TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2
TRUNG TÂM GIÁO DUC QUOC PHÒNG HÀ NỘI 2
ĐỖ THỊ NGỌC MAI
ĐỎI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HUONG TICH CUC VA UNG DUNG
CONG NGHE THONG TIN VAO BAI GIANG “TRUYEN THONG DANH GIAC GIU NUOC CUA DAN TOC VIET NAM”,
CHUONG TRINH LOP 10, THPT
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HQC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng
Hà Nội - 2010
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2
TRUNG TÂM GIÁO DUC QUOC PHÒNG HÀ NỘI 2
DO THI NGOC MAI
DOI MOI PHUONG PHAP DAY HOC
THEO HUONG TICH CUC VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN VAO BAI GIANG “TRUYEN THONG DANH GIAC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM”,
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10, THPT
KHOA LUAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng
Người hướng dẫn khoa học ĐẠI TÁ: LÊ VĂN NGHỆ _ THƯỢNG TÁ: TRÀN QUANG HÙNG
Hà Nội — 2010
Trang 3LOI CAM ON
Đề tài có thể hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo
trong Trung tâm GDQP - AN Hà Nội 2, đặc biệt là Đại tá Lê Văn Nghệ và Thượng tá Trần Quang Hùng đã trực tiếp hướng dẫn em, các thầy đã dành nhiều thời gian để đọc bản thảo bổ sung những kinh nghiệm quý báu của
mình dé dé tai được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn Đại tá Lê Văn Nghệ và Thượng tá Trần Quang Hùng đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu
Em xin bày tơ lịng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Trung tâm GDQP
-AN Hà Nội 2, các thầy, cô giáo, các em học sinh lớp 10, Trường THPT Xuân
Hòa, Trường THPT Phúc Yên, Trường THPT Bến Tre và các bạn sinh viên
cùng lớp K32, TDTT - GDQP
Nhân dịp này em xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm GDQP - AN Hà
Hội 2 Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành để tai khóa luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài mới, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với khả năng có hạn, chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ý và đóng góp tận tình của các thầy, cô giáo, bạn đồng nghiệp đề đề tài được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, căn cứ, kết quả nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Nếu có gì không trung thực em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, Ngày 15 thang 05 năm 2010
Sỉnh viên
Trang 5CAC Ki HIEU VIET TAT - BGD - DT: - CNH, HDH: -CNTT: - GDQP - AN: - GDQP : - HS, SV: - KHCN: - SGK: - TCDN: - THPT : - XHCN :
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơng nghệ thơng tin
Giáo dục quốc phòng- an ninh Giáo dục quốc phòng
Học sinh, sinh viên
Khoa học công nghệ Sách giáo khoa Trung cấp dạy nghề
Trang 6DANH MUC BIEU BANG
Bang 1: Kết quả học tập theo phương pháp truyền thống Bảng 2: Kết quả học tập theo phương pháp tình huống
Bảng 3: Kết quả học tập khi sử dụng phần mềm tin học powerpoint
Biểu đồ 1:
Biếu đồ 2:
Biểu đồ 3:
So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử dụng phần mềm powerpoint dạy bài "7ruyễn thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
10 trường THPT Xuân Hòa
So sánh kết quả học tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử dung phần mềm powerpoint dạy bài "Truyền thông đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
10 trường THPT Phúc Yên
So sánh kết qua hoc tập theo phương pháp truyền thống, phương pháp tình huống, phương pháp giảng dạy khi sử dụng phan mém powerpoint day bai "Truyén thong danh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam " cho học sinh lớp
Trang 7MUC LUC
Phần mở đầu
1 Lý đo chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chương 1: Tổng quan về lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo
1.1.1 Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học 1.1.2 Cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong
GDQP-AN
1.2 Cơ sở thực tiễn về phương pháp dạy học GDQP -AN hiện nay ở
nhà trường phô thông
1.3 Cơ sở thực tiễn về ứng dụng CNTT trong GDQP ở các trường
THPt hiện nay
1.4 Tinh tat yếu về đối mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong GDQP-AN
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Phương pháp trực quan trong GDQP-AN
3.1.1 Trực quan bằng sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê 3.1.2 Màn ảnh
3.1.3 Sử dụng máy tính trong giảng dạy GDQP-AN
Trang 83.1.4 M6 hinh dung cu hoc tap
3.1.5 Thăm quan thực tế
3.2 Phương pháp dạy học bằng tình huống bài “Truyền thống đánh
giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam?”
3.2.1 Xây dựng được tình huống thực tế
3.2.2 Tổ chức lớp trong giảng tình huống GDQP-AN
3.2.3 Hướng dẫn học sinh viết bài phân tích tình huống 3.2.4 Điều kiện áp dụng phương pháp tình huống
3.3 Ứng dụng CNTT (phần mềm powerpoint) vào bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
3.3.1 Soạn bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” trên chương trinh powerpoint — slede 3.2.2 Thực hành dạy học bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc Việt Nam” trên chương trinh powerpoint
3.2.3 Kết quá học tập khi sử dụng phần mềm tin học powerpoint
Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo
Trang 9MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhằm đảo tạo ra con người phát triển toàn diện, phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước Hiện nay, nền giáo dục và dao tao cua
chúng ta đã và đang có những chuyền biến tích cực theo sự phát triển chung của
xã hội Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục quốc phòng - an ninh
(GDQP - AN) là một trong những môn học được Đảng và Nhà nước quan tâm
đặc biệt Nhiều văn bản nghị quyết, nghị định ban hành được quán triệt, triển
khai đồng bộ, xác định rõ môn học GDQP - AN là một trong những nội dung của nền giáo dục quốc dân, là môn học chính khóa trong các nhà trường phố thông, cao đẳng, đại học Mơn học góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức cách
mang, trang bi kiến thức, tri thức cần thiết về quốc phòng, an ninh cho thế hệ trẻ,
đáp ứng và thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa XHCN)
Tuy nhiên, chất lượng môn học GDQP - AN chưa đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt về phương pháp giảng đạy chưa theo kịp xu thế đối mới
của xã hội, của ngành giáo duc dao tạo; chưa xứng đáng với vị trí chiến lược
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Trong bài viết “Phương pháp đạy và học tập” (Nhà xuất bản Giáo đục -
1999 - trang 19, 20) cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTW Đảng đã
Trang 10trường lôi rất vui được biết cách giảng và học ở đây có tiễn bộ hơn, hiện đại
