1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học bài phong cách ngôn ngữ chính luận trong sách giáo khoa ngữ văn theo hướng tích cực

46 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 247 KB

Nội dung

Hơn nữa, trong thực tế, một số GV khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” nói riêng và các phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung chỉ chú ý đến kiến thức chuyên môn, dạy cho đủ bà

Trang 1

MỎ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ở nước ta, những năm gần đây, nền giáo dục đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt

quan tâm, đầu tư phát triển Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sựnghiệp giáo dục của nước ta vẫn nằm trong tình trạng trì trệ và lạc hậu

Đe đáp úng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiến đếnmột nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa với một sự cạnh tranh quyết liệt , vươn lên sánh vaivới các cường quốc năm châu, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều chính sách đổimới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học

Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xây dựng trong Nghị quyếtTrung ương 4 khóa VII (01/ 1993); Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996); đượcthể chế hoá trong Luật Giáo dục (12/1998); được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáodục và đào tạo

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (01/1993) đã nêu: "Đổi mới phương pháp dạy học

ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, học tập và sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học gắn với nhà trường, với xã hội, áp dụng phương pháp giảo dục hiện đại đế bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

Chỉ thị số 14 (4/1994) của Bộ Giáo dục và đào tạo; Luật Giáo dục (12/1998), điều

24.2 cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giảo dục phô thông phải phát huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, sảng tạo của học sinh; phù họp với từng đặc điêm lóp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiên, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thủ học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều, truyền thụ các kiến thức

có săn ”

Từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học nêu trên, chúng ta đã nhận thấy trong

Trang 2

1.2 Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình, SGK cũng đã được biên soạn lại Phân

môn Tiếng Việt được tích họp với Văn và Làm văn và trở thành môn học có tên gọi làNgữ văn Chính vì vậy, các phong cách chức năng ngôn ngữ đã được chú trọng hơn.Trong các phong cách chức năng ngôn ngữ thì phong cách ngôn ngữ chính luận là mộttrong những phong cách chức năng ngôn ngữ quan trọng được đưa vào giảng dạy trongchương trình Ngữ văn lớp 11

1.3 Nhìn chung, các bài phong cách chức năng ngôn ngữ được soạn trong chương trình

Ngữ văn THPT thường mang tính chất khô khan, khó tiếp cận đối với học sinh Và thườngkhi dạy những bài học này, học sinh không mấy hứng thú Hơn nữa, trong thực tế, một số

GV khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” nói riêng và các phong cách chức

năng ngôn ngữ nói chung chỉ chú ý đến kiến thức chuyên môn, dạy cho đủ bài, đủ tiết màkhông hề chú ý đến việc vận dụng phối kết họp các phương pháp dạy học để phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Vì vậy, chất lượng dạy và học chưa thực sự đạtđược mục tiêu đề ra

1.4 Bản thân là một sinh viên sư phạm chuẩn bị ra trường, tôi nhận thấy được vai trò, tầm

quan trọng của việc vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích cực vào dạy từng bàiphong cách chức năng ngôn ngữ trong chương trình SGK Ngữ văn THPT Dạy học theoquan điểm tích cực luôn lấy học sinh làm trung tâm Nó có nhiều ưu điểm và mang lạihiệu quả cao trong hoạt động dạy và học

Từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học bài phong cách ngôn ngữ chính luận trong SGK Ngữ' văn 11 theo hướng tích cực” với mục đích góp một

phần nhỏ của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao

Trang 3

chất lượng dạy và học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” nói riêng và các bài

phong cách chức năng ngôn ngữ nói chung

Ở nước ta, từ những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề phát huy tính tích cực, chủ độngcủa người học trong dạy học đã được đặt ra trong ngành giáo dục Hiện nay, vấn đề nàyngày càng được nhiều người quan tâm và nó đã trở thành một trong nhũng yếu tố quantrọng góp phần vào sự nghiệp đổi mới nền giáo dục nước nhà Dưới đây, chúng tôi xinđược giới thiệu sơ lược một số công trình, tài liệu nghiên cứu tiêu biểu có đề cập đến vấn

đề nói trên

Trong cuốn “Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm ”, tác giả

Nguyễn Kì đã đưa ra những vấn đề lí luận chung nhất về phương pháp dạy học theo hướngtích cực Trong đó tác giả đã nêu ra bốn đặc trưng cơ bản về phương pháp dạy học theohướng tích cực; giới thiệu nhũng thành tựu của thế giới về hoạt động học của HS, hoạtđộng dạy của GV, mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học; đưa ra phương hướng, điềukiện để lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp Cũng trong cuốn sách này, tácgiả giới thiệu cho người đọc biết về một số mô hình dạy học tích cực và một số mẫu giáo

án của nhiều môn học khác nhau

Trong cuốn “Bàn về dạy học lay người học làm trung tâm”, tác giả Trần Bá Hoành

đã đưa ra một số vấn đề như: bản chất của dạy học theo hướng tích cực;

mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hình thức dạy học và cách đánh giá trong dạy

Trang 4

học theo hướng tích cực.

