1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng lưới vây tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa

76 374 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ở Thanh hóa và đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho ngư dân, các nhà quản lý địa phương có được định hướng phá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH VĂN THỤC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁ BẰNG LƯỚI

VÂY TẠI HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH VĂN THỤC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁ BẰNG LƯỚI

VÂY TẠI HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA

TS PHAN TRỌNG HUYẾN

Khánh Hòa - 2014

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở huyện Tĩnh Gia tỉnh thanh hóa

và kết hợp với nguồn số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản” Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy

Số liệu trong luận văn được Lãnh đạo chi cục BVNLTS sở NN&PTNT cho phép sử dụng Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây

Thanh hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trịnh Văn Thục

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS Hoàng Hoa Hồng là người trực tiếp hướng dẫn

và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường CĐ nghề NN&PTNT Thanh hóa đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản, Quý thầy trong viện đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Trịnh Văn Thục

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4

1.1.1 Đặc điểm công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây trên thế giới 4

1.1.2 Kỹ thuật khai thác cá bằng lưới vây 5

1.1.3 Sử dụng chà trong khai thác cá ở nghề lưới vây 7

1.1.4 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới 8

1.2.1 Tàu thuyền nghề lưới vây ở Việt Nam 11

1.2.2 Thiết bị khai thác của nghề lưới vây 11

1.2.3 Lưới vây ở Việt Nam 12

1.2.4 Phương pháp khai thác bằng lưới vây 12

1.2.5 Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở trong nước 13

1.2.6 Một số kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của nghề khai thác hải sản 17

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Nội dung nghiên cứu 26

2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 27

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 27

2.3.2.1 Năng suất khai thác trung bình 27

2.3.2.2 Tính hiệu quả kinh tế 27

2.3.2.3 Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Hiện trạng khai thác của nghề lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 30

3.1.1 Hiện trạng cơ cấu nghề nghiệp 30

Trang 7

3.1.2 Hiện trạng tàu thuyền và ngư cụ 31

3.1.2.1 Tàu thuyền 31

3.1.2.2 Máy tàu và trang thiết bị khai thác 32

3.1.2.3 Ngư cụ 34

3.1.3 Cách bố trí boong thao tác tàu lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 36

3.1.4 Kỹ thuật khai thác 36

3.1.5 Ngư trường, mùa vụ và đối tượng khai thác 38

3.1.6 Hiện trạng tổ chức khai thác, thu gom, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm 39

3.1.6.1 Mô hình tổ chức khai thác 39

3.1.6.2 Hình thức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch 39

3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu nghề lưới vây huyện Tĩnh Gia 40

3.2.1 Năng suất khai thác và năng suất lao động của đội tàu 40

3.2.1.1 Năng suất khai thác 40

3.2.1.2 Năng suất lao động của đội tàu nghề lưới vây huyện Tĩnh Gia 42

3.2.2 Lợi nhuận trung bình của đội tàu 43

3.2.3 Doanh lợi của đội tàu 45

3.3 Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh hóa 47

3.3.1 Phân tích đánh giá hiện trạng 47

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh hóa 48

3.3.2.1 Giải pháp về tàu thuyền 48

3.3.2.2 Giải pháp trang thiết bị máy điện hàng hải 49

3.3.2.3 Giải pháp ngư cụ 50

3.3.2.4 Giải pháp bảo quản và tiêu thụ sản phẩm 51

3.3.2.5 Giải pháp ban hành thể chế, chính sách 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Phụ lục 1: Bản vẽ lưới vây 57

Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra 59

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 I Thu nhập của tàu trong năm

4 L Chiều dài vỏ tàu

5 N Chiều dài giềng phao lưới vây

6 E Công suất máy chính

7 D Tổng số ngày hoạt động của tàu trong năm

8 C Số lao động trên tàu

9 Mean Giá trị trung bình

10 Min Giá trị nhỏ nhất

11 Max Giá trị lớn nhất

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Phân nhóm đội tàu khảo sát 26

Bảng 3.1: Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới vây phân theo nhóm công 30

Bảng 3.2: Cơ cấu tàu thuyền nghề lưới vây phân theo nhóm công suất 31

Bảng 3.3: Trang thiết bị hàng hải của các tàu lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 34

Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật trung bình của vàng lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 35

Bảng 3.5: Năng suất khai thác phân theo nhóm công suất 41

Bảng 3.6: Năng suất lao động của đội tàu 42

Bảng 3.7: Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu 43

Bảng 3.8: Doanh lợi của đội tàu 45

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Tàu lưới vây khai thác cá ngừ qui mô công nghiệp 5

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26

Hình 3.1: Tàu thuyền lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 31

Hình 3.2 Kích thước vỏ tàu và trọng tải phân theo nhóm công suất 32

Hình 3.3: Máy thu lưới trên tàu lưới vây ở Tĩnh Gia 33

Hình 3.5: Cấu tạo tời lưới và tời thu dây 36

Hình 3.6: Sơ đồ qui trình khai thác lưới vây ở huyện Tĩnh Gia 37

Hình 3.7: Một số đối tượng chính của nghề lưới vây ở Tĩnh Gia 38

Hình 3.8: Năng suất khai thác trung bình 41

Hình 3.9: Năng suất lao động của đội tàu 42

Hình 3.10: Doanh thu, chi phí, thu nhập và lợi nhuận của đội tàu 44

Hình 3.11: Doanh lợi của đội tàu 46

Trang 11

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam Tổng sản lượng thuỷ sản liên tục tăng trong những năm vừa qua, năm 2013 đạt trên 6,05 triệu tấn (tăng 2,1% so với năm 2012), trong đó tổng sản lượng khai thác đạt trên 2,71 triệu tấn (tăng 2,2% so với năm 2012) Tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản cũng tăng lên nhanh chóng, năm

2011 đạt trên 6,1 tỷ đô la, năm 2012 đạt gần 6,13 tỷ đô la và năm 2013 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 7 tỷ đô la.[8]

Bên cạnh những kết quả nổi bật nói trên, ngành thuỷ sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình phát triển, đó là sự suy giảm nhanh chóng nguồn lợi hải sản ven bờ cùng với sự gia tăng liên tục số lượng tàu thuyền, áp lực khai thác và cơ chế quản lý nghề cá còn nhiều bất cập, năng lực quản lý hạn chế Do vậy, để đảm bảo sự phát triển, việc quản lý nghề cá theo hướng bền vững đang là vấn đề bức thiết hiện nay Các chính sách quản lý nghề cá phải dựa trên cơ sở khoa học về nguồn lợi tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân ven biển, mối tương tác giữa các hoạt động nghề cá và các hệ sinh thái có liên quan Việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo từng nghề khai thác phải dựa trên những hiểu biết về hoạt động kinh tế của từng đội tàu cũng như sự tương quan giữa cường lực khai thác và hiệu quả của chúng

Lưới vây là một ngư cụ đánh bắt chủ động dùng để khai thác các đàn cá tập trung Đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá cơm, cá nục, bạc má, Đây là các đối tượng có giá trị kinh tế khá cao, vì vậy mà nghề lưới vây là một trong những nghề khai thác xa bờ có hiệu quả kinh tế cao ở Việt Nam [7] Tuy nhiên, đây là nghề đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và rủi ro cao bởi một số yếu tố như ngư trường khai thác rộng, xa bờ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, năng suất khai thác không ổn định, đã làm tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm khai thác giảm nên nhiều tàu khai thác không đạt hiệu kinh tế

Thanh hóa là một trong những tỉnh có đội tàu nghề lưới vây khá hạn chế, tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 130 chiếc

Lưới vây sâu rút chì kích thước mắt lưới nhỏ (91 tàu cá): công suất bình quân

165CV/tàu; khai thác chủ yếu ở ngư trường phía Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ và vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc, đối tượng khai thác chính là cá Nục, ngừ ù, ,

Trang 12

năng suất bình quân 340 kg/cv/năm; thu nhập bình quân 4,5 - 5,0 triệu đồng/tháng/lao động, Nghề chủ yếu ở thị xã Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia Hiện nay nghề này đang có chiều hướng giảm dần do ngư trường khai thác bị tàn phá, chưa tìm được ngư trường mới Lưới vây sâu rút chì kích thước mắt lưới lớn (39 tàu cá): công suất bình quân

180CV/tàu; khai thác chủ yếu ở ngư trường phía Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ, Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng đánh cá chung Việt Nam - Trung Quốc, đối tượng khai thác chính

là cá Nục, Bạc má, Ngừ, Thu, , năng suất bình quân 330 kg/cv/năm; thu nhập bình quân 3,5 - 4,0 triệu đồng/tháng/lao động, chủ yếu ở thị xã Sầm Sơn và huyện Tĩnh Gia Hiện nay đội tàu lưới vây ở Thanh hóa đã và đang bắt đầu hình thành các tổ (đội) sản xuất trên biển nhằm tăng hiệu quả khai thác và an toàn hơn khi hoạt động trên biển Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hiệu quả khai thác của các tàu khai thác xa bờ ngày càng giảm sút do nhiều nguyên nhân như: nguồn lợi suy giảm; giá nguyên nhiên liệu (dầu, nhớt) tăng cao; cạnh tranh ngư trường giữa các tàu, các nghề, Vì vậy, cần

có nghiên cứu đánh giá về hiệu quả khai thác của đội tàu lưới vây ở Thanh hóa và đưa

ra các giải pháp nhằm giúp cho ngư dân, các nhà quản lý địa phương có được định hướng phát triển nghề trong tương lai

