1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

146 1,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 663,52 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 01: Sơ đồ các phòng ban Tổng công ty Sông Đà

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** -

LÊ THỊ HƯƠNG LAN

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNHVỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Chuyên ngành: Kế toán tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS TRẦN THỊ NAM THANH

Hà Nội, Năm 2008

Trang 2

1.2 Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.2.1 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm1995

1.2.2 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995đến nay.

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo tài chính được sử dụng để phântích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3 Nội dung chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm một số nước trongviệc lập báo cáo tài chính

1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc lập báo cáo tài chính1.3.3 Sự khác biệt giữa hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam so với

chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước

1.4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thốngbáo cáo tài chính

1.4.1 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

32

Trang 3

1.4.2 Phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính

1.4.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tíchtình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.1 Khái quát chung về Tổng Công ty Sông Đà

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Sông Đà2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Sông Đà

2.2 Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà2.2.1 Báo cáo tài chính tại các công ty con

2.2.2 Báo cáo tài chính tại văn phòng Tổng công ty2.2.3 Báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tổng công ty

2.3 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà2.3.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.3.2 Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh2.3.3 Phân tích hiệu quả sinh lời hoạt động kinh doanh

2.4 Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tíchtình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.4.1 Ưu điểm

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáotài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty SôngĐà

71

Trang 4

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việcphân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.2 Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáotài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công tySông Đà

3.2.1 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tạiTổng công ty Sông Đà

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công tySông Đà

3.3 Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tíchtình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

3.3.2 Sử dụng báo cáo tài chính trong phân tích tình hình tài chính tạiTổng công ty Sông Đà

3.4 Điều kiện thực hiện nội dung hoàn thiện 3.4.1 Điều kiện vĩ mô

3.4.2 Điều kiện vi mô

93

Trang 5

Sơ đồ 02: Quá trình lập bảng cân đối kế toán của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 03: Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòngTổng công ty và các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 04: Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Văn phòng Tổng côngty và các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 05: Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty

Bảng 01: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Tổng Công Ty Sông ĐàBảng 02: Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

Bảng 03: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Bảng 04: Hệ số vòng quay tài sản và hệ số quay vòng các khoản phải thuBảng 05: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Phụ lục số 01: Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt NamPhụ lục số 02: Hệ thống Báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà

Phụ lục số 03: Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 2

Phụ lục số 04: Hệ thống Báo cáo tài chính của Tổng công ty Sông Đà (Hoàn thiện)

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báocáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với cácchuẩn mực chung của kế toán quốc tế thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Namvới các chuẩn mực chung vủa kế toán quốc tế.Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xãhội luôn biến động, nhu cầu về thông tin của nhà quản lý và các đối tác kinh doanhluôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính cần thiết phải không ngừng đượcđổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhucầu thông tin của người sử dụng đặc biệt là Việt Nam chúng ta giờ đây đã là thànhviên của WTO thì việc công khai các thông tin tài chính giúp cho các nhà đầu tưnước ngoài ra các quyết định đầu tư lại càng quan trọng và cần thiết.

Thời gian sắp tới Tổng công ty Sông Đà sẽ trở thành Tâp đoàn kinh tế đầutiên tại Việt Nam với những đóng góp vô cùng to lớn của Tổng công ty đối với đấtnước, các thông tin về tình hình tài chính của Tổng công ty sẽ được nhiều ngườiquan tâm để ra quyết định đầu tư đúng đắn Để chuẩn bị cho việc trở thành Tậpđoàn, ngay từ bây giờ hệ thống báo cáo tài chính cần phải rõ ràng, mọi thông tincung cấp cho người sử dụng phải chính xác, dễ hiểu.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hìnhtài chính tại Tổng Công ty Sông Đà.

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tàichính với việc phân tích tài chính tại Tổng Công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống báo cáo tài chính của Tổng Công ty SôngĐà.

- Phạm vi nghiên cứu: Lấy số liệu năm 2007 của Tổng Công ty và một số đơnvị thành viên.

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử có kết hợp lý luậncơ bản của khoa học kinh tế với các quan điểm của Đảng và Nhà nước.- Sư dụng các phương pháp: cân đối, so sánh , đói chiếu, phân tích, tổng hợp,

qui nạp , diễn dịch, mô hình hoá…

5 Những đóng góp của đề tài

Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính vớiviệc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà Từ đó đề ra các giảipháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tạiTổng Công ty Sông Đà giúp ban lãnh đạo công ty có thêm công cụ đánh giá đượctình trạng hoạt động tài chính của Tổng Công ty nhằm thực hiện quản lý sản xuấtkinh doanh có hiệu quả hơn.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụlục, luận văn được kết cấu theo 3 chương sau:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về báo cáo tài chính với việc phân

tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình

hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài

chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà.

Trang 8

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚIVIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

1.1.1 Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính

Trong lý thuyết hạch toán kế toán đã nêu rõ phương pháp tổng hợp, cân đốikế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanhvà các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán Một trong những hìnhthức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán là hệ thống cácbảng tổng hợp cân đối thường gọi là các báo cáo tài chính Như vậy, báo cáo tàichính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũngnhư tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Để hiểuthêm về bản chất của báo cáo tài chính có thể xem xét thêm một số quan điểm củanước ngoài khi xác định bản chất của báo cáo tài chính.

Bản chất của báo cáo tài chính được Viện kiểm toán viên công chứng HoaKỳ nêu lên như sau: Hệ thống báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích phục vụcho việc xem xét, đánh giá định kỳ báo cáo về quá trình hoạt động của nhà quản lý,về tình hình đầu tư trong kinh doanh và những kết quả đạt được trong kỳ Hệ thốngbáo cáo tài chính phản ánh tổng hợp những sự kiện kinh tế phát sinh được ghi nhậntrên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, những công bố và ghi chútrên thuyết minh báo cáo tài chính trên cơ sở những nguyên tắc kế toán và nhữngđánh giá, phán xét mang tính chất cá nhân, mà trong đó những phán xét và cácnguyên tắc kế toán được áp dụng có ảnh hưởng chủ yếu đến việc ghi nhận, phânloại và trình bày các sự kiện kinh tế phát sinh đó Những đánh giá, phán xét đúng

Trang 9

đắn tùy thuộc vào khả năng xét đoán trung thực, liêm khiết của người lập báo cáotài chính và các nhà quản lý doanh nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào sự tuân thủ vớinhững nguyên tắc kế toán đang có hiệu lực ở mỗi quốc gia.

