Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là :Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là mộ
Trang 1Cảm ơn Ban giám đốc cũng như các bạn bè đồng nghiệp ở NHCSXH tỉnh Kiên Giang, và các bạn lớp cao học khoá 2009 tại Phân hiệu Kiên Giang đã giúp đỡ, động viên trong quá trình viết luận văn
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những người thân trong gia đình đã giúp em hoàn thành bản luận văn này
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI 3
1.1.1 Khái niệm về nghèo đói 3
1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo 4
1.1.2.1 Nguyên nhân do môi trường tự nhiên - xã hội 4
1.1.2.2 Nguyên nhân do bản thân hộ nghèo 5
1.1.3 Đặc tính của người nghèo ở Việt nam 5
1.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo 6
1.2 TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGHÈO ĐỐI 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Tín dụng đối với người nghèo 7
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo 8
1.2.3.1 Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói 8
1.2.3.2 Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn 9
1.2.3.3 Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 9
1.2.3.4 Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội 9
1.2.3.5 Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới 10
1.2.4 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 10
1.2.4.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 10
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 11
1.2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 16
Trang 41.3 KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 18
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước 18
1.3.1.1 Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh) 18
1.3.1.2 Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ 21
1.3.2 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam 21
Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG (2009 - 2012) 23
2.1 TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI KIÊN GIANG 23
2.1.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 23
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
2.1.2 Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Kiên Giang 27
2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở Kiên Giang 27
2.1.2.2 Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo ở Kiên Giang 28
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 29
2.2.1 Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang 29
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động 30
2.2.1.3 Hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang 32
2.2.1.4 Cơ chế cho vay 35
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH KIÊN GIANG 35
2.3.1 Nguồn vốn 35
2.3.2 Kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH tỉnh Kiên Giang 36
2.3.2.1 Quy trình cho vay 36
2.3.2.2 Đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang 37
2.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 44
2.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội đối với tín dụng cho vay hộ nghèo 49
2.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐƯỢC CỦA TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH KIÊN GIANG 50
2.4.1 Những kết quả đạt được 50
Trang 52.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 51
2.4.2.1 Tồn tại 51
2.4.2.2 Nguyên nhân 52
Kết luận chương 2 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 54
3.1 MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 54
3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 54
3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO 54 CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 54
3.3.1 Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ XĐGN, tập trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH 54
3.3.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH 55
3.3.3 Tăng trưởng nguồn vốn nhằm mở rộng cho vay người nghèo 56
3.3.3.1 Tăng cường nguồn vốn từ kênh NSNN của tỉnh và huyện cho mục tiêu XĐGN vào NHCSXH 56
3.3.3.2 Huy động vốn từ các NHTM Nhà nước 57
3.3.3.3 Huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và trong cộng đồng người nghèo 57
3.3.3.4 Tập trung nguồn vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức tài chính quốc tế vào NHCSXH 58
3.3.4 Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ gia đình nghèo 58
3.3.4.1 Mở rộng hình thức cho vay 58
3.3.4.2 Xóa bỏ cơ chế bao cấp, cung ứng vốn cho người nghèo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 59
3.3.4.3 Mức cho vay, thời hạn cho vay linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở từng vùng 59
3.3.4.4 Củng cố, hoàn thiện tổ vay vốn 60
3.3.4.5 Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay 60
3.3.5 Các giải pháp khác 61
3.3.5.1 Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và dạy nghề cho người nghèo 61
Trang 63.3.5.2 Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với các hoạt động của các quỹ
XĐGN và các chương trình kinh tế - xã hội của từng địa phương 61
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
3.4.1 Đối với Chính phủ 62
3.4.2 Đối với NHCSXH Việt Nam 63
3.4.3 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Kiên Giang 63
3.4.4 Đối với Ngân hàng CSXH tỉnh Kiên Giang 63
Kết luận chương 3 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
SXKD : Sản xuất kinh doanh
HĐQT : Hội đồng quản trị
UBND : Ủy ban nhân dân
HPN : Hội Phụ nữ
HND : Hội Nông dân
HCCB : Hội Cựu chiến binh
ĐTN : Đoàn Thanh niên
LĐ – TB & XH : Lao động thương binh và xã hội
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TW : Trung ương
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh 27
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009- 2012 .38
Bảng 2.3.Tình hình dư nợ hộ nghèo tại NHSXH Kiên Giang đến 31/12/2012 39
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn tín dụng hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 44
Bảng 2.5 Kết quả hộ nghèo được vay vốn tín dụng qua các năm 45
Bảng 2.6 Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 47
Bảng 2.7 Tình hình tăng trưởng tín dụng hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang 36
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Kiên Giang 31
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt Song, một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là người dân ở vùng xâu, vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay gắt, là vấn đề xã hội cần được quan tâm Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là :Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Trong qúa trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay
; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Kiên Giang từ năm 2009 đến 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang và kết quả khảo sát hộ nghèo của Sở Lao động Thương binh và xã hội qua các năm 2009 – 2010 – 2011 - 2012 như:
- Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang
- Số liệu khảo sát hộ nghèo của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh dựa vào tài liệu tham khảo từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang và của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh
- Sử dụng các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề Xóa đói giảm nghèo và các chuyên đề về hộ nghèo từng những tài liêu của những người làm khóa luận trước và thông tin tủ sách, internet để nghiên cứu đề tài này
Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, phương pháp quan sát khoa học, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẩu và đồ thị trong trình bày luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang (2009-2012)
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1.1 Khái niệm về nghèo đói
Đối nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng, thay đổi theo thời gian Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống trung bình của quốc gia khác Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá được tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có các giải pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và các tiêu chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm
Ở nước ta trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân chúng, vẫn còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt là những hộ nông dân nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng sâu sắc, khoảng cách giàu, nghèo ngày càng rộng Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội phải thực hiện thành công chương trình, mục tiêu quốc gia về XĐGN Muốn XĐGN bền vững, thì điều đầu tiên là phải trả lời được câu hỏi: Quan niệm thế nào là nghèo, người nghèo là ai và vì sao họ nghèo? Để trả lời được các câu hỏi này chính xác, phải hiểu rõ được bản chất và nội dung của đói nghèo
Phải khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo Đói nghèo là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năng tham gia vào quá trình
Trang 12cần thiết phải xoá và có khả năng xoá Còn nghèo, mức độ thấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần Vì vậy,
để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo"
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thì đói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng Có thể hình dung các biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt
Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàn cảnh nào thì
hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hoá, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốm đau Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế của họ hầu như chỉ dành chi toàn bộ cho ăn; thậm chí không đủ chi ăn, phần tích luỹ hầu như không có
1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trong các nhóm nguyên nhân Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tự nhiên (vị trí, khí hậu, đất đai); kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tố tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, chính sách của Nhà nước) và nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo; đi vào phân tích các nguyên nhân như sau:
1.1.2.1 Nguyên nhân do môi trường tự nhiên - xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến SXKD của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo
Đói nghèo tập trung khu vực nông thôn: Nghèo có đặc thù rõ rệt về mặt địa lý Ở Việt Nam, với 80% dân số và 90% số người nghèo sống ở nông thôn, ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có
là những vùng có nhiều hộ nghèo nhất
Trang 131.1.2.2 Nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Theo tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu nhất Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ
ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở nước ta cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ được điều tra
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số
hộ được điều tra
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên
- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng ; Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông không kịp thời
1.1.3 Đặc tính của người nghèo ở Việt nam
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những khách hàng khác thể hiện :
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường Do đó, sản xuất mang
Trang 14nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại, người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém
- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ Do vậy, mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ
1.1.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển ; đặc biệt đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều rằng: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo Tất nhiên Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp Cụ thể là:
- Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi đồng thời cung cấp thông
- Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN của Thủ tướng Chính phủ Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để
bổ sung quỹ cho vay XĐGN
Trang 15- Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình kinh tế xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ…
- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động tạo ra nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm
Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả Để thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo
1.2 TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGHÈO ĐỐI
1.2.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các tổ chức và cá nhân trong xã hội Trong mối quan hệ này ngân hàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay Trong kinh tế thị trường có nhiều hình thức tín dụng, nhưng tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất Các ngân hàng thực tế là một trung gian tài chính quan trọng hàng đầu trong bất kỳ một quốc gia nào Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể khác; trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