Xuất phát từ các vấn đề trên cần thiết phải thực hiện đề tài “Giải pháp nâng

cao hiệu quả khai thác cá bằng nghề lưới vây ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh hóa”

Kết quả của đề tài sẽ đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng nghề lưới vây và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của đội tàu lưới vây ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh hóa phân theo nhóm công suất

Mục tiêu của đề tài

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi khai thác lâu dài cho nghề lưới vây tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh hóa

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu cho phép xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai thác của nghề lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh hóa; đánh giá có cơ

sở khoa học sự ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến doanh thu, thu nhập của đội tàu lưới vây

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông tin hữu ích phục vụ

công tác quản lý, qui hoạch, điều chỉnh cơ cấu, phát triển nghề cá theo hướng ổn định trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

Nội dung của luận văn bao gồm:

Nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác của nghề lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh hóa

Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh

Thanh hóa

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, nghề lưới vây trên thế giới đã phát triển đến trình độ cao Tàu thuyền, ngư cụ, máy khai thác, máy dò tìm cá, đều được trang bị rất hiện đại Các tàu lưới vây cá ngừ hoạt động ở những vùng biển xa bờ thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương

1.1.1 Đặc điểm công nghệ khai thác cá ngừ bằng lưới vây trên thế giới

- Tàu thuyền: Các tàu lưới vây của nghề cá công nghiệp thường có chiều dài vỏ tàu từ 25 - 60m Những đội tàu qui mô lớn, chiều dài vỏ tàu thường từ 50 - 120m, công suất máy tàu từ 1.000 - 2.500cv Boong thao tác và lưới thường bố trí ở phía đuôi tàu Nhờ vậy tốc độ vây lưới cao và tàu quay trở rất dễ dàng Các thao tác thả và thu lưới đều được cơ giới hoá nên có thể thao tác được với những vàng lưới kích thước lớn (Hình 1.1)

- Vàng lưới vây: Cá ngừ có tốc độ bơi rất cao, nên đòi hỏi kích thước lưới vây khai thác cá ngừ phải đủ lớn Thường các vàng lưới vây khai thác cá ngừ có chiều dài

1000 - 1500 m và chiều cao 100 - 140 m Đối với những vàng lưới vây khai thác cá Ngừ vây vàng, chiều cao lưới có thể đạt đến 200 - 280m và đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt phức tạp hơn, phải tăng công suất máy tời để có thể cuộn rút giềng chì dưới 15 phút

Một số nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển như: Tây Ban Nha, Nga, Pháp, Nhật Bản Đội tàu lưới vây chuyên khai thác cá ngừ có thể hoạt động dài ngày (50 - 60 ngày) trên biển Kích thước lưới lớn, trang bị phụ tùng hiện đại Phương pháp khai thác chủ yếu là dò tìm đàn cá di chuyển tự do để đánh bắt

Bên cạnh các nước có nghề lưới vây công nghiệp phát triển nêu trên, còn có một

số nước trong khu vực Đông Nam Á có nghề lưới vây cá ngừ phát triển khá mạnh nhưng ở quy mô nhỏ hơn như: Philipin, Indonesia, Thái Lan Kích thước tàu không lớn, chiều dài tàu thường nhỏ hơn 35 m, thời gian chuyến biển từ 20 - 30 ngày, đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá ngừ cỡ nhỏ như: ngừ vằn, ngừ chấm, ngừ chù, ngừ bò Những nước này, phương pháp dùng chà tập trung đàn cá được áp dụng rất phổ biến

Trang 15

Hình 1.1 Tàu lưới vây khai thác cá ngừ qui mô công nghiệp

- Các trang bị phục vụ khai thác:

Thiết bị tập trung cá (chà): Nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở các nước khu vực Đông Nam Á thường sử dụng chà cố định hoặc chà di động để tập trung cá Vị trí thả chà cố định có độ sâu từ 1.000 - 1.800 m

+ Thiết bị dò tìm cá: Hiện nay hầu hết các tàu lưới vây công nghiệp đều được trang bị máy dò cá ngang sonar: Để tăng hiệu quả trong việc dò tìm đàn cá, tàu lưới vây còn được trang bị các ra đa tìm chim Các ra đa này có thể phát hiện được các đàn chim biển ở khoảng cách rất xa, tới 50 - 60 hải lý Vì có mối quan hệ móc xích về mồi

ăn giữa chim biển - đàn cá nổi nhỏ - đàn cá ngừ, nên căn cứ vào chim biển có thể phát hiện được các đàn cá ngừ

+ Các máy đo dòng chảy, máy đo tốc độ rơi chìm của giềng chì và các máy móc thiết bị hiện đại khác cũng được ứng dụng vào nghề lưới vây

Ngoài ra, trong đội hình từ 10 - 20 tàu lưới vây cá ngừ, người ta thường trang bị

1 - 2 máy bay trực thăng để giúp phát hiện các đàn cá ngừ và chỉ điểm cho các tàu đến khai thác

1.1.2 Kỹ thuật khai thác cá bằng lưới vây

+ Đối với các tàu lưới vây qui mô lớn:

Các tàu này được trang bị các máy hiện đại để dò tìm đàn cá như: Rada, máy dò

cá ngang, máy bay dò tìm cá và cả hệ thống thông tin viễn thám Ngoài ra, tàu được trang bị công suất máy tàu mạnh, đảm bảo tốc độ chạy tự do tới 15 hải lý/giờ; tốc độ thu dây giềng rút cao, hoàn thành thu dây giềng rút dưới 15 phút; kích thước lưới vây

Trang 16

đủ lớn để có thể vây bắt đàn cá ngừ có tốc độ bơi rất cao và có thể khai thác được cá ngừ vào ban ngày là lúc cá có thể nhìn rõ lưới và trốn chạy rất nhanh

Nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống tìm cá hiện đại, tàu đã giảm được rất nhiều chi phí xăng, dầu nếu phải tự hành trình đi tìm cá Khi phát hiện đàn cá, tàu phụ sẽ tiếp cận đàn cá và vứt mồi để dụ đàn cá tập trung và không di chuyển, tạo điều kiện tốt cho tàu lưới bao vây đàn cá

Thông qua việc thả lưới ở đuôi tàu, tốc độ bao vây đàn cá rất cao Ngoài ra, do lưới có chiều dài lớn nên tăng được bán kính bao vây đàn cá, không làm ảnh hưởng đến đàn cá đang say mê ăn mồi Sau khi bao vây xong, tàu cần nhanh chóng thu dây giềng rút trong khoảng thời gian không quá 15 phút Việc thu lưới được tiến hành nhờ

hệ thống tời treo hiện đại, trong thời gian này tàu thả mồi kết thúc công việc và tìm cách ra khỏi vòng vây của lưới

+ Đối với các tàu lưới vây qui mô nhỏ:

Các tàu lưới vây này thường có công suất máy từ 300 - 500 cv, chiều dài vỏ tàu

từ 20 - 27m Trang bị kỹ thuật dò tìm cá của tàu còn thô sơ (phần lớn chỉ có máy dò cá đứng); tốc độ vây lưới chậm; tốc độ cuộn rút chậm; kích thước lưới ngắn, chiều cao lưới thấp Với các hạn chế trên, các tàu lưới vây qui mô nhỏ thường tiến hành khai thác cá ngừ vào ban đêm (để hạn chế sự trốn chạy của cá) bằng một trong hai hình thức sau:

- Bao vây các vật trôi nổi trên biển:

Dựa vào tập tính của cá ngừ thích tập trung dưới các vật trôi nổi trên biển, sau khi phát hiện có cá tập trung dưới các vật trôi nổi này, tàu sẽ tiếp cận và bám theo đàn

cá cho đến khi tắt ánh sáng mặt trời mới tiến hành bao vây khai thác cá

Có thể xảy ra 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là đàn cá tập trung ngay sát mặt nước Lúc này tàu sẽ nhanh chóng bao vây lưới, tiến hành cuộn rút lưới và bắt cá Trường hợp thứ hai là đàn cá tập trung khá sâu (trên 50m), lúc này tàu phải kiên trì bám theo và chờ đợi Dựa vào tập tính của cá ngừ thường nổi lên sát mặt nước trong khoảng 3 - 4 giờ sáng, tàu phải liên tục theo dõi cá trong khoảng thời gian này bằng máy dò và mắt thường Nếu thấy đàn cá nổi lên tới độ sâu phù hợp thì nhanh chóng thả lưới bao vây đàn cá và tiến hành các thao tác bắt cá cần thiết

- Sử dụng chà và đèn để tập trung cá:

Trang 17

Người ta sử dụng chà và đèn để tập trung các loài cá nổi nhỏ do tập tính thích dựa chà và thích ánh sáng của các loài cá này Các đàn cá ngừ thường bám theo các đàn cá nổi nhỏ để ăn mồi và tạo cơ hội tốt cho việc bao vây khai thác đàn cá

Đối với hình thức sử dụng đèn để tập trung cá: Sau thời gian thắp đèn dụ cá, người ta quan sát tín hiệu đàn cá thông qua máy dò cá, nếu thấy đàn cá tập trung gần mặt nước quanh đèn thì nhanh chóng tiến hành bao vây lưới để khai thác cá