Một số quan điểm khác của hai tác giả Bryan Carberg và Susan Dev của Mỹđã nêu lên bản chất của báo cáo tài chính như sau: Hệ thống báo cáo tài chính đượcthiết kế và trình bày kết quả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và những sự kiệnxảy ra trong quá khứ và là kênh truyền đạt thông tin chính của những hoạt độngquản lý với thế giới bên ngoài Khi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu đối với tài sảnvà người quản lý doanh nghiệp Chủ sở hữu muốn biết được tình hình tài chính củacông ty thông qua đánh giá các thông tin và số liệu trên báo cáo tài chính từ nhàquản lý Để có các báo cáo tài chính được lập và trình bày một cách trung thực,khách quan thông thường dựa vào hoạt động kiểm toán bởi một công ty kiểm toánđộc lập Công ty kiểm toán độc lập có thể xác nhận tính trung thực và khách quantrên tất cả các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục và số liệu trình bày trên báocáo tài chính, giúp cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin cảm thấy yêntâm hơn khi đưa ra quyết định Chính vì vậy, báo cáo tài chính được lập và trìnhbày phải tuân thủ Luật Công ty và các quy chế của thị trường chứng khoán (nếucông ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán).

Như vậy, báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, tổng hợp vàphản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản và nguồn vốn của mộtdoanh nghiệp tại một thời điểm; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; tìnhhình và kết quả lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhấtđịnh.

1.1.2.Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thông tin trên báo cáo tài chính không chỉphục vụ yêu cầu quản trị của các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp mà chủyếu là đáp ứng nhu cầu thông tin của những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

Trang 10

Mỗi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp với mục đích cụ thểkhác nhau, nhưng nhìn chung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp có tác dụngchủ yếu đối với các đối tượng sử dụng đó như sau:

- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp cho việc nhận biếtvà kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sảnxuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu củadoanh nghiệp.

- Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tíchhoạt động kinh tế, tài chính, để nhận biết tình hình và kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính,tình hình về nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Dựa vào báo cáo tài chính để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng vềkinh tế, tài chính, dự đoán tình hình và xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để từđó đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả.

- Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sảnxuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư, các dự án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.

Đối với từng đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo tài chính có ý nghĩavà tác dụng cụ thể như sau:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, Hội đồng quảntrị, Ban giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích,đánh giá tổng hợp về thực trạng và tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tìnhhình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng quản lý kinh tế tàichính, để từ đó hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng tài sản, chính sáchhuy động và sử dụng vốn, chính sách quản lý doanh thu, chi phí và sử dụng cácluồng tiền của doanh nghiệp.

Trang 11

- Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầutư, các chủ nợ, ngân hàng: thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ đánh giátiềm năng và thực trạng tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năngsinh lời, khả năng thanh táon và những rủi ro, để có những quyết định hợp lý đốivới việc đầu tư, mức độ và thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; đối với các nhà cungcấp và khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ có những đánhgiá về triển vọng kinh doanh và khả năng cung cấp nguồn hàng, khả năng thanhtoán ngắn hạn, để có những quyết định đúng đắn về các quan hệ kinh doanh, bạnhàng.

- Đối với người lao động: thông tin trên báo cáo tài chính giúp họ hiểu đượckhả năng tiếp tục hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán, chi trả củadoanh nghiệp để họ có những quyết định việc làm và thu nhập.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan quản lý tài chính, đăngký kinh doanh, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác: căn cứ vàothông tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính tuânthủ pháp luật kinh doanh, pháp luật về quản lý tài chính, thuế của các doanh nghiệpvà đề ra các quyết định quản lý Nhà nước phù hợp…

1.1.2 Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hìnhkinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý củachủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụngtrong việc đưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính phải cung cấp nhữngthông tin của một doanh nghiệp về:

- Tài sản

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

Trang 12

- Thuế và các khoản nộp Nhà nước

- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán- Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin kháctrong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đãphản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụngđể ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính Từđó, người sử dụng thông tin hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng như các chỉtiêu trên báo cáo tài chính.

1.2 Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.2.1 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm 1995

Quá trình phát triển hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam cho đến trước năm1995 có thể được khái quát qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu

bao cấp – trước năm 1986

Ở đoạn này, kế toán được sử dụng chủ yếu để quản lý việc thu, chi ngânsách, phục vụ cho yêu cầu quản lý, kiểm soát việc chấp hành kế hoạch bảo vệ tàisản xã hội chủ nghĩa Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành lần đầu theo Quyếtđịnh 122/CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính Phủ bao gồm 13 biểu báo cáo:Bảng tổng kết tài sản; Tăng giảm tài sản và quỹ khấu hao; Vốn cơ bản; Chi phíphục vụ, quản lý sản xuất; chi phí sản xuất theo yếu tố; Giá thành sản phẩm sosánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục; Giá thành đơn vị các sản phẩmchủ yếu; Những nhân tố làm tăng giảm giá thành; Tiêu thụ; Lãi lỗ và các khoảnthanh toán với Ngân sách.

Mục tiêu của hệ thống báo cáo này là nhằm hệ thống các số liệu và nhữngthuyết minh cần thiết nhằm thể hiện tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và sử dụng vốn của đơn vị kế toán trong một thời kỳ nhất định bằng những

Trang 13

chỉ tiêu tài chính đã quy định Số liệu này được các cơ quan quản lý chức năng củanhà nước sử dụng để nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm soátviệc tuân thủ các quy định và điều hành các tài nguyên giữa các xí nghiệp trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống báo cáo tài chính trong giai đoạn này đã cung cấp thông tin toàndiện về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho yêu cầu quản lý tập trung có tácdụng tích cực cho việc kiểm soát và chỉ đạo của cơ quan chủ quản cũng như củacác cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện yêu cầu kế hoạch hóa tập trung,phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế còn rất nhiều manh múnvà kém phát triển Tuy nhiên hệ thống báo cáo tài chính này bộc lộ những nhượcđiểm:

- Cấu trúc của hệ thống báo cáo quá cồng kềnh ( 13 báo cáo) với quy định vàviệc tính toán các chỉ tiêu phức tạp, đòi hỏi người lập và người đọc báo cáophải có một hiểu biết tương xứng về kế toán.

- Tần số báo cáo dày đặc ( tháng, quý, 6 tháng, năm) đã làm tăng khối lượngkế toán một cách đáng kể.

Do vậy việc lập báo cáo thường chậm trễ, mang nặng tính đối phó không đảm bảotính trung thực của thông tin.

Giai đoạn 2: Từ năm 1986 – 1990: Đặc điểm của giai đoạn này là nền kinh

tế có bước chuyển biến lớn, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạchtoán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theoQuyết định số 13-TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cục Thống kê ra đời,theo quyết định này, hệ thống báo cáo kế toán gồm 10 báo cáo Tuy đã có nhữngthay đổi nhất định nhưng hệ thống báo cáo kế toán vẫn có số lượng và nội dungbáo cáo nặng nề, rườm rà và được thực hiện một cách tập trung, mang nặng tínhhình thức, chưa phát huy được tác dụng tích cực cho quá trình quản lý, điều hành

Trang 14

trong doanh nghiệp, thông tin chủ yếu chỉ tập trung cho việc kiểm soát chỉ đạo củacấp trên và của cơ quan chức năng.

