Phân tích thực trạng sử dụng vốn của TCT Xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Trang 60)

2 Chƣơng : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠ

2.2 Phân tích thực trạng sử dụng vốn của TCT Xây dựng Hà Nội

2.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hiện quả sử dụng vốn của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội

a)Các nhân tố bên ngoài:

- Môi trường pháp lý:

Nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các doanh nghiệp hoạt động vừa bị chi phối bởi các quy luật của thị trường vừa chịu sự tác động của cơ chế quản lý của nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường pháp lý.

Trước hết là quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết kịp thời những vướng mắc về cơ chế quản lý tài chính nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó cũng là tiền đề để thực hiện nguyên tắc hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ràng với một cơ chế quản lý tài chính chặt chẽ, có khoa học, hợp quy luật thì việc quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao, hạn chế được sự thất thoát vốn.

Bên cạnh đó nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, đó là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài chính, tiền tệ. Nhà nước sử dụng các chính sách này để thúc đẩy hoặc kìm hãm một thành phần kinh tế, một ngành kinh tế hay một lĩnh vực nào đó. Một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực mà được nhà nước hỗ trợ hoặc có được các chính sách thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình thì hiệu quả hoạt động của nó sẽ cao hơn việc đầu tư vốn có khả năng thu lợi nhuận cao hơn.

- Các yếu tố của thị trường:

Tốc độ tăng trưởng và ổn định trong những năm vừa qua của nền kinh tế Việt Nam là yếu tố quan trọng hàng đầu thức đẩy tăng trưởng cao của tất cả

53

các ngành của nền kinh tế quốc dân đặc biệt là liên đến xây dựng cơ sở hạ tâng và các khu độ thị dân cư tập trung.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thị trường sẽ tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là lớn. Điều này thể hiện rất rõ trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành độc quyền của nhà nước. Ngược lại với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó sẽ thấp. Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp trong hiện tại mà còn trong tương lai. Bởi vì nếu doanh nghiệp có được thắng lợi ban đầu trong cuộc cạnh tranh thì hon sẽ tạo được ưu thế về vốn, về uy tín, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.

- Các yếu tố khác

Trong hoạt động thi công xây dựng các công trình luôn bị phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan tại các địa phương (như thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục quản lý đầu tư) mà bản thân Tổng công ty không tháo gỡ được, việc thu xếp vốn đầu tư, quá trình đấu thầu kéo dài do trượt giá ngoại tệ... cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thu hồi vốn của Tổng công ty Nguồn vốn thanh toán của Chủ đầu tư (Bên A), việc chậm thanh toán công nợ, sản lượng thực hiện nhưng chưa được nghiệm thu ... là những rủi ro trong hoạt động sản xuất của Tổng công ty

b) Các yếu tố bên trong doanh nghiệp:

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp:

Vốn lưu động của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho thi công lớn trong khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ

54

trong tổng nguồn vốn nên Tổng công ty phải huy động vốn bên ngoài, chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Các ngân hàng thường cho vay Tổng công ty để bổ sung vốn lưu động, phục vụ thi công công trình. Đối với nhu cầu đầu tư mới, Ngân hàng thường chỉ tham gia tài trợ một phần, phần còn lại Tổng công ty tự bỏ vốn tự có của mình hoặc sử dụng vốn chiếm dụng vốn của khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác dẫn đến cơ cấu Nợ trong nguồn vốn của Tổng công ty cao.

Do tính chất hoạt động và đặc điểm sản phẩm xây lắp chỉ được quyết toán khi công trình được nghiệm thu nên thường bị hạn chế về vốn nên vốn bỏ vào xây dựng các công trình dễ bị ứ đọng, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của các Tổng công ty. Khi công trình hoàn thành, công tác nghiệm thu, quyết toán và thanh toán lại phụ thuộc nhiều vào Chủ đầu tư, do vậy, các Tổng công ty thường bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, giá trị hàng tồn kho cao, tốc độ chu chuyển vốn trong Tổng công ty chưa cao..