Trong cuốn “Đối mới phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh ” của tác giả Lê A có đoạn: “Tư tưởng dạy học lấy người học làm trung tâm cần được hiếu như một quan điếm, một cách tiếp cận quả trình dạy học Quan điếm dạy học lấy người học làm trung tâm không có nghĩa là chủng ta bỏ đi những phương pháp dạy học truyền thống

mà chủng ta cần phát triến nó, vận dụng nó” [ .37].

Trên tạp chí nghiên cứu Giáo dục số tháng 8 năm 1995 có bài viết “Bàn về phương pháp giảo dục tích cực ” của Giáo sư Phạm Viết Vượng đề cập đến quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm Ông nhấn mạnh rằng: “phải lấy người học làm trung tâm như một quan điêm giáo dục đào tạo, cốt lõi của nỏ là vì học sinh, bởi học sinh ”[ .20].

Trên tạp chí Giáo dục số 223 tháng 10 năm 2009, tác giả Nguyễn Thành Kỉnh với

bài viêt “Đoi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học ” đã chỉ ra

những vấn đề về tính tích cực hóa người học và quá trình học tập Cũng trong bài viết này,tác giả đã đề ra những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóacủa người học theo những nguyên tắc: tương tác; tham gia và hợp tác; tính vấn đề của dạyhọc và các tình huống dạy học

Trên tạp chí Dạy và học ngày nay số 4 năm 2010, tác giả Nguyễn Châu có bài viết

“Phương pháp dạy học “lấy giáo viền làm trung tâm ” và phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên những nét khác biệt cơ bản giữa

phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm và phương pháp dạy học lấy GV làm trungtâm; đồng thời tác giả cũng đưa ra yêu cầu phải chuyến đối một cách hợp lí từ dạy học lấy

GV làm trung tâm sang lấy HS làm trung tâm

Trên tạp chí Giáo dục số 237 (tháng 5 năm 2010), tác giả Nguyễn Gia cầu có bài

viết “Bồi dưỡng cho HS tính tích cực, chủ động trong quá trình tự học Văn Trong bài viết

này, tác giả đã chỉ ra một số tiền đề lí luận về tính tích cực trong quá trình tự học của HS;

Trang 5

những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán học Văn của HS và nêu ra những biện pháp đểbồi dưỡng tính tích cực, chủ động cho HS trong quá trình tự học Văn.

Ngoài ra còn có một số công trình, tài liệu nghiên cứu khác nữa có để cập đến vấn đềdạy học theo hướng tích cực Nhưng nhìn chung đó chỉ là nhưng vấn đề lí thuyết chungchung, chứ chưa thật sự đi sâu vào những phương pháp dạy học ứng với từng bài học cụthể để phát huy tính tích cực, chủ động của người học

2,2 Sách giảo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt”, SGK và SGV Ngữ văn 11 (tập 2)

Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt” ở phần “Các nguyên tắc

và phương pháp dạy tiếng Việt ”, tác giả Lê A đã đưa ra các nguyên tắc dạy tiếng Việt và

những phương pháp, thủ pháp được sử dụng trong dạy học tiếng Việt Đây sẽ là cơ sở đểchúng tôi lựa chọn những phương pháp, thủ pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ độngcủa HS

Trong SGK Ngữ văn 11 (tập 2), bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận” được dạy

trong hai tiết Mỗi một tiết đều được soạn thành hai phần lí thuyết và thực hành đan xennhau Việc biên soạn như vậy một mặt để tăng cường tính tự giác, sáng tạo của học sinh;mặt khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu pháttriển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong SGV Ngữ văn 11 (tập 2), phần phương pháp dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” được định hướng như sau: “GV kết họp cách trình bày vừa diễn giảng vừa đàm thoại và hướng dân HS trả lời các câu hỏi đã chuân bị trước Mặc dù đây chỉ là phần định hướng chung chung nhưng phần nào giúp chúng tôi lựa chọn được những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu hay những bài viết nói trên phần nào đã đềcập đến vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động của người học Tuy nhiên, việc nghiên

Trang 6

cứu, tìm hiểu cụ thể cách tổ chức dạy học bài Phong cách ngôn ngữ chính luận trong SGK Ngữ vãn 11 theo hướng tích cực lại chưa được quan tâm, chú ý nhiều Chính vì vậy,

chúng tôi nhận thấy cần thiết đi sâu nghiên cứu đề tài: “Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong SGK Ngữ vãn 11 theo hướng tích cực

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm hai mục đích sau:

- Tìm ra hướng đi mới cho việc tổ chức hoạt động dạy và học bài “Phong cách ngôn ngữ chính ỉuận ” đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, phù họp với thực tiễn đất nước.