hơn: Thây gợi ý để trò suy nghĩ, thấy nêu tình huống có vấn đề để thảo luận, tranh luận, tìm cách xử lý tốt nhất; thay gidi thiệu các loại sách mà trò phải đọc Người ta cịn cho tơi biết phương pháp này có xu thế dẫn dẫn phố biến Tuy nhiên tình hình chưa phải đáng yên tâm, bởi lẽ cách giảng dạy phần lớn thuộc về người thây có tâm huyết, có trình độ sư phạm và có kiến thức nghề nghiệp cả lý thuyết và thực hành Tục ngữ có câu “Khơng thây đỗ mày làm nên” và cũng có câu “Học một, biết mười” Điều đó có ÿ nghĩa là chúng ta biết qúy trọng người thầy, nhưng đông thời cũng biết vị trí quan trọng của người học, có thể nói cực kỳ quan trọng của người học”
Thực tế trong dạy học GDQP - AN hiện nay, các nhà trường phô thông vẫn chủ yếu dạy học theo phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết
trình, độc thoại một chiều), không phát huy được tính tích cực, khả năng tự
học của học sinh nên chất lượng môn học chưa cao Chúng ta đều biết, dạy và
học là hoạt động chủ yếu của thầy và trị, trong đó hoạt động dạy, dẫn dắt,
định hướng của giảng viên có tính quyết định chất lượng đào tạo Việc định hướng, dẫn dắt, mở ra chiều hướng hoạt động mới cho học sinh là nội dung quan trọng của giảng viên, cần xây dựng bài giảng bằng hình thức mở để học
sinh tiếp cận từng nội dung học phần luôn được tự tin, chủ động Dù bài giảng
thuộc phần lý thuyết hay kỹ năng thực hành, giáo viên cần đưa ra được những tình huống (đặt và giải quyết vẫn đề) để học sinh xử lý, tìm được nội hàm vấn đề đó, đó là phương pháp đổi mới trong dạy và học
Ứng dụng phần mềm tin học, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại là yêu cầu, đòi hỏi cao đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn học GDQP - AN Nhưng ứng dụng phần mềm tin học và sử đụng thiết bị đạy học hiện đại phải đa dạng, phù hợp, mang tính khoa học cao mới có chất lượng, sản phẩm tốt hơn được Mỗi bài giảng khi ứng dụng công nghệ thông tin đã
Trang 11được bản chất từng vấn đề, nội dung về quốc phòng, an ninh cũng như về kỹ
thuật, chiến thuật, nghệ thuật quân sự Khi giới thiệu một số loại bom đạn,
học sinh thấy được uy lực, tác hại của nó, theo đó là cả một cảnh tượng bi thảm, đau thương Từ thực tế phần mềm tin học khi ứng dụng vào giảng dạy, người học thấy hào hứng hơn, có tính khoa học hơn, từ đó có thái độ học tập
tốt hơn
Từ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đối mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP - AN nhằm nâng cao chất lượng môn học, nên tôi chọn đề tài “Đỗi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng “Truyền thông đánh giặc giữ nước cúa dân tộc Việt Nam”, chương trình lớp 10,
THPT
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra phương pháp dạy học tích cực (phương pháp trực quan, tình huống) được thê hiện theo các quy trình dạy và học, nâng cao chất lượng bài giáng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
- Xây dựng giáo án điện tử bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” theo chương trình powerpoint
- Vận dụng phương pháp giảng dạy tình huống và ứng dụng phần mềm tin học vào bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và GDQP - AN
Trang 12- Té chirc thye nghiém day hoc theo phuong phap déi mdi tich cực, ứng dụng công nghệ thông tin
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đối mới phương pháp dạy học và ứng dụng phần mềm tin học trong GDQP - AN có ý nghĩa khoa học cao, có giá trị thực tiễn trong quá trình thực
hiện môn học
Trang 13Chuong 1
TONG QUAN VE Li LUAN VA THUC TIEN
1.1 Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp day học và ứng dụng công nghệ thông tỉn trong giáo dục đào tao
1.1.1 Cơ sở lí luận của việc đỗi mới phương pháp dạy học
Ngày 28/4/1981 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị 107/CT/TW về "Tăng cường công tác giáo dục quốc phịng tồn dân, chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) đã chỉ rõ “Phải tăng cường công tác giáo dục quốc phịng tồn dân, trước hết đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước
và thế hệ trẻ học sinh, sinh viên” Nghị định 02 - NÐ/TW ngày 30/7/1987 của
Bộ Chính trị đã quyết định đưa nội dung đường lối quân sự của Đảng và nhiệm vụ quốc phòng vào chương trình học tập chính thức của các trường đào tạo, bỗ túc cán bộ của Đảng và Nhà nước; các trường trung học đến đại học
Chỉ thị 12/CT - TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới” Chỉ thị 12/CT - TW khẳng định giáo đục quốc phòng, an ninh là một bộ phận của của nền giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội, phải được chỉ đạo, tố chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương
Trang 14phịng tồn dân, thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và báo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chỉ thị 12/CT - TW nhân mạnh “Chú trọng giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, lịch sử, truyền thống của Đảng và dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, ý thức sống và làm việc theo pháp luật” Cần tập trung giáo dục ý thức, tri thức và kỹ năng, kết hợp giáo dục lý thuyết với thực hành
Nghị định 116/2007/NĐ - CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ quy định về đối tượng, chương trình, nội dung cơ bản về Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên các trường THPT đến đại học; học viên các học
viện, trường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp và các lớp dao tao tai
chức đo các Bộ, ngành địa phương tổ chức Nghị định 116/2007/NĐ-CP xác định vị trí, tính chất của giáo dục quốc phòng - an ninh Giáo đục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục quốc phòng - an ninh
là môn học chính khóa trong các trường, lớp đào tạo bậc đại học, cao đẳng,
THCN, dạy nghề, THPT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu Giáo dục quốc phòng - an ninh nhằm góp phần đào tạo con người phát triển tồn
diện, có đạo đức, sức khỏe, kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng quân sự
để sẵn sang tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng có nền quốc phịng tồn dân, nền an ninh nhân dân Nghị định đề cập nguyên lý Giáo dục quốc phòng - an ninh với nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước; Giáo dục quốc phòng - an ninh phải có tính nhân dân, tính truyền thống dân tộc, tính khoa
học kỹ thuật quân sự hiện đại, giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành Đối
tượng, thời gian, nội dung, phương pháp Giáo dục quốc phòng - an ninh được
căn cứ trong các điều 24, 30, 36, 41 của Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 và
Chính phủ quy định cụ thể cho học sinh, sinh viên thuộc các loại hình đào tạo
Trang 15116/2007/ND-CP khang định yếu tố quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh là phải có hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, đào tạo phù hợp, đó chính là cầu nối, con đường dẫn dắt đến nhận thức, tiếp thu tri thức về giáo dục quốc phịng, an ninh Vì vậy, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên, giáng viên có phẩm chất, năng lực, yêu
nghề, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục và củng cố nền quốc phịng
tồn đân, nền an ninh nhân dân, có kiến thức cơ bản về quốc phịng, an ninh, có kỹ năng sư phạm quân sự, có khả năng quản lý, chỉ đạo công tác quân sự, an ninh địa phương, của nhà trường