Giai đoạn 3: Từ năm 1990 – 1995: ở giai đoạn này, những chủ trương phát

triển kinh tế xã hội, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng hạchtoán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa được cụ thể hóa và đưa vào cuộc sống và hệthống báo cáo tài chính kế toán định kỳ năm 1990 được ban hành theo Quyết địnhsố 224TC-CĐKT ngày 18/04/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính Theo quyết địnhnày, hệ thống báo cáo kế toán thống kê định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tàisản (01/BCKT); Bảng kết quả kinh doanh (02/BCKT); Chi phí sản xuất kinh doanhtheo yếu tố (03/BCKT); Bảng giải trình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (04/BCKT).

Báo cáo kế toán ở giai đoạn này đã có những thay đổi phù hợp với sự pháttriển của nền kinh tế cũng như những biến đổi trong cơ chế quản lý điều hànhdoanh nghiệp và do vậy phần nào cũng làm cho thông tin có tính đa dạng phù hợphơn với yêu cầu đổi mới và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tượng sửdụng Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình có những thay đổi lớnnên hệ thống kế toán nói chung và báo cáo kế toán nói riêng chưa bao quát đượchết những vấn đề mới phát sinh, do vậy các nội dung được phản ánh cũng như cáchxác định các nội dung thông tin được cung cấp vừa thiếu sót vừa chưa đảm bảotính khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Những hạn chế này làm ảnhhưởng đến tính hữu ích của thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng và dovậy phần nào đã làm mờ nhạt vai trò của kế toán trong công tác quản lý.

Tóm lại, hệ thống báo cáo thời kỳ trước 1995 qua 3 giai đoạn có chiềuhướng giảm về số lượng báo cáo, các chỉ tiêu trình bày tăng tính tổng hợp, nộidung các chỉ tiêu ngày càng phong phú, phản ánh đầy đủ hơn các nghiệp vụ kinh tếmới của nền kinh tế thị trường về hình thức trình bày thông tin trên báo cáo ngàycàng thể hiện tính khoa học thông qua việc phân loại, sắp xếp các chỉ tiêu Hơn

Trang 15

nữa, hệ thống báo cáo tài chính đã có sự chuyển hướng về xác định đối tượng phụcvụ, từ đối tượng là phục vụ cho quản lý và kiểm soát của nhà nước thì cuối giaiđoạn này đã chuyển dần sang phục vụ thông tin cho nhiều đối tượng khác hướngtới hội nhập với quốc tế về kế toán, làm tiền đề cho việc hội nhập kinh tế.

1.2.2 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995 đến nay.

Giai đoạn này là giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế đấtnước, là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Trước yêu cầu đổi mới củanền kinh tế cũng như sự hội nhập kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đòi hỏi phảIđược đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ và triệt để cả nội dung lẫn hình thứcnhằm đáp ứng yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế thịtrường và từng bước hòa nhập với các nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ chung vềkế toán phổ biến của các nước trên thế giới và trong khu vực Do đó, hệ thống báocáo tài chính ở giai đoạn sau 1995 luôn không ngừng được hoàn thiện dần cho phùhợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành.

Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp baogồm 4 biểu mẫu báo cáo:Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, yêu cầu chỉ đạo điều hành cácngành, các Tổng công ty… có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiếtkhác.

Tuy nhiên, với sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáotài chính hiện hành đã có một số thay đổi phù hợp với các chuẩn mực kế toán đãđược ban hành và chế độ kế toán mới, cụ thể sự thay đổi đó như sau:

* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày01/01/1995 gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh

Trang 16

doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo cáo tàichính (B04-DN)

Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định bắt buộc chỉkhuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Hệ thống báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với mục tiêu cung cấp thông tintài chính cho các đối tượng sử dụng, đã có sự tương thích nhất định với thông lệquốc tế và do vậy đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc thỏa mãn nhu cầuthông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà nềnkinh tế nước ta có những thay đổi lớn, toàn diện, do đó nội dung kinh tế tài chínhtrong giai đoạn này cũng phát sinh rất phong phú và phức tạp Đặc biêt khi các luậtthuế mới được ban hành ( thuế GTGT, thuế TNDN…) thì hệ thống báo cáo tàichính đã bộc lộ một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tinliên quan đến quá trình kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước Do đó, đếntháng 10/2000, Bộ tài chính ban hành hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số167/2000/QĐ-BTC.

* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày25/10/2000 gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo cáo tàichính (B09-DN).

Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC thực chất vẫndựa trên nền tảng của hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định 1141/TC/CĐKT,nó chỉ có hệ thống hóa lại các chỉ tiêu theo các văn bản đã được sửa đổi trong giaiđoạn từ năm 1995-2000.

Hệ thống báo cáo tài chính này đã khắc phục được phần nào hạn chế của hệthống trước, nó đã phản ánh khá đầy đủ các sự kiện kinh tế tài chính phát sinhtrong quá trình hoạt động kinh doanh đã phù hợp hơn với thông lệ chung của kếtoán trên thế giới và tạo được sự tin cậy cho các đối tượng bên trong và bên ngoài

Trang 17

doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định về nội dung và phươngpháp lập Vì thế, ngày 09/10/2002 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số89/2002/TT – BTC.

* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thông tư số BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính:

89/2002/TT-Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quyết định số149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 1:

Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hìnhChuẩn mực số 04: Tài sản cố định vô hìnhChuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác

Và ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toánthực hiện 4 chuẩn mực kế toán đợt 1, theo đó hệ thống báo cáo tài chính với 4 mẫubiểu có những thay đổi ở Biểu 01-DN – Bảng cân đối kế toán và Biểu 02 – DN –Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thông tư số BTC ngày 04/11/2003:

105/2003/TT-Đến ngày 31/12/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 2 được ban hành theo quyết địnhsố 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 gồm:

Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chungChuẩn mực số 06: Thuê tài sản

Chuẩn mực số 10: ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoáiChuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16: Chi phí đI vay

Chuẩn mực số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tiếp theo đó, ngày 30/12/2003, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quyết định số234/2003/QĐ-BTC công bố 06 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3 gồm:

Trang 18

Chuẩn mực số 05: Bất động sản đầu tư

Chuẩn mực số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanhChuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tưvào công ty con

Chuẩn mực số 26: Thông tin về các bên có liên quan

Để hướng dẫn thực hiện 12 chuẩn mực kế toán mới ban hành đó, Bộ tài chính đãban hành thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 để bổ sung thêm một sốchỉ tiêu trên hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ hơn.

 Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính:

Và đến ngày 15/02/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 4 được Bộ trưởng Bộ tài chínhban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 gồm:

Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngânhàng và tổ chức tài chính tương tự

Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nămChuẩn mực số 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ

Chuẩn mực số 28: Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các saisót.

Tiếp theo đó, 04 chuẩn mực kế toán đợt 5 được ban hành theo quyết định số100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm:

Chuẩn mực số 11: Hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàngChuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phiếu

Trang 19

Chuẩn mực số 19: Hợp đồng bảo hiểm

Để hướng dẫn các chuẩn mực kế toán mới ban hành đó, Bộ trưởng Bộ tài chínhđã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, hệ thống báo cáotài chính hiện hành ở Việt Nam bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tàichính giữa niên độ (Phụ lục số 01)

15/2006/QĐ Báo cáo tài chính năm gồm:

+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

- Báo cáo tài chính giữa niên độ: báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáotài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tómlược.

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng đầy đủ) Mẫu số B 01a – DN+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

(dạng đầy đủ)

Mẫu số B 02a – DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) Mẫu số B 03a – DN+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính(dạng đầy đủ) Mẫu số B 09a – DNBáo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng tóm lược) Mẫu số B 01b – DN+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Trang 20

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàndiện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểmlập báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tổng giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp được phân loại theo cơ cấu tài sản và tổng giá trị nguồn hình thànhtài sản phân loại theo cơ cấu nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán người sử dụng báo cáo tài chính có thểnhận xét,đánh giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinhdoanh, cơ cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh toán cáckhoản nợ.

Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:

+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tạithời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được chia thành hai phần: tài sản ngắn hạnvà tài sản dài hạn.

+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lýcủa doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp Nguồnvốn được chia thành: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo bốn cột: Mã số,thuyết minh, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm) Trong đó cột “Thuyết minh”nhằm đánh dấu dẫn đến các phần thuyết minh trong bảng thuyết minh báo cáo tàichính.

Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình cơ bản:Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Trang 21

Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán còn cóphần tài sản ngoài bảng Tài sản ngoài bảng phản ánh những tài sản không thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc đang sửdụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.

Cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán:

- Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm trước.

- Số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết tương ứng với các chỉtiêu được quy định trong bảng cân đối kế toán.

Trước khi lập bảng cân đối kế toán cần phải thực hiện một số việc: tiến hànhkết chuyển các khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định; kiểmkê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo số kiểm kê, đốichiếu số liệu giữa các sổ kế toán liên quan; khóa sổ các tài khoản tổng hợp, chi tiếtđể xác định số dư cuối kỳ.

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ cácnguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Nhằm đảm bảo tính chính xác của bảng cân đối kế toán, khi tính toán ghichép các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán phải tuân theo những nguyên tắc cơbản sau:

- Trước khi lập bảng cân đối kế toán, cần phải kiểm tra việc ghi chép trên sổkế toán xem đã đầy đủ, trung thực và chính xác chưa, bằng cách đối chiếu,kiểm tra giữa sổ sách kế toán liên quan với nhau, giữa sổ kế toán với thực tế.- Cột số đầu năm lấy số liệu ở cột cuối kỳ của bảng cân đối kế toán cuối niênđộ trước chuyển sang Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báocáo.

- Cột số cuối kỳ: theo nguyên tắc lấy số dư cuối kỳ trên các sổ kế toán tổnghợp hoặc chi tiết tương ứng với chỉ tiêu đó để lập.

Trang 22

- Những chỉ tiêu phản ánh tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên nợ củacác tài khoản phản ánh tài sản ( các tài khoản loại 1 và loại 2) để lập ở phầntài sản của Bảng.

- Những chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn thì căn cứ vào số cuối kỳ bên có của cáctài khoản phản ánh nguồn vốn tương ứng ( các tài khoản loại 3 và loại 4) đểlập phần nguồn vốn.

- Những chỉ tiêu có tính chất điều chỉnh giảm cho các khoản vốn ( các khoảndự phòng, hao mòn tài sản cố định…) được lập sau chỉ tiêu mà nó điềuchỉnh ( cùng tài sản) bằng cách lấy số dư bên có của các tài khoản tương ứngđể ghi số đỏ ( số âm) Tương tự những tài khoản thuộc loại 4 mà có số dưbên nợ cũng được ghi vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn, nhưng ghi số đỏ vìđiều chỉnh giảm nguồn vốn.

- Những chỉ tiêu liên quan đến số dư chi tiết của các tài khỏan tương ứng như:trả trước cho người bán, khách hàng ứng trước… thì căn cứ số dư chi tiếttrên sổ tài khoản chi tiết liên quan để lập.

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trảphải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn củachu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điềukiện sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kểtừ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kểtừ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.

Trang 23

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng,thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiệnsau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳkinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơnmột chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.

- Đối với doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳkinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phảitrả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dẫn.

1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanhnghiệp, chi tiết theo các loạ hoạt động chủ yếu.

Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh cho biết toàn bộ kết quả hoạt độngtrong kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định Đồng thời bảng báocáo còn cho biết được các yếu tố liên quan đến việc tính toán xác định kết quả kinhdoanh của từng loại hoạt động ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính và hoạt dộngkhác).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho người sử dụng nhữngthông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinhdoanh thông thường; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh từ nhữnghoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong mộtkỳ kinh doanh Đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh còn phản ánh chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó Chi phíthuế thu nhập gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp trong kỳ và chi phíthuế thu nhập hoãn lại.

Trang 24

Thông tin cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh cùng với thông tin trênBCTC khác giúp cho người sử dụng có những nhận xét, đánh giá về năng lực kinhdoanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong kỳ, những nhân tố, ảnh hưởngđến kết quả kinh doanh và triển vọng hoạt động trong thời gian tới.

Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

- Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ những nguyêntắc kế toán cơ bản quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mựcchung”, tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày BCTC quy địnhtại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” và các quy định hiện hànhvề BCTC.

- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được phản ánhtrên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị, ghi nhận và trình bày cóliên quan được quy định ở các Chuẩn mực kế toán cụ thể.

- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các loại chi phí được trình bàytheo chức năng của chi phí ( theo khoản mục chi phí) Nhưng trong bảnthuyết minh BCTC doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin bổ sung vềtính chất của các khoản chi phí ( thông tin về chi phí theo yếu tố).

- Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thểtrình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhtheo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của chi phí.

