1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

57 771 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Nguyễn Văn Minh đã tận tụy trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Những nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếpcủa thầy giáo, T.S Nguyễn Văn Minh

Mọi tham khảo dùng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và chưa được công

bố

Mọi sao chép không hợp lệ tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Đinh Xuân Ánh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập và nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp cao học đã được hoànthành Có được bản luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sâu sắctới Trường Đại học Nha Trang, khoa Sau Đại học, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng

và các thầy cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiếnthức khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cho bản thân tác giả trong hai nămqua Đặc biệt tác giả bày tỏ sự tri ân tới thầy giáo–TS Nguyễn Văn Minh đã tận tụy

trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:

“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị: UBND huyện Hoằng Hóa, PhòngNN&PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND 2 xã Hoằng Phụ, Hoằng Yến và bàcon nuôi tôm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng nhưnhững tài liệu liên qua tới đề tài tốt nghiệp

Xin cảm ơn và ghi nhận công sức đóng góp của các đồng nghiệp đơn vị nơi tácgiả công tác, đặc biệt là sự quan tâm động viên khuyến khích từ phía gia đình, ngườithân cũng như sự cảm thông sâu sắc trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả

Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị liên quan và cá nhân hếtlòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ ngành nuôi trồng thủy sản Tác giả rấtmong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạnđồng nghiệp để tác giả thành công trên bước đường học tập và công tác

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 3

1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 4

1.3 Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng trên thế giới 7

1.4 Tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 8

1.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn tại Thanh Hóa 9

1.6 Đặc điểm địa lý, khí hậu thủy văn và tiềm năng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa 10

1.6.1 Đặc điểm địa lý 10

1.6.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn 11

1.6.3 Đặc điểm môi trường nước và nguồn lợi thủy sinh vật tại huyện Hoằng Hóa 14

1.6.4 Mặt nước bãi triều 15

1.6.5 Chế độ thủy triều 15

1.6.6 Các nhân tố xã hội 16

1.6.6.1 Một vài đặc trưng của kinh tế xã hội vùng ven biển huyện Hoằng Hóa 16

1.6.6.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Hoằng Hóa 18

1.6.6.4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa 19

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Nội dung nghiên cứu 21

2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 22

2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 22

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 23

Trang 4

3.1.1 Cơ cấu về tuổi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 23

3.1.2 Nghề nghiệp của các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 23

3.1.3 Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản 24

3.1.4 Trình độ học vấn của người nuôi trồng thủy sản 24

3.1.5 Đào tạo tập huấn kiến thức nuôi trồng thủy sản 25

3.1.6 Thu nhập và vốn đầu tư cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng 25

3.2 Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 26

3.2.1 Hệ thống cấp thoát nước 26

3.2.2 Đặc điểm ao nuôi 27

3.2.3 Thả giống 28

3.2.4 Chăm sóc quản lý 29

3.2.5 Đánh giá kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng 32

3.2.6.Sơ bộ hoạch toán kinh tế 33

3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Hoằng Hóa 35

3.3.1 Thuận lợi 35

3.3.2 Khó khăn 35

3.4 Những đặc điểm của vùng nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững 37

3.4.1 Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: 37

3.4.2 Công tác quản lý vùng nuôi: 37

3.5 Các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 38

3.5.1 Giải pháp ngắn hạn 38

3.5.2 Giải pháp dài hạn 39

CHƯƠNG IV KẾT LUẬNVÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43

4.1 Kết luận 43

4.2 Đề xuất ý kiến 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AHPNS Acute hepatopancreatic necrosis Syndrome

IMNV Infectious myonecrosis Virus

KHKT Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations

QCCT Quảng canh cải tiến

TNMT Tài nguyên môi trường

WSSV White Spot Syndrome Virus

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 6

qua các năm 6

Bảng 1.2 Diện tích mặt nước lợ vùng ven biển Hoằng Hóa 15

Bảng 1.3 Nhân lực tham gia hoạt động thủy sản ven biển huyện Hoằng Hóa 17

Bảng 1.4 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (% so với dân số) tại xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến huyện Hoằng Hóa 18

Bảng 1.5 Diện tích mặt nước lợ tại huyện Hoằng Hóa qua các năm 18

Bảng 1.6 Định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 huyện Hoằng Hóa 19

Bẳng 3.1 Phân bố tuổi của các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 23

tại Hoằng Phụ và Hoằng Yến 23

Bảng 3.2 Nghề nghiệp chính của các nông hộ 24

Bảng 3.3 Số năm tham gia nuôi trồng thủy sảncủa các chủ hộ 24

Bảng 3.4 Diện tích của các hộ nuôi 27

Bảng 3.5 Thời gian và số lượng thức ăn tháng thứ 1 30

Bảng 3.6 Khẩu phần cho ăn thức ăn và thời điểm cho tôm ăn từ tháng nuôi thứ 2 trở đi 31

Bảng 3.7 Năng suất tôm nuôi trong vùng nghiên cứu 32

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

trang Hình 1.1 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm vùng ven biển huyện Hoằng Hóa 12 Hình 1.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm vùng ven biển huyện Hoằng Hóa 13 Hình 1.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn huyện Hoằng Hóa qua các năm; SL: sản lượng; NTTS: nuôi trồng thủy sản 20 Hình 3.1 Trình độ học vấn các chủ hộ tham gia nuôi trồng thủy sản 25 Hình 3.2 Đánh giá chất lượng tôm giống theo quan điểm của người dân 29