Như vậy, Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên có tam quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị cần có nhận thức sâu sắc về vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phịng tồn đân và Giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục quốc phịng -
an ninh thống nhất trên toàn quốc theo Quyết định số 79, 80, 81/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 24/12/2007 cho học sinh các trường THPT, TCCN, DN, sinh
viên đại học và cao dang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ban hành
chương trình GDQP - AN theo Quyết định số 27/2007/QĐÐ - BLĐTBXH đùng
trong các trường trung cấp Nghề và cao đăng Nghề
Trang 16Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học có tính đặc thù vừa được thé hiện bằng các kỹ năng, thao tác trình bày những vấn đề lớn về đường lối quân sự, công tác quốc phòng trên lớp học giảng đường: vừa được thể hiện các ý đồ tác chiến, chiến thuật với các loại vũ khí kỹ thuật hiện đại ngoài thao trường bãi tập Do vậy, việc nâng cao chất lượng dạy học trên cơ sở đối mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin bằng các phương tiện dạy học hiện đại là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học Nói cách khác, đó là sự thống nhất giữa cách đạy và cách học của giáo viên và học sinh, sinh viên Đổi mới phương pháp giảng dạy Giáo dục quốc phòng — an ninh là đổi mới cách thức dạy phù hợp với quá trình nhận thức của sinh viên, phù hợp với sự phát triển của khoa
học công nghệ và điều kiện thực tế của cơ sở đảo tạo Việc đổi mới phương
pháp đạy học Giáo đục quốc phòng — an ninh khơng có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn phương pháp dạy học cũ, bằng phương pháp, cách dạy hoàn toàn mới, mà là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học truyền thống,
trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại, các phần mềm tin
học nhằm đạt mục đích đề ra với kết quả cao nhất
Thực tế hiện nay, đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng - an ninh cơ bản có chun mơn quân sự, đảm nhiệm giảng dạy hầu hết nội dung chương trình giáo dục quốc phịng - an ninh quy định Tuy nhiên, giáo viên giáo dục quốc phòng — an ninh ở bậc THPT, TCCN phần nhiều chưa được đảo tạo cơ bản về phương pháp sư phạm, chưa được bồi đưỡng nghiệp vụ sư phạm dẫn đến chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn Không tránh khỏi số ít
giáo viên còn ngại nghiên cứu, ngại tìm tịi đổi mới, ngại ứng dụng KHCN
tiên tiến, vẫn chỉ muốn sử dụng phương pháp truyền thống, phương pháp cũ
Trang 17Việc đối mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục quốc phòng - an ninh là yêu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu của môn học trong hệ thống giáo dục quốc đân hiện nay Đổi mới phương pháp giảng dạy phải trên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, ứng dụng phần mềm tin học cho đội ngũ giáo viên
Xuất phát từ tình hình thực tế của đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng — an ninh hiện nay, việc trang bị lý luận dạy học sẽ giúp cho giáo viên dần hoàn thiện phương pháp sư phạm, từ đó có sự vận dụng, đổi mới một cách chắc chắn Bồi đưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, phần mềm điện tử cho đội ngũ giảng viên là nội đung cực kỳ quan trọng trong quá trình giáo đục đào tạo Trước hết, phải bồi đưỡng năng lực nghề nghiệp, năng lực sư phạm, những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo đục học và một số nội dung về lơgíc hình thức nhằm giúp cho giáo viên có cách nhìn tổng quan về giáo dục học nói chung và giáo dục cho học sinh THPT nói riêng
Đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục quốc phòng — an ninh phải đổi mới toàn diện từ nhận thức, tổ chức giảng dạy, xây đựng kế hoạch, nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng — an ninh thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, nhưng lại được thể hiện ca lý thuyết và thực hành kỹ năng Đối với nội dung lý thuyết, trên cơ sở chương trình quy định, sẽ nghiên cứu kết cấu từng phần học theo hướng tăng thời gian đọc sách, thảo luận của học sinh;
gắn lý thuyết với thực hành, đưa người học đến gần hơn với thực tiễn hoạt
động quốc phòng, an ninh Cách tốt nhất dé hình thành và phát triển năng lực
nhận thức, năng lực sáng tạo của người học về giáo dục quốc phòng — an ninh là dat ho vao vi tri chu thé cua hoạt động nhận thức, thông qua tự lực, tự giác
Trang 18Phát tài liệu cho học sinh đọc, nghiên cứu trước (nếu có điều kiện) - đến lớp, giáo viên đưa ra vấn đề cần trao đối và hướng dẫn thảo luận — chia học sinh thành từng nhóm để cùng trao đôi — giáo viên tập trung lớp nghe đại diện nhóm trình bày nhận thức, quan điểm, sau đó phân tích, tổng hợp, giảng giải nội dung quan trọng - kết luận, kết thúc bài học Phương pháp đó đã khuyến
khích, tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh, biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Đổi mới phương pháp Giáo dục quốc phòng — an ninh đối với các nội dung kỹ năng thực hành phải được thê hiện đầy đủ các bước: nhanh, chậm (phân tích), tống hợp, với quy trình: tự nghiên cứu cử động, động tác — tap chậm — làm nhanh — làm tông hợp
1.1.2 Cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục quốc phòng — an nình
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cũng như tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: Đây mạnh hoạt động khoa học công nghệ, đối mới phương pháp dạy - học, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
Đứng trước sự phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay, nếu các giảng viên không khám phá, sử dụng sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại, phần mềm tin học thì cảm thấy lạc lõng, đơn điệu, dẫn đến
thiếu tự tin; người học lĩnh hội kiến thức một cách miễn cưỡng, không hiệu
quả Trên thực tế, nếu chúng ta chỉ sử dụng phan, bang, tranh vé, so đồ để
minh hoa sé mat nhiều thời gian cho minh chứng từng nội dung của bài giảng
Trang 19Ung dung công nghệ thông tin, Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (máy vi tính, máy chiếu đa nang Projector, m6 hinh, hoc cu hién dai ) với phần mềm tin học sẽ hạn chế được tối đa những nhược điểm của phương pháp thuyết trình truyền thống, nó tạo ra môi trường học tập thân thiện của học sinh cùng với năng lực thuyết trình của giảng viên, nó sẽ lôi cuốn người học cùng khám phá, hoà vào nội dung của từng phần trong bài giảng Từng vấn đề được trình chiếu, từng trích dẫn phim, ánh, đồ hoạ với những hình ảnh sinh động, thơng qua nhận thức trực quan của người học sẽ mang lại hiệu quả cao cho bài giảng Chúng ta không tuyệt đối hoá các phương tiện dạy học,
phương tiện càng hiện đại càng phụ thuộc vào nhiều yếu tố Công cụ hỗ trợ