Kết cấu và nội dung thông tin phản ánh trong Báo cáo kết quả họat động kinhdoanh:

- Những thông tin chung về doanh nghiệp được phản ánh trong Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh thực hiện như quy định đối với Bảng cân đối kếtoán, tức là phải ghi rõ tên báo cáo, tên đơn vị báo cáo ( công ty, tổng côngty), kỳ báo cáo, đơn vị tiền tệ báo cáo…

Trang 25

- Phần số liệu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm các cột “Chỉtiêu”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Kỳ này”, “Kỳ trước” nhằm tạo điều kiệncho sự phân tích, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước.

- Các dòng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêuchủ yếu cần phải trình bày trong báo cáo này theo quy định hiện hành vềBCTC Các chỉ tiêu đó phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) từhoạt động kinh doanh, thu nhập, chi phí, lợi nhuận (hoăc lỗ) từ hoạt độngkhác ngoài hoạt động kinh doanh; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợinhuận thuần trong kỳ.

1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu vàchi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo cacá hoạt động kinh doanh, hoạt động đầutư và hoạt động tài chính Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giáđược khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dựđoán được luồng tiểntong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền

thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệpnhư thu tiền mặttừ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặtkhác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế,chi trả tiền lãi vay…

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu

vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt dộng đầu tư của doanh nghiệp Các khoanthu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thulại về phần đầu tư Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản, mua chứng khoán đầutư của doanh nghiệp khác…

Trang 26

+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ dòng tiền

thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp bao gồm cácnghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệpgóp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn)hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu…

Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếpvà phương pháp gián tiếp Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuântheo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.

Theo phương pháp gián tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách

điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởngcủa các nghiệp vụ không trực tiếp liên quan đến thu hoặc chi tiền đã làm tăng,giảm lợi tức như khấu hao TSCĐ, lãi vay ngân hàng chưa thanh toán, loại trừ cáckhoản lãi, lỗ của hoạt động tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trướcthuế, điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.

Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp căn cứ vào:Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Các tài liệu kế toán khác cóliên quan;

Theo phương pháp trực tiếp, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách

xác định và phân tích các khoản thực thu, chi bằng tiền trên các sổ kế toánvốn bằngtiền theo từng hoạt động và theo nội dung thu chi.

Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp căn cứ vào:Bảng cân đối kế toán; Sổ kế toán theo dõi thu chi vốn bằng tiền (tiền mặt và tiềngửi); Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả.

1.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phàn hợp thành hệ thống báo cáotài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin về tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưatrình bày rõ ràng và chi tiết được, chẳng hạn như :

Trang 27

- Cung cấp số liệu, thông tin và đánh giá một cách cụ thể chi tiếthơn về tìnhhình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

- Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá tình hình tăng giảm tài sảncố định theo từng loại, từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữutheotừng loại nguồn vốn và phân tíchtính hợp lỷtong việc phân bổ vốn, khả năngthanh toán của doanh nghiệp.

- Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà ta biết được chế độ kế toánđang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra việc chấp hànhcác chế độ, thểlệ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng cũng như cáckiến nghị và đề xuất của doanh nghiệp

Thuyết minh báo cáo tài chính thường bao gồm các nội dung chính như giớithiệu chung về doanh nghiệp ( đặc điểm hoạt động, chính sách kế toán áp dụng ):phần chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính (chi phí sản xuất kinh doanh,chi tiết tăng giảm tài sản, tình hình thu nhập công nhân viên, tình hình tăng giảmnguồn vốn chủ sở hữu…) và phần giải thích, thuyết minh một số tình hình và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh (phần tự trình bày của doanh nghiệp nhằmthuyết minh và giải thích một số vấn đề liên quan đến tình hình và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp chi tiết hơn)

Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các sổ kế toán kỳ báo cáo,bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, báo cáo kết quả kinh doanh kỳ báo cáo tài chínhkỳ trước, năm trước.

Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính:

- Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lậpvà trình bày báo cáo tài chính.

Các Tổng công ty, công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập cácbáo cáo tài chính năm của Tổng công ty, công ty còn phải lập báo cáo tài chính

Trang 28

tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáotài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty, công ty.

- Đối với DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cònphải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ.

Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thìđược lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

Đối với Tổng công ty Nhà nước và DNNN có các đơn vị kế toán trực thuộc cònphải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ(*).

- Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ(*) vàbáo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số129/2004NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ Ngoài ra còn phảI lập báo cáotài chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kếtoán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.

(*) Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008)

Báo cào tài chính hợp nhất và tổng hợp

- Báo cáo tài chính hợp nhất:

Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất đểtổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả,nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết quả hoạtđộng kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 mẫu biểu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN

- Báo cáo tài chính tổng hợp

Trang 29

Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công tyNhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập Báocáo tài chính tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính,tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo của toàn đơn vị.

Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 mẫu biểu báo cáo:

+ Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01 – DN+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02 – DN+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03 – DN+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B 09 – DN

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp

* Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán: qua các chỉ tiêu trên bảng cân

đối kế toán có thể đánh giá được toàn bộ tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấutài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cua doanh nghiệp, từ đó có thể rút ra cáinhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp; phân tích tình hình công nợvà khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu về tàisản lưu động, nợ ngắn hạn, tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu…; phân tíchtình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh qua các chỉ tiêu về tổng số nợ, tổngnguồn vốn, số nợ dài hạn, giá trị tài sản cố định…

* Các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: từ các chỉ

tiêu trên báo cáo có thể phân tích tổng quát lợi nhuận của doanh nghiệp, so sánhbằng số tuyệt đối và tương đối lợi nhuận của các năm liên tiếp để thấy sự biếnđộng Đồng thời cùng với chỉ tiêu số dư bình quân hàng tồn kho, số dư bình quâncác khoản phải thu, giá trị tài sản bình quân (được xác định từ bảng cân đối kếtoán) để phân tích được hệ số quay vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng các khoản

Trang 30

phải thu, hệ số thanh toán lợi tức tiền vay, đánh giá tỷ suất doanh thu lợi nhuận, hệsố quay vòng của tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân…

Ngoài các chỉ tiêu cụ thể trên 2 loại báo cáo trên dùng để tính toán một sốchỉ tiêu trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêutrên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp ngườisử dụng đánh giá được thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năngchuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo luồng tiền…cũng như cung cấp thêm một số thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách quanhơn tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chưa được thể hiện rõ ở 2 báo cáotrên như chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh, thu nhập của cán bộ công nhân viên, thuyết minh một số tình hình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tính toán một số chỉ tiêu đánh giá kháiquát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.3 Nội dung chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm một số nước trong việc lậpbáo cáo tài chính

1.3.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế

Mục đích đưa ra chuẩn mực này là để quy định cho việc trình bày các báocáo tài chính phục vụ mục đích chung để đảm bảo tính so sánh Nội dung chuẩnmực kế toán quốc tế IAS1 đã đưa ra những nhận xét chung về việc trình bày cácbáo cáo tài chính

