1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

77 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 7,76 MB

Nội dung

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực MỞ ĐẦU Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục. Giáo dục đứng trước những thử thách là tri thức của loài người tăng càng nhanh nhưng cũng lạc hậu càng nhanh. Mặt khác thị trường lao động đang đòi hỏi càng cao đội ngũ lao động. Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế xã hội dựa vào tri thức. Vì vậy giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học và giáo dục. Muốn đổi mới phương pháp ở trường phổ thông phải đổi mới phương pháp ở các trường Đại học, cao đẳng sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình dạy học, yếu tố phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc đạt được các mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, cũng như nhiều yếu tố khác của quá trình dạy học, phương pháp dạy học không phải là yếu tố mang tính chất “tĩnh” mà nó luôn có sự biến đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh dạy học thực tế. Trước những biến đổi không ngừng của thời đại như cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, những yêu cầu của nền kinh tế, chính trị của đất nước . các phương pháp dạy học cũng cần có sự biến đổi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề rất được quan tâm, không chỉ riêng đối với ngành giáo dục mà của cả xã hội. Trong quá trình đổi mới, nhiều phương pháp mới đã được đưa vào áp dụng và đã đạt được những hiệu quả không nhỏ. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học là cả một quá trình vì thế nó đòi hỏi những nhà cải cách cùng những người có liên quan trực tiếp (người dạy, người học, người quản lí…) cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện để việc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa. Để có những hiểu biết sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học Điạ lý theo hướng tích cực, tập thể nhóm 3 chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu trong thời gian ngắn với mong muốn được đóng góp thêm những tri thức về vấn đề này. Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực NỘI DUNG CHƯƠNG I: VÌ SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1. Nhà trường trước những yêu cầu của xã hội 1.1. Những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng lớn: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và cuộc cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, đã thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Đồng thời nó cũng đặt ra những yêu cầu to lớn đối với lực lượng lao động, đòi hỏi nhà trường phải đào tạo ra những con người mới không chỉ có trình độ kiến thức tiên tiến về chuyên môn mà cũng phải có kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp, năng lực giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, đồng thời phải có óc tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng được với những yêu cầu của thời đại, có tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, có kĩ năng kĩ xảo vũng chắc, có ý thức nghề nghiệp để giải quyết “trúng, nhanh, sang tạo” các nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra. 1.2. Những yêu cầu mới của cuộc cách mạng xã hội Dựa trên một số tài liệu trong và ngoài nước, đặc biệt tham khảo các văn kiện đại hội VIII tháng 12/1995 có thể phác thảo lên một số nét về bối cảnh thế giới dự báo đến năm 2020. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải cùng nhau hợp tác đa phương để cùng nhau giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu từ vấn đề bảo vệ môi trường, kiểm soát dân số, ngăn chặn chiến tranh cục bộ, suy giảm tài nguyên môi trường… Các dân tộ đòi hỏi phải tăng cường hòa bình, ổn định, giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế, nhằm ưu tiên phát triển kinh tế. Các nước có chế độ chính trị khác nhau phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cùng tồn tại hoà bình, các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức dân tộc, tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, chống lại sự áp đặt can thiệp của nước ngoài. Các nước XHCN, các đảng cộng sản, giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng khác kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Cuộc cách mạng này đòi hỏi con người trong thời đại mới phải giỏi về những tri thức khoa học, có đạo đức, tư cách tốt. Bên cạnh đó con người cần có tính nhân bản cao, có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần dân tộc, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống, tinh hoa của dân tộc. Đồng thời, con người còn phải có cá tính và bản sắc riêng, có ý chí, hoài bão, tự chủ, tự giác. 1.3. Những yêu cầu của nền kinh tế chính trị của đất nước và thời đại Nước ta đang ở thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đổi mới sâu sắc, toàn diện nền kinh tế xã hội theo hướng mở cửa, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Công cuộc đổi mới cũng đang đòi hỏi phải có nhân tố con người Việt Nam mới, một nguồn lao động trong nước không chỉ dồi dào về số lượng mà phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, tính kỉ luật trong lao động, năng động và sáng tạo, giầu lòng yêu nước, yêu quê hương, có năng lực hợp tác quốc tế, giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra, tạo việc làm, lập nghiệp, thăng tiến trong cuộc sống góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Muốn vậy, giáo dục phải được đưa lên làm quốc sách hàng đầu và chất lượng giáo dục phải được nâng lên tương xứng với nhiệm vụ mới, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. 