Dựa vào quần chúng, thông qua phong trào cách mạng của quần

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 91)

quần chúng làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp xây dựng đảng nói riêng, Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn dựa vào quần chúng nhân dân, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nhất là trong những năm 2001-2011.

Đảng bộ tỉnh Hà Nam, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân. Đảng bộ tỉnh Hà Nam đổi mới sự lãnh đạo đối với công tác dân vận, nhằm khơi dậy ý thức chính trị, sự tích cực tự giác tham gia xây dựng Đảng bộ của nhân dân.

Kinh nghiệm của quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam cho thấy, nơi nào nhân dân quan tâm, tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thì nơi đó tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.

87

Đảng bộ tỉnh Hà Nam đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với công tác dân vận theo hướng gần dân, trọng dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Đảng bộ tỉnh Hà Nam quan tâm lãnh đạo công tác dân vận, nhất là công tác dân vận cơ sở, lãnh đạo củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ ban dân vận cấp ủy, khối dân vận cơ sở, tổ dân vận ở các khu dân cư. Đặc biệt, Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo sự phối hợp giữa các ban, ngành, các đoàn thể nhân dân trong việc giải quyết các vụ, việc phức tạp ở cơ sở, các điểm nóng chính trị - xã hội. Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong thời gian qua đã chứng tỏ được năng lực lãnh đạo đạt được những thành tựu kinh tế- xã hội đáng ghi nhận, đội ngũ cán bộ, đảng viên tiền phong, gương mẫu, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của đảng quản lý của chính quyền địa phương được nâng cao nên đã từng bước củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền các cấp. Hơn nữa, Đảng bộ tỉnh Hà Nam quan tâm tạo điều kiện, cơ chế để nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng bằng nhiều hình thức như: tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh, nghị quyết lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở để đảng kiểm định sự đúng, sai của đường lối, để biến đường lối của đảng thành hiện thực, đồng thời qua thực tiễn đảng tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối của đảng.

Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để đội ngũ cán bộ, đảng viên rèn luyện trong thực tiễn, không ngừng nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ năng lực của cán bộ đảng viên. Từ phong trào cách mạng của quần chúng, quần chúng trực tiếp nhận xét, phê bình, đóng góp ý kiến cho cán bộ đảng viên, thực hiện giám sát đối với cán bộ, đảng viên. Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng sẽ phát hiện được những người ưu tú giới thiệu với Đảng, kết nạp họ vào Đảng.

88

Tiểu kết chƣơng 3

Từ quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn (2001 - 2011), luận văn đã khái quát ba ưu điểm, ba hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. Qua đó, khẳng định: Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã thường xuyên quán triệt vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ tương của Đảng về xây dựng Đảng, nhất là xây dựng tổ chức cơ sở đảng vào thực tiễn địa phương, đề ra chủ trương, sự chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn. Nhờ đó các tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn được xây dựng vững mạnh đủ sức lãnh đạo cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên giao.

Từ những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2001 - 2011), luận văn rút ra bốn kinh nghiệm chủ yếu: Đảng bộ luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng; Luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, gắn kết chặt chẽ xây dựng đội ngũ cán bộ với phát triển đảng viên; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng,nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; Dựa vào quần chúng, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Những kinh nghiệm đó có giá trị tham khảo vào công tác xây dựng Đảng hiện nay.

89

KẾT LUẬN

1. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, những bài học thành công cũng như chưa thành công đều gắn liền với vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở đảng. Bên cạnh đó, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng. Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng để Đảng thực hiện được chức năng cơ bản là xây dựng nội bộ và lãnh đạo cách mạng theo mục tiêu của Đảng đi đến thắng lợi.

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng. Đây là cấp thấp nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng, là nơi tổ chức đảng và đảng viên gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hoạt động trong lòng nhân dân. Tổ chức cơ sở đảng là nơi quán triệt, chấp hành chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị của cấp trên; cụ thể hóa, đề ra nhiệm vụ của cấp mình và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó, biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực trong cuộc sống. Tổ chức cơ sở đảng là nơi quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; là nơi tổng kết thực tiễn, bổ sung vào chủ trương, đường lối của Đảng ngày càng hoàn thiện và đúng đắn, có lý có tình, hợp với ý Đảng, lòng dân.

Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng: giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên; nơi đào tạo cán bộ cho Đảng; nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tổ chức cơ sở đảng là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, nơi bảo đảm tính tiên phong, tính trong sạch của Đảng; là nơi mà mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng được tiến hành; là trung tâm

90

đoàn kết nội bộ Đảng và tập hợp đoàn kết quần chúng nhân dân.

2. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, từ thực tiễn địa phương, nhất là thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng trước năm 2001 và Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn địa phương đề ra các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch cụ thể… nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Các cấp ủy đảng, tổ chức đảng đã có sự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, Huyện ủy đã có những đóng góp tích cực trong quá trình nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở tỉnh Hà Nam, nhất là các tổ chức cơ sở đảng xã, phường, thị trấn…

3. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong mười năm (2001-2011) đã đạt được ưu điểm rất cơ bản, đáng ghi nhận, nhưng cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục. Xuất phát từ những thành công cũng như hạn chế, khuyết điểm của thực tiễn công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu như: luôn luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; Luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn kết chặt chẽ với xây dựng đội ngũ cán bộ với phát triển đảng viên ở cơ sở; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; Dựa vào quần chúng, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

4. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Nam sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an

91

toàn xã hội, xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của tình hình. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam phải tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 02-02-2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khóa X “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương hiện nay. Trong đó, cần chú ý tổng kết thực tiễn hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng ở địa phương, tổng kết các điển hình tiên tiến về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng.

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2000), Lịch sử đảng bộ tỉnh Hà Nam, tập I (1927- 1975), Hà Nam.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2010), Lịch sử đảng bộ tỉnh Hà Nam,tập II (1975- 2005), Hà Nam.

3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (2009), Đề án nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng ở các đảng bộ xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh Hà Nam, Hà Nam.

4. Lê Huy Bảo (2000), Điều lệ Đảng từ Đại hội đến Đại hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Lê Đức Bình (2000), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng (2004), Tổ chức cơ sở đảng với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Thị Chương (2011), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Thành phố Phủ L ý - Tỉnh Hà Nam trong thời kỳ hiện nay, Hà Nam.

8. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI, Hà Nam.

9. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII, Hà Nam.

10. Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII, Hà Nam.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

93

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX) về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 25/4/2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTƯ khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Lê Mậu Hãn (2000), Các Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2004),

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Tập bài giảng), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2001),

Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2004),

Tập bài giảng xây dựng Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

94

25. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Ngô Kim Ngân (1999), “Ý nghĩa công tác phát triển đội ngũ đảng viên

hiện nay”,Tạp chí Giáo dục lý luận (4).

32. Lê Khả Phiêu (1998), “Xây dựng Đảng là then chốt là yếu tố quyết định đưa Hà nam đến mục tiêu dân giàu, văn minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng

(3).

33. GS.TS Mạch Quang Thắng (2006), Vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

34. GS.TS Mạch Quang Thắng (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội.

35. Ngô Đức Tính (2002), Xây dựng Đảng về tổ chức, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Tỉnh uỷ Hà Nam (2001), Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng năm 2000, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2001, Hà Nam.

37. Tỉnh uỷ Hà Nam (2002), Báo cáo số 39 - BC/TU Tổng kết công tác tổ chức cán bộ theo Nghị quyết TW3 khóa VII, TW7 khóa 8, Hà Nam. 38. Tỉnh uỷ Hà Nam (2002), Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng năm 2001, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng xây dựng đảng năm 2002, Hà Nam.

95

39. Tỉnh uỷ Hà Nam (2003), Báo cáo kết quả thực hiện công tác xây dựng Đảng năm 2002; phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng năm 2003, Hà Nam.

40. Tỉnh ủy Hà Nam (2003), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chỉ thị 30 CT/ TW và các nghị định của chính phủ về xây dựng và thực hiện quy chế

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hà Nam từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 91)