Thứ nhất, Báo cáo tài chính cần phải trình bày một cách khách quan tìnhhình tài chính, hiệu năng tài chính và các luồng tiền mặt của doanh nghiệp Để báocáo tài chính phản ánh được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ban giám đốccần lựa chọn và áp dụng các phương pháp kế toán gồm những nguyên tắc, cơ sở,quy ước, quy tắc và thông lệ cụ thể Việc áp dụng các phương pháp đó đảm bảorằng báo cáo tài chính sẽ cung cấp được các thông tin:

- Thích hợp với nhu cầu ra quyết định của những người sử dụng

Trang 31

+ Đầy đủ trong mọi điểm trọng yếu

Thứ hai, lập báo cáo tài chính theo phương pháp dồn tích, ngoại trừ cácthông tin liên quan đến các luồng tiền mặt Theo phương pháp kế toán dồn tích, cácnghiệp vụ giao dịch và các sự kiện được hạch toán khi chúng phát sinh (chứ khôngtheo thu, chi ngân quỹ) và được ghi nhận vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chínhcủa các niên độ liên quan

Thứ ba, các khoản mục trong báo cáo tài chính cần được trình bày và phânloại duy trì nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

- Có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệphoặc khi xem xét lại cách trình bày trên báo cáo tài chính cho thấy cần phải thayđổi để có thể trình bày một cách thích hợp các sự kiện, các nghiệp vụ giao dịch.

- Sự thay đổi trong cách trình bày là do một chuẩn mực kế toán quốc tế hoặcmột diễn giải của ủy ban thường trực về diễn giải các chuẩn mực áp đặt.

Thứ tư, mọi yếu tố thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽtrong báo cáo tài chính Đối với các yếu tố không mang tính trọng yếu thì cần tậphợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương.

Thứ năm, không được bù trừ các tài sản với các khoản nợ, ngoại trừ việc bùtrừ này được quy định hay cho phép bởi một chuẩn mực kế toán quốc tế.

Trang 32

Thứ sáu, các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính phải có tính chất sosánh, nghĩa là các thông tin của niên độ trước đó cần trình bày tương ứng với cácthông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của niên độ hiện tại.

Thứ bảy, cấu trúc và nội dung báo cáo tài chính:

- Báo cáo tài chính phải trình bày các thông tin sau: tên của doanh nghiệpbáo cáo; báo cáo của doanh nghiệp hay tập đoàn; ngày báo cáo và kỳ báo cáo; đơnvị tiền tệ báo cáo; mức độ chính xác được sử dụng trong việc trình bày các số liệubáo cáo tài chính.

- Các báo cáo tài chính cần được lập tối thiểu mỗi năm một lần Trongnhững tình huống đặc biệt, doanh nghiệp có thể thay đổi ngày khoá sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính cho một niên độ dài hơn hoặc ngắn hơn một năm.

- Báo cáo tài chính phải được công bố trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày báocáo.

- Chuẩn mực kế toán quốc tế không quy định thứ hoặc mẫu trình bày cácbáo cáo tài chính mà chỉ nêu danh sách các khoản mục cần được trình bày riêng rẽtrong báo cáo tài chính.

- Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục hàng dọc trình bày cácsố liệu bằng tiền sau đây:Các tài sản cố định hữu hình, Các tài sản cố định vô hình

Các tài sản cố định tài chính; Các khoản đầu tư được hạch toán theo phươngpháp vốn chủ sở hữu; Hàng tồn kho; Các khoản phải thu của khách hàng và cáckhoản phải thu khác; Tiền mặt và tương đương tiền mặt; Các khoản phải trả chonhà cung cấp và các khoản phải trả khác; Các khoản thuế phải thu và phải trả; Cáckhoản dự phòng; Các khoản nợ cố định chịu lãi; Các phẩn của cổ đông thiểu sốkhông thuộc phần của doanh nghiệp; Nguồn vốn phát hành và các khoản dự trữ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục trình bàytối thiểu các số liệu bằng tiền sau đây:

Trang 33

Kết quả hoạt động SXKDChi phí tài chính

Lãi/lỗ của các đơn vị liên kết và liênDoanh theo phương pháp vốn chủ sởhữu

Lỗ, lãi từ các hoạt động thông thườngCác khoản bất thường

Lợi ích của cổ đông thiểu sốLỗ, lãi ròng trong kỳ

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần trình bày các luồng tiền trong kỳ đượcphân loại theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

+ Các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh chủ yếu bắt nguồn từ các hoạtđộng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp, nhìn chung thường là kết quả của các giaodịch và sự kiện có tham gia vào việc xác định lãi hay lỗ ròng như tiền nhận từ bánhàng hoặc cung cấp dịch vụ; tiền trả cho những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ;tiền trả cho người lao động….

+ Các luồng tiền từ hoạt động đầu tư thể hiện phạm vi mà các chi phí đãđược thực hiện cho các nguồn dự định sẽ tạo ra lợi nhuận và các luồng tiền trongtương lai như tiền thu từ việc bán các tài sản cố định hữu hình và vô hình; trả tiềnmua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty khác…

+ Các luồng tiền từ hoạt động tài chính thường gồm: tiền ròng thu được từviệc phát hành cổ phiếu hay các công cụ về vốn khác; tiền trả cho các chủ sở hữuđể mua hay thanh toán các cổ phiếu của doanh nghiệp; tiền ròng thu được từ việcphát hành trái phiếu, thương phiếu, nợ, tiền trả các khoản đã vay…

- Thuyết minh báo cáo tài chính cần phải:

+ Trình bày các thông tin về cơ sở, tiêu chí dùng để lập báo cáo tài chính vàcác chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các nghiệp vụ giaodịch và các sự kiện quan trọng.

+ Nêu ra các thông tin cần phải được cung cấp theo quy định của các chuẩnmực kế toán quốc tế, nhưng không được trình bày trong các báo cáo tài chính khác.+ Cung cấp các thông tin bổ sung không được trình bày trong các bản báocáo tài chính khác, nhưng lại được cần thiết cho việc trình bày trung thực.

Trang 34

1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước trong việc lập báo cáo tài chính

1.3.2.1 Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính của Mỹ

Theo chế độ kế toán Mỹ, các báo cáo tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nàocũng bao gồm các báo cáo bắt buộc sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quảkinh doanh, Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Tại Mỹ, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thựctrạng tài chính của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm cả trong và ngoàidoanh nghiệp Nội dung cụ thể như sau:

- Bảng cân đối kế toán: là các báo cáo tóm tắt tình hình tài chính của doanhnghiệp sau một thời kỳ kinh doanh nhất định Bảng có kết cấu hai bên hoặcmột bên, nhưng đều bao gồm các khoản mục sau:

+ Tài sản: phản ánh số tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, quản lý và sửdụng với mục tiêu thu được các lợi ích trong tương lai.