- Ngành nghề kinh doanh:

Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại ngành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để lựa chọn được loại hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu phân tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Với những lĩnh vực kinh doanh rủi ro thấp, lợi nhuận cao, ít có doanh nghiệp có khả năng tham gia hoặc lĩnh vực đó được sự bảo hộ của nhà nước, thì hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có khả năng cao hơn.Trong quá trình hoạt động, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm cũng có thể làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư vốn vào việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới

55

phù hợp với thị hiếu hoặc là đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh béo bở thì sẽ có khả năng thu lãi lớn.

- Trình độ khoa học công nghệ và đội ngũ lao động trong doanh nghiệp:

Khoa học công nghệ và đội ngũ lao động là những yếu tố quyết định đến sản phẩm của doanh nghiệp nó tạo ra sản phẩm và những tính năng ,đặc điểm của sản phẩm. Có thể nói những yếu tố này quyết định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công để sản xuất đầu ra. Công nghệ hiện đại đội ngũ lao động có tay nghề cao thì sẽ làm việc với năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và doanh nghiệp có khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có được dây chuyền thết bị hiện đại thì doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Do đó doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

- Qui mô vốn của doanh nghiệp:

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động có khả năng tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp. Muốn vậy doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu về chi phí cho việc thay đổi công nghệ, chi phí nghiên cứu. Với nguồn vốn lớn doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới, đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao và tạo được ưu thế trên thị trường.

2.2.2 Phân tích thực trạng vốn, cơ cấu vốn của TCT Xây dựng Hà Nội .

56

Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của TCT Xây dựng Hà Nội

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

1.Nợ phải trả 5.287.918 6.474.477 6.795.213 7.966.114 8.957.130 2. Vốn chủ sở hữu 469.975 674.308 983.274 1.231.737 1.633.520

Cộng nguồn vốn 5.757.893 7.148.785 7.778.487 9.197.851 10.590.650

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Hình 2.5 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của TCT Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn đã cho thấy Nợ phải trả năm 2009 chiếm 84,58% so với tổng nguồn vốn đã giảm so với 91,87 % của năm 2005, điều này cho thấy vốn kinh doanh của Tổng công ty trước đây phần lớn là vốn đi vay, huy động và chiếm dụng, để đảm bảo tính chủ động về tài chính Tổng công ty đã áp dụng một số giải pháp nhằm giảm cơ cấu Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bước đầu đã có thành công. 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

57

Hình 2.6: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của TCT Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu phán ánh tình hình cơ cầu nguồn vốn

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Hệ số nợ so với VCSH 11,25 9,60 6,91 6,47 5,48 Hệ số nợ so với tài sản 0,92 0,91 0,87 0,87 0,85 Hệ số tài sản so với VCSH 12,25 10,60 7,91 7,47 6,48 Hệ số tài trợ 0,08 0,09 0,13 0,13 0,15

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Tuy Nợ phải trả về quy mô tuyệt đối năm sau tăng cao hơn năm trước, đặc biệt các khoản phải trả, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn và tăng đều qua các năm và phản ánh được đặc trưng của ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn. Nhưng Hệ số nợ so với tài sản, và Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu qua các năm lại giảm tuy vẫn còn cao cho thấy rằng mức độ sử dụng nợ của Tổng công ty là cao. Mặc dù Tổng công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt và áp dụng nhiều biện pháp nên đã giảm được

Hệ số nợ so với tài sản, và Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu , mức độ phụ thuộc của Tổng công ty vào chủ nợ ngày càng giảm nhưng nếu vẫn duy trì hệ số nợ như vậy thì các Tổng công ty sẽ phải đối mặt rất nhiều rủi ro.

075% 080% 085% 090% 095% 100%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

092% 091% 087% 087% 085% 008% 009% 013% 013% 015% Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

58

Vốn chủ sở hữu năm 2009 của Tổng Công ty đã tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Vốn chủ sở hữu tăng nhanh đã tháo gỡ được một phần khó khăn cơ bản: tình trạng thiếu vốn trong sản xuât kinh doanh, tạo điều kiện để Tổng Công ty phát triển bền vững, nâng cao khả năng thanh toán, gánh nặng về lãi vay ngân hàng cũng được giảm bớt giúp cho lợi nhuận tăng lên.

Hệ số tài trợ năm 2009 tăng so với năm 2005 là 163% và đạt ở mức 0,15, với mức này đối so với các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực xây dựng là thấp nhưng đối với các doanh nghiệp xây dựng là cao. Cùng với đó

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm, năm 2009 giảm so với năm 2005 là 69% đã phán ánh đầy đủ những cố gắng của Tổng công ty trong việc nâng mức độ độc lập về tài chính.

b)Cơ cầu tài sản của TCT Xây dựng Hà Nội.

Bảng 2.5: Cơ cấu tổng tài sản của TCT Xây dựng Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

A.Tài sản ngắn hạn 4.635.668 6.103.625 6.500.267 7.664.527 8.563.248 B.Tài sản dài hạn 1.122.225 1.045.160 1.278.220 1.533.324 2.027.402

Tổng tài sản (A+B) 5.757.893 7.148.785 7.778.487 9.197.851 10.590.650

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Hình 2.7 Tỷ trọng tài sản của TCT Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

80,51% 85,38% 83,57% 83,23% 80,88% 19,49% 14,62% 16,43% 16,67% 19,12% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00% 120,00%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

59

Tổng tài sản của Tổng công ty đến năm 2009 đạt 10.590 tỷ đồng và tăng 83,89% so với năm 2005.

Hình 2.8 Tốc độ tăng trƣởng về tài sản của TCT Xây dựng Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Tổng nguồn vốn năm 2009 của Tổng công ty đã tăng 83,93% so với năm 2005, cơ cầu tài sản chưa hợp lý. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì Tổng công ty cần phải tăng tỷ trọng của tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản để đảm bảo máy móc, trang thiết bị thi công. Trong năm 2006, tài sản dài hạn của Tổng công ty so với năm 2005, lý do giảm là Tổng công ty cơ cấu lại khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 484 tỷ đồng từ đầu năm xuống còn 386 tỷ đồng.

Tài sản dài hạn có tốc độ tăng trưởng rất mạnh do Tổng công ty triển khai các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư như Nhà máy xi măng Mỹ Đức, cụm nhà máy thủy điện Quế Phong, khu dân cư Nhơn Trạch, khu Ngoại giao đoàn.

- Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn của Tổng công ty có tăng mạnh về quy mô, năm 2009 tăng 184% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn kinh doanh, năm 2005 đạt 80,51% và năm 2009 đạt 80,88%. Sự

-0,10% -0,05% 0,00% 0,05% 0,10% 0,15% 0,20% 0,25% 0,30% 0,35%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản

60

gia tăng này thể hiện những bước phát triển mạnh về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Bảng 2.6: Tài sản ngắn hạn của TCT Xây dựng Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 A.Tài sản ngắn hạn 4.635.668 6.103.625 6.500.267 7.664.527 8.563.248

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 288.510 350.999 588.709 635.483 849.570 2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 10.002 4.768 39.684 20.060 32.059 3. Các khoản phải thu 2.189.222 2.730.884 2.793.344 3.123.812 3.219.815 4. Hàng tồn kho 2.056.513 2.795.801 2.839.598 3.599.559 4.156.768 5. Tài sản ngắn hạn khác 91.421 221.173 238.932 285.613 305.036

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

Bảng 2.7 Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 A.Tài sản ngắn hạn 80.51% 85.38% 83.57% 83.33% 80.88%

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền 5.01% 4.91% 7.57% 6.91% 8.02%

2. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 0.17% 0.07% 0.51% 0.22% 0.30%

3. Các khoản phải thu 38.02% 38.20% 35.91% 33.96% 30.41% 4. Hàng tồn kho 35.72% 39.11% 36.51% 39.13% 39.26% 5. Tài sản ngắn hạn khác 1.59% 3.09% 3.07% 3.11% 2.88%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của TCT Xây dựng Hà Nội từ năm 2005-2009

+ Tiền và các khoản tương đương tiền đã nâng tỷ trọng từ 5,01% năm 2005 và lên 8.02% trong năm 2009 chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng và làm cho lãi suất tiền gửi của Tổng công ty tăng. Xét về khía cạnh thanh toán, lượng tiền tồn quỹ lớn sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời và nâng cao tính tự chủ về tài chính của của Tổng công ty và cần phải phát huy hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)