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía Nam,cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km Vùng ven biển Thanh Hóa có 110.665 ha,chiếm 9.95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng Chạy dọc theo bờbiển là các cửa sông và vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có bãi tắmSầm Sơn nổi tiếng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển cáckhu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển

Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, có 4 mùa rõ rệt, lượngmưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.300 mm, mỗi năm có khoảng 90-120 ngàymưa, độ ẩm khoảng 85% Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, chế độ nhật triều,biên độ thủy triều dao động từ 1-3 m Toàn tỉnh có 102 km bờ biển, 7 cửa lạch trong

đó có 5 cửa lạch chính và 2 cửa lạch nhỏ tạo cho Thanh Hóa hàng chục ngàn ha bãibồi, mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản

Hoằng Hóa là một huyện ven biển nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa với 12

km bờ biển và 2 cửa lạch ăn sâu vào đất liền (Lạch Hới và Lạch Trường), nối liền lạchHới và lạch Trường là dòng sông Cung đã tạo cho Hoằng Hóa hơn 2.000 ha mặt nước

lợ, trong đó gần 2.000 ha có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ Là huyện cónghề nuôi trồng thủy sản lâu đời và có phong trào nuôi trồng thủy sản mạnh của tỉnhThanh Hóa, Hoằng Hóa đã đóng góp một phần không nhỏ sản lượng NTTS cho chếbiến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Sản lượng NTTS của huyện ngày càng tăng nămsau luôn cao hơn năm trước, theo thống kê của Phòng NN & PTNT từ năm 2001 đếnnăm 2011 sản lượng thủy sản tăng đều hàng năm từ 3,7- 5,2%/năm Tuy nhiên trongnhững năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng

đã gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh gây ra (bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh đầu vàng, do ônhiễm môi trường ) dẫn đến năng suất, sản lượng nuôi giảm, nhiều hộ nuôi trồngthua lỗ gây tâm lý hoang mang đến bộ phận nhân dân làm nghề nuôi tôm Trước tìnhhình đó UBND huyện đã chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản nuôi theo hướng đa đốitượng nuôi, đa canh, đa thời vụ đảm bảo nghề nuôi trồng phát triển bền vững và giảmthiểu rủi ro cho người nuôi tôm Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, một số diện

tích nuôi tôm sú(Panaeus monodon) năng suất thấp đã được khuyến khích chuyển sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng(Panaeus vannamei) cho năng suất cao Với diện

Trang 9

tích 1,5 ha nuôi thử nghiệm năm 2009 đã tăng lên 20 ha vào năm 2012 Để nghề nuôitôm thẻ chân trắng từng bước được mở rộng về diện tích và nâng cao năng suất, sảnlượng thì việc đánh giá tổng quan về hiện trạng kỹ thuật để có chính sách phát triển vàquy hoạch vùng nuôi một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản của huyệnHoằng Hóa phát triển theo hướng bền vững tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng

là việc làm cần thiết Xuất phát từ thực trạng đó em chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng

kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng kỹ thuật nghềnuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa Thông qua việc phân tích hiện trạng,đánh giá những thuận lợi, khó khăn nhằm đưa ra những giải pháp về kỹ thuật và quản

lý phù hợp để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng cao kết quả sảnxuất giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi tôm

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước Đếnnăm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở cácnước Nam Mỹ Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chântrắng do sợ lây bệnh cho tôm sú Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôiđối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ

đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạtkhoảng 2,7 triệu tấn[33] Các nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu trên thế giới gồmTrung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras,Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica,Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts,Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas[28] Trong đó Trung Quốc có sảnlượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 [31]

Trên thế giới, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đứng thứ hai sau tôm sú, nhưng

ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn(năm 1990);132.000 tấn(năm 1992); 191.000 tấn(năm 1998), gần 200.000 tấn vào năm 1999 [33].Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng liên tục qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tômthẻ chân trắng đạt 2,7 triệu tấn[28], năm 2012 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng

4 triệu tấn[36] và dự kiến tăng lên 6 triệu tấn vào năm 2015[31]

Việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín và sự phát triển của đàn tômgiống chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâmlớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay Trên phạm vi toàn cầu, đối tượng tôm thẻchân trắng chiếm 70% sản lượng tôm trên thế giới Ở châu Á, trong giai đoạn 2001-

2006 tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định thì tôm thẻ chân trắng đã nhảy vọt

từ 200 nghìn tấn (năm 1999) lên 1,5-1,6 triệu tấn(năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn vàonăm 2009 [30] Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước

đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệnâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi

Ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 300.000 tấn, chiếm

tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng xấp xỉ 80% Khảo sát tại Thái Lan cho

Trang 11

thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng thế hệ thứ 7 sạch bệnh Người nuôitôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú) có ưu thếvượt trội về năng suất (đạt 25-30 tấn/ha/vụ), lợi nhuận thu được gấp 2-3 lần so với tôm

sú Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn (gồm 160.000 tấn tôm

sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng)[29] Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nướcnày cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước này saunhững nghiên cứu kỹ lưỡng việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọamôi trường, góp phần đa dạng sinh học, đa dạng các loài tôm nuôi tại địa phương

Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he có ưuđiểm, có thể nuôi theo hình thức là thâm canh và siêu thâm canh Dự kiến sản lượngtôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015[31]