+ Công nợ phải trả: phản ánh tổng số nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phảitrả.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: phản ánh số vốn mà các chủ sở hữu, các nhà đầu tưđóng góp mà doanh nghiệp không cam kết phải thanh toán.

Tài sản được trình bày theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần Nguồn vốn đượctrình bày theo nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ giảm dần.

Để lập các chỉ tiêu này, kế toán lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ cái.Các tài khoản có số dư công nợ được đưa vào phần tài sản, các tài khoản có số dưđược đưa vào phần công nợ phải trả hoặc nguồn vốn chủ sở hữu.

- Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày khả năng sinh lời của doanh nghiệptrong một khoảng thời gian nhất định có thể là một tháng, một quý hoặc một nămbằng cách so sánh doanh thu được tạo ra với các chi phí phát sinh.

Kết quả kinh doanh = Thu nhập kinh doanh – Chi phí kinh doanh

Kết quả hoạt độn kinh doanh = Lãi và thu nhập khác – Lỗ và chi phí khác

Trang 35

* Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu: là báo cáo tài chính diễn giải sự thay đổi

nguồn vốn chủ sở hữuđầu kỳ và cuôí kỳ Các nghiệp vụ làm thay đổi nguồn vốnchủ sở hữu bao gồm: Sự đầu tư vốn chủ sở hữu; Lãi thầu từ hoạt động kinh doanh;Lỗ từ hoạt động kinh doanh; Sự rút vốn của chủ sở hữu kinh doanh.

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh các khoản thu, chi tiền của doanh

nghiệp trong kỳ kinh doanh chi tiết theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầutư, hoạt động tài chính.

- Các hoạt động kinh doanh bao gồm những ảnh hưởng tiền mặt của các nghiệp

vụ tạo ra thu nhập và chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập ròng.

- Các hoạt động đầu tư bao gồm việc thực hiện và thu hồi các khoản đầu tư vàcác tài sản cố định, cho vay và thu hồi các khoản vay.

- Các hoạt động tài chính bao gồm thu tiền mặt từ các khoản đi vay và sự hoàntrả số tiền đI vay, thu tiền từ phát hành cổ phiếu, chi tiền mua lại cổ phiếu và trả cổtức cho các cổ đông trên tài khoản đầu tư của họ.

Lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động kinh doanh được lập theo hai phương pháptrực tiếp và gián tiếp Còn lưu chuyển ở hoạt động đầu tư và hoạt động tài chínhđược lập theo phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bắt đầu từ thunhập ròng sau đó tiến hành điều chỉnh các khoản mục theo nguyên tắc:

+ Các khoản mục trừ khỏi thu nhập ròng gồm: tài sản lưu động tăng; nợ ngắnhạn giảm; lãi và thu nhập phi tiền mặt.

+ Các khoản mục cộng vào thu nhập ròng gồm: tài sản lưu đọng giảm; nợ ngắnhạn tăng; lỗ và chi phí tiền mặt.

- phương pháp trực tiếp: trong từng hoạt động các luồng tiền thu, chi được xácđịnh độc lập.

1.3.2.2 Kinh nghiệm lập báo cáo tài chính của Pháp

Trang 36

Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Pháp là những bản phúc trình vềtình hình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền: Hội đồngquản trị, các cơ quan thuế, các cơ quan chủ quản ngành Báo cáo tài chính thườngđược lập định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, cuối năm tài chính hoặc bất thườngkhi cần có số liệu để kiểm tra.

Theo chế độ kế toán Pháp, báo cáo tài chính có hai loại biểu mẫu chủ yếu là:Bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả niên độ.

* Bảng tổng kết tài sản là một tài liệu tổng hợp các thông tin về tài sản vànguồn tài trợ vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Bảng tổng kết tài sản được chialàm hai phần:

- Bên trái phản ánh tài snả theo thứ tự tính toán thanh khoản tăng dần.

- Phần bên phải phản ánh nguồn hình thái của tài sản theo trình tự tính tựchủ về nguồn vốn giảm dần.

Nguyên tắc chung để lập bảng tổng kết tài sản cần tính số dư cuối kỳ trêncác tài khoản kế toán Các tài khoản kế toán có số dư được ghi vào bên tài sản củabảng tổng kết tài sản, còn các tài khoản có số dư có được ghi vào bên nguồn tài trợcủa bảng tổng kết tài sản Tuy nhiên, có một số trường hợp như: các tài khoản khấuhao bất động sản và dự phòng giảm giá tài sản có số dư có nhưng nó được dùng đểđiều chỉnh cho các tài sản nên những tài khoản này được phản ánh ở bên tài sản đểtính giá trị còn lại hay giá trị thực của tài sản Tài khoản kết quả niên độ, trongtrường hợp doanh nghiệp bị lỗ, tài khoản này sẽ có số dư bên nợ, nhưng vẫn đượcphản ánh ở nguồn tài trợ bằng cách ghi số âm.

* Bảng kết quả niên độ là báo cáo phản ánh kết quả hoạt động của doanhnghiệp thông qua chỉ tiêu lãi, lỗ Kết quả lãi, lỗ được xác định bằng cách sosánh hai yếu tố thu nhập và chi phí.

Kết quả được xác định chung cho các hoạt động và xác định riêng cho từnghoạt động.

Trang 37

Kết quả kinh doanh = Thu nhập kinh doanh – Chi phí kinh doanhKết quả tài chính = Thu nhập tài chính – Chi phí tài chínhKết quả đặc biệt = Thu nhập đặc biệt – Chi phí đặc biệt

1.3.3 Sự khác biệt giữa hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam so với chuẩnmực kế toán quốc tế và một số nước

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu tiêu chuẩn hóa và hài hòa các nộidung, nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia khác nhau ngày càng cao, đặc biệt sựhài hòa, thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài chính Vì vậy, cácquốc gia đều tìm cho mình một con đường để xây dựng hệ thống chuẩn mực kếtoán quốc gia một cách phù hợp nhất.

Việt Nam, Pháp đã vận dụng có chọn lọc các nội dung của chuẩn mực kế toánquốc tế có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với đặc thù nền kinh tếcủa nước mình và ban hành thêm chuẩn mực kế toán quốc gia của mình

Cụ thể có sự khác biệt như sau:

1.3.3.1 Quan điểm về soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính thường được trình bày dựa trên hai quan điểm là tuân thủpháp luật và tính thương mại hợp lý.