1.1.3 Sử dụng chà trong khai thác cá ở nghề lưới vây

a) Các loại chà được sử dụng trong khai thác cá ngừ

Người ta thấy rằng cá ngừ có tập tính tập trung quanh chà hoặc núp dưới các vật trôi nổi trên mặt biển Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác, người ta đã chế tạo

ra nhiều kiểu chà để tập trung cá Dưới đây là một số kiểu cơ bản

+ Chà thân cây (log association)

Cá ngừ thường tập trung dưới các thân cây hoặc các vật thể trôi nổi trên mặt biển (mảnh tàu vỡ; phao; container ) Qua quan sát, người ta thấy rằng các vật thể trôi nổi ít nhất phải có kích thước dài trên 1,0 - 1,5m và đường kính trên 0,1m mới có khả năng lôi cuốn được cá ngừ Thường thì chà có kích thước càng lớn, càng nhiều khả năng tập trung cá ngừ hơn là các chà nhỏ

Khoảng cách giữa các chà cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung cá Nếu mật

độ các chà cao (nhiều chà gần nhau) sẽ phân tán khả năng tập trung cá của mỗi chà Qua thực tế đánh bắt, người ta thấy rằng để có thể tập trung trên 100 tấn cá ngừ, thì các chà cỡ lớn phải cách nhau khoảng 50 hải lý Thông thường người ta bố trí các chà cách nhau khoảng 3 hải lý là vừa

+ Chà bè (FAD): Lợi dụng đặc tính tập trung của cá dưới các vật thể trôi nổi ngoài biển, ngư dân nhiều nước đã sáng tạo ra nhiều kiểu chà khác nhau Nói chung có 2 kiểu chà bè như sau:

+ Chà bè cố định: Chà gồm 3 bộ phận chính: Phần neo; phần dây chà và phần

bè nổi

- Phần bè nổi: Được làm từ tre, gỗ, ống nhựa, lưới, sắt Người ta liên kết các vật liệu này lại và bố trí sao cho tạo thành bè nổi Bè nổi này có thể nổi ngay trên mặt nước Hình dạng của bè có thể rất khác nhau tùy theo tập quán của ngư dân mỗi vùng Ngoài ra, còn có nhiều dây nhỏ có chiều dài 30 - 50 m, trên dây buộc nhiều lá dừa, lưới cũ để tạo vị trí tốt cho cá ẩn nấp

Trang 18

- Phần dây chà: Dây chà phải có đường kính đủ lớn, liên kết giữa phần bè nổi

và phần neo của chà Chiều dài của dây thường bằng 1,1 - 1,2 lần độ sâu của nơi đặt chà Đường kính dây phải được tính toán cẩn thận, sao cho có thể chịu đựng được sức cản của phần bè nổi trong điều kiện sóng gió biển khơi

- Phần neo: Có nhiệm vụ cố định chà ở một vị trí nhất định Neo được làm từ đá, bêtông, neo sắt Tùy theo tình hình dòng chảy và độ sâu nơi đặt chà, neo có thể nặng từ 0,5 - 1,5 tấn

Những chà cố định này nếu thả cách nhau 5 - 10 hải lý sẽ cho hiệu quả thu hút

cá tốt hơn thả chà quá gần nhau và dày đặc

Chà di động được sử dụng rộng rãi trong nghề lưới vây công nghiệp khi khai thác ở các ngư trường xa có độ sâu rất lớn Ở nước ta loại chà này chưa được áp dụng

+ Chà động vật

Cá ngừ thường tập trung quanh những con cá voi cỡ lớn (còn sống hoặc đã chết) để ăn những con mồi nhỏ bám quanh cá voi Tuy nhiên, dạng chà này ở nước ta rất hiếm gặp

1.1.4 Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới

Nhật Bản là nước sớm sử dụng rộng rãi phương pháp đánh cá kết hợp ánh sáng điện từ những năm 1900 Nhật Bản có khoảng 20.000 chiếc tàu đánh cá kết hợp ánh sáng, đặc biệt là ở vùng Nagasaki, người ta đã dùng ánh sáng điện chiếu trên và dưới mặt nước để đánh bắt cá thu, cá trích, cá sòng, mực, Các nghề đánh cá kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm khoảng 25% tổng sản lượng khai thác hàng năm (1976) Riêng nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Nhật Bản chiếm ưu thế từ thập niên 1930 Trên một đơn vị thuyền đánh cá bằng lưới vây hai tàu của Nhật Bản có 3 xuồng đèn, mỗi xuồng

có công suất từ 40 - 50cv Còn một trong hai tàu chính có công suất 500 - 850cv, trọng tải từ 90 - 110 tấn, có trang bị máy dò cá Ngày nay, ở Nhật Bản công suất nguồn sáng cực đại trên một xuồng đèn là 10 kW và xuồng thăm dò cá là 7,5 kW Mỗi xuồng đèn

Trang 19

dùng 4 - 5 bóng 1 kW chiếu sáng trên mặt nước và 2 bóng 2 kW chiếu sáng trong nước

và độ rọi sáng có thể đạt đến 100m

Theo Chikara Shimane, Kensou Tanka và ctv (2005), từ năm 1995 - 2001, ngư dân ở vùng biển phía Tây Nhật Bản đã sử dụng tàu lưới vây có trọng tải 135 tấn kết hợp với hai tàu dò tìm cá và tàu thắp sáng có trọng tải 60 tấn để đánh bắt cá thu (Scomber aponicus) và cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) Hình thức đánh bắt cá bằng lưới vây kết hợp ánh sáng chiếm 72,3% và vây tự do (dò tìm đàn cá để đánh bắt) chiếm 27,7% Sản lượng khai thác trung bình của tàu lưới vây kết hợp ánh sáng là 28 tấn/mẻ và lưới vây tự do là 15 tấn/mẻ

Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng của Nam Tư (cũ) đã sử dụng 3 xuồng đèn, mỗi xuồng bố trí 6 - 9 bóng đèn 500 W/bóng với tổng công suất từ 9,0 - 13,5 kW để đánh bắt cá trích

Các nước Italia, Pháp, Nauy,… đã có nhiều thành công trong đánh cá kết hợp ánh sáng điện Trong thập niên 1980, các nước này đã sử dụng ánh sáng đèn ngầm (bóng đèn tròn sợi đốt) có công suất 500 W/bóng để đánh bắt cá bằng nghề lưới vây (Ben Yami, 1987) Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng của các nước này là không giống nhau Luật Nghề cá Nauy quy định phạm vi công suất nguồn sáng cho mỗi tàu đánh cá trích không quá 15 kW

Từ năm 1993 đến 2004, tàu M.V SEAFDEC đã sử dụng chà nổi di động và ánh sáng đèn ngầm trong nước để tập trung cá ngừ đại dương ở vùng biển Ấn Độ Dương, sau đó đánh bắt bằng lưới vây cá ngừ Bóng đèn ngầm có ánh sáng trắng với công suất 2000W, được đặt gần chà ở độ sâu 10m nước và được thắp sáng nhờ máy phát điện trên xuồng, thời gian thắp sáng khoảng 20 - 30 phút (trước khi thả lưới vây) Sản lượng khai thác trung bình của 87 mẻ lưới vây của tàu M.V.SEAFDEC đạt 22,4 tấn/mẻ

Ngoài ra, tàu nghiên cứu Nippon Maru, 1998 (Nhật Bản) đã nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng chà rạo di động trong nghề lưới vây cá ngừ; tàu nghiên cứu MV/SEAFDEC, 1992-2002 đã nghiên cứu quan hệ giữa năng suất khai thác nghề lưới vây cá ngừ với điều kiện môi trường tương đồng; Tàu RV/Mahidon, 1999-2002 (Thái lan) đã áp dụng chà rạo di động vào nghề lưới vây khai thác cá ngừ và các điều kiện môi trường thích ứng với cá ngừ biển khơi

Trang 20

Theo Rose (2000), sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra nhân tố kỹ thuật tác động đến việc thay đổi doanh thu đội tàu khai thác hải sản Thông qua kỹ thuật phân tích kinh tế lượng, sự phù hợp của các mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu sẽ được đánh giá, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm tăng doanh thu cho đội tàu, góp phần nâng cao thu nhập cho ngư dân Mô hình nghiên cứu là mô hình mũ xác định các nhân tố kỹ thuật tác động đến doanh thu Xây dựng các biến cụ thể đưa vào mô hình kinh tế lượng dựa trên lý thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động khai thác của đội tàu như sau:

Theo Sean Pascoe (2003), nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đánh bắt của tàu khai thác gồm có:

- Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật của tàu: đặc điểm về vỏ tàu, đặc điểm máy tàu; đặc điểm trang thiết bị trên tàu, tuổi tàu

- Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ (các nghề tham gia, nghề chính, nghề phụ)

- Nhóm nhân tố về quản lý Nhà nước (các loại thuế, các chương trình, dự án)

- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên (đặc điểm về trữ lượng và sinh học; đặc điểm về ngư trường; đặc điểm về thời tiết; đặc điểm về mùa vụ)

- Nhóm nhân tố về lao động và quản lý (đặc điểm về chủ tàu; đặc điểm về thuyền trưởng; đặc điểm về nhân công)

- Nhóm nhân tố về thị trường (thị trường đầu vào, thị trường đầu ra)

Theo Tim Coelli (2005), nhân tố kỹ thuật ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập biểu diễn là hàm số tuyến tính và được Cobb-Douglas viết lại dưới dạng logarit Các yếu tố kỹ thuật gồm về tàu thuyền, ngư cụ, lao động,