- Vận dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của HS để nâng cao chất lượng

dạy và học bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” nói riêng và các bài phong cách chức

năng ngôn ngữ nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đe đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:

+ Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu Trên cơ sở đó, kếthừa những thành tựu của các tài liệu để vận dụng và giải quyết đề tài một cách hợp lí.+ Cần xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

+ Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận

+ Tiến hành thực nghiệm bằng việc thiết kế giáo án và rút ra kết luận chung

4 Đối tưọng, phạm vi nghiên cửu

4.1Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ nội dung của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề lí

luận về phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh trong dạy học bài “Phong

Trang 7

cách ngôn ngữ chính ỉuận Trên cơ sở đó, vận dụng những phương pháp ấy vào thực tế giảng dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

4.2Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc dạy học bài

“Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 theo hướng

tích cực

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn sử dụng những phương pháp sau:

5.1Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp này nhằm đế phân loại, phân tích kết quả khảo sát thực trạng

HS trước khi tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả thực nghiệm

5.2Phương pháp hệ thống hóa

Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa những vấn đề lí luận về dạy học theo

hướng tích cực, về “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” dưới góc độ nghiên cứu của ngôn

ngữ học và trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11

5.3Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng phương pháp này nhằm để kiểm chứng quá trình dạy và học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” theo hướng tích cực Từ đó rút ra được kết luận chung.

6 Đóng góp của khóa luận

Được thể hiện trên hai phương diện:

- Phương diện lí luận: Khóa luận tập trung trình bày những vấn đề lí luận có liên

quan đến việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” trong sách giáo khoa Ngữ

văn lớp 11

- Phương diện thực tiễn: Khóa luận một mặt giúp cho người dạy phát huy được năng

Trang 8

sáng tạo trong học tập.

7 Bố cục của khóa luận

Khóa luận được triển khai theo bố cục ba phần:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung: Gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo quan điểm tíchcực

+ Chương 2: Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận” theo hướng tích

cực

+ Chương 3: Thực nghiệm

- Phần kết luận

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CO SỎ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC

THEO HƯỚNG TÍCH cực

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Sự đổi mói phưong pháp dạy học hiện nay

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đổi mới để tồn tại và phát triển là một tất yếu kháchquan Giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó, thậm chí là một yêu cầu hết sức cấpbách trong chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta

Đổi mới giáo dục là cả một quá trình, bao gồm nhiều nội dung, giải pháp, theo một lộtrình hợp lí, phù hợp với thực tiễn, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một khâu độtphá, là bước đi giải quyết việc nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu của thời đại

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là một khái niệm mới Từ những năm 60của thế kỉ trước, yêu cầu của việc cải tiến phương pháp giảng dạy đối với người dạy và yêucầu tự học đối với người học đã được đặt ra Tuy nhiên, chỉ từ khi nền giáo dục nước tachuyển mình từng bước hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới, đổi mới phương phápdạy học mới thực sự trở thành một yêu cầu bức thiết cho sự tồn tại và phát triển nước nhà

Từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quantâm đến sự phát triển giáo dục Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

đã chi’ rõ: “Đôi mới phương pháp dạy và học, phát huv tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhoi nhét, học vẹt, học chay Hay trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

IX vồ các Văn kiện đại hội X của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày

có đoạn: “Ve giảo dục và đào tạo, chủng ta phấn đấu đế lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực

sự là quốc sách hàng đầu, phát triến nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giảo

Trang 10

dạy và học theo hướng “ chuấn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học ”

Thực hiện theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, chương trình Ngữ văn hiện nay

đã được đổi mới một cách toàn diện từ sách giáo khoa đến nội dung, phương pháp, cáchthức đánh giá Và có thể nhận thấy rõ rằng đổi mới phương pháp dạy học là một trongnhững trọng tâm của đổi mới chương trình lần này Đổi mới phương pháp dạy học trongmôn Ngữ văn không hạ thấp vai trò của người GV mà ngược lại GV chính là người tổ chức,thiết kế, điều hành giờ học Phương pháp dạy học mới hạn chế tối đa lối dạy lí thuyết, mộtchiều, chuyển quá trình thuyết giảng của GV thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữathầy và trò, giữa HS và HS giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bàihọc của mình

Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là một quá trình nâng cao hiệu quả của việcdạy và học; phát triển tư duy độc lập, chủ động, sáng tạo; tạo niềm vui và hứng thú học tậpcho HS; góp phần làm cho việc dạy học gắn bó, phục vụ tốt hơn, ngày càng nâng cao hơncho việc hình thành và phát triển nhân cách và phẩm chất của người Việt Nam trong hiện tạicũng như trong tương lai

1.1.2 Quan điểm tích cực trong dạy học

1.1.2.1 Một số vấn đề về tỉnh tích cực học tập

Tính tích cực là phẩm chất vốn có của con người Con người không chỉ là khách thể

mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cảnhững tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình Đe tồn tại vàphát triển, con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhicn, cải tạo xãhội Vì vậy, hình thành và phát triến tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ củagiáo dục

Tính tích cực học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức Tính tích cực trong hoạtđộng học tập liên quan trước hết với động cơ học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng

Trang 11

thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực Tính tíchcực sản sinh lớp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mong của sáng tạo Ngược lại,phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động

cơ học tập Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời câu hỏicủa giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đềnêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vậndụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đanghọc; kiên trì hoàn thành các bài tập; không nản trước những tình huống khó khăn

Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:

- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn

- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau vềmột số vấn đề

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

1,1.2,2 Phương pháp dạy học tích cực

1.1.2.2.1 Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước đểchỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của người học

Xét một cách khái quát, có thể xem phương pháp dạy học tích cực là phươngpháp khơi dậy, phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của cả người dạy và người học,trong đó lấy người học làm trung tâm trên cơ sở phát huy vai trò định hướng, tố chức củangười thầy, vai trò thực hiện, thi công của trò và sức mạnh của các phương tiện kĩ thuật hiệnđại nhằm chinh phục chân lí trên cả ba phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ

Như vậy, thuật ngữ phương pháp dạy học tích cực bao hàm cả phương pháp dạy vàphương pháp học Muốn hoạt động dạy và hoạt động học đạt hiệu quả, cần gắn việc lựachọn phương pháp với sự họp tác của cả thầy và trò

Trang 12

1.1.2.2.2 Dạy tích cực - học tích cực

Dạy tích cực: GV với vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy cần phảihướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mớitheo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm Thường xuvên điều chỉnh các hoạt động học tậpcủa HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực, chủ động, sáng tạotrong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản Song song đó, GV phải biết sử dụng

và hướng dẫn HS sử dụng các thiết bị đồ dùng và ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác

và vận dụng kiến thức có hiệu quả Bằng mọi cách, GV phải tạo điều kiện cho học sinh rènluyện kĩ năng học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã họcvào giải quyết các vấn đề thực tiễn Trong giảng dạy, cần chú ý khai thác vốn kiến thức,kinh nghiệm, kĩ năng nghe - nói - đọc - viết mà HS đã có

Học tích cực: HS chuẩn bị bài kĩ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc

lộ ý kiến, quan điểm của mình Hơn thế, các em phải luôn tích cực suy nghĩ, chủ động thờigian các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tìnhcảm đúng đắn Biết đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm Tíchcực, sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đềđặt ra từ thực tiễn Bên cạnh đó, HS phải biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kếhoạch học tập phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân Biết sưu tầm và tìmhiểu các tài liệu có liên quan đến bài học bằng các hình thức khác nhau Có ý thức sử dụng

đồ dùng học tập và các ứng dụng công nghệ thông tin đế học tập có hiệu quả

ỉ 1.2.2.3 Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Mỗi phương pháp dạy học dù là truyền thống hay hiện đại cũng đều có những đặcđiểm riêng Neu xét bản thân các phương pháp thì không có phương pháp nào là phươngpháp tồi, không có phương pháp nào là tích cực hay thụ động, mà phương pháp ấy trở nêntồi, thụ động khi người ta không khai thác hết tiềm năng của nó hoặc sử dụng nó khôngđúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng Đe phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người

Trang 13

học, GV phải khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một

số phương pháp mới Hay nói một cách cụ thể hơn thì GV phải hiểu cho đúng cách làm,cách tiến hành các phương pháp dạy học và linh hoạt sáng tạo trong sử dụng nó ở những tìnhhuống và hoàn cảnh khác nhau, để các phương pháp dạy học ấy có tác động tích cực đếnngười học

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp dạy học tính tích cực cần đượcphát triển ở trường phổ thông:

- Phương pháp vấn đáp:

Đây là phương pháp GV đưa ra những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để HS trả lời,hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV Thông qua đó HS lĩnh hội được nội dungbài học

Có ba hình thức vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích, minh họa, vấn đáp tìmtòi sáng tạo

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:

Đây là phương pháp GV đưa ra các vấn đề, cung cấp thêm thông tin có liên quan đếnbài học của HS Phương pháp này giúp HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm đượcphương pháp chiếm lĩnh các tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, tăng khả năng

áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề

Áp dụng phương pháp này, GV phải chuấn bị trước vấn đồ vấn đồ đưa ra phải mangtính thực tế, điển hình, phù hợp với nội dung của bài học; đồng thời GV phải chuẩn bị tốtkiến thức lí luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề

- Phương pháp thảo luận nhóm:

Đây là phương pháp GV tổ chức cho HS trao đổi, bàn bạc với nhau, bộc lộ quan điểm

về một chủ đề hay vấn đề nào đó để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêucầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học Sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho các thànhviên trong nhóm chia nhỏ những băn khoăn, thắc mắc, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau

Trang 14

xây dựng nhận thức mới qua cách nói ra những điều đang nghĩ Bài học trở thành quá trìnhhọc hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ phía GV.

- Phương pháp dạy học trực quan:

Đây là phương pháp GV sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu vào bài học Việc sửdụng tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ sẽ gây hứng thú cho HS, tránh sự nhàm chán trong họctập Thông qua đó, HS nhanh chóng ghi nhớ và hiểu bài tốt hơn

- Phương pháp dạy học theo dự án:

Đây là phương pháp GV giao cho HS thực hiện một nhiệm vụ học tập thích họp gắnvới thực tiễn, kết họp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, tự thực hiện kế hoạch và

tự đánh giá kết quả đạt được

Trên đây là một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS.Tùy từng môn học, từng bài học cụ thể mà GV có cách lựa chọn các phương pháp dạy họcphù hợp

1.1.3 Đặc điểm tâm lí lửa tuổi học sinh THPT với phưong pháp dạy học theo hướng tích cực

Lứa tuổi học sinh THPT thường mang lại nhiều bận tâm cho các thầy cô và cha mẹ.Bởi lúc này, các em đang ở độ tuổi mới lớn, tâm lí rất phức tạp Vì vậy, muốn cho hoạt độngdạy và học đạt hiệu quả, GV cần đi sâu vào thế giới nội tâm của các cm đế tìm ra nhữngphương thức đúng đắn

1.1.3.1 Đặc điếm hoạt động học tập

So với lứa tuổi HS THCS, hoạt động học tập của HS THPT phức tạp hơn rất nhiều.Khối lượng tri thức tăng lên ở các môn học, ở từng bài, từng tiết; nội dung các khái niệmđược mở rộng; xuất hiện nhiều khái niệm, quy luật mới ở các môn học Phương pháp họctập đã có nhiều thay đổi Thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn hon Ởcác em đã hình thành hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Các em tíchcực học các môn cần thiết cho hoạt động tương lai của mình Tất cả những điều đó đòi hỏi

Trang 15

các em không chỉ phát triển mạnh tư duy trừu tượng, kĩ năng tự học, mà còn phải độc lậpcao hơn.

Đe các em có động cơ học tập tốt và thái độ học tập đúng đắn, GV phải biết tạo hứngthú; sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ độngcủa HS

1.1.3.2 Đặc điêm của sự phát triển trí tuệ

Nhìn chung, hoạt động trí tuệ của HS THPT ổn định, bền vững hơn so với lứa tuổitrước

- Tính chủ định được phát triển mạnh ở quá trình nhận thức, nghĩa là HS xác địnhđược đối tượng của hoạt động trí tuệ, ý thức được và sử dụng được các thao tác trí tuệ đểgiải quyết nhiệm vụ học tập

- Quan sát có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn so với lứa tuổi trước

- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai tròcủa ghi nhớ lôgic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt (các em biết sử dụng tốthơn các phương pháp ghi nhớ: tóm tắt ý chính, so sánh đối chiếu ) Đặc biệt các em đã tạođược tâm thế phân hóa trong ghi nhớ Các em biêt tài liệu nào cần nhớ từng câu, từng chữ,cái gì cần hiểu mà không cần nhớ

- Khối lượng chú ý tăng lên, tính bền vững của chú ý và sự tập trung của chú ý tănglôn rõ rệt Học sinh có kĩ năng phân phối chú ý, nghĩa là có khả năng chú ý nhiều đối tượng,nhiều hành động diễn ra cùng một lúc

- Tư duy trừu tượng, tư duy lí luận của các em bắt đầu chiếm ưu thế Tính độc lập,tính nhất quán, tính phê phán của tư duy tăng lên

Nhìn chung, ở lứa tuổi này, các em đã ý thức được và sử dụng các thao tác trí tuệ đểgiải quyết nhiệm vụ học tập của mình.Vì vậy, GV cần tổ chức giờ học sao cho nội dungthích họp, phù họp với nhận thức của HS Đặc biệt, GV nên sử dụng các phương pháp pháthuy được tính độc lập, tính tích cực trí tuệ của HS như: phương pháp nêu vấn đề, phương