1.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản Việt Nam có bước phát triển vượtbậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế Thể hiện rõ trong tốc độ phát triển này

là kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng Năm 2004 kim ngạch thủy sản xuấtkhẩu đạt trên 1 tỷ USD, đến năm 2006 đạt 2,6 tỷ USD và trong năm 2007, sản lượngthủy sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng thủysản đạt 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD[1] Xuất khẩu thuỷsản tăng trưởng liên tục với tốc độ từ 8-10%/năm kể từ năm 1995 Năm 2011 kimngạch đạt mức ấn tượng với hơn 6,11 tỉ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.Điều này đã đưa Việt Nam thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhấtthế giới[20].Trong đó tôm thẻ chân trắng gần đây đã góp phần quan trọng trong tổngkim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệmtại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công

ty Asia Hawaii (Phú Yên)[31] Vào thời điểm đó nước ta hạn chế phát triển nuôi tômthẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú Đến năm 2006, Bộ thủy sản (nay là Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành công văn số: 475/TS-NTTS về việc pháttriển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn chưacho phép nuôi đối tượng này tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu năm 2008,thị trường thế giới có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của TháiLan, Trung Quốc…và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu

Trang 12

quả sản xuất thấp do dịch bệnh Vì vậy, ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hànhChỉ thị số: 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùngĐồng bằng sông Cửu Long nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áplực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực vàtrên thế giới Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tănglên Đến cuối tháng 5 năm 2013, cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chântrắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con giống Số trại sản xuất giống tôm thẻ chântrắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận,Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuấtgiống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại) Sản lượng giống tôm ở khu vựcnày chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước[31] Bên cạnh đó, cáctỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm thẻchân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường Tuy nhiên, chất lượng tômgiống hiện nay không đồng đều Những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt,giá cao Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam.Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa do chiphí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên Giá giống tôm thẻ chân trắngdao động trong khoảng 80-90 đồng/con.

Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm thẻ chân trắng đang ngày càng được các

hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển Năm 2012, trong khi diện tích thả giốngtôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch 298,6nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng tăng15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìntấn Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013, trong khi diện tích thả giốngtôm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm trước) và sản lượngthu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ) thì diện tích thả giống tôm thẻchân trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ), sản lượng thuhoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012)[31]

Có thể thấy, bên cạnh thế mạnh về tôm sú (Penaeus monodon )thì Việt Nam vẫn

có tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng Theo tính toán của các chuyêngia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 40– 50% chi phí sản xuất tôm sú Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềmnăng và lợi thế ở tôm thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh

Trang 13

Đến năm 2013 diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Đồng bằng sôngCửu Long tăng vọt Diện tích tại Sóc Trăng đã lên tới 15.000 ha, trong khi kế hoạch đề

ra chỉ là 7.000 ha Tương tự, Bạc Liêu có diện tích thả nuôi tôm thả chân trắng đạt6.000 ha, vượt gấp 6 lần kế hoạch năm 2013 Tỉnh Bến Tre, diện tích nuôi tôm thẻchân trắng cũng đạt gần 4.300 ha, tăng hơn 68% so với năm 2012 [33]

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 11 năm 2013, diện tích nuôitôm của cả nước ước đạt gần 653.000 ha Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắngđạt gần 64.000 ha, sản lượng đạt hơn 243.000 tấn, còn diện tích nuôi tôm sú là gần589.000 ha với sản lượng là gần 233.000 tấn Như vậy, diện tích nuôi tôm sú gấp 9 lần

so với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 10.000 tấn Giá trị xuất khẩu mặthàng tôm trong 11 tháng của năm là 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ, trong

đó,kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, tôm sú là hơn 1,1

tỉ đô la Mỹ, còn lại là các mặt hàng tôm khác

Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn[31].Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1.1) Diện tích nuôitôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94

% diện tích của cả nước)

Bảng1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Trang 14

địa phương nông dân đã chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa sang nuôitrồng thủy sản giúp giảm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản từ việc khai thác ngoài tựnhiên Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của ngành nuôi trồng thủy sản sẽ tiềm ẩn nhiềurủi ro như: ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh bùng phát tràn lan, nuôi trồngthủy sản một cách tự phát thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch, vệ sinh an toànthực phẩm không đảm bảo dẫn đến những thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm, xâmhại đến môi trường sinh thái Báo chí và dư luận đã bàn nhiều về nguyên nhân và cáckhó khăn của những hộ nuôi tôm thất bại như gia sản khánh kiệt, nợ nần chồng chất,đất đai bỏ hoang Thực trạng này đã đạt ra cho nghề nuôi tôm Việt Nam cần phải cónhững biện pháp mạnh, kịp thời để bảo vệ và phát triển nghề nuôi tôm xứng đáng vớitiềm năng và lợi thế Vấn đề các nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm đưa ra nhữnggiải pháp giúp người nuôi tôm vượt qua tình huống khó khăn, khôi phục và phát triểnbền vững nghề nuôi trồng thủy sản Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ từ các cấpchính quyền, các tổ chức nghề cá và sự tham gia tích cực của chính những người nuôitôm Đứng trước tình hình đó Chính phủ, Bộ thủy sản (nay là Bộ nông nghiệp và pháttriển nông thôn) cùng với các cơ quan ban ngành đã phối hợp triển khai nhiều chươngtrình nhằm đưa nghề nuôi ttrồng thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,mang tính bền vững,ổn định lâu dài.