dạy học có hiện đại bao nhiêu cũng không thay thế được những kỹ năng thao tác, biểu hiện sắc thái, tình cảm của người thầy trên bục giảng Nhưng chúng ta không thể phủ nhận tính ưu việt của các giáo trình điện tử, các phần mềm cho công tác quản lý đào tạo, xây dựng đề thi trắc nghiệm Có thể khẳng định, các bài giảng được thực hiện trên phương tiện hỗ trợ giảng dạy, máy chiếu Projector đã có tác dụng rất tốt cho người học Đôi khi phương pháp giảng dạy truyền thống có những hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức của giáo viên, trong việc tiếp nhận thông tin đối với người học, bởi vì người học cũng chỉ biết hiện tượng, thường phải cơng nhận những gì diễn ra xung quanh chứ chưa hiểu rõ ngọn ngành bản chất của hiện tượng đó Thay vì, khơng hình ảnh, lý thuyết trừu tượng, chung chung thì việc ứng dụng phần mềm tin học được thực hiện trên máy chiếu Projector với các hình ảnh xây dựng trên nhiều hiệu ứng đã phá vỡ được tư tưởng thiếu tập trung, nhàm chán, mối nghi ngờ của học sinh
Mục đích của việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng
lực sư phạm, tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề
Đồng thời, giúp cho giáo viên có cơ sở lý luận, thông qua thực tiễn giảng dạy
Trang 20dưỡng kiến thức tin học cho giảng viên giáo dục quốc phòng — an ninh, coi đây là nội dung bắt buộc cho việc đổi mới phương pháp dạy học Giaó viên nghiên cứu để có thể tự biên soạn bài giảng bằng những công cụ lập trình đơn giản như powerpoint với những slede trình duyệt đơn giản, tiến tới sử dụng những cơng cụ lập trình tiện ích hơn Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại không phải chỉ là hình thức để đáp ứng với xu thế phát triển hiện nay mà trên thực tế đã tạo hiệu quá cao cho bài
giảng của nhiều môn học
Khi dạy học Giáo dục quốc phịng - an ninh có hỗ trợ của phương tiện
dạy học hiện đại với các phần mềm tin học hợp lý sẽ làm cho sinh viên thấy
được cái cụ thể hơn, bản chất hơn của vấn đề Ví dụ, giới thiệu nguyên lý bắn
súng bộ binh (lý thuyết bắn) hay một số loại binh khí kỹ thuật chiến đấu bộ
binh chưa ứng dụng CNTT thì người học khơng hình dung nỗi, khơng tưởng tượng ra nó là cái gì, nó ở đâu, chuyên động như thế nào Khi chúng ta phân
tích các thời kỳ của hiện tượng bắn không không sử dụng phần mềm điện tử, thời kỳ đầu, đầu đạn cần bao nhiêu áp lực khí thuốc để tách khỏi vỏ đạn, thực
hiện cắt rãnh và xoáy được hoàn toàn vào trong nòng súng là cả vấn đề hết sức trừu tượng, khó hiểu Bài giảng ấy nếu được thực hiện trên phương tiện dạy học tiên tiến với phần mềm điện tử sẽ đưa người học có cách nhìn, cách tiếp cận, có tư đuy từ trừu tượng đến trực quan sinh động Phần mềm tin học và kỹ năng thao tác tiết bị day học của giáo viên, làm cho người học quan sát rất rõ, rất cụ thể từng chuyên động các bộ phận của súng, từ khi khố nịng
lùi, đến khi búa từ từ giương lên đập vào kim hoá, đến từng giai đoạn vận
động của đầu đạn: Đầu đạn tách khỏi vỏ đạn, thực hiện cắt rãnh, xốy hồn tồn trong nịng súng và tiếp tục vận động Kết thúc nội dung học tập, sinh
viên thật sự thoải mái, hiểu bài, có ấn tượng với bài giảng, với môn học
1.2 Cơ sở thực tiễn về phương pháp dạy học GDQP-AN hiện nay ở nhà
Trang 211.2.1 Nhận thức, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đến đổi mới phương pháp
dạy học
Phương pháp giảng dạy học GDQP - AN là nội dung quan trọng trong chuyển tải kiến thức quốc phòng, an ninh và kỹ năng quân sự cho học sinh Phương pháp giảng dạy GDQP - AN anh hưởng đến kết quả học tập, phản anh quá trình nghiên cứu, sáng tạo, năng lực, trình độ vận dụng của giáo viên
vào thực tiễn
Phương pháp GDQP - AN giúp cho cán bộ giáo viên, học sinh hiểu rõ những vấn đề cốt lõi trong từng nội dung cụ thể, từng quan điểm nguyên tắc, các mối kết hợp và sự phát triển theo thứ tự nội dung Trên thực tiễn sẽ đề cập tới cách tổ chức giảng dạy huấn luyện theo mơ hình mẫu được sắp xếp Mỗi phần học, bài học, nội dung, vấn đề giảng dạy hoặc mỗi hành động, cử động,
động tác đều được phán ánh, thể hiện đầy đủ theo đúng cách tô chức, phương
pháp giảng dạy
Tuy nhiên, các nhà trường phơ thơng hiện nay ít hoặc không chú ý tới đối mới phương pháp dạy học môn Giáo dục quốc phịng - an ninh Vì vậy,
chất lượng, hiệu quả môn học chưa cao, chưa có nhiều tác dụng, chưa đáp
ứng yêu cầu xã hội, chưa xứng đáng với vị trí quan trọng của nó Một số nguyên nhân dẫn đến chưa đối mới phương pháp dạy học tích cực:
- Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, giáo
viên trực tiếp thực hiện GDQP - AN chưa đầy đủ; chưa thấy rõ GDQP - AN
cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng nền quốc phịng tồn dân, nền an ninh nhân dân, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện về GDQP - AN chưa thường xuyên, liên
tục; chưa có sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm Bố trí, sắp xếp học tập
Trang 22- Đội ngũ giáo viên GDQP - AN chưa chuyên sâu, chưa có phương pháp sư phạm, khơng có trình độ tin học
- Cơ sở vật chất chuyên dùng cho giáo dục quốc phòng — an ninh ít, thậm chí nhiều trường THPT được trang bị nhưng chưa biết sử dụng
1.2.2 Phương pháp dạy học GDỌP - AN phổ biến hiện nay của các
nhà trường phố thông
Từ những đặc điểm, nguyên nhân và đặc biệt từ hạn chế của đội ngũ giáo viên, cho nên GDQP - AN cho học sinh các trường THPT hiện nay chủ yếu dùng phương pháp truyền thống (Thuyết trình độc thoại)
Thuyết trình là phương pháp dùng lời, đây là phương pháp cô điển,
phương pháp truyền thống đã được sử dụng hàng nghìn năm ở nước ta và trên
thế giới Hiện nay, phương pháp thuyết trình vẫn đang được sử dụng như là
một phương pháp “Chính”, “Khơng thể thiếu được” trong bất cứ cấp học nào, bậc học nào Phương pháp dạy học truyền thống thường được khái quát bởi các đặc trưng phương pháp thuyết trình, độc thoại, truyền thụ một chiều do người thầy thực hiện trên cơ sở bài giảng có sẵn Bài giảng coi là yếu tố trọng tâm mà giáo viên phải hoàn thành theo đúng chương mục và theo từng tiết giảng Người thầy được coi là một chuyên gia hiểu biết mọi vấn đề đưa ra trong bài giảng Số giờ giảng trên lớp của thầy thường chiếm trên 80% giờ kế hoạch Thời gian dành cho học sinh, sinh viên tự học, học theo nhóm, thảo luận, tiếp cận thực tiễn quá ít Người học chỉ nghe, ghi nhớ thụ động, ghi chép
đầy đủ, cân thận bài giảng của thầy trên lớp và cũng là tài liệu ôn tập đề kiểm
tra, thi trả bài kết thúc học phần Phương pháp thuyết trình có nhược điểm lớn
làm cho người học thiếu tính sáng tạo, kém năng động, rất thụ động, hạn chế lòng tự tin, kém trong xử lý tình huống sư phạm bắt gặp trong thực tiễn
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hạn chế bớt nhược điểm
trong giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, cần đối mới việc chuẩn bị và
Trang 23bài giảng và việc chuẩn bị bài giảng Mỗi bài giáng phải là kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục của giáo viên Để chống lại kiểu đạy học đọc - chép lại giáo trình như lâu nay, phương pháp thuyết trình của giáo viên
ở trên lớp cần được cải tiến căn bản về nội dung lẫn hình thức Giáo viên chi