1.4. Đổi mới nền giáo dục theo yêu cầu của thời đại Những biến đổi của xã hội đã thôi thúc các nước trên thế giới quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư và xây dựng một nền giáo dục đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo sự hoà nhập và giao lưu quốc tế. Giáo dục đã trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Nền giáo dục phải hướng vào những yêu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục không những tạo ra con người trí tuệ mà còn phải nhấn mạnh tới nội dung nhân văn. Giáo dục không chỉ chú ý đến mặt thiết chế của xã hội về mục đích, mục tiêu, mà còn phải quan tâm đến lợi ích của người học và nhu cầu phát triển của chính bản thân người học. Đó là tính thống nhất giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển của chính bản thân cá nhân. Chất lượng đào tạo cần phải được nâng cao tương xứng với những nhiệm vụ mới, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. 1.5. Những yêu cầu cần đổi mới trong giáo dục đào tạo ở nước ta Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam từng bước được đổi mới. Đảng ta xác định: Giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu”, coi đầu tư cho giáo dục là một trong Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Mặc dù sớm ý thức quan tâm đầu tư cho giáo dục, nhưng đến nay những kết quả đạt được là hết sức khiêm tốn . Nền giáo dục nước ta chưa đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. So với nhiều nước trong khu vực nền giáo dục nước ta cũng nhiều mặt thua kém và đang có nguy cơ tụt hậu. Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới hệ thống giáo dục trong nước, phải xây dựng lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo. 2. Thực trạng dạyhọc ở các nhà trường Việt Nam Đánh giá thực trạng giáo dục Việt Nam, tài liệu chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2002, tr.14) khẳng định: “Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục nặng tính hàn lầm, kinh viện, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ và triển khai ứng dụng”. Từ đó có thể nêu ra hai vấn đề lớn thuộc về văn hóa học tập trong giáo dục ở Việt Nam nói chung và giáo dục trung học nói riêng là: - Nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” : một nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ hệ thống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa học chuyên ngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng như khả năng vận dụng những tri thức đó trong thực tiễn. Trong nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” thì phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên quan điểm giáo viên là trung tâm, người thầy đóng vai trò chính trong truyền thụ tri thức cho người học. Phương pháp dạy học chủ yếu là thông báo tri thức một cách thụ động. Các phương pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cũng như việc rèn luyện phương pháp tự học ít được chú trọng. - Nền giáo dục “ứng thí” : việc học tập mang nặng tính đối phó với các kì thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến phát triển toàn diện nhân cách cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học trong thực tiễn. Đối với cấp THPT, vấn đề này càng nặng nề, vì tâm lí chung của học sinh là muốn lên đại học, trong khi chỉ tiêu vào học hàng năm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số học sinh tốt nghiệp THPT. Từ đó dẫn tới xu hướng học lệch, học tủ nhằm mục đích đối phó với các kì thi. Mặt khác các kì thi tuyển sinh hiện nay chỉ giới hạn ở một số môn học, cũng như không thể kiểm tra toàn diện tri thức và có nhiều hạn chế trong việc Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 4 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực kiểm tra năng lực vận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống gắn liền với thực tiễn. Các nghiên cứu thực tiễn dạy học ở các nhà trường cũng chỉ ra một số vấn đề cụ thể sau về mặt phương pháp dạy học: - Phương pháp thuyết trình, thông báo tri thức của giáo viên vẫn là phương pháp dạy học được sử dụng quá nhiều, dẫn đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của học sinh; - Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học và sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo còn ở mức độ hạn chế; - Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; - Dạy học thí nghiệm, thực hành, dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện; - Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, công nghệ thông tin chỉ bước đầu thực hiện ở một số trường; - Việc rèn luyện khả năng vận dụng tri thức liên môn để giải quyết các chủ đề phức hợp gắn với thực tiễn chưa được chú ý đúng mức. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống. Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo…”. (Luật giáo dục, Điều 27). Chương 2: THẾ NÀO LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 5 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực 2.1. Thế nào là phương pháp dạy học? 2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học PPDH theo tiếng Hy Lạp là “Methodos”, nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện mà con người cần đi theo để đạt được mục đích nhất định trong nhận thức và thực tiễn. Áp dụng trong dạy học có thể hiểu đó là - Con đường của việc truyền thụ tương ứng với hoạt động của người dạy - Con đường của việc lĩnh hội tương ứng với hoạt động của người học Người giáo viên không được chỉ tập trung vào hoạt động dạy của mình. Trọng tâm của việc dạy là tổ chức và lãnh đạo hoạt động học của người học (Rubinstein). SỰ THỐNG NHẤT GIỮA PHƯƠNG PHÁP DẠYPHƯƠNG PHÁP HỌC Dạy Học Truyền thụ Lĩnh hội Điều khiển Tính độc lập Như vậy Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể (Meyer, H.1987). Mỗi PPDH bao gồm các yếu tố sau: - Mục tiêu định trước - Hệ thống những hành động liên tiếp tương ứng - Phương pháp hành động - Quá trình biến đổi của đối tượng bị tác động - Kết quả thực tế đạt được Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 6 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Người ta ước tính có tới hàng trăm PPDH cụ thể, bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu có thể kể ra một số phương pháp khác như: Nghiên cứu trường hợp, điều phối, đóng vai,… Sau đây là bảng liệt kê một số PPDH. Thuyết trình Mô phỏng Đàm thoại Thảo luận về tương lai Trình diễn PP điều phối Làm mẫu Nhiệm vụ thiết kế Luyện tập Nhiệm vụ phân tích Thực nghiệm PP văn bản hướng dẫn Thảo luận Học theo chặng Nghiên cứu trường hợp Khám phá trên mạng (WebQuest) Trò chơi Học thông qua dạy Đóng vai Dạy học vi mô ……………. ……………………………. 