề như dân số, môi trường,

1.4.1.3 Phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT

Phân phối chương trình quy định nội dung dạy học cho từng tiết học trên

cơ sở khung phân phối chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề, ) của Bộ, trong đó đã lược bỏ những nội dung cần điều chỉnh dạy học theo công văn số: 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thời gian thực hiện kế hoạch dạy học trong năm là 37 tuần, trong đó học kì

I là 19 tuần, học kì II là 18 tuần

Phân phối chương trình là kế hoạch dạy học chung cho tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh Riêng các trường chuyên biệt dựa vào phân phối chương

Ngày đăng: 18/09/2017, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w