Dự báo về môi trƣờng kinh doanh:

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Trang 88 - 94)

4 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠ

3.1.1Dự báo về môi trƣờng kinh doanh:

a)Sự thay đổi môi trường kinh doanh.

Là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chuyển sang hoạt đồng theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty chịu sự chi phối của hệ thống pháp Luật Việt Nam. Việc ban hành hoặc thay đổi các chính sách, quy định mới liên quan đến hoạt động của ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh và quản trị, mặt dù trong những năm qua Việt Nam đã cố giắng xây dựng và đã hình thanh nên một môi trường pháp lý được xem là khá cởi mở nhưng hành lang pháp lý của Việt Nam chưa thật sự nhất quán và ổn định, các văn bản hướng dẫn thi hành không đầy đủ, thiếu tính cập nhật, chồng chéo. Việt áp dụng văn bản pháp luật và thực tế còn nhiều bất cập, do đó ảnh hưởng nhất định với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội Trong hoạt động xây dựng thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc nghiệm thu bàn giao thực hiện từng phần trong khi việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tât hồ sơ cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, Tổng công ty cần nhiều vốn lưu động để duy trì hoạt động và thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là xây lắp công trinh dân dụng và công nghiệp, công việc có tính chất lưu động cao, khó khăn, vất vả..vì thế lực lượng lao động có kinh nghiệm và đã qua đào tạo của Tổng

81

công ty luôn có nguy cơ bị thu hút bởi các doanh nghiệp cùng ngành và các doanh nghiệp khác.

Nguyên vật liệu đầu vào (vật liệu xây dựng) chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí xây dựng công trình. Do vậy sự biến động về giá cả của các chủng loại vật liệu xây dựng có ảnh hướng tới doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty. Ngoài ra, sự bất ổn định trong nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào sẽ có ảnh hưởng không nhở tới tiến độ thi công các công trình xây dựng của Tổng công ty.

Lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam đang tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước hoạt động. Bên cạnh đó, kể từ khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp và dân dụng cũng gặp phải sử cạnh tranh lớn từ các tổ chức nước ngoài có tiềm lực về tài chính, quản lý, công nghệ và nhân lực ảnh hưởng bất lợi tới khả năng thu lợi nhuận của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.

Để đối phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh các doanh nghiệp phải có những chiến lược phù hợp, tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong định hướng phát triển.

- Lựa chọn mộ hình kinh doanh phù hợp và xây dựng chiến lược sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh: Thông qua mô hình kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp tái cấu trúc lại nguồn vốn kinh doanh, cải thiện kết quả kinh doanh, nâng cao trách nhiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu.

- Hoàn thiện, tổ chức lại các bộ phận chức năng, sắp xếp lại lực lượng lao động, tinh giảm lao động dôi dư, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động.

82

Tổng số lao động giảm nhưng tỷ lệ lao động có trình độ tăng lên làm cho năng suất lao động tăng.

- Đầu tư và đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới: thực hiện nhiều dự án đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, thực hiện nhiều cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm gia tăng giá trị bổ sung cho các sản phẩm, đứng vững trên thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

- Các doanh nghiệp có khuynh hướng phát triển theo hướng đa ngành nghề dựa trên từ lĩnh vực cốt lõi của mình. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã nỗ lực và mở rộng thị trường mới cho sản phẩm sang các nước trong khu vực. Để đạt được hiệu quả cao và có cơ sở mở rộng thị trường Tổng công ty chú trọng tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình.

b)Triển vọng một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty:

- Lĩnh vực xây lắp:

Trong những năm gần đâu, Việt Nam đã đạt được những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong gia đoạn 2006-2010 đạt bình quân khoảng 6,9%/năm. Với xuất phát diểm là một nước nông nghiêp có cơ sở hạ tầng thấp, Việt Nam có nhu cầu rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. HIện nay tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm hơn 40% GDP của Việt Nam và dự báo sẽ tăng lên 43-44% trong vòng 05 năm tới.

Xét về tốc độ tăng trưởng, lĩnh vực xây dựng luôn đạt được mức tăng trưởng khá trung binh trên 10% năm, thêm vào đó tốc độ tăng GDP tự kiến trong 05 năm tới ở mức bình quân 7-8%/năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững.

Cùng với việc Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước hội nhập với thế giới, tiếp thu công nghệ và phương thức quản lý hiện đâị từ đó nâng cao năng lực tham gia thực hiện các dự án, các công trình xây dựng có quy mô lớn, phúc tạp ở trong và

83

ngoài nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức ngày càng gay gắt trong nội bộ ngành từ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế. Có thể nói triển vọng tăng trưởng của lĩnh vực xây dụng trong thơi gian tới được đánh giá là tương đối tốt với nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp trong ngành.