Như vậy, các công trình nghiên cứu về nghề lưới vây của các nước trên thế giới

đã có những bước phát triển vượt bậc Các tàu khai thác cỡ lớn đã được sử dụng với công suất máy tàu từ 1000 - 2500cv và hơn nữa Kích thước vàng lưới vây được tăng cường, chiều dài vàng lưới lên đến 1.500m; kỹ thuật khai thác được cơ giới hóa và cải tiến ở trình độ cao, công nghệ dò tìm cá hiện đại đã góp phần chủ động trong khai thác

và tăng năng suất rất đáng kể Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác hải sản

Trang 21

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.1 Tàu thuyền nghề lưới vây ở Việt Nam

Tính đến năm 2010, số lượng tàu thuyền nghề lưới vây là 6.188 chiếc, chiếm 5,4% tổng số tàu thuyền cả nước[1] Trong đó, tất cả các tàu được thiết kế và trang bị phục vụ việc đánh bắt các đàn cá nổi nhỏ sống gần bờ (độ sâu <80 m) Chưa có tàu nào được thiết kế và trang bị chuyên khai thác cá ngừ

Số lượng tàu lưới vây trang bị máy có công suất lớn hơn 90cv chiếm 32,9% tổng số tàu thuyền lưới vây của cả nước Kích thước vỏ tàu nghề lưới vây khá lớn so với các nghề khác, chiều dài phổ biến từ 16 - 24m, thời gian hoạt động đánh bắt trên biển khoảng từ 20 - 60 ngày/chuyến

1.2.2 Thiết bị khai thác của nghề lưới vây

- Thiết bị khai thác: hầu hết các tàu lưới vây trong nước đều trang bị hệ thống tang ma sát trích lực từ máy chính để thu giềng rút, hệ thống cần cẩu và ròng rọc hướng cáp Máy thu lưới (tời thủy lực) chỉ được lắp trên một số tàu lưới vây công suất lớn ở các tỉnh phía Nam như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cà Mau, các tàu công suất nhỏ sử dụng còn rất hạn chế

- Thiết bị hàng hải: phần lớn các tàu lưới vây trong nước thường trang bị la bàn, định vị vệ tinh, máy dò cá đứng khá đầy đủ Riêng máy dò cá ngang sonar có số lượng rất ít và hiệu quả sử dụng còn thấp, do đa số ngư dân chưa được huấn luyện sử dụng loại máy hiện đại này

- Các máy móc khác phục vụ cho việc phát hiện, tổ chức đánh bắt các đàn cá như: Radar tìm chim, máy đo dòng chảy, máy đo độ rơi chìm của giềng chì vẫn chưa được sử dụng ở nước ta

- Thiết bị tập trung đàn cá: Chà và ánh sáng nhân tạo được ngư dân Việt Nam ứng dụng từ rất lâu nhằm tập trung cá và đánh bắt bằng nghề lưới vây Hiện nay một

số tỉnh có nghề lưới vây phát triển ở khu vực Đông Nam Bộ đã sử dụng chà dây cố định (chà nhân tạo) để tập trung đàn cá nổi Tuy nhiên, do qua nhiều lần thả chà bổ sung nên vị trí thả chà là điểm rất nguy hiểm cho các tàu khai thác khác khi hoạt động đánh bắt ở gần khu vực này Đối với ánh sáng nhân tạo cũng đã được ngư dân ứng dụng rộng rãi trong nghề lưới vây nhưng mới chỉ sử dụng ánh sáng chiếu trên mặt nước để khai thác cá nổi nhỏ

Trang 22

1.2.3 Lưới vây ở Việt Nam

Các vàng lưới vây trong nước hiện nay có chiều dài giềng phao phổ biến từ 350

và lớn hơn chiều cao lưới

Kích thước mắt lưới của các vàng lưới vây hiện nay chủ yếu từ 20 - 35mm, một

số ít vàng lưới vây có kích thước mắt lưới từ 40 - 80 mm Kích thước mắt lưới nhỏ nên chủ yếu đánh bắt các đối tượng có kích thước nhỏ (cá nục, tráo, ngân,…) hạn chế hoạt động, chịu ảnh hưởng của dòng chảy, thu lưới khó khăn,

1.2.4 Phương pháp khai thác bằng lưới vây

Phương pháp khai thác lưới vây có 02 hình thức: Dò tìm đàn cá di chuyển tự do

để vây bắt (vây tự do hoặc vây chủ động) hay sử dụng chà và ánh sáng tập trung cá để vây bắt (vây ánh sáng)

- Phương pháp vây tự do: Hiện nay, phương pháp vây tự do chưa được áp dụng phổ biến, chỉ thấy ở một số tỉnh có nghề lưới vây phát triển như: Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang và Cà Mau Có thể tiến hành các cách như sau:

- Tàu hành trình tự do trên biển, dựa vào kinh nghiệm thủy thủ quan sát mặt biển và chim trời để dò tìm đàn cá bằng mắt thường rồi tiến hành vây bắt Cách này được áp dụng theo mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Việc dò tìm đàn

cá bằng mắt thường chỉ có thể tiến hành vào thời gian biển êm, ít sóng gió Thời gian thích hợp cho việc dò tìm đàn cá thường vào buổi sáng sớm và buổi hoàng hôn

- Sử dụng các thiết bị thuỷ âm (SONAR) để dò tìm đàn cá di chuyển tự do chưa được áp dụng phổ biến, hiệu quả sử dụng còn rất thấp Sau khi phát hiện đàn cá, tàu được điều động bám sát đàn cá, đánh giá đặc điểm đàn cá và tổ chức vây bắt

- Phương pháp vây ánh sáng:

Trang 23

Phương pháp khai thác đàn cá tập trung quanh chà, quanh nguồn sáng được áp dụng hầu hết rộng khắp trong cả nước Đối tượng khai thác chủ yếu là cá nổi nhỏ, sống gần bờ

Nhìn chung, nghề lưới vây nước ta hoạt động đánh bắt ở quy mô nhỏ, ven bờ, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ Phương pháp khai thác chủ yếu là

sử dụng chà và ánh sáng nhân tạo

1.2.5 Một số kết nghiên cứu về nghề lưới vây ở trong nước

- Năm 1963 - 1964, Việt Nam hợp tác với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nghiên cứu thí nghiệm nguồn sáng điện bằng đèn huỳnh quang theo phương pháp chiếu sáng trên và dưới mặt nước để đánh cá bằng lưới vó mạn tàu và lưới vây Kết quả thí nghiệm đã cho phép rút ra kết luận là có thể sử dụng nguồn sáng điện để tiến hành tập trung và đánh bắt các loài cá nục, cá trích, cá cơm, mực,…

- Năm 1967 - 1972, các đề tài cơ giới hoá nghề vó đèn, vây cơ giới trên tàu công suất 90 cv và trên tàu công suất 250 cv, nghiên cứu cải tiến nhiên liệu đốt đèn măng xông 4 mạng, nghiên cứu sử dụng nguồn sáng trong nước tập trung cá Các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn này chủ yếu quan tâm đến ngư cụ đánh bắt, còn nghiên cứu kỹ thuật nguồn sáng ít được chú ý Nguồn sáng được sử dụng là ánh sáng điện với công suất từ 5,0-10,0 kW với mạng điện chiếu sáng hỗn hợp cả trong nước và trên mặt nước Đối tượng đánh bắt chủ yếu là cá nục (Decapterus spp.),

cá trích (Sardinella spp.), cá cơm (Anchoviella spp.), mực ống (Loligo spp.), cá thu (Scomberomorus spp.), cá bạc má (Rastreliger kanagurta),…

- Nguyễn Đình Nhân (1982), báo cáo tổng kết đề tài “Nghề đánh cá bằng lưới vây ban ngày và ban đêm kết hợp ánh sáng ở Hà Nam Ninh” đã nhận định: sử dụng ánh sáng để đánh cá bằng lưới vây áp dụng cho ngư trường khơi xa phù hợp hơn so với ngư trường gần bờ

- Sở Thuỷ sản Khánh Hoà và Trường Đại học Thuỷ sản (cũ) (1997), đã ứng dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước để đánh bắt cá bằng nghề lưới vây tại Khánh Hoà

và Ninh Thuận Tuy nhiên, việc ứng dụng này không mấy thành công, bởi vì các bóng đèn ngầm không được kín nước nên khi ngâm trong nước đã bị nổ

- Trường đại học Thủy sản Nha Trang (2000), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chà di động cho nghề lưới vây xa bờ khai thác cá ngừ tại Việt Nam” Đề tài đã

Trang 24

đưa ra được một số loại chà di động có thể áp dụng cho nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở Việt Nam đạt hiệu quả cao

- Đặng Văn Thi, Mai Văn Điện, Vũ Duyên Hải và ctv (2001), báo cáo kỹ thuật

"Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến thành phần loài và năng suất khai thác nghề lưới vây ánh sáng" đã tiến hành thí nghiệm cường độ ánh sáng ở các mức công suất: 1,6 kW; 3,2 kW; 4,6 kW và 6,4 kW và đã cho những nhận định như sau:

- Năng suất khai thác biến động rất lớn và không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng Ở mức ánh sáng 1,6 kW; 3,2 kW; 4,6 kW và 6,4 kW thì năng suất khai thác trung bình là 499,9 kg/mẻ; 437,9 kg/mẻ; 424,3 kg/mẻ và 219,0 kg/mẻ Thành phần các loài hải sản giữa các mức công suất cũng khác nhau, lần lượt là 32, 34, 48 và 39 loài

