Tình hình thế giới

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 47)

Thế giới hiện nay đang thay đổi rất nhanh chóng, phức tạp và khó lường, rất cần nhận diện rõ những xu thế chủ đạo và những tác động của nó đối vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Một trong những xu thế lớn của thế giới đương đại là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ và xã hội thông tin. Tiến bộ của khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc tới những biến đổi của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất, kinh doanh, nổi bật là cạnh tranh công nghệ. Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đó cần phải làm chủ công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại.

Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xã hội thông tin, thông tin và tri thức trở thành nguồn tài nguyên có sức mạnh đặc biệt của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, những tiến bộ khoa học - công nghệ lại diễn ra không đồng đều giữa các nước và các khu vực, năng lực ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ, năng lực tiếp nhận, xử lý, chế biến, lưu trữ thông tin của các quốc gia khác nhau... Các nước đã phát triển có lợi thế hơn hẳn so với các nước đang phát triển. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải phối hợp hài hòa giữa sự tự nỗ lực phát triển của từng quốc gia dân tộc với phát triển chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm mục tiêu hòa bình, an ninh, an toàn, công bằng, bình đẳng, phát triển.

Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa, cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế, trong những chừng mực nhất định nhiều mặt khác của đời sống xã hội (chính trị, an ninh, văn hóa, tư tưởng...) cũng đi vào xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu

43

hóa diễn ra càng sâu rộng, mạnh mẽ bao nhiêu thì càng phức tạp bấy nhiêu. Nó chứa đựng đồng thời cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia, trong đó các nước đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức hơn. Toàn cầu hóa đang làm gia tăng “sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước”.

Cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm ngày càng rõ nét, hình thành thế phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, chứa đựng trong đó những mâu thuẫn, xung đột, biến cố khó lường. Trong trật tự thế giới mới, “xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế vẫn tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế” [18, tr. 183]. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các nước lớn chạy đua, nỗ lực giành vị trí, vai trò “trung tâm” đồng thời đẩy các nước đang phát triển vào thế “ngoại vi”. Xu hướng này hình thành mô hình “trung tâm - ngoại vi” trong nền kinh tế toàn cầu. Trong cuộc chạy đua để giành vị trí tối ưu trong nền kinh tế toàn cầu có thể dẫn đến những thay đổi mang tính đảo lộn trong cục diện kinh tế thế giới. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm BRIC (Braxin, Russia, India, China) về mọi mặt sẽ đưa đến nhiều thay đổi lớn cho cục diện thế giới đa cực. Các nước này đang trên đà thu hẹp khoảng cách với Mỹ và phương Tây, có những điều kiện thuận lợi trong việc đấu tranh đòi có tiếng nói quan trọng hơn trên trường quốc tế.

Các vấn đề toàn cầu như khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nghèo ngày càng lớn, xung đột chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc, các cuộc chiến tranh cục bộ; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng gia tăng... đang đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp hành động, chia sẻ trách nhiệm. Bên cạnh đó, xuất hiện xu hướng vấn đề nội bộ từng nước được đưa thành vấn đề chung. Một số vấn đề nảy sinh trong mỗi quốc gia dân tộc mà việc giải quyết chúng vượt ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia dân tộc.

44

Dưới những hình thức khác nhau, vấn đề nội bộ của một số nước đã bị hoặc được đa phương hóa, khu vực hóa hoặc quốc tế hóa. Mọi biến đổi dù lớn hay nhỏ của cục diện thế giới đều tác động trực tiếp đến các mối quan hệ quốc tế cũng như đến mọi quốc gia.

Mặc dù đã có những tín hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng kinh tế thế giới hiện nay còn nhiều khó khăn, bất ổn. Các nước có những điều chỉnh lớn về chiến lược, nhất là đang nỗ lực thực hiện quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính. Cạnh tranh giữa các nước về kinh tế - thương mại ngày càng gay gắt hơn. Các nước đều nỗ lực vươn lên trong bảng xếp hạng các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh của thế giới. Theo Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) của Anh dự báo trong thập kỷ tới sẽ những thay đổi đáng kể trong danh sách mười nền kinh tế lớn của thế giới. Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới, sau đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brazil, Anh, Nga...

Trong thời gian tới, “hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” [18, tr. 182]. Trong quan hệ giữa các trung tâm quyền lực lớn, hòa bình và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo. Các nước lớn một mặt đẩy mạnh hợp tác trên nhiều vấn đề, mặt khác vẫn chạy đua trong việc cạnh tranh vùng ảnh hưởng. Trong đó, quan hệ Mỹ - Trung là quan hệ song phương hàng đầu, quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa hai nước sẽ được duy trì nhưng có điều chỉnh. Những chuyển biến của mối quan hệ này đều có ảnh hưởng đến tình hình thế giới, nhất là tình hình các nước châu Á.

Bên cạnh xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển thì tình hình thế giới sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều nhân tố mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên; xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính- tiền tệ, điện tử viễn thông, công nghệ sinh học,...

45

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp tục là khu vực phát triển năng động. Tuy nhiên, khu vực này cũng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Tình hình này làm “xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới” [18, tr. 184]. Các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới nhằm xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, quan hệ hợp tác phát triển và ngày càng đi vào chiều sâu.

Một trong những vấn đề nóng của tình hình thế giới hiện nay đó là vấn đề tranh chấp biển đảo ở Đông Á, Đông Nam Á đang diễn ra trên diện rộng, liên tục, kéo dài, gay gắt, lôi kéo nhiều nước tham gia. Trong thời gian tới, có nhiều khả năng là Trung Quốc thực hiện chiến lược không đánh mà vẫn từng bước khống chế các vùng biển đảo mà họ đòi hỏi phi pháp bằng cách khai thác trước, chứng minh chủ quyền sau. Trong khi đó, ở mức độ khác nhau, Mỹ luôn thể hiện vai trò nhất định trong các cuộc tranh chấp biển đảo ở Đông Á, Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 47)