trình bay theo van đề tiên quyết, quan trọng, tập trung vào vấn đề mới, những
vấn đề khó, dan dần tiến tới khắc phục, không dạy học theo lỗi một chiều, áp
đặt Xây dựng các tình huống vấn đề trong bài giảng để người học độc lập suy
nghĩ, tìm cách xử lý tình huống, vấn đề đó Tăng cường sử dụng các phương
tiện đạy học, đặc biệt các phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ tích cực cho phương pháp thuyết trình của giáo viên
1.2.3 Xây dựng bài giáng và dạy học bài “Truyền thống đánh giặc
giữ nước của dân tộc Việt Nam ” theo phương pháp truyền thống
- Bài giảng được xây dựng theo thứ tự phần mục trong sách giáo khoa - Cách dạy theo phương pháp thuyết trình, khơng có trực quan, minh
hoạ
- Bài giảng của giáo viên thể hiện rất sơ sài, cách trình bày đơn điệu Giáo viên chỉ ghi các mục chính trên bảng, sau đó phân tích một vài ý, kết thúc bài
1.2.4 Kết quả dạy học bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” theo phương pháp truyền thống ở một số trường THPT trên địa bàn tính Vĩnh Phúc
Qua điều tra, khảo sát thấy được kết quả cụ thé:
Bảng 1: Kết quả học tập theo phương pháp truyền thống
Tổng Trung | Ghi
TT | Học sinh lớp 10 |, Giỏi Khá Yếu
sơ bình chú
Trường THPT sọ 3 20 25 2
Xuân Hoà (6%) | (40%) | (50%) | (4%)
Trang 24
„ | TrườngTHPT | 2 l5 25 3 Phúc Yên (4.4%) | (33%) | (56%) | (6,6%) 3 Trường THPT | 2 13 27 3 Bến Tre (4.4%) | (29%) | (60%) | (6,6%)
1.3 Cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP ở các trường THPT hiện nay
Công nghệ thông tin đã có tác dụng rất tích cực trong đời sống xã hội, nó làm tăng năng suất lao động, giảm tối thiếu lực lượng sản xuất Công nghệ
thông tin đã làm thay đổi căn bản nhận thức, tư duy cũ, cách làm cũ để có
hiệu quả cao hơn Ngày nay, công nghệ thông tin càng có tác dụng trong
nhiều lĩnh vực như y tế, thăm dị địa chất, khống sản, quân sự, giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ
Trong giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng rộng rãi và ngày càng đi vào chiều sâu Đồng bộ hố cơng tác quản lý giáo dục đảo tạo mang tính cấp thiết hiện nay, đòi hỏi công nghệ thông tin phải đóng vai trị chủ đạo Khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm đang được ứng dụng công nghệ thông tin rất mạnh mẽ và đã tạo ra những sản phẩm có giá trị cao Các trường đại học, cao đẳng, kế cá các trường THPT đã rất chú ý tới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Qua điều tra khảo sát 3 trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh phúc thì hầu hết
đã có ứng dụng các phần mềm vào trong quản lý và giảng dạy các môn học văn, sử địa, toán Riêng GDQP - AN chưa có trường nào sử dụng phần mềm tin học vào trong dạy học nên kết quả dạy học chưa cao
1.4 Tính tất yếu về đối mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghé thong tin trong GDQP - AN
Trang 25GDQP - AN là tất yếu khách quan đề nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học Cán bộ lãnh đạo, đội ngũ giáo viên phải coi đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong GDQP - AN là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay, từ đó có công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả
tốt hơn
CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - Học sinh các trường THPT Xuân Hòa, Bến Tre, Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng công tác giảng dạy GDQP - AN ở các trường THPT hiện nay, nhằm thu thập các thông tin nghiên cứu về đối tượng nghiên về các đối tượng nghiên cứu, tùy theo lĩnh vực trong thời gian thực tập sư phạm của bản thân
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi với mục đích nhằm tham khảo các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và ĐT về định hướng phát triển công tác GDQP- AN thơng qua đó giúp học sinh nam bắt được hiệu quả bài học Từ phân tích, tiếp thu và sử dụng các thông tin khoa học liên quan cần thiết tổng hợp lại những vấn đề co bản có định hướng cần thiết
2.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Trang 26khoa học hay không? Chúng tôi tiến hành xây dựng một số phương pháp giảng dạy cụ thể và áp dụng cho học sinh lớp 10 trường THPT Xuân Hòa,
trường THPT Bến Tre, trường THPT Phúc Yên đang học môn GDQP-AN dé
đánh giá kết quả
CHƯƠNG 3
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác GDQP - AN hiện nay trong các nhà trường phô thông, tác giả nghiên cứu, đề xuất một số nỗi mới phương pháp dạy học và ứng dụng phần mềm tin học để nâng cao chất lượng bài giảng
3.1 Phuong phap tru quan trong GDQP - AN
Trực quan là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh, sinh viên nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong mơn học Giáo dục quốc phịng - an ninh, nhưng tùy theo nội dung bài giảng, đặc điểm của môn học, tình hình cụ thể của đối tượng học tập và kinh nghiệm của giáo viên mà sử dụng các phương tiện dạy học cho phù hợp
Truyền thụ và lĩnh hội tri thức bằng phương tiện trực quan của giáo viên và học sinh, sinh viên bắt nguồn từ lý luận nhận thức Điểm xuất phát từ
q trình nhận thức thơng thường và nhận thức khoa học đều là từ thực tiễn,
đồng thời nhận thức là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, vì thế quá trình nhận thức
biếu diễn như sau: Thực tiễn - Nhận thức - thực tiễn Quá trình này diễn ra
liên tục và không ngừng, con người nhận thức biện chứng trải qua hai giai
Trang 27Giáo dục quốc phòng — an ninh thi việc sử dụng phương tiện dạy học trực quan càng cần thiết hơn bao giờ hết Phương tiện trực quan càng gần, càng gắn bó với nội đung học bao nhiên sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của phương tiện đó, phương tiện trực quan giúp đắc lực cho học sinh năng lực nhận thức khoa học
Sử dụng tốt phương tiện trực quan cho giáo dục quốc phòng — an ninh là hình thành củng cố con đường nhận thức cho học sinh, giúp học phát triển tư duy, lôgic, tư duy khoa học Bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” có trực quan bằng sơ đồ, bản đồ, số liệu thống kê, màn hình càng nâng cao nhận thức cho học sinh
Một số hình thức trực quan trong giảng dạy Giáo dục quốc phòng - an
ninh
3.1.1 Trực quan bằng sơ đồ, ban đỗ, tranh ảnh, số liệu thông kê
Sơ đồ, lược đồ khoa học có tác dụng rất lớn trong việc hình thành phát triển củng có tri thức và tư duy quân sự của học sinh Tri thức môn giáo dục quốc phòng — an ninh vừa mang tinh trìu tượng cao lại vừa mang tính chất rất
cụ thể Do đó, địi hỏi giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ để xây dựng
các sơ đồ cho sự liên kết, lôgic trong bài giảng, tạo ra mối quan hệ, tác động
với nhau giữa các tri thức giúp cho học sinh nắm được tri thức cơ bản nhất, khái quát nhất
Trang 28
Nhom 1
Nội dung: Kiểm tra
Lý thuyết
- Thời gian
- Tổ chức: Theo lớp - Phương pháp: Kiểm
tra miệng, viết
Nhóm 2
Nội dung: Kiểm tra Lý thuyết - Thời gian - Tổ chức: Theo lớp - Phương pháp: Vấn đáp Nhóm 3
Nội dung: Kiểm tra Bài tập, thực hành - Thời gian
- Tổ chức: Theo lớp - Phương pháp: Cá nhân thực hiện trong