Trang 16

pháp thảo luận nhóm

1.1.3.3 Đặc điếm về giao tỉêp

Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất Vì vậy, ở lứa tuổi nàyquan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với người lớn tuổi hon hoặc ít tuổi hơn

- Trong quan hệ bạn bè, các em mong muốn được sinh hoạt với các bạn cùng lứatuổi, mong muốn mình là người có uy tín và có vị trí nhất định trong nhóm Tuy nhiên, ở lứatuổi này, nhóm tự phát ngoài nhà trường có ảnh hưởng rất lớn Vì vậy, trong công tác giáodục HS, GV phải chú ý tới các hội tự phát ngoài nhà trường GV có thể tránh được hậu quảxấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức hoạt động của các tập thể thật phong phú, sinhđộng khiến cho các hoạt động ấy phát huy được tính tích cực của HS

- Trong quan hệ với người lớn tuổi, các em luôn mong muốn người lớn thừa nhận mình

là người trưởng thành Vì thế, các em không muốn người lớn can thiệp quá sâu vào đời sốngriêng tư của mình Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chiphối Neu người lớn can thiệp quá sâu thì các em sẽ không nghe lời, thậm chí tìm cách xalánh Do đó, trong quá trình dạy học, GV cần tạo điều kiện giúp các em phát triển quan hệgiao tiếp, đặc biệt cần hướng các em vào các hoạt động hợp tác tập thế

Tóm lại, để HS phát huy được tính tích cực, chủ động của mình khi học bài "Phong cách ngôn ngữ chỉnh ỉuận'\ GV cần chú ý khai thác những yếu tố thuận lợi và bất lợi trong

đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT nói chung và HS lóp 11 nói riêng

1.1.4 Dạy học tiếng Việt theo phương pháp truyền thống

Trước đây, khi trình độ phát triển của xã hội chưa cao, lượng thông tin và nguồn cungcấp thông tin chưa lớn Vì thế, công nghệ dạy học không được chú trọng nhiều và dạy họcchủ yếu theo phương pháp truyền thống - một chiều Dạy học tiếng Việt cũng không nằmngoài quan điểm đó

Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc đượctruyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ về cơ bản, phương pháp dạy học

Trang 17

này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm Thực hiện lối dạy này, GV là người thuyếttrình, diễn giảng, là “ kho tri thức” sống, HS là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo.Với phương pháp dạy học truyền thống, GV là chủ thể, là tâm điểm, HS là khách thể, là quỹđạo Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trênxuống Theo Frire - nhà Xã hội học, nhà Giáo dục học người Braxin đã gọi phương pháp dạyhọc này là “Hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sangđầu trò.

Dạy học tiếng Việt theo phương pháp truyền thống có ưu điểm và nhược điểm sau:

về ưu điểm: tốn ít thời gian, kiến thức đến với HS một cách chính xác, lôgic và có hệthống

về nhược điểm: HS không phát huy được vai trò chủ thể, nên tiếp nhận kiến thức mộtcách thụ động; tri thức đến với HS thường bị khúc xạ qua GV (GV hiểu đúng thì HS hiểuđúng và ngược lại); giờ dạy dễ đon điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên vồ lí luận, ít chú ý đến kĩnăng thực hành của người học; do đó kĩ năng hành dụng vào thực tế bị hạn chế

Như vậy, dạy học tiếng Việt theo phương pháp truyền thống chỉ thích hợp với quákhứ Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, cách dạy này sẽkhông còn phù hợp nữa Đe đáp ứng yêu cầu của thời đại, thúc đẩy xã hội phát triển, cầnphải thay phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học hiện đại

1.2 Co’ sở thực tiễn

1.2.1 Dự giờ giáo viên

Trong dạy học, người GV có vai trò vô cùng quan trọng GV chính là người tố chức,điều khiến, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng cho HS Đe tìm hiểu

việc tổ chức dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ chính luận ” phát huy tính tích cực của HS

trong nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã quyết định dự giờ dạy của một số GV.Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Hầu hết GV bám sát theo trình tự trong SGK: đưa ra ví dụ để HS phân tích, từ đó

Trang 18

rút ra kiến thức của bài học Tuy nhiên, một số GV vẫn còn sử dụng nhiều phương pháp thụđộng Chính vì vậy, HS chưa phát huy hết khả năng chủ động, sáng tạo của mình, từ đó dẫnđến chất lượng bài học không cao.