1.3 Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng trên thế giới

So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn trong việc kiểm soátchất lượng con giống Bởivì tôm thẻ chân trắng đã được gia hóa và chọn giống quanhiều thế hệ để tạo được con giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựngtốt với biến động môi trường và quan trọng là đã tạo ra được nguồn tôm giống sạchbệnh, khả năng đề kháng đối vơi một số mầm cao Chính vì vậy mà các nước trên thếgiới tập trung nuôi đối tượng này Tôm thẻ chân trắng được coi là loài có khả năngkháng bệnh tốt hơn các loài tôm khác[25] Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường aonuôi không thuận lợi thường xuất hiện nhiều loại bệnh trên tôm thẻ chân trắng, trong

đó có những bệnh gây thiệt hại lớn như bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus WSSV), Taura (Taura Syndrome Virus - TSV), bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis Virus - IMNV) và Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreaic necrosis Syndrome - AHPNS) Năm 1992 dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở Ecuador[30] và

-năm 1995 ở Trung Quốc (Rosenberry, 2002) Bệnh hoại tử cơ xuất biện ở Brazil vào

Trang 15

năm 2002[28] Bệnh đốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là cácnước Châu Á[25] Trong những năm gần đây thì bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp

tính (AHPNS) đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới Bệnh

này xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Malaysia năm

2011[25] và Mexico năm 2013, còn ở các nước như Bangladesh, Ecuador, Ấn Độ và

Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này[28] Tuy bệnh Hội chứng AHPNS đã xuấthiện nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì Lightner và cộng sự tại Đại họcArizona mới phát hiện được tác nhân gây bệnh trên tôm là do một dòng đặc biệt của vi

khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thể thực khuẩn (phage)[25] Virus này xâm nhiễm đã làm vi khuẩn sản xuất ra một loại

độc tố cực mạnh gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc biệt là hệ gan tụy củatôm, kết quả gan tụy sẽ bị hoại tử Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thếgiới thì Hội chứng AHPNS sẽ còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nướcđang nỗ lực nghiên cứu phương pháp phòng trị bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm pháttriển bền vững

1.4 Tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

Cùng với tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ônhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn Năm 2008, diện tích bị thiệt hại

là 658 ha chủ yếu là do bệnh đốm trắng Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từnăm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnhHội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS)[33] Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trungchủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ.Trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nề nhất Theo báocáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, cả nước có tới

106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại Sang năm 2013 (tính đến cuốitháng 4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích tômthẻ chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi) Trong 6 thángđầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại tương đương với3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%)[31] So với cùng kỳ năm

2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm thẻ chân trắng thìcon số này lên tới 125% Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng Đồngbằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ Cũng theo báo cáo về

Trang 16

tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, Hội chứng AHPNS xảy ra chủ yếu ởcác vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm,nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diệntích tôm nuôi bị bệnh trong cả năm Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh íthơn so với vùng nuôi có độ mặn cao Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiệnbệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao Hội chứng (AHPNS) gây chết tôm ởgiai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tômnhợt nhạt Gan tuỵ có biểu hiện sưng, nhũn, teo[20] Đến năm 2013 tình hình dịch bệnhđốm trắng (WSSV) và Hội chứng AHPNS đã giảm đi đáng kể so với năm 2011 và2012[20], nhưng vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi Vì vậy ngành thủy sản đang

nỗ lực để phòng trị bệnh này, ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh như những năm qua

1.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn tại Thanh Hóa.

Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa phát triểntương đối chậm, xét về diện tích cũng như sản lượng nuôi Nhìn chung diện tích nuôitrồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa có tăng trong những năm qua, nhưng tốc độ khôngđáng kể Năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản lợ mặn của tỉnh Thanh Hóa là6.100 ha, năm 2003 diện tích đạt 6.500 ha nhưng đến năm 2007 tổng diện tích nuôi lợmặn chỉ đạt 7,100 ha Loại hình nuôi chủ yếu từ các bãi triều (ao đầm nước lợ, cồn bãi,ruộng lúa nhiễm mặn, bãi cát ven biển) Các đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, tômthẻ chân trắng, cua và các loại hải sản khác Năm 2007 nuôi tôm sú chiếm tổng diệntích lớn nhất 4.200 ha[10], bao gồm cả 6 khu nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích

430 ha Năm 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 150 ha, năng suất bìnhquân 10.15 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 1.065 tấn [9]

Đối với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng được phát triển trong những năm gầnđây, song tốc độ tăng trưởng về diện tích là tương đối nhanh Dự tính đến năm 2015diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có thể tăng lên 200 ha Phần lớn diện tích này là nuôitheo hình thức thâm canh, có số ít nuôi theo hình thức siêu thâm canh năng suất cao

Đối với nuôi tôm sú(Penaeus monodon), mặc dù là đối tượng tôm nuôi truyền

thống nhưng địa phương khuyến cáo nuôi theo hình thức quảng canh cảnh tiến năngsuất thấp và nuôi xen canh với các đối tượng thủy sản có giá trị khác như cua, cá cácloại, rong câu để có tính bền vững giảm thiểu rủi ro cho người dân

Trang 17

Nuôi các hải sản khác: Chủ yếu là cua(Scylla paramamosain), tôm rảo(Metapenaeus ensis), cá các loại như cá đối mục (Mugil cephalus) và rau câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) đây là những đối tượng nuôi truyền thống và chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến trong ao nuôi tôm sú(Penaeus monodon) và ao nuôi

chuyên canh

Cùng với sự tăng chậm về diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ trongnhững năm qua có biến động lớn.Từ năm 2001 đến 2003 có tốc độ tăng trưởng khá.Năm 2001 tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản lợ, mặn trên toàn tỉnh đạt 4.800 tấn tănglên 6.216 tấn vào năm 2003 Tuy nhiên từ năm 2004 đến năm 2008 sản lượng nuôitrồng thủy sản nước lợ, mặn toàn tỉnh liên tục giảm hoặc không tăng Từ năm 2009 sảnlượng có tăng lên nhờ sự phát triển của tôm thẻ chân trắng[9]