đội hình lớp
- Giáo viên: Hành Hành động | | Hành Hành Hành Hành động của |của người| |động của |động của động của | động của giáo viên | học giáo viên | người học giáo viên | người
phụ trách | học
Tranh ảnh là hình thức trực quan gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra sự tiếp
thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng được tình cảm tốt đẹp cho người học Tranh
ảnh rất đa dạng, có nhiều loại tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy, học tập giáo dục quốc phòng — an ninh Khi sử dụng tranh ảnh phục vụ bài giảng, giáo viên phải lựa chọn sao cho phù hợp với từng nội dung và ý đồ giảng dạy Kỹ năng sử dụng tranh ảnh phải thành thạo, đưa ra đúng lúc, đúng chỗ của bài giảng, như là nghệ thuật sử dụng tranh ảnh cho bài giảng Nếu không biết sử dụng
hoặc sử dụng không tốt tranh ảnh sẽ làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức bài
giảng của học sinh, sinh viên Điều ấy rat dé xây ra bởi lẽ học sinh, sinh viên chỉ chú ý tới bố cục, thấm mỹ của tranh ảnh, nghệ thuật của tranh ảnh chứ không tập trung chú ý vào bài giảng Các loại tranh ảnh sau đây cần được sử dụng trong giáo dục quốc phòng — an ninh
- Tranh ảnh binh khí súng Tiểu liên AK, bộ tranh về điều lệnh đội ngũ,
các tư thế vận động của chiến sĩ, vũ khí hạt nhân, phịng hóa, cơng sự, ngụy
trang, kỹ thuật sử dụng lựu đạn, thuốc nỗ, các loại vũ khí, cuyén thuong
Trang 29một cách đầy đủ, khoa học; là cơ sở để đánh giá hiệu quả của một lĩnh vực hoạt động đề từ đó định hướng cho sự phát triển
Khi đưa ra số liệu thống kê, giáo viên cần dựa vào đó để có kết luận chính xác cho bài giảng, chẳng hạn khi đề cập tới những chiến thắng của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, giáo viên
có thể đưa ra số liệu thống kê:
+ Tháng 03 - 1954 địch ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội
+ Trong quá trình chiến đấu địch có tổng số là 16.200 tên
+ Quân ta tiêu diệt và bắt sống 16.000 tên địch ở Điện Biên Phủ
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam,
cuộc tiến công nổi dậy đồng loạt đầu xuân 1968 Trải qua bốn mươi lăm ngày
đêm chiến đấu ta diệt và làm tan rã 2.000.000 tên địch, trong đó có 60.000 tên
Mỹ và chư hầu Ta tiêu diệt 2.300 xe tăng và xe bọc thép, 300 khâu pháo, đánh chìm và phá hỏng 233 tầu xuồng chiến đấu Cuộc tập kích chiến lược xuân Mậu Thân năm 1968 ta đã làm phá sản hoàn toàn “Chiến lược Cục bộ cua My”
Ở miền Bắc, sau 4 năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn cháy, bắn bị
thương 143 tầu chiến, tầu biệt kích của địch
Từ ngày 05-8-1964 đến 31-10-1968, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi
3243 máy bay chiến đấu các loại của dé quốc Mỹ
3.1.2 Màn ảnh
Vô tuyến truyền hình, phim, đèn chiếu, máy chiếu là những phương tiện
phục vụ cho giảng dạy giáo dục quốc phòng -— an ninh rất phù hợp Những phương tiện này sẽ giúp cho học sinh, sinh viên nắm được kiến thức về giáo
dục quốc phòng — an ninh, biết cách học, suy nghĩ, phân tích, tiếp thu nội
Trang 30Các băng hình phục vụ cho giáo dục quốc phòng — an ninh và đảo tạo giáo viên giáo dục quốc phòng:
3.1.3 Sứ dụng máy tính trong gidng day GDQP - AN
Ngày nay, máy vi tính đã được sử dụng trong các ngành khoa học, trong hoạt động kinh tế, trong quản lý và điều hành hoạt động xã hội Các nước trên thế giới, máy vi tính đã được sử dụng rộng rãi làm công cụ và phương tiện dạy học trong các nhà trường,
Sử dụng máy vi tính trong giảng dạy mơn giáo dục quốc phịng — an ninh sẽ có tác dụng giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận với các thành tựu
khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quân sự, an ninh, đặc biệt là thành tựu
khoa học kỹ thuật quân sự Sử dụng máy vi tính trong giảng dạy giáo dục quốc phòng — an ninh giúp cho học sinh, sinh viên nhận biết, quan sat dé dang
những diễn biến cụ thể của các sự vật, hiện tượng; đây là yếu tố kích thích sự
hiểu biết, ham mê học tập của học sinh, sinh viên Đồng thời, sử dụng máy tính trong dạy học sẽ tạo ra những ham muốn, ước mơ, khát vọng về việc chiếm lĩnh thành tựu khoa học công nghệ hiện đại Sử đụng máy vi tính trong giảng dạy Giáo dục quốc phịng — an ninh nó có thể thay thế một số các phương tiện và dụng cụ đạy học khác Máy tính có đặc điểm là ghi nhớ và lưu trữ hàng loạt chương trình khác nhau, giúp cho giáo viên chuẩn bị trước các hình thức trực quan cần sử dụng bài giảng, từ những tư liệu đơn gián đến
phức tạp Sử dụng máy vi tính giáo viên có thể tận dụng tối đa thời gian để
giảng bài Máy vi tính cịn được sử dụng làm công việc thống kê, lập các biểu
bảng, lưu trữ, quản lý danh sách, các báo cáo, văn bản, lên điểm giáo dục
quốc phòng, an ninh, danh sách trích ngang sinh viên, học sinh theo từng năm
học, danh sách quân dự bị động viên, dân quân tự vệ, xuất ngũ, chuyên ngành,
Trang 31dùng, các phương án hoạt động chiến đấu bảo vệ trật tự trị an trong nhà trường và khu vực
3.1.4 Mơ hình dụng cụ học tập
Phương pháp trực quan trong giảng dạy, học tập mơn Giáo dục quốc phịng — an ninh bằng mô hình dụng cụ rất phổ biến Mơ hình, học cụ giúp cho học sinh, sinh viên nhanh chóng tiếp thu và nhận biết được tri thức bài giáng Mơ hình học cụ giúp cho người học nhận biết được hình dáng cấu trúc,
đặc điểm, chuyên động của các loại binh khí kỹ thuật Thông qua mô hình học
cụ, học sinh, sinh viên sẽ sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị ngay trong quá trình học tập
Mơ hình học cụ là phương tiện trực quan dễ làm, tiện sử dụng Giáo viên đạy môn Giáo đục quốc phòng — an ninh cần nghiên cứu kỹ nội dung bài
giảng, chuẩn bị thật đầy đủ mơ hình, học cụ phục vụ trong quá trình truyền
đạt tri thức
Mơ hình học cụ có rất nhiều loại phục vụ cho giảng dạy kỹ thuật, chiến thuật, khoa mục chung Có thể nói đặc trưng cơ bản của việc giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng — an ninh bằng phương pháp trực quan là sử dụng mơ hình học cụ chuyên dùng
Phòng học chuyên dùng được xây dung ở các cơ sở đảo tạo phục vụ cho giảng dạy, học tập môn Giáo dục quốc phòng — an ninh sẽ là điều kiện tốt choc ho việc nâng cao chất lượng mơn học Phịng chuyên dùng không những phục vụ cho giảng dạy và học tập mà còn là nơi nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự của giáo viên và sinh viên
3.1.5 Tham quan thực tế
Tham quan có nhiều loại hình khác nhau Đối với học sinh, sinh viên
Trang 32máy quốc phòng, các địa danh nơi đã diễn ra các trận chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tổ chức tham quan nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục quốc phòng — an ninh củng cố tri thức phát triển năng lực, tư duy, khả năng vận dụng tri thức, giáo dục đạo đức, tình cảm, tư tưởng,
thâm mỹ cho học sinh, sinh viên là rất cần thiết
Từng cơ sở giáo dục đào tạo tùy theo khả năng, điều kiện có thể tổ chức những buổi thăm quan ở ngay trong từng đợt học hay cả khóa học môn Giáo dục quốc phòng — an ninh