1.2.2 Tín dụng đối với người nghèo
* Khái niệm tín dụng đối với người nghèo
Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo có mức thu nhập theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố theo từng thời kỳ, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất
Trang 16trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng Thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
* Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận
* Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ Thực hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thoả thuận
* Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với người nghèo đó là: Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là
do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập
và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo.Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực
1.2.3.1 Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm đau, không có sức lao động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do
Trang 17không được đầu tư, do thiếu vốn trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vây, vốn đói với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
1.2.3.2 Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động
1.2.3.3 Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để
có hiệu quả kinh tế cao Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế Mặt khác, khi
số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp 1.2.3.4 Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới váo sản xuất Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng Để làm
Trang 18được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội
1.2.3.5 Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của
nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp uỷ, chính quyền đã có tác dụng:
- Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương
- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn
- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn
1.2.4 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.4.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh
tế, chính trị xã hội Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế
mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
Trang 19Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá trình XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế
- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập
để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát
Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động
xã hội
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất của một ngân hàng nói chung,
dư nợ tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân hàng Tín dụng cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho khách hàng Hiệu quả tín dụng đối với ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá liên quan đến lợi ích của 03 đối tượng: Lợi ích khách hàng vay vốn, ngân hàng và nền kinh tế- xã hội
Trong luận văn này tôi xin đi sâu đánh giá cụ thể về hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH
Trang 20(1) Hiệu quả kinh tế
a Về phía hộ nghèo
- Hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo đối với các hộ nghèo được vay vốn từ NHCSXH được biểu hiện trên những gốc độ sau: tỷ lệ hộ nghèo được đáp ứng vốn; tỷ lệ hộ hoàn trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn
sử dụng có hiệu quả
- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn
có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua
lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì
hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ
- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt
- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo
- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện, thị, thành phố lập theo từng năm
Trang 21kỳ
-
Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ
-
Số hộ nghèo chuyển
đi địa bàn khác trong kỳ
+
Số hộ nghèo chuyển đến trong kỳ
Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý
do khác nhau
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay)
Tỷ lệ hộ nghèo
được vay vốn =
Tổng số hộ nghèo được vay vốn
Tổng số hộ nghèo trong danh sách
Thứ nhất, quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở
số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo =
Dư nợ tín dụng hộ nghèo
x 100% Tổng dư nợ tín dụng
Trang 22Tăng trưởng dư nợ tín
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ
Trang 23Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược lại
- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ cho ngân hàng
về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:
Thứ ba, khả năng sinh lời: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lêch dương về thu, chi nghiệp vụ Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng)
Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát
triển kinh tế, vượt lên thoát đói nghèo Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo, thì đánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại
Thứ năm, về thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi
phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng
(2) Hiệu quả xã hội
a Đối với hộ nghèo
Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và
an toàn xã hội
- Các vùng nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là vốn tín dụng của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, nay là NHCSXH đã xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo
Trang 24b Đối với ngân hàng
- Nếu hiệu quả tín dụng của NHCSXH được nâng lên, thì không chỉ các hộ nghèo được vay vốn, mà ngân hàng còn có điều kiện để phục vụ các hộ thuộc vùng khó khăn trong các khoản vay thương mại; phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, của địa phương Đây chính là sự tồn tại và phát triển bền vững của NHCSXH
- Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương: Nếu hiệu quả tín dụng cao, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của các đối tượng; từ đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển
- Thông qua cho vay của NHCSXH, đã kéo theo một đội ngũ cán bộ ở cấp xã, huyện vào cuộc cùng ngân hàng, số tiền hoa hồng tổ nhóm, phí ủy thác đã là nguồn thu đáng kể đối với ban quản lý tổ vay vốn và tổ chức hội
- Thông qua vay vốn hộ nghèo, nội dung hoạt động của các tổ chức hội càng thêm phong phú, số lượng hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông
1.2.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
(1) Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, những hộ sống ở vùng có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng, thì vốn tín dụng hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao
(2) Điều kiện xã hội
Do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, không có chuồng trại, không tiêm phòng dịch, nên hiệu quả không cao Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo Các hộ nghèo thường có số con đông hơn các hộ trung bình, nhưng sức lao động ít; trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp, nên sử dụng vốn kém hiệu quả Một số hộ nghèo do nhận thức còn hạn chế, xem nguồn vốn tín dụng của NHCSXH là vốn cấp phát, cho không của Nhà nước, nên sử dụng chủ yếu vào sinh hoạt trong gia đình; không đầu tư vào SXKD; vốn sử dụng không có hiệu quả, dẫn đến không trả nợ cho Ngân hàng
(3) Điều kiện kinh tế
Vốn tự có của hộ nghèo hầu như không có (chỉ có sức lao động), nên vốn SXKD chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả của vốn
Trang 25vay Cùng với việc thiếu vốn SXKD, thì việc lồng ghép tập huấn các chương trình như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…hạn chế cũng góp phần làm giảm hiệu quả tín dụng hộ nghèo
Điều kiện y tế, giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng
hộ nghèo Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sỹ đầy đủ, thì nơi đó việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với sức lao động tốt, có điều kiện để SXKD tốt, sử dụng vốn có hiệu quả; trong đó, có vốn tín dụng hộ nghèo và ngược lại Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả Nếu nơi nào có tỷ lệ người được học cao, thì nơi đó dễ có điều kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nơi đó con người có ý thức tốt hơn; SXKD có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nước và thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng Tuy nhiên, thực trạng hiện nay có những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện đi lại khó khăn thì tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều Đó là chưa kể đến việc học sinh đi học ngồi nhầm lớp
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo Nơi nào có chợ, chợ họp thường xuyên, thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất
ra dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, có điều kiện tiếp cận được kinh tế thị trường
(4) Chính sách nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế Sự điều tiết của Nhà nước đúng, kịp thời sẽ giúp môi trường kinh tế được lành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rối loạn thị trường Để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo kịp thời, liên tục; có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời
kỳ, xử lý rủi ro kịp thời cho hộ nghèo, thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao Sản phẩm làm ra của hộ nghèo, nếu có thị trường tiêu thụ tốt, thì dễ tiêu thụ có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại; nếu Nhà nước có các chính sách đúng, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng
và nâng cấp các con đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi và chợ Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp giống mới và các loại vật tư nông nghiệp khác, tập huấn và khuyến nông để người nghèo có các điều kiện cần thiết sử dụng vốn
có hiệu quả
Trang 26(5) Bản thân hộ nghèo
Khách hàng vay vốn của NHCSXH hiện nay chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, mà hộ nghèo thường thiếu nhiều thứ; trong đó, có tri thức, kinh nghiệm SXKD, dẫn đến hiệu quả của SXKD hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt qua các rủi ro trong sản xuất và đời sống Về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, không có vốn tự có, dẫn đến bị động
về vốn sản xuất Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất, chăn nuôi thì có hiệu quả Tuy nhiên, hiện nay tại một số vùng đặc biệt khó khăn là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước Một số hộ nghèo do ý thức kém, nên sử dụng vốn sai mục đích, không chấp hành việc trả nợ (gốc, lãi) cho ngân hàng đúng hạn 1.3 KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước
1.3.1.1 Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh)
Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000
km2, dân số khoảng 120 triệu người, thuộc nước nghèo nhất thế giới; trong đó, 80% dân số sinh sống ở nông thôn GDP bình quân đầu người dưới 200 USD, nhưng bình quân GDP của nông dân chỉ hơn 100USD/năm Dân trí thấp, nhiều người mù chữ Bangladesh là nước đồng bằng, thiên tai thường xuyên xảy ra Do đó, đời sống của đa
số nông dân rất thiếu thốn
Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng Nông dân nghèo muốn được vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một Tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết, dũng cảm và chăm chỉ, cũng như “16 quyết định” bao gồm:
Trang 27Duy trì mô hình gia đình nhỏ, tất cả trẻ em đều được đến trường, thực hiện tiến
bộ gia đình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại chi nhánh Ngân hàng Grameen
Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn; khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay; tổ trưởng tín dụng là người vay cuối cùng Khi tổ trưởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy chế này được lặp đi, lặp lại Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm
Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ,
Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình
Hiện nay, Ngân hàng Grameen có hơn 5 triệu thành viên, hơn 94% thành viên là nữ; vốn điều lệ 150 triệu taka, tương đương 3,75 triệu USD; trong đó, Nhà nước góp
cổ phần 18 triệu taka, số còn lại là giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TW Bangladesh, các NHTM, các tổ chức quốc tế là thành viên Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế
tự chủ về tài chính; hạch toán kinh tế chung của cả hệ thống và kinh doanh phải có lãi, Nhà nước không bù lỗ
Về mặt pháp lý: Nhà nước Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen
TW Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của thành viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà (trong buổi họp các thành viên) Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nước
Ủy ban quốc gia kiểm soát về tài chính - tín dụng, có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các chế độ; kiểm tra và thanh tra tại chỗ về tài chính Ngân hàng Grameen và các chi nhánh của Ngân hàng này