- Cường độ ánh sáng chưa ảnh hưởng đến thành phần sản lượng khai thác của nghề vây ánh sáng Năng suất khai thác của nghề vây ánh sáng phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như nguồn lợi tại chỗ, tình trạng dòng nước, điều kiện sóng gió,…

- Nguyễn Long (2002 - 2003), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi” Đề tài đã trang bị tổng công suất nguồn sáng trên tàu từ 6,72 - 13,6 kW và máy dò cá ngang trên các tàu lưới vây ở Tiền Giang

và Cà Mau Đưa ra cách nhận biết tín hiệu đàn cá trên màn hình máy dò cá ngang khi đàn cá tập trung gần nguồn sáng và khi cá di chuyển tự do Ngoài ra, đề tài đề xuất mô hình kết hợp giữa hình thức đánh bắt tự do, chà và ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nghề lưới vây Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu về tập tính cá gần nguồn sáng, không nghiên cứu ánh sáng màu cũng như ánh sáng đèn ngầm trong nước

- Lương Thanh Sơn (2003), tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà cố định sử dụng trong nghề lưới vây

xa bờ tỉnh Bình Thuận” Đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà cố định gồm: động thực vật phù du, nhiệt độ nước biển, tốc độ dòng chảy, độ sâu, thời gian sử dụng vị trí thả chà, mức độ bổ sung chà, địa hình đáy, vật liệu chà, số lượng tàu dừa

- Năm 2003, ngư dân huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã sử dụng từ 1-2 bóng đèn ngầm dưới nước có công suất 2.000 w và từ 20 - 30 bóng cao áp 500-1000 w/bóng

để thắp sáng tập trung cá và đánh bắt bằng lưới vây Tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm, nên hiệu quả mang lại không cao, bóng đèn rất mau hỏng, do đó các loại đèn

Trang 25

ngầm trong nước không còn được khuyến khích áp dụng ở vùng biển này (Sở Thuỷ sản Nghệ An, 2007)

- Theo kết quả điều tra của Dự án Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật biển Việt Nam (ARMLV), tính đến năm 2003 tổng số tàu lưới vây cả nước có khoảng 5.809 chiếc, chiếm 8,63% tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản trong nước Sản lượng khai thác hải sản của nghề lưới vây tập trung cao ở vùng biển Miền Trung và Đông Nam

Bộ, chiếm khoảng 18,0 - 30,0% tổng sản lượng khai thác hải sản của các vùng biển này Các kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải sản cho thấy: Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng và chà rạo hiện đang phổ biến nhất, chiếm khoảng 70-90% tổng số tàu lưới vây cả nước Chiều dài vàng lưới vây kết hợp ánh sáng khoảng 350-600 m, chiều cao khoảng 60-120 m, kích thước mắt lưới ở phần lấy cá từ 20-25 mm Đối tượng đánh bắt chính của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng là cá nục, cá bạc má, cá ngân, cá sòng, Nghề lưới vây tự do (vây thường) phát triển mạnh ở miền Trung và Đông-Tây Nam Bộ, số lượng tàu lưới vây tự do không nhiều Hiện nay, tàu lưới vây tự do thường đánh bắt kết hợp ánh sáng (ban ngày đánh bắt tự do, ban đêm đánh bắt kết hợp ánh sáng) Chiều dài vàng lưới vây tự do từ 600-1.200 m, chiều cao từ 100-160 m và kích thước mắt lưới ở phần tùng từ 20-40 mm Đối tượng đánh bắt chính của lưới vây tự do

+ Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai thác cá nục sồ trên tàu lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng theo phương pháp phân tích lôgic thông tin là tổng công suất nguồn sáng, độ cao và góc treo đèn Các yếu tố ảnh hưởng không đáng kể đến sản lượng khai thác cá nục sồ là công suất tàu, tỷ lệ công suất bóng cao áp, tỷ lệ công suất bóng huỳnh quang, chiều dài lưới vây, chiều cao lưới vây và thời gian chiếu sáng

+ Tổng công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn và góc treo đèn đạt sản lượng khai thác cá nục sồ cao ở vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông - Tây Nam Bộ

Trang 26

Cũng theo kết quả điều tra của Nguyễn Đức Sĩ (2006) về tình hình sử dụng ánh sáng trong nghề lưới vây cho thấy, các tàu lưới vây thường sử dụng động cơ có công suất 20-45 cv, lai một máy phát điện xoay chiều công suất từ 5-50 kVA nhằm tạo ra nguồn điện xoay chiều 220 V - 50 KHz Hiệu suất sử dụng công suất máy phát điện khoảng 58,0-65,3% Các chủng loại bóng đèn thường được sử dụng để thắp sáng tập trung cá trong nghề lưới vây là bóng huỳnh quang, cao áp, cao áp thuỷ ngân có công suất mỗi bóng từ 40-1.000W Tổng công suất nguồn sáng trên tàu lưới vây thay đổi từ 1,42 - 24,8 kW Mức trang bị công suất nguồn sáng rất khác nhau giữa các vùng biển

- Năm 2006, đề tài "Đánh giá nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ, đề xuất giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý" đã triển khai các chuyến nghiên cứu về cường độ ánh sáng trên tàu lưới vây cá cơm KG8015TS với mức công suất 3,0 kW; 6,0 kW; 8,0 kW và 10,0 kW và KG8027TS với các mức công suất 1,5 kW; 3,0 kW; 4,0 kW và 5,0 kW nhằm xác định mức độ "Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sản lượng khai thác cá cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển Tây Nam Bộ" Các chuyến thử nghiệm về cường độ ánh sáng trên tàu lưới vây cá cơm đã nhận định:

Sự khác nhau về năng suất giữa các cường độ ánh sáng không có ý nghĩa Năng suất khai thác của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng phụ thuộc rất nhiều yếu tố ngoại cảnh

Trang 27

như: sóng, gió, trình độ thuyền trưởng,…

- Chủ tàu QB99126TS (2007), đã mua 1 bóng đèn ngầm 1.000w với ánh sáng trắng của Công ty Cổ phần Thiết bị Hàng Hải (MECOM), để thắp sáng tập trung cá và đánh bắt bằng nghề lưới vây Hiện nay, bóng đèn ngầm trên vẫn làm việc ổn định nhưng vì mới đưa vào sử dụng nên chưa xác định được hiệu quả của ánh sáng đèn ngầm

- Đoàn Văn Phụ (2010), đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và đèn màu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam” Đề tài đã nghiên cứu được tập tính của một số loài cá nổi nhỏ đối với ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh) thắp sáng trên mặt nước và ánh sáng trắng ngầm trong nước; nghiên cứu được việc sử dụng ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh) thắp sáng trên mặt nước và ánh sáng trắng ngầm trong nước cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và miền Nam; xây dựng được tiêu chuẩn công suất ánh sáng cho phép sử dụng trong nghề lưới vây ánh sáng

Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan đến nghề lưới vây đã được nghiên cứu trong thời gian qua như: Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên các tàu lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác hải sản xa bờ ở Đông Nam Bộ và khuyến cáo các giải pháp sử dụng nguồn sáng hợp lý, nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản,

Như vậy, nhìn chung nghề lưới vây ở nước ta nói chung và nghề lưới vây ở Tĩnh Gia nói riêng hoạt động đánh bắt ở quy mô nhỏ, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài cá nổi nhỏ

1.2.6 Một số kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của nghề khai thác hải sản

- Nguyễn Tuấn (2007), đã nghiên cứu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang: Chiều dài tàu có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của doanh thu Tuổi của tàu có ảnh hưởng đến doanh thu, nhưng ảnh hưởng này rất nhỏ Mối quan hệ giữa tuổi của tàu và doanh thu là quan hệ tuyến tính nghịch, tàu có số năm sử dụng càng lớn thì doanh thu tạo ra càng nhỏ Điều này tương đối hợp lý và có thể giải thích bởi lý do khi các tàu có thời gian sử dụng dài, chất lượng tàu không còn tốt, nên chủ tàu thường không mạnh dạn chở nhiều đá và lấy nhiều dầu để vươn khơi Chiều dài vàng lưới có

Trang 28

quan hệ bậc 2 đối với doanh thu, doanh thu đạt tối đa ở chiều dài ngư cụ là 268 tấm lưới Hiện nay số tấm lưới ngư dân đầu tư mỗi tàu bình quân chỉ đạt 236 tấm lưới/tàu, thấp hơn số tấm lưới để đạt doanh thu tối đa, do vậy ngư dân có thể tăng doanh thu khai thác bằng cách đầu tư thêm số lượng ngư cụ khai thác đến 268 tấm lưới Đầu tư cho trang thiết bị còn rất thấp với mức trung bình 57,8 triệu đồng, đây cũng là tình trạng chung của nghề cá Việt Nam Mức đầu tư cho trang thiết bị có thể đạt doanh thu cao nhất là 97,7 triệu đồng Do vậy, bên cạnh việc chú trọng đầu tư vào tàu và ngư cụ khai thác, ngư dân cần phải chú ý đến đầu tư cho trang thiết bị trên tàu, nó cũng góp phần tạo doanh thu cao cho đội tàu

- Mai Văn Điện (2009), đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế đội tàu lưới rê trôi xa bờ các tỉnh miền Trung năm 2007” Kết quả điều tra 58 tàu lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung, cho thấy: chiều dài trung bình vỏ tàu từ 16,2m; công suất trung bình 103,5cv; chiều dài vàng lưới trung bình 13,6km; tổng số ngày đánh bắt trung bình trong năm là 201 ngày; tổng số lao động trung bình trên tàu

là 10 người Doanh thu trung bình đạt năm 2007 đạt 822 triệu đồng/tàu/năm và lãi ròng đạt 83,3 triệu đồng/tàu/năm