2.1.2. Mối quan hệ mục tiêu - nội dung - phương pháp Việt Nam đang trong quá trình đẩy nhanh CNH - HĐH, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đặc biệt trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mục tiêu đào tạo phải hướng vào những người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực thích ứng với kinh tế thị trường, năng lực giải quyết vấn đề và khẳng định vị trí của mình trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Mục tiêu giáo dục trên đòi hỏi nội dung giáo dục cũng được thay đổi, trong Luật giáo dục chương I điều 4 có ghi “ Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống, coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi người học”. Mặt khác, phương pháp dạy học có những đặc điểm là: - PPDH bao giờ cũng do mục tiêu quyết định, đảm bảo con đường đi đến mục tiêu dạy học ngắn nhất và đạt kết quả nhất Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 7 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực - PPDH do nội dung quy định và phải phục vụ nội dung dạy học - PPDH gắn liền với nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi, nên PPDH có sự thay đổi cho sát với đối tượng - Có tính hệ thống Vì vậy mục tiêu, nội dung dạy học thay đổi thì PPDH cũng phải thay đổi cho phù hợp. Để có được những con người tự chủ, năng động, sáng tạo thì phương pháp giáo dục đào tạo phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện, phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động, sáng tạo trong lao động, học tập cho học sinh ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy nghị quyết TW 4 khoá VII đã ghi rõ: “Đổi mới phương pháp dạyhọc ở tất cả cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW 2 khoá VIII cũng đã nhận định: “Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học”. Do đó, đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết hiện nay trong nhà trường phổ thông, cao đẳng và đại học ở nước ta. Mục tiêu, nội dung, phương phápmối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau. Bên cạnh quan hệ thường nêu giữa mục tiêu (M), nội dung (N), phương pháp (P) theo sơ đồ tuyến tính: M N P (Tức là thầy chọn nội dung tuỳ thuộc mục tiêu, rồi chọn phương pháp tuỳ thuộc nội dung), nổi lên quan hệ trực tiếp từ mục tiêu đến phương pháp (theo sơ đồ tam giác) Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 8 M P N Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (Người thầy chọn phương pháp không chỉ từ nội dung mà còn trực tiếp từ mục tiêu). Ngày nay khi vai trò của người trò được khẳng định, mô hình tam giác MNP trở thành phổ biến, thay thế mô hình tuyến tính. Như vậy đang có xu hướng lựa chọn phương pháp trực tiếp từ mục tiêu đào tạo, nhất là khi nội dung mang tính chủ đề, vấn đề, tình huống…khi đó cần rất chú ý đến đặc điểm của người học, nhất là năng lực tự học, tự thể hiện của người học để bồi dưỡng cho họ những năng lực cơ bản này. 2.1.3.Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phù hợp với yêu cầu mới của thời đại, hiện nay trên thế giới có một số phương hướng dạy học chủ yếu sau đây: - Tích cực hóa quá trình dạy học. - Cá thể hóa việc dạy học. - Công nghiệp hóa giáo dục và thực hiện công nghệ đào tạo. - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 2.2. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm? 2.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 2.2.1.1. Tính tích cực Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 9 Mục tiêu dạy học (Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ) Phương pháp dạy học Mặt bên ngoài (Các thao tác hành động của GV và HS) Mặt bên trong (Cách tổ chức hoạt động nhận thức của HS) Phương pháp dạy (Hoạt động của GV) Phương pháp học (Hoạt động của HS) Thầy chỉ đạo Trò chủ động Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực xã hội như là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 2.2.1.2. Tính tích cực học tập Tính tích cực học tập - Về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên trong học tập học sinh cũng phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói lên đến trình độ nhất định, sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lí tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn… Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như: - Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề… Nhóm 2 - K22 - Địa lý Tự nhiên 10

Ngày đăng: 31/12/2013, 13:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1] N.N. Baranxki, Phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế, tập II. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy địa lí kinh tế, tập II
Nhà XB: NXB Giáo dục
2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
3] Đặng Văn Đức, Lý luận dạy học địa lý phần đại cương, NXB Đại học Sư Phạm, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học địa lý phần đại cương
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT, NXB Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật dạy học Địa lí ở trường THPT
Nhà XB: NXB Giáo dục
5] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại học sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học địa lí
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
6] Trần Bá Hoành, Nguyễn Tuyết Nga, Đặng Văn Đức, Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Địa lí, NXB Đại học Sư Phạm, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Địa lí
Nhà XB: NXB Đại học Sư Phạm
7] Phan Trọng Ngọc, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
8] Nhiều tác giả, Kinh nghiệm giảng dạy địa lí kinh tế ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm giảng dạy địa lí kinh tế ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
9] Nhiều tác giả, Kinh nghiệm giảng dạy địa lí tự nhiên ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm giảng dạy địa lí tự nhiên ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ động cơ hứng thú của người học - ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
ng cơ hứng thú của người học (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w