1.6 Đặc điểm địa lý, khí hậu thủy văn và tiềm năng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa

1.6.1 Đặc điểm địa lý

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa Diện tích tự nhiêncủa huyện là 22.453,57 ha, được giới hạn bởi phía Đông giáp biển Đông, phía Bắcgiáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, phía Nam giáphuyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn

Vùng ven biển Hoằng Hóa được kéo dài từ vĩ độ 19030’Bắc đến 19050’Bắc Toànvùng được giới hạn bởi phía Bắc Lạch Trường giáp Hậu Lộc, phía Nam là Lạch Hớigiáp với thị xã Sầm Sơn Hoằng Phụ nằm ở phía Lạch Hới, đồng triều nuôi trồng thủysản chạy từ cửa Lạch Hới dọc theo sông Cung, khu nuôi tôm công nghiệp nằm trongnội đê của vùng và khu nuôi tôm trên cát chạy dọc ven bờ biển phía Đông Hoằng Yếnchạy dọc theo cửa sông Lạch Trường Địa bàn huyện Hoằng Hóa có 2 con sông chínhchảy qua là sông Mã và sông Tuần Sông Mã từ ngã Ba Bông (Hoằng Khánh) đến cửaLạch Trào (Hoằng Châu) làm rang giới phía Tây và phía Nam, hàng năm bồi đắp mộtlượng phù sa màu mỡ Sông Tuần, một nhánh của sông Mã từ cầu Tào Xuyên (HoằngLý) đổ về Lạch Trường (Hoằng Trường) Đoạn đầu thường được gọi là sông Tào, đoạngiữa gọi là sông Bút, đoạn cuối gọi là sông Ngu Ngoài ra phía Đông huyện còn cósông Cung thông với hai cửa lạch, chảy thành vòng cung ôm lấy 8 xã miền biển vàmột số sông nhỏ như sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng

Trang 18

Hoằng Hóa có hai dãy núi chính thuộc hai tuyến biên giới huyện, đó là dãy KimTrà ở phía Tây Bắc hay còn gọi là núi Nghĩa Trang, làm ranh giới với Vĩnh Lộc, HàTrung, Hậu Lộc đỉnh cao nhất khoảng 300m Dãy Kim Truế, thường gọi là núi Hà Ròhay núi Linh Trường nằm ở phía Đông Bắc huyện, làm ranh giới với huyện Hậu Lộc,đỉnh cao nhất hơn 200m, có mổm đá ăn ra biển, đây là nơi có cảnh trí thiên nhiên tươiđẹp, gắn với bao chiến tích của con người.

Đoạn quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy song song xuyên qua lònghuyện 11 km có cầu Hàm Rồng thông thương với thành phố Thanh Hóa, cầu Tàothông thương với hai vùng trong huyện, là trục giao thông chính ra Bắc vào Nam rấtthuận tiện

Huyện Hoằng Hóa sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong nền kinh tếcủa huyện Tỷ lệ người làm nông nghiệp khá cao (trên 80%) và phần lớn thu nhập củanông dân là từ nông nghiệp Bên cạnh đó Hoằng Hóa cũng là huyện có diện tích nuôitrồng thủy sản lớn nhất tỉnh Thanh Hóa và 2 xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn vàsớm nhất là Hoằng Phụ 260 ha, Hoằng Yến 376 ha chiếm tới 25% diện tích có khảnăng nuôi trồng thủy sản mặn lợ toàn huyện và đang có phong trào phát triển nuôi tômthẻ chân trắng (Hoằng Phụ 15 ha, Hoằng Yến 5 ha)

1.6.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn

*Nhiệt độ: Vùng ven biển Hoằng Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, mùa đông lạnh, mùa hè khô nóng Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6oC, có

1-2 tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 1-20oC Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 01, nhiệt

độ xuống thấp 12-13oC đã quan sát được nhiều ngày trong những năm qua Nhiệt độtrung bình tăng dần từ tháng 4(25oC), đạt cao nhất vào tháng 7(38-39OC) rồi giảm dầnđến tháng 01

Trang 19

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2009).

Hình 1.1 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

vùng ven biển huyện Hoằng Hóa

Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các ngày trong cùng một tháng là rất lớn

(3-8oC) Biến động nhiệt độ khá lớn giữa các tháng trong năm cho các đồng nuôi trồngthủy sản cần tính toán để hoạt động phù hợp với mùa vụ Đa phần các đối tượng nuôithủy sản vùng này chỉ được nuôi vào những tháng nhất định trong năm do ảnh hưởngcủa điều kiện nhiệt độ chi phối Về mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp dưới 15o C,không thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản miền Bắc nói chung vàHoằng Hóa nói riêng

* Thủy văn: Tổng lượng mưa cả năm của huyện Hoằng Hóa lên tới 1.800mm,

lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.830mm, cao nhất là 3.382mm, thấp nhất là 160

mm Xét về tiến trình mưa trong năm thì vùng ven biển Hoằng Hóa có tới 80% lượngmưa tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 10, nhiều nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9,trung bình trên dưới 450 mm, ít nhất vào tháng 01 (nhỏ hơn 30 mm)(hình 1.2)

Lượng mưa trung bình hàng tháng biến động từ 30 mm(tháng 01) đến 450 mm(tháng 9) Do vậy, người nuôi trồng thủy sản phải quan tâm đến vấn đề này để điềuchỉnh vụ nuôi và thu hoạch sản phẩm kịp thời

Trang 20

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, 2009).