Đội tàu lưới rê có công suất <90cv, yếu tố kỹ thuật tác động đến doanh thu nghề là chiều dài tàu, công suất máy tàu, chiều dài lưới, số thuỷ thủ trên tàu và số ngày hoạt động của tàu Trong đó, yếu tố kỹ thuật tác động có ý nghĩa là công suất tàu và số thuỷ thủ Các yếu tố khác không thay đổi, công suất máy tàu tăng lên 1% thì doanh thu tăng lên 0,4247%; số thuỷ thủ tăng lên 1% thì doanh thu tăng 2,4923%

Đội tàu lưới rê có công suất ≥90cv, yếu tố kỹ thuật tác động đến doanh thu nghề

là chiều dài tàu, chiều dài lưới, số thuỷ thủ; nhưng công suất tàu không có ý nghĩa thống kê Trong đó, yếu tố kỹ thuật tác động có ý nghĩa là chiều dài tàu, chiều dài vàng lưới và số thuỷ thủ Các yếu tố khác không thay đổi, chiều dài tàu tăng lên 1% thì doanh thu tăng 1,2057%; số thuỷ thủ tăng lên 1% doanh thu tăng 0,9130% và chiều dài lưới tăng 1% doanh thu tăng 0,7146%

- Nguyễn Trọng Lương (2009), đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra được kết quả: doanh thu của đội tàu lưới vây tăng dần theo công suất máy tàu và doanh thu trung bình đội tàu lưới vây ở Cam Ranh cao hơn so với đội tàu lưới vây tại Nha Trang Nhóm tàu công suất từ 75-<90cv, doanh thu đạt cao nhất và thấp nhấp là nhóm tàu công suất <20cv Lợi nhuận trung bình một năm của tàu lưới vây đạt từ 23,8 – 109,8

Trang 29

triệu đồng Nghiên cứu chỉ ra yếu tố tác động mạnh nhất đến doanh thu nghề lưới vây

ở Cam Ranh và Nha Trang là chiều dài vàng lưới Yếu tố kỹ thuật tác động có ý nghĩa đối với nghề lưới vây là chiều dài lưới, kinh nghiệm của thuyền trưởng, địa phương Các yếu tố khác không thay đổi, chiều dài lưới tăng lên 1% thì doanh thu tăng lên 1,51% Tương tự, kinh nghiệm của thuyền trưởng tăng lên 1% thì doanh thu tăng lên 0,17%

- Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo về máy dò ngang trên tàu lưới vây rút chì với sự tham gia của hàng trăm ngư dân các địa phương ven biển của tỉnh

Trong các năm từ 2011-2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh đã triển khai

3 mô hình ứng dụng máy dò ngang trên tàu lưới vây rút chì tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành Đó là loại máy công suất phát 1,5kW, có góc mở ở chức năng quét ngang

50 (độ) hoặc 100, tín hiệu nhìn thấy cá được truyền về hiện lên màn hình màu tinh thể lỏng sử dụng bằng tiếng Việt

Đối với 3 tàu cá ứng dụng thiết bị này cho thấy, mỗi chuyến biển từ 20-25 ngày, khai thác được sản lượng cá ngừ, cá nục từ 15-20 tấn, lãi ròng từ 200-300 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 7-9 triệu đồng, cao hơn so với khi chưa lắp máy dò ngang từ 1,6 - 2 lần

Với thiết bị tiên tiến này giúp ngư dân mạnh dạn vươn khơi, mở rộng ngư trường và bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản Được biết, trong năm 2013, cả tỉnh có thêm 4 chủ tàu tự mua sắm máy dò ngang đánh bắt cá Tuy nhiên, do thiết bị này khá đắt tiền, phần đông ngư dân không đủ sức trang bị nên tại hội thảo này nhiều ý kiến đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ để ngư dân sắm máy dò ngang, thực hiện chuyển đổi nghề đánh bắt hải sản, nâng cao sản lượng và góp phần bảo vệ vùng biển của Tổ quốc

- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ 50% kinh phí, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Phú Yên đã vận động và chọn ngư dân tham gia (chủ hộ mô hình) huy động 50% kinh phí đối ứng để triển khai thực hiện mô hình máy dò ngang trên tàu lưới vây rút chì

Ngày 23/9/2011, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Phú Yên đã triển khai lắp đặt và hướng dẫn sử dụng máy dò ngang sonar JMC – CSL -1000 trên tàu lưới vây rút chì mang ký hiệu PY95001TS do ông Biện Quang ở Thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp

Trang 30

Nam, huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên làm chủ tàu Đây là mô hình máy dò ngang đầu tiên được triển khai thực hiện ở Phú Yên cho nghề lưới vây rút chì

Máy dò ngang (SONAR) JMC – CSL – 1000 có tính năng: Màn hình màu TFT LCD

15 inch cho hình ảnh đàn cá rõ nét ở tất cả các vị trí quan sát khác nhau Máy CSL –

1000 có 4 kiểu màn hình hiển thị chính: Màn hình quét ngang 3600 xung quanh tàu, màn hình quét ngang lệch tâm, màn hình dò đứng, màn hình quét mạn vòng qua đáy tàu Tốc độ quét nhanh: 4,3 giây cho phép quét vòng 3600 ở thang đo 20m 8 giây ở thang đo 100m 12,8 giây ở thang đo 200m Bộ ổn định đầu dò được tích hợp bên trong theo nguyên lý trọng lực giúp hình ảnh đàn cá hiển thị trên màn hình rõ nét và ổn định ngay cả trong điều kiện tàu bị nghiêng, bị lắc Menu sử dụng bằng Tiếng việt, rất phù hợp và dễ dàng sử dụng đối với bà con ngư dân

Máy dò ngang (SONAR) JMC – CSL – 1000 có đặc tính kỹ thuật: Tần số hoạt động

180 kHz Công suất phát 1.500W Trọng lượng khối thu phát 44,9kg Đường kính đầu

dò 142 mm Đường kính trong ống bao đầu dò 146 mm (6 inch) Hành trình nâng hạ đầu dò 200 – 400 mm Nguồn điện cung cấp 11 – 30 VDC Thang đo 20m – 2000m Góc quét chùm tia ở chức năng quét ngang với bước nhảy 50 hoặc bước nhảy 100 Góc quét chùm tia ở chức năng quét mạn với bước nhảy 30 hoặc bước nhảy 50 Điều chỉnh góc nghiêng chùm tia từ +50 đến -900

Máy dò ngang (SONAR) JMC – CSL – 1000 thích hợp nhất là lắp đặt trên tàu lưới vây rút chì, đặc biệt là tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, có công suất từ 90 CV trở lên, khai thác ở ngư trường có độ sâu 40m nước trở lên Máy dò ngang giúp ngư dân quan sát và kiểm soát được cả đàn cá thông qua hệ thống màn hình, từ đó có thể thả lưới vây đánh trọn cả đàn cá, nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả đánh bắt

Máy dò ngang lắp đặt sử dụng trên tàu lưới vây có công suất từ 90 CV trở lên, với giá thành còn cao từ 284 trở lên và mặc dù được nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí, thì phần đối ứng còn lại cũng ít ngư dân có điều kiện để tham gia, đặc biệt là đối với ngư dân nghèo lại càng khó khăn hơn Do vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với các ngư dân nghèo để họ có cơ hội tiếp nhận trang bị phương tiện hiện đại ứng dụng vào nghề khai thác để nâng cao hiệu quả chuyến biển Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hộ ngư dân ở Phú Yên được tiếp nhận và triển khai thực hiện mô hình máy dò ngang cho nghề vây rút chì

- Theo trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia:

Trang 31

Để nâng cao hiệu quả đánh bắt hải sản cho ngư dân, ngành thủy sản Bình Thuận chủ trương ưu tiên phát triển đội tàu lưới vây tại địa phương, nhất là ưu tiên cho các dự án khai thác hải sản xa bờ Nhờ vậy nghề lưới vây cải tiến phát triển mạnh, thu được hiệu quả đánh bắt cao

Lưới vây là một trong những nghề khai thác thuỷ sản được nghiên cứu áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến như: máy dò cá đứng, máy dò cá ngang, máy định vị, máy thu lưới, ánh sáng Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 1.000 thuyền làm nghề này (chiếm 20% tàu thuyền toàn tỉnh), trong đó có khoảng 600 thuyền trên 90

CV khai thác xa bờ, đóng góp hơn 40% sản lượng khai thác toàn tỉnh

Ông Tô Văn Ba, Giám đốc Trung tâm Khuyến công Bình Thuận cho biết: Trong

những năm qua, nghề lưới vây Bình Thuận không ngừng cải tiến phù hợp để đánh bắt ngư trường khai thác xa bờ Hiện nghề lưới vây Bình Thuận có nhiều ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật, vừa đánh bắt kết hợp ánh sáng quanh chà rạo theo kiểu truyền thống, vừa sử dụng máy dò cá quần đảo để tăng khả năng phát hiện đàn cá quá trình thu lưới nặng nhọc đã được cơ giới bằng tăng ma sát thủy lực, do đó hiệu quả tăng lên đáng kể Tính đến tháng 10 năm 2009, tuy thời tiết không thuận lợi, nhưng sản lượng hải sản vẫn đạt 149.800 tấn, tăng 0,5% so cùng kỳ