Khi tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan cần có sự chuẩn bị
chu đáo có kế hoạch cụ thể, chỉ tiết Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh, sinh viên những nội dung cần nhớ và phải ghi chép Sau khi tham quan phải tổ chức cho người học thảo luận, đánh giá kết quả thu nhận được những thông tin, tài liệu, những tri thức sau khi tham quan đạt được
Muốn sử dụng tốt phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng — an ninh, trước hết giáo viên cần đầu tư suy nghĩ trong việc
lựa chọn các tài liệu, nội dung trực quan phục vụ bài giảng
Các hình thức trực quan có tác dụng minh họa bài giảng, đồng thời nó
cịn có tác dụng tới việc hình thành, phát triển củng cố tri thức khoa học cho
học sinh, sinh viên Vì vậy, khi sử dụng hình thức trực quan, giáo viên cần
giảng giải, phân tích và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên biết tự rút ra kết
luận cần thiết
Trực quan có tác dụng rất tốt trong việc dạy và học, nhưng chúng cũng
dễ dàng hình thành ở học sinh, sinh viên phương pháp tư duy máy móc, xem
xét nhận thức sự vật, sự việc trong sự cô lập, độc lập Do đó, thông qua
Trang 333.2 Phuong phap day hoc bang tinh hudng bai "Truyén thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Viét Nam"
Phương pháp giảng dạy bằng tình huống đã trở thành phương pháp được sử dụng rất phố biến trong các trường đại học hàng đầu thế giới Phương pháp tình huống phát huy được óc tư duy, óc phê phán, óc sáng tạo của người học,
khuyến khích học sinh, sinh viên phát triển tự học
Giảng dạy theo phương pháp tình huống địi hỏi người thầy giáo phải
giỏi cả lý thuyết và thực hành, phải công phu sưu tầm những tình huống có
thật và cụ thể có liên quan đến môn giảng, phải tâm huyết dành toàn bộ tâm trí và thời gian cho công tác giáo dục và đảo tạo, cho giảng dạy
Đối với học sinh nhận thức rõ giá trị người thầy trong việc truyền thụ tri thức và hướng dẫn cách giải quyết vẫn đề, giá trị quyết định của mình
trong việc tự học hỏi, hiểu, suy hành, giá trị tiềm ân của mình về trí tuệ, tư
duy sáng tạo, nhận rõ giá trị của việc học là đề giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra
- Soạn bài theo phương pháp tình huống:
+ Tình huống là thực tế của hoàn cảnh và sự việc
+ Tình huống là sự việc có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết - Việc biên soạn và thuyết giảng một bài mục theo phương pháp tình huống theo quy trình như sau:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài mục
+ Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập phân loại, phân tích những tình huống có thật và cụ thể liên quan đến bài giảng Trường hợp thật cần thiết có thể hư cấu nhưng phải hư cấu như thật, cốt lõi của tình huống vẫn phải là có thật Như vậy thì việc nghiên cứu và thảo luận tìm ra phương án xử
lý tối ưu mới mang tính hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên
- Muốn xử lý đúng đắn một tình huống quan trọng thì phải làm tốt 4
Trang 34+ Điều tra, nghiên cứu tình hình trên quan điểm hệ thống, toàn điện để thấy được bản chất của sự mâu thuẫn trong tình huống
+ Phân tích các tình huống, mâu thuẫn trên cơ sở lý luận và thực tiễn + Tổng hợp, đề ra những chủ trương, biện pháp, phương pháp, cách làm cụ thể để xử lý, giải quyết tình huống
+ Hành động trả lời câu hỏi làm gì, làm thế nào, ai làm, bao giờ làm,
những điều kiện cần có để làm ra sao
Xử lý một tình huống giỏi hay khơng cịn tủy thuộc vào trình độ kiến
thức cả về lý luận và thực tế của người hữu trách Vì vậy, ra sức học tập cho
giỏi là nhằm mục đích ứng xử giải quyết vấn đề giỏi, xử lý tình huống giỏi - Giáo viên làm công tác giảng dạy giỏi theo phương pháp tình huống ngồi khả năng chun mơn, cịn có một: “Ngân qũy” tình huống có liên quan đến nhiều môn giảng dạy trong Giáo dục quốc phòng - an ninh Cập nhật thông tin mới, tìm những tình huống mới có vấn đề trong Giáo dục quốc phòng — an ninh là việc làm thường xuyên của cán bộ giảng dạy
- Quy trình giáng một bài theo phương pháp tình huống thường gồm 3 bước:
Bước I Giới thiệu lý thuyết hoặc những nguyên tắc cơ bản Giới thiệu
tài liệu, sách mà người học có thể cần đọc, nghiên cứu, tham khảo
Bước 2 Giới thiệu tình huống - nghiên cứu cá nhân hoặc nghiên cứu
thảo luận theo nhóm, hoặc thảo luận ở lớp tùy thuộc vào không gian, thời
gian, tính chất của tình huống
Bước 3 Tổng kết thời gian tranh luận của học sinh, sinh viên, củng cố
nâng cao phần lý thuyết và khả năng thực hành
Kết quả bài giảng theo phương pháp tình huống được đánh giá bởi sức
Trang 35Ap dung phương pháp tình huống trong Giáo duc quéc phong — an ninh cho học sinh, sinh viên cần được tiến hành như sau:
3.2.1 Xây dựng được tình huỗng thực tễ
Một điều kiện mang tính tiên quyết để đạt được hiệu quả của phương pháp tình huống là phải có tính thực tế Trong cơng tác Giáo dục quốc phòng
— an nỉnh có thể có rất nhiều tình huống để phân tích nhưng để có được
phương án tối ưu nhất không phải là dễ Xây dựng được tình huống sẽ cần nhiều thời gian đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng nhất định trong chuyên môn Giáo dục quốc phòng — an ninh, trong hoạt động thực tiễn giảng dạy giáo dục
quốc phòng — an ninh cho học sinh, sinh viên, nhất là kinh nghiệm thực tế của
chiến tranh Đề khắc phục những khó khăn này, bản thân từng giáo viên phải tự học hỏi, chuẩn bị các kỹ năng xây dựng được các tình huống về kỹ thuật, chiến thuật, quân sự chung và cả những tình huống về đường lối quân sự, cơng tác quốc phịng
Khi xây dựng tình huống về chiến thuật, giáo viên cần nắm chắc tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu đạt được, ví dụ: Có mấy cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta ?
Khi xây dựng tình huống, giáo viên cần nắm chắc từ hiện tượng đến bản chất của nội dung Vấn dé (tình huống) đặt ra là: tại sao, như thế nào
Khi xây dựng tình huống thuộc phần lý luận, lý thuyết đây là vấn đề
khó, địi hỏi giáo viên phải có trình độ lý luận, khả năng khái quát cao, có
nhiều thông tin, thông tin phải được cập nhật Giáo viên cần có thời gian, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, những dẫn chứng minh họa sát thực, tính khoa học cao Một số tình huống bài ““Truyền thống đánh giặc giưc nước của dân
tộc Việt Nam” được đặt ra:
- Từ thế kỷ I đến thế kỷ X có các cuộc đấu tranh nào
Trang 36- Các cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc ta từ thế kỷ XIX đến năm
1945 như thế nào
- Tại sao dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) - Tại sao dân tộc ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975) - Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều của dân tộc ta ra SaO
- Hãy kế các cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo - Nước Vạn Xuân do ai thành lập?
- Vùng đất hai vua ở đâu, Vua đó là ai?
-_ Nhà nước Văn Lang ra đời khi nào?
- Bạn biết có bao nhiêu chiến thắng trên sông Bạch Đằng?
- Ai viết Bình Ngơ Đại Cáo?
- Câu nói nổi tiếng “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” là của ai?