Hình 1.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm

vùng ven biển huyện Hoằng Hóa

*Mùa vụ: Vùng biển Hoằng Hóa có 4 mùa rõ rệt trong năm, các mùa không chỉ

khác nhau về chế độ gió, mưa mà còn tình trạng các khối nước cùng các điều kiệnnhiệt độ Đặc điểm mỗi mùa như sau:

- Mùa đông kéo dài 4 tháng (từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau)

- Mùa xuân ngắn chỉ kéo dài 2 tháng (tháng 3 đến tháng 4)

- Mùa hạ kéo dài 3 đến 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8)

- Mùa thu kéo dài 2 tháng (tháng 9 và tháng 10)

Vụ bắc: Các tháng vụ bắc kéo dài 6 tháng (từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 nămsau), nổi bật của vụ Bắc là gió tây bắc và đông bắc (tần suất chiếm 70-80%) Hàngnăm có nhiều đợt gió mùa đông bắc tràn về, năm nhiều có thể lên tới 20 đợt, khoảngcách từ đợt này đến đợt khác 5-10 ngày Tốc độ gió trung bình nhiều năm đo được tạitrạm khí tượng thủy văn Hoằng Hóa là 1,9m/s Nhiệt độ trung bình trong vụ Bắc là từ

13 đến 170C

Vụ nam: Khí hậu của vụ nam (từ tháng 3 đến tháng 8) chịu ảnh hưởng của gió tâynam và đông nam Trong năm hoạt động của gió Lào khá gay gắt, thời tiết khô nóng,gió Lào xuất hiện hầu hết các tháng trong cả vụ, thường những đợt liên tục từ 3-5 ngày

Trang 21

(tần suất 70-80%) có trường hợp kéo dài 7-9 ngày Tốc độ gió trung bình hàng năm là2m/s, nhiệt độ trung bình trên 200C.

*Bão: Theo tài liệu thống kê hơn 100 năm (từ năm 1884-2005), bão đã vào trực

tiếp vùng biển Thanh – Nghệ Tĩnh (18o46’ – 19o50’) bình quân hàng năm từ 1-2 cơnbão Có nhiều năm số cơn bão và áp thấp nhiệt đới lên 4-5 cơn, nhưng cũng có nămkhông có bão(1997) Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng tập trungnhiều vào tháng 6 đến tháng 8 Hầu hết các cơn bão đổ bộ vào đồng bằng Bắc Bộ đềuảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa Lượng mưa của một cơn bão thường dưới 200

mm Nếu có sự trùng hợp giữa bão và không khí lạnh tràn về thì lượng mưa có thể

tăng lên 800-1.000 mm (Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ) Trung bình một năm

có khoảng 30 ngày gió bão, gây hậu quả xấu đến sản xuất

Nhìn chung, khí hậu thủy văn không thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản miền Bắcnói chung và Hoằng Hóa nói riêng Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, gió, bão,nhiệt độ (quá thấp vào mùa đông và quá cao vào mùa hè) đều ảnh hưởng trực tiến đếnnuôi trồng thủy sản vùng ven biển Hoạt động nuôi trồng thủy sản giảm nhiều về mùađông (vào mùa lạnh các loài thủy hải sản sinh trưởng và phát triển chậm), mưa cungcấp nước ngọt cho vùng nội địa nhưng mưa lớn lại gây úng lụt, nếu bão lớn gây ra mấttrắng toàn bộ Mưa kết hợp với lũ làm ngọt hóa thủy vực và đe dọa đến năng suất vùngtriều Bão số 5 năm 2005 và trận lũ tháng 9 năm 2008 là một minh chứng thiệt hại lêntới hàng ngàn tỷ đồng Bởi vậy trong kế hoạch nuôi trồng thủy sản vùng triều phải tínhđến những bất lợi đó mới có đạt được kết quả cao

*Độ bốc hơi: Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam nên độ bốc hơi rất lớn, trung

bình cả năm lên đến 982,8 mm/năm Độ bốc hơi mạnh vào các tháng có gió Lào xuấthiện mạnh nhất vào tháng 5, tháng 6 (trung bình từ 126,9 đến 158,5mm) Với độ bốchơi mạnh cùng với mưa lớn làm cho đặc tính thủy lý thủy hóa biến đổi nhanh, nướctrong ao đầm xảy ra hiện tượng phân tầng về độ mặn

1.6.3 Đặc điểm môi trường nước và nguồn lợi thủy sinh vật tại huyện Hoằng Hóa

Biển Hoằng Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, biển nông, đáy tương đốibằng phẳng, nhiệt độ trung bình mặt nước từ 20 – 25oC, độ mặn trung bình 30 – 31‰,

độ mặn ven biển từ 18 - 23‰, thích hợp cho sự sinh sản của nhiều loài thủy sản Gầncác cửa sông có nhiều loài sinh vật phù du tạo cho các đàn tôm cá phát triển Bờ biểnHoằng Hóa là 2 cửa lạch, có dòng sông Cung nối liền hai cửa lạch, Lạch Trường và

Trang 22

Lạch Hới chạy dọc đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, đâycũng là hệ thống cấp nước cho các ao đồng nuôi trồng thủy sản.