Theo ông Ba, trước đây ngư dân chỉ sử dụng vàng lưới có chiều dài từ 400 đến 500m,

độ thô chỉ lưới là loại nilon "nhợ 6" (210 D 3x2), chì loại 200g/viên, vòng khuyên 2kg/vòng Loại lưới này không còn phù hợp nữa, vì khi đánh bắt gặp mẻ cá lớn, lưới không chịu nổi độ nặng Hiện nay, ngư dân phải thay toàn bộ vàng lưới sang loại

"nhợ 9" (210 D 3x3), chì và vòng khuyên đều phải tăng trọng lượng, chì sử dụng loại 250g/viên và vòng khuyến 5kg/vòng mới đủ tốc độ rơi chìm, đánh bắt được các loại cá bơi nhanh, đảm bảo cá không thoát kịp ra khỏi giềng chì…

Ông Đào Văn Trí, một ngư dân lâu năm bám biển cho biết, từ khi lưới vây của ông được cải tiến, sản lượng đánh bắt tăng đáng kể Mỗi chuyến tàu ra khơi có thể mang về

từ 30-40 tấn cá, tăng gấp đôi so với trước đây Tuy nhiên để nghề lưới vây phát triển mạnh, các ngành chức năng cần có giải pháp giải quyết những khó khăn mà ngư dân đang gặp phải như: chính sách về vốn, công nghệ kỹ thuật khai thác, để ngư dân đầu

tư phương tiện, ngư lưới cụ cho phù hợp với ngư trường và nguồn lợi hải sản

Những cải tiến mới trong nghề lưới vây Bình Thuận đang phát huy hiệu quả và hy

Trang 32

vọng trong tương lai lưới vây sẽ là một trong những nghề khai thác chủ lực của ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà

Trong những năm qua, nghề lưới vây Bình Thuận không ngừng cải tiến và ngày càng đạt đến trình độ phát triển cao Những năm đầu thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, nghề lưới vây chủ yếu là tàu thuyền nhỏ (56 – 74 CV) đánh bắt kết hợp ánh sáng, chà rạo Đến nay nghề lưới vây Bình Thuận chủ yếu là thuyền công suất lớn, khai thác tuyến khơi, có nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào nghề: vừa đánh bắt kết hợp ánh sáng quanh chà rạo theo kiểu truyền thống, vừa sử dụng máy dò cá quần đảo

để tăng khả năng phát hiện đàn cá, đánh bắt cả ban ngày lẫn ban đêm, trước khi thả lưới có thể dự đoán trước được sản lượng cá của mẻ lưới, quá trình thu lưới nặng nhọc

đã được cơ giới bằng tăng ma sát thủy lực, do đó hiệu quả của chuyến biển tăng lên đáng kể Trong quá trình khai thác ngư dân Bình Thuận thường xuyên có những cải tiến phù hợp để đánh bắt ngư trường khai thác xa bờ Trước đây ngư dân chỉ sử dụng vàng lưới có chiều dài từ 400 đến 500m, độ thô chỉ lưới là loại nilon "nhợ 6" (210 D 3x2), chì loại 200g/viên, vòng khuyên 2kg/vòng Nay "đánh bắt ở ngư trường khơi, con cá nhanh hơn, khôn hơn nhiều, vàng lưới kết cấu như cũ không ăn…" - anh Bảy Thái, một ngư dân phường Phú Hài, Tp Phan Thiết cho biết: Rút kinh nghiệm năm

2007 khi đánh bắt gặp mẻ cá ngừ lớn, lưới "nhợ 6" không chịu nỗi độ nặng, rách lưới làm cá đi gần như toàn bộ Năm nay, anh đã phải thay toàn bộ vàng lưới sang loại

"nhợ 9" (210 D 3x3), chì và vòng khuyên đều phải tăng trọng lượng, chì sử dụng loại 250g/viên và vòng khuyến 5kg/vòng mới đủ tốc độ rơi chìm, đánh bắt được các loại cá bơi nhanh, đảm bảo cá không thoát kịp ra khỏi giềng chì…

Để đầu tư hoặc cải tiến cho nghề lưới vây ngư dân phải bỏ ra khá nhiều vốn Đầu tư cải tiến phải phù hợp với trang thiết bị, máy móc trên tàu Để lắp ráp một vàng lưới khai thác có hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật kết hợp từ tính toán độ bền, hệ

số rút gọn, độ thô chỉ lưới, sức nổi, tốc độ rơi chìm của lưới, Đồng thời phải có máy móc đồng bộ như: máy thu lưới, máy tời, hệ thống cần cẩu, máy đo sâu dò cá, định vị, thông tin liên lạc, Nên không phải tàu thuyền nào cũng đủ năng lực tài chính đầu tư cải tiến đồng bộ, mà tùy năng lực và trang thiết bị tàu thuyền mỗi ngư dân có cách cải tiến từng bước khác nhau, nhưng nhìn chung nghề lưới vây Bình Thuận đang cải tiến theo hướng ứng dụng máy móc cơ giới hóa ngày một hiện đại thì vàng lưới cũng phải từng bước cải tiến tương đồng Từng phần lưới được thay dần loại có độ bền cao hơn,

Trang 33

chiều dài lưới tăng lên từ 200 – 300m so với trước đây, trọng lượng chì, vòng khuyên đều tăng đáng kể …

Để tiết kiệm chi phí và không lãng phí thiết bị đã sắm trước đây, một số ngư dân sử dụng vòng khuyên bằng chì loại 5kg/vòng thay cách khoảng với loại vòng khuyên cũ trước đây loại 2kg/vòng bằng vật liệu đồng Nhưng vòng khuyên vật liệu chì xem ra cũng chưa thật hiệu quả, vì khi gặp nhiệt độ cao dưới tác dụng ngoại lực mạnh vòng khuyên dễ biến dạng, hơn nữa độ nhẵn của chì thường kém gây mài mòn dây cuộn rút và tăng ma sát Vì vậy, để đảm bảo độ bề, độ nhẵn, trọng lượng, vừa phải

có giá thành phù hợp ngư dân Bình Thuận chuộng nhất là loại vòng khuyên nữa đồng nữa chì (2 kg đồng + 3 kg chì, nữa thành vòng trong nơi tiếp xúc nhiều với dây cuộn rút được làm bằng đồng, nữa thành vòng ngoài sử dụng chì để hạ giá thành)

Việc cơ giới hoá quá trình thu lưới vây bằng máy tời thủy lực ở Bình Thuận bắt đầu từ năm 1999, và đến nay gần như toàn bộ tàu làm nghề lưới vây trong tỉnh đều đã

có trang bị máy này Ngoài việc lắp máy tời thuỷ lực thu lưới, thời gian qua ngư dân cũng không ngừng cải tiến lưới để thích hợp với các ngư trường, đối tượng khai thác khác nhau mà còn trang bị những máy dò cá, định vị hiện đại hơn, để tăng khả năng phát hiện ngư trường và đàn cá, nhằm tăng năng suất, hiệu quả của chuyến biển Cuối

vụ ngư dân phải chuyển toàn bộ vàng lưới lên bờ tu sửa, bảo quản chờ vụ sau, đồng thời sửa chữa tàu thuyền, chuyển sang nghề phụ khác như lưới rê, pha xúc, phù hợp từng thời điểm Điều đó đã phần nào cho ta thấy sự cần cù, sáng tạo liên tục trong nghề nghiệp của ngư dân vùng biển nam trung bộ Vươn ra khơi làm chủ ngư trường là hướng đi tích cực của nghề cá, những cải tiến mới trong nghề lưới vây khơi Bình Thuận đang phát huy hiệu quả và hy vọng trong tương lai lưới vây vẫn sẽ là một trong những nghề khai thác chủ lực của ngư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà

- Theo kết quả thí nghiệm của công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản Bến Tre (Công

ty Lâm sản Bến Tre)

- Sản lượng và tỷ lệ cá ngừ theo hình thức đánh bắt

Tổng số mẻ lưới khai thác trong 2 năm là 670 mẻ lưới Năm 2003, nhờ có sự cải tiến kết cấu lưới vây, cải tiến kỹ thuật khai thác, đặc biệt là có sự hỗ trợ của máy Sonar, sản lượng khai thác trung bình và tỷ lệ cá ngừ đã tăng hơn hẳn so với năm 2002

+ Về tỉ lệ cá ngừ :

Trang 34

- Tỷ lệ cá ngừ trong các mẻ lưới theo hình thức vây tự do kết hợp sonar chiếm từ 55,49

÷ 99,75% tổng sản lượng mẻ lưới

- Tỷ lệ cá ngừ trong các mẻ lưới đánh bắt theo hình thức vây ánh sáng kết hợp chà chiếm từ 1,12% ÷ 31,1% tổng sản lượng mẻ lưới

Về sản lượng khai thác :

- Ðối với tàu TG90567, năng suất khai thác trung bình một ngày trong năm

2002 là 1.416,6 kg và năm 2003 đạt 2.669,4 kg Tức là năng suất khai thác trung bình trong ngày ở năm 2003 gấp 1,9 lần năm 2002 Ðiều này chứng tỏ mẫu lưới vây năm