- Gò Đống Đa là di tích chống quân xâm lược nào?
- “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” xuất hiện trong cuộc kháng chiến nào?
- Nguyễn Huệ là ai, Bạn biết câu nói nồi tiếng nào của Người?
- Hội nghị Diêm Hồng diễn ra ở đâu, Họp bàn vấn đề gì?
- Mai Hắc Đề là ai, Tại sao lại gọi là vua Đen?
- Tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ đọc ở đâu, ngày tháng, năm nào?
- Thành Cổ Loa gắn với cuộc chiến tranh nào?
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày, tháng, năm nào?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ xuất hiện trong cuộc kháng chiến nào?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không xảy ra ở đâu? - Kế tên một di tích lịch sử ở địa phương em?
Trang 37Tình huống đặt ra trên đây được giải quyết như thế nào là cả một quá trình học hỏi, tích lãy kinh nghiệm của giáo viên Khơng thể nói là “Có”, “Khơng”, “Rất quan trọng”, nhưng có như thế nào, tại sao không, quan trọng đến mức nào, là sự thé hiện trình độ lý luận, thực tiễn của người thầy
3.2.2 Tổ chức lớp trong giảng tình huỗng GDQP - AN
Trong giờ giảng tình huống, vai trị của giáo viên có vị trí quan trọng phân chia tình huống cho các nhóm học sinh , tham gia một cách tích cực như những thành viên của lớp trong quá trình phân chia tình huống, hướng dẫn lớp thảo luận bằng cách đặt ra những câu hỏi quan trọng hoặc những vấn đề then chốt của tình huống và có thể phải tổng kết những phân tích và đề xuất vào cuối giờ thảo luận Khi giảng tình huống, muốn sinh viên tư duy phân tích, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi liên quan đến những thông tin hoặc yêu cầu sinh viên đánh giá những thơng tin đó Vai trò của sinh viên là phải phân tích các tình huống được giao và tham gia tích cực trong lớp (tiểu đội, trung đội)
Khi bắt đầu phân tích tình huống, giáo viên cần phân chia lớp (trung
đội) thành các nhóm (tiểu đội) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận,
đánh giá sinh viên và quản lý lớp Số lượng trong mỗi nhóm có thể từ 8 sinh viên đến 10 sinh viên tùy thuộc vào quy mô lớp (trung đội) sẽ giúp cho giáo viên đánh giá sinh viên chính xác hơn và buộc các thành viên trong nhóm phải tham gia tích cực
Quy trình giái quyết một bài tập tình huống trên lớp bài “Truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” tiến hành theo trình tự ba bước:
- Nghiên cứu cá nhân
- Thảo luận theo nhóm
- Thảo luận chung cả lớp
Trong bước nghiên cứu cá nhân, từng sinh viên phải đọc kỹ toàn bộ bài
Trang 38trung tâm đang phải đối phó, cần phải giải quyết để có cơ sở đánh giá, phân tích định ra phương án tối ưu nhất
Sau khi học sinh hoàn thành bước nghiên cứu cá nhân, giáo viên yêu cầu lớp tiến hành thảo luận theo nhóm đã chia Mỗi nhóm sẽ tập trung vào thảo luận các thông tin và các đề xuất của các thành viên trong nhóm Trong trường hợp bài tập có nhiều vấn đề cần giải quyết, mỗi nhóm có thể tập trung vào một hoặc vài yêu cầu cụ thể Mục đích của việc thảo luận nhóm khơng nhằm đạt đến một sự thống nhất trong nhóm mà là giúp cho từng cá nhân có thé chat lọc, điều chỉnh và phát triển ý kiến riêng của mình Bước thảo luận này cũng là cơ hội để học sinh làm quen và tập luyện phương pháp làm việc nhóm, một phương pháp thể hiện được nhiều ý kiến, trình bày được nhiều quan điểm cho riêng mình Qua giai đoạn này giáo viên có thể trực tiếp hoặc thơng qua các nhóm trưởng (tiểu đội trưởng) đánh giá tính chủ động, tự giác của các thành viên trong nhóm, đặc biệt là khả năng tô chức làm việc trong mỗi nhóm
Sau khi thảo luận xong, học sinh sẽ phải viết một báo cáo cá nhân hoặc chung cả nhóm Nội dung của một báo cáo bao gồm phần giới thiệu tình huống, phần phân tích tình huống, các giải pháp đề xuất
Thông qua báo cáo này, giáo viên có thể đánh giá được khả năng lập luận, phân tích thơng tin và diễn đạt ý tưởng của học sinh
Trong bước thảo luận chung của cả lớp, các nhóm phải cử ra một hoặc
hai đại điện của nhóm để trình bày báo cáo trước lớp (trước trung đội) và bảo vệ những đề xuất do nhóm đưa ra Do đặc trưng của phương pháp tình huống là mang tính mở, tức là có thể có nhiều phương án để giải quyết các vấn đề đặt ra, nên địi hỏi người thuyết trình phải có lập luận chặt chẽ khi đưa ra
phương án của nhóm và phải trả lời rất nhiều câu hỏi phản biện liên quan đến
Trang 39này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào khả năng của người đại diện nhóm, nhưng nó cũng phản ánh nỗ lực làm việc của nhóm
3.2.3 Hướng dẫn học sinh viết bài phân tích tình huỗng (viết ngắn gọn) Việc viết một báo cáo phân tích tình huống sau khi thực hiện xong các bước phân tích là yêu cầu bắt buộc đối với từng nhóm hoặc từng học sinh Để
đáp ứng những yêu cầu đối với một bài biết phân tích tình huống, giáo viên
cần hướng dẫn cho học sinh cách viết Thông thường một bài viết phân tích
tình huống như đã nêu ở trên có ba phần: phần giới thiệu, phần phân tích và
phần đề xuất
3.2.4 Điều kiện áp dụng phương pháp tình huỗng
Nhiều năm qua, giảng dạy bằng tình huống trong công tác Giáo dục quốc phòng — an ninh đã đem lại nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, áp dụng
phương pháp giảng dạy bằng tình huống bảo đảm chất lượng cần có các điều
kiện sau:
- Về quy mô lớp học
Biện pháp hữu hiệu nhất cho sử dụng phương pháp tình huống có kết quả cao là nên tổ chức một lớp học có từ 100 đến 150 học sinh
- Về hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo
Môn học giáo dục quốc phòng — an ninh khi áp dụng phương pháp tình huống phải có đủ giáo trình riêng và các tài liệu tham khảo, sách giáo
khoa cần thiết để bảo đâm cho học sinh có thể tự nghiên cứu và tích lũy
Trang 40dao tao coi việc sử dụng phương pháp tình huống là biện pháp ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục quốc phòng — an ninh, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh đồng bộ cơ cấu lớp học, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất chuyên dùng và phương tiện giảng dạy, học tập
Sau khi bài giảng được thực hiện theo phương pháp tình huống đã xây dựng, kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả học tập theo phương pháp tình huống
Tổng Trung Š Ghi TT | Học sinh lớp 10 Gidi | Kha Yêu
sỐ bình chú Trường THPT 5 30 13 2 Ị Xuân Hoà 0 (10%) | (60%) | (26%) | (4%) 2 Trường THPT 45 3 25 15 2 Phúc Yên (6,7%)| (55,6%) | (33,3%) | (4.4%) 3 Trường THPT 45 3 23 17 2 Bên Tre (6,7%)| (51.5%) | (33.8%) | (4.4%)
3.3 Ung dung CNTT (phan mém powerpoint) vao bài giảng “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”