1.6.4 Mặt nước bãi triều

Mặt nước bãi triều huyện Hoằng Hóa là 2.890,8ha trong đó nội đê là 995 ha,(Hoằng Phụ chiếm 106 ha nuôi tôm công nghiệp); ngoại đê là 1.895,8 ha Dự tính đếnnăm 2015 đưa vào nuôi trồng thủy sản 2.210 ha, còn lại trồng cây chắn sóng, toàn bộvùng triều được phân bố rải rác 2 bên bờ sông và ăn sâu vào bên trong tiếp giáp

Bảng 1.2 Diện tích mặt nước lợ vùng ven biển Hoằng Hóa

Khu vực Diện tích mặt nước

(ha)

Diện tích mặt nước có khả năng NTTS (ha)

Diện tích nuôi tôm thẻ he (ha)

Nội đê

Ngoại đê

Tổng số

9951895,8

2890,8

9951673,8

2668,8

6505

Trang 23

Hoạt động của thủy triều ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản venbiển, thủy triều đã tạo điều kiện cho việc cấp và thoát nước ao đầm Nhịp độ sản xuấtcủa các ao đầm vùng ven biển hoàn toàn trùng khớp với sự lên xuống của thủy triều.

1.6.6 Các nhân tố xã hội

1.6.6.1 Một vài đặc trưng của kinh tế xã hội vùng ven biển huyện Hoằng Hóa

Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản Hoằng Phụ, Hoằng Yến nhân dân sinhsống thành từng vùng riêng biệt, mỗi vùng có phong tục tập quán tương đối khác nhau.Nhà cửa của nông dân đa phần còn đơn sơ, những năm gần đây do điều kiện kinh tế cókhá hơn nên nhà cửa đã được xây dựng kiên cố hơn

Trình độ dân trí nói chung còn thấp đặc biệt là xã Hoằng Yến, mặt khác hầu hếtdân ở đây sản xuất nền nông nghiệp truyền thống và đi biển nên tệ nạn mê tín dị đoancòn khá nặng nề

1.6.6.2 Dân số, nguồn nhân lực nuôi trồng và khai thác thủy sản:

Dân số của huyện Hoằng Hóa có 22.537 người Tốc độ tăng trưởng dân số là1,35%/năm, Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 47%, trong đó lao động nữ chiếm46,4%

*Nhân lực tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ:

Toàn huyện có 2.500 người tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó xã

có số lượng người nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Hoằng Châu với 822 người chiếm32,88%

Trang 24

Bảng 1.3 Nhân lực tham gia hoạt động thủy sản ven biển huyện Hoằng Hóa

4.508

4,20

15,66

54,881,422,1121,73

100

8224504510099903703005413535

2.500

32,8818,001,804,003,963,6014,8012,002,165,401,40

100

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện 2010

*Nhân lực tham gia khai thác thủy sản:

Toàn vùng có 4.508 người tham gia hoạt động khai thác thủy sản, trong đó xãnhiều nhất là Hoằng Trường 2.474 người, tiếp đến là Hoằng Thanh 979 người Ngoài

xã Hoằng Trường sử dụng lưới rê sát đáy khai thác xa bờ, các xã còn lại sử dụng nghềkhai thác cá nổi, nghề câu mực vùng lộng và vùng ven bờ

Tiềm năng lao động của vùng khá dồi dào phần lớn có kinh nghiệm trong nghề

cá Đây là một lợi thế cho nghề nuôi trồng thủy sản trong huyện

Nhìn chung Hoằng Hóa là một huyện có khả năng phát triển tốt nghề nuôi trồngthủy sản Đây là huyện có diện tích vùng triều lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, với đặc điểmmôi trường thích hợp cho sự sinh sống của nhiều loài thủy hải sản như ngao, cua, tôm,

cá các loại Nguồn lực lao động dồi dào, độ tuổi lao động trong nông nghiệp luôn lớnhơn 40%

Trang 25

Bảng 1.4 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (% so với dân số) tại xã Hoằng Phụ

và Hoằng Yến huyện Hoằng Hóa

Nguồn: Chi Cục thống kê Hoằng Hóa.

Tổng diện tích tự nhiên của hai xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến là 2.670 ha chiếm11,89% diện tích toàn huyện, trong đó đất nông nghiệp là 992,3 ha

Nguồn lao động ở đây khá lớn, tỷ lệ lao động hơn 40% từ năm 2006-2010

1.6.6.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Hoằng Hóa.

Huyện Hoằng Hóa có 2.890,8 ha bãi triều, trong đó có 2.210 ha mặt nước lợ cóthể sử dụng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 Hiện nay có 1.425,3 ha đã đưa vàonuôi chiếm 64,5% diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản toàn huyện

Vụ nuôi tôm xuân hè năm 2009, tại xã Hoằng Phụ đã đưa vào nuôi thử nghiệm1,5 ha tôm thẻ chân trắng trên cát và cho kết quả khả quan, năng suất đạt được 4,5 tấn/

ha Từ kết quả đó diện tích đưa vào nuôi tôm thẻ chân trắng được tăng đều qua mỗinăm, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp trên vùng triều được phát triển mởrộng và lên 20 ha vào năm 2013 Sự phát triển chậm chạp của nghề nuôi tôm thẻ chântrắng chưa tương xứng với tiềm năng diện tích của vùng, nó chỉ chiếm 1,4% diện tíchnuôi trồng thủy sản của huyện, nguyên nhân đầu tư cho nghề nuôi tôm thẻ quá caotrong khi đa phần nông dân còn nghèo và sự vào cuộc của chính quyền để thúc đẩynghề nuôi tôm thẻ chân trắng chưa được khuyến khích, đa phần người dân đang nuôitheo hình thức tự phát

Bảng 1.5 Diện tích mặt nước lợ tại huyện Hoằng Hóa qua các năm

Nuôi trồng thủy sản 1.275 1.404,3 1.425,3 1.425,3 1.425,3

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện 2013).