Trang 28Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của
Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tương đương 3 triệu đồng Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen
Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính
tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch
Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như:
Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững
Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị
về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho
họ thoát nghèo
Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo
Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng
Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh
thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp
Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì
nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có
sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng
Trang 291.3.1.2 Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ
Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh tận cấp huyện Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ
có số thành viên từ 10- 20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ,
số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi (khoảng 20- 40US Cent) Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng) Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNo) Hiện nay NHNo của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống
1.3.2 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam
Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là:
Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm;
trong đó, nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài Nguồn vốn viện trợ nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc Nguồn vốn vay của nước ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài Nguồn huy động tiết kiệm trong nước (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế)
Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 25- 50 thành viên, các thành
viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng
Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ
làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có
sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phường, xã
Trang 30Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu
cầu vay vốn của hộ Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn
Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết
kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn
Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của
hộ nghèo Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên nhân đói nghèo và chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:
1 Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn SXKD, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH
2 Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước Đồng thời với việc mở rộng quy mô tín dụng thì hiệu quả tín dụng ngày càng phải được nâng lên Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là mục tiêu quan trọng của NHCSXH Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam
3 Hiệu quả tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định Bao gồm, các nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết được sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, để đẩy nhanh tốc độ XĐGN
4 Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Những vấn
đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG (2009 - 2012)
2.1 TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI KIÊN GIANG
2.1.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long – phía Tây Nam của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2 theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683,27 người, mật độ 267 người/km2, khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là người kinh, Khmer, Hoa Dân
số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến năm 2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh Thượng
và huyện Giang Thành
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Trang 32Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá Toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô
Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km2 Biển Kiên Giang có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước Theo điều tra của Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn; bên cạnh đó còn có mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sò huyết, với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn với sản lượng cho phép khai thác 243.660 tấn chiếm 40% trữ lượng
Tài nguyên khoáng sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm không kim loại (đá vôi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng Theo điều tra của Liên đoàn Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn Theo quy họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255 triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII và Kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, ước bình quân 5 năm đạt 11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%
Trang 33Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008 đạt 15.185,5 tỷ đồng, ước năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD (giá 94), ước năm 2010 đạt 964 USD gấp 1,6 lần với năm 2005
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,87%, ước năm 2010 chiếm 25,9%, tăng 5,4% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 29,96%, ước năm 2010 chiếm 32,7%, tăng 4,73% so với năm 2005 Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa - xã hội quan trọng, xã hội hóa đạt được kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực
Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật nuôi từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường Sản lượng lúa năm 2008 đạt 3.387.234 tấn, tăng 1.199.241 tấn so với năm 2001 Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh, năm 2008 diện tích nuôi trồng 107.523 ha, sản lượng 110.230 tấn, so với năm
2001 diện tích tăng 2,9 lần và sản lượng tăng 6,5 lần Riêng diện tích tôm nuôi đạt 81.255 ha, sản lượng 28.601 tấn, trong đó nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp 1.428 ha tập trung chủ yếu ở vùng tứ giác Long Xuyên Sản lượng khai thác tăng từ 311.618 tấn năm 2006 lên 318.255 tấn năm 2008
Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản Sản lượng sản xuất xi măng năm 2008 đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2001 Chế biến thuỷ sản thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, công suất trên 114.764 tấn với công nghệ hiện đại
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các mặt hàng chủ lực là gạo và thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 491 triệu USD bằng 4,5 lần năm 2001 Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách năm 2001 lên 3.450.000 lượt khách năm 2008 Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư
Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thuỷ tăng nhanh về số lượng, chất lượng phục vụ tăng cao
Trang 34Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng khá mạnh Từ 2001-2008 đã huy động các nguồn vốn đầu tư trên 44.905 tỷ đồng Đến năm 2008, đã có 94% số xã trong đất liền có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 67% được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, phòng học kiên cố và bán kiên cố 95,2% Kinh tế tư nhân, cá thể phát triển mạnh, hiện có hơn 3.600 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và 33.500 hộ kinh doanh (tăng 9.700 hộ so năm 2005) Thu hút 12 dự án nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư mạnh, đến nay giảm tỷ lệ phòng học cây lá xuống còn 5% và không còn phòng học ca 3; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9% năm 2001 lên 15,4% năm 2008
Mạng lưới y tế cơ sở được đảm bảo, đến năm 2008 có 95% số xã có trạm y tế, 83,3%
ấp có trạm y tế, 67% trạm y tế có bác sỹ và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo
từ 14,02% năm 2005 xuống còn 7,4% năm 2008; có 24/42 xã đã thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản, to lớn và khá toàn diện Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho
sự phát triển sắp tới
Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng:
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả đầu
tư thấp, số lượng sản phẩm hàng hoá còn nhỏ, tính cạnh tranh thấp
- Nguồn thu ngân sách còn thấp và tăng chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn; khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn còn rất khó khăn
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, trình độ lao động chưa đáp ứng Đời sống nhân dân vẫn ở mức trung bình của cả nước, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn Mức thu nhập bình quân đầu người của Kiên Giang năm 2012 là 43.000.000 đồng, bằng 70% so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước
- Việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương thiếu chính xác, chưa bám vào các tiêu chí đề ra theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011- 2015 nên tại các địa phương số hộ nghèo thực tế lớn hơn nhiều so với hộ nghèo có tên trong danh sách qua các năm
- Việc đánh giá số hộ thoát nghèo qua các năm chưa chính xác
Trang 352.1.2 Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Kiên Giang
2.1.2.1 Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh đất rộng, người đông Hiện là tỉnh có nền kinh tế phát triển tương đối chậm so với các tỉnh trong khu vực, một tỉnh có số hộ nghèo cao, tiềm lực kinh tế còn mỏng, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ, GDP bình quân đầu người đang dưới mức trung bình của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn Đến cuối năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 34.973 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 8,84% Số hộ nghèo cuối năm 2012 là 29.066 hộ, chiếm tỷ lệ 7,23% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 5.907 hộ so với đầu năm; trong đó, khu vực thành thị 3.448 hộ, tỷ lệ 3,23%; khu vực nông thôn 25.618 hộ, tỷ lệ 8,68% Số hộ thoát nghèo 11.774 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 5.867 hộ Tổng số người nghèo thuộc diện hộ nghèo 111.273 người Hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 7.649 hộ, chiếm tỷ lệ 13,29% tổng số hộ toàn tỉnh Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 3.346 hộ, chiếm tỷ lệ 11,51% so với tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó, số hộ nghèo chính sách người có công 297 hộ, chính sách xã hội 3.049 hộ Số hộ nghèo đang
ở nhà tạm bợ là 20.199 hộ, chiếm 69,5% so với tổng số hộ toàn tỉnh
Bảng 2.1 Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh
Tỷ lệ nghèo % cột 3 chia cột 1
Trang 362.1.2.2 Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo ở Kiên Giang
a Đặc điểm
- Hộ nghèo trong tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện có điều kiện phát triển kinh tế chậm, vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
- Hộ nghèo ở các huyện tập trung vào các gia đình có nhiều người không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định
- Quan niệm của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất
ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu
- Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt
- Chẳng có gì để giải trí (không có tivi, đài…), hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, đánh bạc
- Chi tiêu theo đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều so với người kinh, các hộ dân tộc có nhiều con; về trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp hơn
xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản
lý nguồn lực cho XĐGN
+ Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới Tỷ lệ rủi
ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao
- Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa đạt hiệu quả cao Các bộ, ngành Trung Ương và tỉnh chưa có những tác động có hiệu quả trong triển khai chương trình, chưa
có sự phối hợp chặt chẽ; chưa có biện pháp huy động nguồn lực một cách tích cực cho chương trình, còn không ít tồn tại, khuyết điểm về quản lý, điều hành chương trình ở các địa phương
Trang 37- Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng Lãnh đạo một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng có điều kiện khó khăn có tư tưởng trông chờ; ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất
- Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích
để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên
- Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp, tập quán canh tác lạc hậu Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 25,5% trong tổng số hộ nghèo đói toàn tỉnh; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG
2.2.1 Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang