sở đảng (2001 - 2005)
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2001 đến năm 2005 chủ yếu thể hiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Văn kiện các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa IX cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ IX về xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Tại Đại hội lần thứ IX (4/2001) của Đảng chỉ rõ: những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng. Đại hội đã đánh giá công tác xây dựng Đảng và xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong năm năm (1996-2000). Đảng đã xác định: Từ Đại hội VIII đến nay, Đảng đã có nhiều cố gắng tiến hành nhiệm vụ then chốt là xây dựng,
26
chỉnh đốn Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII đã ra Nghị quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, mở cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tiến hành tự phê bình và phê bình trong các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên từ Trung ương đến cơ sở. Qua gần hai năm thực hiện, cuộc vận động đã thu được một số kết quả và kinh nghiệm bước đầu, song chưa đạt yêu cầu đề ra. Trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm, đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm, nhất là khuyết điểm về công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống. Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt đảng giảm sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cập; công tác tổ chức, cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ.Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, tính tích cực của các đoàn thể và quyền làm chủ của nhân dân. Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng: “Những khuyết điểm nêu trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp và chủ yếu là do nhiều cấp uỷ và tổ chức đảng, kể cả Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và kiên quyết; chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ; chưa chỉ đạo tốt việc kết hợp tự phê bình và phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lý kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên [13, tr. 138-139].
27
Đại hội Đảng lần thứ IX nêu lên chủ trương xây dựng Đảng trong những năm tới, toàn Đảng tiếp tục thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII. Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh những nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng:
Tất cả các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo.
Cấp uỷ cấp trên tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu trong công tác, học tập và lối sống; giữ mối liên hệ với quần chúng nơi công tác, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú.
Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên. Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ ở cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ương, trong công tác cán bộ và trong xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đảng viên có quyền được bảo lưu ý kiến nhưng phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Chống dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng dân chủ để mưu cầu lợi ích riêng, cục bộ, bản vị.
Từng đảng bộ giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo. Đối với những cấp uỷ, tổ chức đảng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ,
28
cán bộ lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ, cấp uỷ cấp trên phải chỉ đạo kiểm điểm làm rõ đúng sai, xử lý nghiêm những người có khuyết điểm, kiện toàn tổ chức cán bộ; nơi không có khả năng khắc phục khuyết điểm thì giải tán về tổ chức, lập tổ chức mới theo quy định của Điều lệ Đảng.
Các cấp uỷ viên, nhất là cán bộ chủ chốt, có chương trình công tác ở cơ sở, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và trả lời chất vấn của đảng viên và nhân dân; cấp uỷ định kỳ làm việc với ban chấp hành các đoàn thể, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Chăm lo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, phát huy vai trò của Đoàn là đội quân xung kích và là lực lượng dự bị, kế tục sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng.
Quán triệt thực hiện các nhiệm vụ trên về công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn đánh giá chất lượng đảng viên, chất lượng tổ chức cơ sở đảng, điển hình như: Hướng dẫn số 10-HD/TCTW về đánh giá chất lượng đảng viên, ngày 30-10-2002; Hướng dẫn số 18-HD/TCTW về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, ngày 02-9-2003; Hướng dẫn số 20-HD/TCTW về đánh giá chất lượng đảng viên.
Về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng được Ban Bí thư quy định, cụ thể và yêu cầu thực hiện có hiệu quả các quy định đó trong thực tiễn. Các quy định đó là: Quy định số 94-QĐ/TW ngày 03-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở phường, thị trấn, Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã; Quy định số 97-QĐ/TW ngày 22-3- 2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp; Quy định số 98-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan; Quy định số 99-QĐ/TW ngày 04-6-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng
29
bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước liên doanh với nước ngoài; Quy định số 100-QĐ/TW ngày 04-6-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh và doanh ngiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân); Quy định số 141-QĐ/TW ngày16-5-2005 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài...
Trong những năm 2001-2005, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những nhiệm vụ của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, lãnh đạo việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng... Nhìn chung, những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng được các Đảng bộ địa phương cụ thể hóa, tổ chức thực hiện.
1.2.1.2. Đảng bộ Tỉnh Hà Nam vận dụng chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2001-2005)
Quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về xây dựng Đảng, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12-2000) xác định nhiệm vụ chung về xây dựng Đảng, công tác xây dựng Đảng là then chốt; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tăng cường củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tiến hành tổng kết cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khóa VIII, qua đó rút ra những mặt được và chưa được để thực hiện tiếp. Đấy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nhất là các tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn.
30
Về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI nêu rõ mục tiêu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. phấn đấu hàng năm có từ 75-80% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém [8, tr. 73-74]. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam xác định rõ các nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng như:
Một là, Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí, hành động cách mạng, nói và làm theo cương lĩnh điều lệ Đảng. Nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh với những tư tưởng, quan điểm sai trái; chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tư tưởng thực dụng, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết, vi phạm phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện nói và làm theo nghị quyết của Đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân.
Hai là, Nâng cao chất lượng lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và tổ chức đảng. Lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng. Đổi mới phong cách lãnh đạo, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phục trách. Gắn chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể với công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, thường xuyên và định kỳ lấy ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên; duy trì tốt nền nếp sinh hoạt, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên gắn với kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cho, đảng viên làm tốt nhiệm vụ phụ trách các hộ quần chúng, giữ mối quan hệ với chi ủy, chi bộ cơ sở và nhân dân nơi cư trú.
31
Ba là, Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên.
Lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, chú trọng thực nhiệm vụ chính trị ở địa phương,nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương coi trọng công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên.
Có biện pháp giúp đỡ các tổ chức cơ sở đảng yếu kém vươn lên. Củng cố, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, kiên quyết không để tái diễn khuyết điểm mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh [8, tr. 75].
Các cấp ủy đảng, tổ chức đảng phải chủ động kiểm tra và phân công thực hiện công tác kiểm tra. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và chất lượng công tác của ủy ban kiểm tra các cấp, kết hợp chặt chẽ với công tác thanh tra Nhà nước, thanh tra của nhân dân, phát huy vai trò Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng.
Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự chỉ đạo của cấp bộ đảng cấp trên đối với tổ chức cơ sở xã, phường, thị trấn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp trên có trách nhiệm chăm lo, xây dựng, củng cố Tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn, khắc phục bệnh quan liêu, không sâu sát cơ sở, xa dân của cán bộ cấp trên.
Duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc giao ban giữa cấp trên trực tiếp với cơ sở, giữa thường vụ huyện ủy, thành ủy với các bí thư chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, làm nguồn cán bộ cơ sở. Tăng cường cán bộ huyện, thành phố cho xã, phường, thị trấn, nhất là những cơ sở khó khăn; Cương quyết thay đổi cán bộ khi vi phạm khuyết điểm, không còn uy tín làm việc hoặc vi phi phạm phẩm chất chính trị, lối sống.
32