- Lĩnh vực kinh doanh nhà ở và khu đô thị

Theo thống kê, diện tích bình quân đầu năm 2010 là 13,5m2,, và theo Quyết định 105/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 về việc phê duyệt định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến 2020 của Thủ tướng chính phủ, diện tích nhà bình quân đầu người đạt 15m2

trong năm 2010 và 20m2 vào năm 2020. Chính vì vậy, phát triển nhà ở trong căn hộ chung cư cao tầng để tăng quỹ nhà ở, tiếp kiệm diện tích đất sử dụng, tạo diện mạo và cuộc sống văn minh độ thị đang là một hướng đi rất phù hợp của Chính phủ và trong điều kiện khách quan về quy đất hữu hạn. Đây là lĩnh vực nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển trong thời gian tới.

Ngoài ra cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và gia tăng thu nhập của người dân, nhu cầu sống trong mội trường an toàn, hiện đại với tiện ích cao ngày càng nhanh. Do vậy nhu cầu về nhà ở được dự báo là rất lớn.

- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng

Theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng

Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu về vật liệu xây dựng đến năm 2020

Stt Chủng loại ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 60 88 112

2 Gạch ốp lát Triệu m2 200 300 400

3 Đá xây dựng Triệu tấn 104 148 204

4 Vật liệu xây Tỷ viên 25 32 42

84

Thị trường vật liệu xây dựng nước sẽ phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới do: sự phát triển kinh tế quốc dân theo định hướng kinh tế- xã hội đến năm 2020 mở ra hướng phát triển xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng mới và nâng cấp các hệ thống đô thị và xây nhà ở của nhân dân trên toàn lãnh thổ (dự báo đến năm 2020 tỷ lệ đô thị Việt Nam sẽ tăng lên đến 45,24%).

Hơn nữa, sự phát triển các nhà ở cao tầng không chỉ mang lại một thị trường rộng lớn cho sự phát triển của ngành xây dựng mà còn thúc đẩy phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp, chất lượng và đa dạng hơn. Mặt khác, việc cải tạo nhà ở cũ của nhân dân khi đời sống của họ được nâng cao cũng sẽ đòi hỏi một khối lượng lớn về vật liệu xây dựng.

Việt Nam đã gia nhập thị trường WTO, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đã mang lại nhiều cơ hội đồng thời cả những thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước. Vì vậy thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ là thị trường mở, có xuất khẩu và nhập khẩu với mức độ cạnh tranh khá cao.

Bảng 3.2 Phân tích hoạt động và triển vọng của TCT Xây dựng Hà Nội

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

Thị trường - Là Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, có uy tín trong hoạt động đầu tư bất động sản, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, nhà ở, văn phòng cho thuê, có kinh nghiệm hoạt động 50 năm

Sản phẩm, dịch vụ

- Tổng Công ty có thương hiệu trong việc cung cấp các sản phẩm hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, nhà ở cao tầng, nhà biệt thự, chung cư cao cấp, nhà văn phòng cho thuê

Kênh phân phối - Có khả năng mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm do thương

- Cần mở rộng hoạt động vào thị trường

85

hiệu Tổng công ty đã được biết đến trên toàn quốc

miền Trung và miền Nam.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

Thị trường - Thị trường hạ tầng kỹ thuật khu đô thị , nhà ở, văn phòng cho thuê còn nhiều. - Nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, nhà ở, văn phòng cho thuê trong tương lai lớn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng ngày càng cao.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Sản phẩm, dịch vụ

- Nên tiếp cận nhanh với các thành tựu khoa học kỹ thuật mới tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ hoàn hảo trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, nhà ở, nhà cho thuê...

- Cần phải đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm về giá cả.

Kênh phân phối - Trong tương lai có thể thành lập các công ty con, công ty liên kết chuyên biệt về việc bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, mở rộng thị trường . - Các Doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực này đã có kinh nghiệm hoạt động và mạng lưới phân phối rộng khắp.

Trên cơ sở các phân tích đánh giá nói trên, có thể nói triển vọng phát triển của Tổng Công ty trong:

Ngắn hạn: Phát triển ổn định.

Dài hạn: Cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng được các yêu cầu, quy định ngày càng chặt chẽ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và đặc biệt là kinh doanh bất động sản, đảm bảo đủ

86

vốn tự có tham gia vào các dự án theo quy định, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Trang 88 - 94)