2003 hiệu quả cao hơn mẫu lưới năm 2002

- So sánh kết quả trong năm 2003 của các mẻ lưới trên tàu TG90567 (vàng lưới

đã được cải tiến) với kết quả các mẻ lưới trên tàu CM99488 (vàng lưới chưa được cải tiến) cho thấy, sản lượng khai thác trên tàu TG90567 đạt 2.669,4kg/ngày, tàu CM99488 đạt 1.518,2 kg/ngày Như vậy, với mẫu lưới cải tiến của tàu TG90567 thì sản lượng khai thác trung bình của 1 ngày đánh bắt đã tăng lên 1,76 lần so với mẫu lưới trên tàu CM99488

- Hiệu quả của việc sử dụng máy Sonar : Ðể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy Sonar, có thể so sánh hiệu quả kinh tế của các tàu thí nghiệm được trang bị máy sonar với đội tàu lưới vây của công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản Bến Tre (Công ty Lâm sản Bến Tre), đánh bắt theo hình thức vây ánh sáng kết hợp chà, khai thác ở ngư trường Ðông Tây Nam Bộ Ðội tàu I của công ty có 10 tàu, sản lượng khai thác trung bình một tháng là 22,17 tấn/tàu Ðội tàu II của công ty có 7 tàu, sản lượng khai thác trung bình một tháng là 19,16 tấn/tàu

Ðối với tàu TG90567BTS, lợi nhuận bình quân 1 tháng của năm 2003 cao gấp 2,68 lần đội tàu Lâm sản I và gấp 3,07 lần đội tàu Lâm sản II

Tàu CM99488BTS, lợi nhuận bình quân 1 tháng của năm 2003 cao gấp 1,81 lần đội tàu Lâm sản I và gấp 2,07 lần đội tàu Lâm sản II

Như vậy, hiệu quả kinh tế của các tàu thí nghiệm luôn cao hơn rất nhiều so với các đội tàu lưới vây của Công ty Lâm sản Bến Tre Ðiều này có nghĩa, các vàng lưới được sử dụng trên các tàu nghiên cứu tốt hơn các vàng lưới trên các tàu của Công ty Lâm sản, và việc sử dụng máy dò cá ngang trong nghề lưới vây để dò tìm đàn cá, chủ động trong khai thác là một sự cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 35

Chính vì vậy, việc đánh giá được hiệu quả khai thác cá của đội tàu lưới vây ở huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh hóa để đưa ra được định hướng chiến lược đầu tư phát triển nghề này trong tương lai là rất cần thiết

Trang 36

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

- Hiệu quả khai thác đội tàu lưới vây huyện Tĩnh Gia

- Phân nhóm đội tàu khảo sát: Dựa theo đặc điểm về công suất và đặc điểm ngư

cụ của các tàu được phân thành 3 nhóm theo công suất máy chính như sau:

Bảng 2.1 Phân nhóm đội tàu khảo sát

Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng nghề lưới vây huyện Tĩnh

Gia tỉnh Thanh hóa

Đánh giá hiện trạng

khai thác của đội tàu

lưới vây huyện Tĩnh

Gia

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập của đội tàu

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây huyện Tĩnh

Gia

Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cá bằng lưới vây

Trang 37

- Số lượng mẫu tàu khảo sát đối với mỗi nhóm công suất dựa vào số lượng tàu lưới vây hiện có tại huyện Tĩnh Gia, được ước tính theo phương pháp ước lượng mẫu của FAO [16]

 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2014 đến tháng 8/2014

 Địa điểm: Mẫu được thu tại huyện Tĩnh Gia

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các mẫu điều tra được thiết kế sẵn theo nội dung nghiên cứu của đề tài Quá trình điều tra sẽ tiến hành theo hai cấp: Thu thập thông tin thứ cấp (thông qua các cơ quan ban ngành quản lý nghề cá tại huyện Tĩnh Gia); Thu thập thông tin sơ cấp (thông qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân nghề lưới vây huyện Tĩnh Gia)

* Thu thập thông tin thứ cấp

Điều tra, thu thập số liệu về cơ cấu đội tàu theo nhóm công suất, theo nghề khai thác hải sản và tình hình kinh tế - xã hội nghề cá của huyện Tĩnh Gia tại cơ quan quản

* Thu thập thông tin sơ cấp

Phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu hoặc thuyền trưởng tại các phường/xã, bến cá, gồm: Thông số kỹ thuật đội tàu, ngư cụ, các chỉ số hoạt động, doanh thu, chi phí biến đổi, chi phí cố định, của đội tàu lưới vây

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

2.3.2.1 Năng suất khai thác trung bình

Năng suất khai thác trung bình được xác định theo công thức:

n

n

CPUE CPUE

∑1

Trong đó: CPUE: là năng suất khai thác trung bình

n: là số mẫu thu thập CPUEi: là năng suất khai thác của tàu thứ i (mẫu thứ i)

2.3.2.2 Tính hiệu quả kinh tế

Các chỉ số kinh tế của nghề lưới vây tổng doanh thu, tổng thu nhập, chi phí sản xuất (chi phí biến đổi, chi phí cố định) và lợi nhuận ròng của tàu được xác định phù hợp với thực tế nghiên cứu nghề cá tại Việt Nam[9] Các chỉ số được xác định cụ thể như sau:

Trang 38

- Tổng doanh thu của tàu (DT): được xác định bằng doanh thu trung bình chuyến biển (DTcb) nhân với số chuyến biển (t) thực hiện trong năm

DT= DTcb * t (2)

- Tổng thu nhập của tàu (TN): được xác định bằng tổng doanh thu (DTtb) trừ đi chi phí biến đổi CPbd (không bao gồm chi phí lao động)

TN = DT- CPbd (3) Trong đó: CPbd: Chi phí biến đổi (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, ra vào cảng)

- Lợi nhuận (LN): được tính bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí cố định

LN= TN - CPcd - CPld (4) Trong đó: CPcd: chi phí cố định (gồm khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy chính, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn) Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm

CPld: chi phí lương lao động

- Năng suất lao động (Nlđ; tấn/người, đ/người): Đánh giá hiệu quả chung của hoạt động sản xuất

Nld (5) Trong đó: SL: Sản lượng khai thác được

LN: Lợi nhuận thu được N: Số lượng lao động

- Doanh lợi (DL, %): Đánh giá hiệu quả sản xuất (DL1, DL2, DL3; %)

C: Chi phí sản xuất (khấu hao, cố định và biến đổi)

V: Vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị)

DT: Tổng doanh thu

2.3.2.3 Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và thu nhập

Các thông số kỹ thuật, chỉ số hoạt động, chỉ số kinh tế của đội tàu được mô tả theo phương pháp thống kê thông thường Để đánh giá ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật, chỉ số hoạt động đến doanh thu và thu nhập của tàu, nghiên cứu này sử dụng

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2011), Tổng hợp cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản
Tác giả: Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Năm: 2011
2. Mai Văn Điện (2009), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung Việt Nam, Trường đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung Việt Nam
Tác giả: Mai Văn Điện
Năm: 2009
3. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài
Tác giả: Nguyễn Văn Kháng
Năm: 2011
4. Vũ Duyên Hải (2008). Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài
Tác giả: Vũ Duyên Hải
Năm: 2008
5. Nguyễn Long (1997), Đánh giá hiện trạng, trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài
Tác giả: Nguyễn Long
Năm: 1997
6. Nguyễn Long (1999), Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ
Tác giả: Nguyễn Long
Năm: 1999
7. Nguyễn Đức Sỹ, 2006. Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng. Luận án tiến sỹ, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sáng trong nghề lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng
8. Đào Mạnh Sơn và ctv (2003), Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt nam
Tác giả: Đào Mạnh Sơn và ctv
Năm: 2003
9. Tổng cục Thống kê (2011), Số liệu thống kê Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Năm: 2011
10. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, Ola Flaaten, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Trâm Anh (2007), Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007
Tác giả: Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, Ola Flaaten, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị Trâm Anh
Năm: 2007
12. Nguyen Trong Luong (2009), Economic performance indicators for coastal fisheries – the case of pure-seining in Cam Ranh and Nha Trang, Tạp chí khoa học – Công nghệ thuỷ sản, số 4/2009, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic performance indicators for coastal fisheries – the case of pure-seining in Cam Ranh and Nha Trang, Tạp chí khoa học – Công nghệ thuỷ sản, số 4/2009
Tác giả: Nguyen Trong Luong
Năm: 2009
16. Sean Pascoe and Simon Mardle (2003), Efficiency analysis in EU fisheries: Stochastic Production Frontiners and Data Envelopment Analysis Sách, tạp chí
Tiêu đề: Efficiency analysis in EU fisheries
Tác giả: Sean Pascoe and Simon Mardle
Năm: 2003
11. Carter Hill, W. E. G., Guay C. Lim (2007), Principles of Econometrics. Third Edition. John Wiley &amp; Sons, Inc Khác
13. Tietze, U., J. Prado, J.-M. Le Ry, R. Lasch (2001), Techno-economic performance of marine capture fisheries. FAO FISHERIES TECHNICAL PAPER 421. Rome. FAO 2001 Khác
14. Tietze, U. T., W.; Lasch, R.; Thomsen, B; Rihan, D. (2005), Economic performance and fishing efficiency of marine capture fisheries. FAO Fisheries Technical Paper. No. 482. Rome, FAO. 2005. 68p Khác
15. Tim Coelli, D. S. P. R., Christopher J.O'Donnell, George E.Battese (2005), An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis. Springer Khác
17. Sparre P. (1992), Introduction for assessment of tropical fisheries resources, Part I,FAO FTP No. 306, Rome, Italia Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w