Định hướng phát triển diện tích nuôi tôm vùng triều đến năm 2015 tại các địaphương của huyện Hoằng Hóa được thể hiện ở bảng 1.6:

Trang 26

Bảng 1.6 Định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015

huyện Hoằng Hóa

Tôm sú Tôm thẻ chân trắng

(Nguồn: Báo cáo định hướng nuôi trồng thủy sản UBND huyện Hoằng Hóa, 2010).

1.6.6.4 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa

Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa được mở rộng,tuy nhiên sảnlượng nuôi nước lợ biến động thất thường và ngày càng có chiều hướng giảm Năm

2009 tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản măn lợ đạt 2.512 tấn, năm 2010 tăng lên2.650 tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng giảm xuống chỉ còn 2.186 tấn (hình 1.3).Trong khi đó sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng từ 24 tấn năm 2009 lên 585 tấn năm

2013 chiếm 26,7%

Trang 27

(Nguồn: UBND huyện Hoằng Hóa 2013)

Hình 1.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn huyện Hoằng Hóa

qua các năm; SL: sản lượng; NTTS: nuôi trồng thủy sản

585

Trang 28

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nuôi thực hiện trong đề tài là tôm thẻ chân trắng: Litopenaeus vannamei Boone, 1931 thuộc hệ thống phân loại như sau:

Loài : Litopenaeus vannamei Boone, 1931.

Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng Anh là Whiteleg shrimp

2.2 Nội dung nghiên cứu

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:

“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng

(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh

Hóa”.

Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội Điều tra hiện trạng kỹ thuật

Đề xuất giải phápGiải pháp ngắn hạn

Công tác quản lý

kỹ thuật

và nguồn nhân lực

Hệ thống công trình

Hình thức nuôi

Mùa

vụ nuôi

Kỹ thuật thả giống, quản

lý, chăm sóc, phòng trị bệnh

Giải pháp dài hạn

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Công Hường 2006, Hiện trạng nuôi biển và một số vấn đề quan trọng trong quy hoạch nuôi biển ở Việt Nam, Hội nghị nuôi biển toàn quốc, Hạ Long 9-20 tháng 10 năm 2006 Khác
2. Lê Tiêu La 2005, Đánh giá tác động tiêu cực về mặt xã hội của nuôi trồng thủy sản mặn lợ và các giải pháp hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản mặn lợ (SUMA) thuộc chương trình hỗ trợ phát triển ngành thủy sản (FSPS) – Bộ thủy sản Khác
3. Lê Thanh Lựu 2005, Thành tựu, thách thức, các định hướng và kiến nghị về công tác khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, Hội thảo quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, trang 25-39 Khác
4. Lê Thanh Lựu 2006, Hiện trạng và xu thế phát triển nuôi hải sản. Tạp chí thủy sản số 10/2006 Khác
5. Nguyễn Thanh Phương 2005, Nuôi thủy sản ven biển nhiệt đới. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Khác
6. Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa 2002, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại các vùng nước nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn Thanh Hóa năm 2004, Số 87/TNMT, ngày 17 tháng 01 năm 2005 Khác
7. Sở thủy sản Thanh Hóa (2005), Đề án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ thời kỳ 2005-2010 Thanh Hóa Khác
8. Sở thủy sản Thanh Hóa (2007), Báo cáo thực trạng các dự án nuôi tôm công nghiệp, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới, Số 68/BC-STS, ngày 12-5- 2007 Khác
9. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Số 76/BC-SNN&PTNT ngày 25 tháng 11 năm 2012 Khác
10. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa, Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ đến năm 2015. Số 80/BC-SNN&PTNT, ngày 02-3-2010 Khác
11. UBND huyện Hoằng Hóa(2010), Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 02/NQ- HU và Đề án phát triển kinh tế thủy sản, phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện đến năm 2015, Số 275/BC-UBND, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Khác
12. UBND huyện Hoằng Hóa (2010, 2011, 2012). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm Khác
13. UBND huyện Hoằng Hóa. Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thủy sản năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Số 65/BC-NN&PTNT ngày 06 tháng 12 năm 2012 Khác
14. UBND xã Hoằng Phụ(2012), Báo cáo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012, nhiệm vụ năm 2013. Số 187/BC-UBND, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Khác
15. UBND xã Hoằng Yến(2013), Báo cáo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012, nhiệm vụ năm 2013. Số 03/BC-UBND, ngày 10 tháng 01 năm 2013 Khác
16. UBND xã Hoằng Phong(2013), Báo cáo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ, các biện pháp tổ chức thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2013. Số 02/BC-UBND, ngày 04 tháng 01 năm 2013 Khác
17. VIE/97/030 (2004), Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng cơ hội và thách thức phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Dự án VIE/97/030, Hà Nội Khác
18. Phạm Xuân Thuỷ, 2006. Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03-04/2006 Khác
19. Trần Văn Nhường và B.T.T.Hà – 2005. Phát triển nuôi tôm bền vững: Hiện trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. TT tin học Bộ thủy sản, số 2/2005 Khác
22. Vũ Thế Trụ - 2001.Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam.Nhà xuất bản Nông nghiệp.+ Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w