- Đã có một số GV sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủđộng của HS Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dạy học này chưa thật sự có hiệuquả Bởi một số GV chưa hiểu đúng cách làm, cách tiến hành, và chưa linh hoạt sáng tạotrong sử dụng các phương pháp dạy học ở những hoàn cảnh và tình huống phù họp

- Phần lớn GV vẫn quá máy móc, áp đặt theo SGK, SGV, không lấy thêm ví dụ ởngoài cho HS

- Luyện tập thực hành cho HS là công việc rất quan trọng Nhưng trong quá trình dạyhọc, một số GV không mấy quan tâm đến công việc này và chỉ chú trọng tới việc dạy líthuyết

Trên đây là những vấn đề còn tồn tại của một số GV trong quá trình dạy học bài

“Phong cách ngôn ngữ chính luận Đe khắc phục những tồn tại đó, cần phải đề ra được

những phương hướng thực sự xác đáng

1.2.2 Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh

Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể của hoạt động học, là người tiếp nhậntrực tiếp những tri thức trong bài học Đe nghiên cứu tốt hơn cách tổ chức dạy học bài

“Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận ” theo hướng tích cực, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo

sát đối tượng HS về thái độ và không khí học tập

Đối tượng điều tra, khảo sát là HS lớp 11 trường THPT Ỷ La -TuyênQuang

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về thái độ, không khí học tập của HS trong quá

trình dự giờ của GV dạy bài “Phong cách ngôn ngữ chỉnh luận Qua dự giờ, chúng tôi nhận

thấy:

- HS phần lớn đã tích cực làm việc dưới sự hướng dẫn của GV Nhưng bên cạnh đó

Trang 19

vẫn còn một số em tỏ ra thiếu thiện chí trong giờ học.

- Hầu hết HS vào giờ không hào hứng, không sôi nổi, có thái độ chây lười, ỷ lại cácbạn trong lớp, tranh thủ thời gian nói chuyện, nhất là khi thảo luận theo nhóm

- Hầu hết HS còn học theo hình thức chống đối, và dường như còn trong tình trạngbắt buộc với tinh thần không thoải mái Đặc biệt, các em chưa nghiêm túc trong giờ học,chưa biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống

CHƯƠNG 2: DẠY HỌC BÀI PHONG CÁCH NGỒN NGỦ CHÍNH LUẬN TRONG

SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG TÍCH cực

2.1 Phong cách ngồn ngữ chính luận dưới góc độ nghiên cứu của ngôn ngữ học

2.1.1 Các phong cách chức năng ngôn ngữ

2.1.1.1 Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ

Trong Phong cách học, phong cách chức năng ngôn ngữ là vấn đề luôn được các nhàngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Vì nó chính là cơ sở quy định cho việc lựa chọn và sửdụng ngôn ngữ đúng, hay, đạt hiệu quả giao tiếp

Thực tế cho thấy, khái niệm về phong cách chức năng ngôn ngữ mà các nhà nghiêncứu đưa ra vô cùng phong phú và phức tạp Bởi mỗi nhà nghiên cứu lại có quan niệm riêng

và cách nhìn nhận khác nhau về phong cách chức năng ngôn ngữ Với đề tài “ Dạy học bài phong cách ngôn ngữ chỉnh luận trong SGK Ngữ văn 11 theo hưởng tích cực”, chúng

tôi lựa chọn khái niệm của tác giả Cù Đình Tú Ồng cho rằng: “ Phong cách chức năng ỉà dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc biếu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biếu hiện tùy thuộc vào tông họp các nhân tố ngoài ngôn ngữ như hoàn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp” [14,14].

Như vậy khái niệm trên đã chỉ rõ được đặc điểm nội dung phong cách chức năngngôn ngữ; đồng thời xác định rõ các nhân tố cấu thành của phong cách chức năng ngôn ngữ

và mối quan hệ giữa chúng

Trang 20

Như đã nói, phong cách chức năng ngôn ngữ là vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ họcquan tâm nghiên cứu Vì vậy mà cho đến nay đã có rất nhiều hướng phân loại vồ vấn đồnày Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số hướng phân chia như sau:

Trong cuốn " Giảo trình Việt Ngữ (tập III) Tu từ học ” [285 - 289], tác giả Đinh

Trọng Lạc đã phân chia tiếng Việt ra hai phong cách lớn: phong cách khẩu ngữ và phongcách văn học Trong phong cách văn học lại được chia tiếp ra thành năm phong cách nhỏgồm: phong cách thư từ, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ chính luận,phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Trong cuốn “ Phong cách học”, tác giả Đinh Trọng Lạc lại đưa ra hướng phân chia

mới Hướng phân chia này đã chia phong cách chức năng tiếng Việt thành sáu phong cách:phong cách ngôn ngữ hội thoại, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữkhoa học, phong cách ngôn ngữ báo - công vụ, phong cách ngôn ngữ chính luận và phongcách ngôn ngữ nghệ thuật

Trong cuốn " Tu từ học tiếng Việt hiện đại", tác giả Cù Đình Tú đã phân loại phong

cách chức năng như sau: ngôn ngữ toàn dân được chia thành phong cách ngôn ngữ nghệthuật và ngôn ngữ trình bày Ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện chức năng biểu hiện, còn phongcách ngôn ngữ trình bày thực hiện chức năng trình bày Trong phong cách ngôn ngữ trìnhbày lại được chia tiếp ra thành phong cách khẩu ngữ tự do và phong cách ngôn ngữ gọt rũa.Cách phân chia này cho thấy tác giả có khi dựa vào chức năng, có khi dựa vào phạm vi giaotiếp để phân loại

Trên đây là một số cách phân loại phong cách chức năng ngôn ngữ Ngoài ra cònnhiều quan điểm phân chia khác nữa Nhưng nhìn chung cách phân chia nào cũng đã chỉ rõđược các chức năng và phạm vi sử dụng ngôn ngữ Hiện nay, SGK Ngữ văn THPT đã dựavào những cách phân loại trên và phân chia phong cách chức năng ngôn ngữ thành sáu loạiphong cách: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cáchngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính và

Trang 21

phong cách ngôn ngữ khoa học.

2.1.2 Phong cách ngôn ngữ chính luận

Trang 22

2.1.2.1 Khái niệm phong cách ngôn ngũ'chỉnh luận

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn có nhu cầu phát biểu ý kiến, bày tỏ lậptrường, quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, văn hóa, giáo dục Từ đó phong cáchngôn ngữ chính luận được hình thành và trở thành một trong những phong cách chức năngngôn ngữ cơ bản

Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đưa ra khái niệm về phong cách chính luận như sau: “

Phong cách chính luận là khuôn mầu thích hợp đế xây dựng lớp vãn bản trong đó thê hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội Nói cụ thế hơn, đó là vai của nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chỉnh trị xã hội, đảng viên, đoàn viên, hội viên tất cả những ai tham gia các hoạt động động viên, tuyên truyền, giảo dục về các mặt chính trị - xã hội” [10,111].

2.1.2.2 Các dạng thức cơ bàn của ngôn ngũ' chính luận

Phong cách chính luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết - phi nghệ thuật, nhưng

có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng - nghệ thuật của lời nói.Ngôn ngữ được sử dụng trong phong cách chính luận tồn tại ở cả 2 dạng : dạng nói

2.1.2.3 Các đặc trung cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận muốn thực hiện được chức năng thông báo

- chứng minh - tác động trong việc tuyên truyền, giáo dục, cổ động thì phải hướng tới bađặc trưng cơ bản sau: tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chõ, tính tuyền cảm mạnhmẽ

2.1.2.3.1 Tỉnh bình giá cồng khai

Trang 23

Tính bình giá công khai trong phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện ở chỗ biểuthị một cách rõ ràng, trực tiếp thái độ của tác giả đối với sự kiện.

Ví dụ: Văn bản “ Tuyên ngôn độc ỉập” của Hồ Chí Minh thể hiện rõ tính bình giá

công khai của người viết Ở văn bản này, Bác đã trích dẫn lời văn bản Tuyên ngôn độc lậpcủa nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp để nói lênrằng có ba bản tuyên ngôn với ba nền độc lập, với ba dân tộc ngang hàng nhau

Trong bản Tuyên ngôn của nước Mĩ “ Tất cả các dân tộc trên thế giới quyền tự do

”, Bác đã khẳng định quyền tự do, bình đẳng của nhân dân từ khi sinh ra và không ai cóquyền hành gì đối với nhân dân Còn trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của

Cách mạng Pháp " Người ta sinh ra quyền lợi”, Bác khẳng định bất cứ một ai kể từ khi

sinh ra đều được tự do, được công bằng và được hưởng tất cả quyền lợi của một con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra ba bản Tuyên ngôn ấy làm dẫn chứng và khẳng định “Đỡ ỉà những lẽ phải không ai choi cãi được” Từ ngữ và lối diễn đạt của Bác trong đoạn văn trên

rất giản dị, dễ hiểu, gần với lối nói của quần chúng nhân dân

Tính bình giá công khai là nét khu biệt của phong cách ngôn ngữ chính luận so vớilời nói nghệ thuật Văn bản nghệ thuật cũng bao hàm thái độ bình giá nhưng là bình giángầm, gián tiếp, thông qua hệ thống hình tượng

Ví dụ: “Dao có mài mới sắc, nước có lọc mới sạch, người có tự phê bình mới tiến bộ được” (Tự phê bình - Hồ Chí Minh)

Ở VD trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra cách lập luận hết sức chặt chẽ, thuyết phục được

Ngày đăng: 29/03/2015, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w