Quan điểm tuân thủ luật pháp: theo quan điểm này, các báo cáo tài chính đượcsoạn thảo theo luật quy định sẵn, đồng thời có xem xét đến sự phù hợp của báo cáotài chính với thực tế kinh doanh Quan điểm này chú trọng đến:

- Việc bảo vệ lợi ích của các chủ nợ và những người cho vay cao hơn quyềnlợi của nhà đầu tư.

- Việc xác định các khoản tiền thuế mà doanh nghiệp phải đóng Tài đó dẫnđến những quy định rất chi tiết về đo lường thu nhập, đánh giá tài sản vàcách ghi chép các khoản mục trên báo cáo tài chính Điều này có nghĩa là

Trang 38

các báo cáo tài chính phảI được soạn thảo, sử dụng vì lợi ích của các cơquan tài chính hơn là cho những người sử dụng khác.

Việt Nam và Pháp trình bày báo cáo tài chính nghiêng theo quan điểm này.* Quan điểm thương mại hợp lý: khuôn mẫu luật pháp cứng nhắc hơn và cácyêu cầu về thuế không quyết định hình thức báo cáo tài chính, chỉ có một quy địnhkhông được vi phạm đó là các báo cáo tài chính phảI đưa ra một bức tranh rõ ràng,hiện thực về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty được báo cáo.Với quan điểm này, việc quan trọng là cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

Mỹ là nước lập báo cáo tài chính chú trọng đến quan điểm này.

1.3.3.2 Cách trình bày thông tin trên báo cáo tài chính

Tại Pháp, các thông tin trên bảng cân đối kế toán được trình bày hoàn toànngược với cách trình bày của Việt Nam và Mỹ Các khoản mục bên tài sản đượctrình bày theo thứ tự tính thanh khoản tăng dẫn, còn các khoản mục bên nguồn vốnđược trình bày theo thứ tự tính tự chủ về nguồn vốn giảm dần.

Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh của Việt Nam khác vớiMỹ Báo cáo kết quả kinh doanh của Mỹ chỉ trình bày thông tin theo hai hoạt động:thu nhập, chi phí của hoạt động kinh doanh; lãi và thu nhập, lỗ và chi phí của hoạtđộng khác.

Cách phân loại thông tin trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Việt Namcó một số điểm khác so với chuẩn mực kế toán quốc tế và Mỹ Ví dụ như ViệtNam phân loại khoản tiền lãi thu từ hoạt động cho vay là luồng tiền từ hoạt độnđầu tư còn chuẩn mực kế toán quốc tế và Mỹ lại phân loại vào luồng tiền từ hoạtđộng kinh doanh.

1.3.3.3 Báo cáo tài chính các tập đoàn

Hiện nay Việt Nam đã ban hành chuẩn mực kế toán số 25 – Báo cáo tài chínhhợp nhất và kế toán đầu từ vào công ty con, mục đích là để hướng dẫn các nguyêntắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn

Trang 39

gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán các khoản đầutư vào công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ Báo cáo tài chínhhợp nhất phải thể hiện được các thông tin và tập đoàn như một doanh nghiệp độclập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt.

Theo đó, tất cả các công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất, ngoại trừcông ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ và nếuđược các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập và trình bàybáo cáo tài chính hợp nhất Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phảihợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các tông ty con ở trong và ngoài nước,ngoại trừ các công ty con mà quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vìcông ty con này chỉ được mua và nắm giữ mục đích bán lại trong tương lai gần( dưới 12 tháng) hoặc hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài vàđiều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công tymẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của công ty con Trong các trường hợp sauđây, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn50% quyền biểu quyết tại công ty con:

- Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểuquyết.

- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theoquy chế thỏa thuận.

- Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãI miễn đa số các thành viên Hội đồngquản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

- Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trịhoặc cấp quản lý.

* Đối chiếu báo cáo tài chính của các tập đoàn Pháp, ta thấy: Khi một doanhnghiệp có một hay nhiều công ty con, các nhà quản lý phải phát hành các báo cáo

Trang 40

tài chính cho tập đoàn Một doanh nghiệp được coi là công ty con của công ty kháckhi nó bị công ty kia khống chế hơn 50% cổ phần vốn.

Báo cáo tài chính hợp nhất được ban giám đốc công ty mẹ và tất cả các côngty con mà công ty mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu bằng cách khống chế đa sốquyền đầu phiếu Một công ty con bị nắm đa số vốn phải lập báo cáo tài chính hợpnhất cùng công ty mẹ trừ phi sự kiểm soát từ công ty mẹ chỉ là tạm thời hoặc côngty mẹ không có khả năng kiểm soát ( công ty con đang trong tình trạng phá sản).

Trong báo cào tài chính hợp nhất, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh vàlưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con được trình bày như một thựcthể duy nhất Các nghiệp vụ kinh tế và các số dư trong nội bộ tập đoàn được loạitrừ Chính sách kế toán của công ty con không nhất thiết phảI được điều chỉnh chothống nhất với các thành viên còn lại của tập đoàn nếu có sự khác biệt.

Tóm lại, toàn bộ vấn đề về báo cáo tài chính đã được trình bày ở trên Nhưđã trình bày, mục đích của báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin hữu íchcho nhứng người quan tâm, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, khách hàng và chochính doanh nghiệp trong việc ra quyết dịnh kinh doanh và quản lý Để làm việcđó, các thông tin đó cần phải được phân tích, đánh giá theo một hệ thống chỉ tiêutừ đó mới ra được kết luận.

1.4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tàichính

1.4.1 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính đã cung cấp nhiều thông tin tổng hợp chi tiết cho nhà quảnlý và người quan tâm Tuy nhiên, để sử dụng báo cáo tài chính có hiệu quả cao cầnphải thực hiện phân tích, đánh giá thông tin tài chính.

Phân tích tài chính là thực hiện tổng thể các phương pháp để đánh giá tìnhhình tài chính đã qua và hiện tại giúp nhà quản lý đánh giá và đưa ra các quyết

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN (Trang 1)
Sơ đồ 01:         Sơ đồ các phòng ban Tổng công ty Sông Đà - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Sơ đồ 01 Sơ đồ các phòng ban Tổng công ty Sông Đà (Trang 1)
BẢNG 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG 01 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 63)
BẢNG 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG  CÔNG TY SÔNG ĐÀ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG 01 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ (Trang 63)
Sơ đồ 04: Quy trình lập báo cáo tàI chính hợp nhất tại Tổng công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Sơ đồ 04 Quy trình lập báo cáo tàI chính hợp nhất tại Tổng công ty (Trang 73)
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh: - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh: (Trang 75)
Bảng 02: Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Bảng 02 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (Trang 98)
Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán ngoài việc so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ về số tuyệt đối và tương đối còn phảI so sánh,  đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu  hướng biến động củ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
h ân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán ngoài việc so sánh số đầu kỳ và số cuối kỳ về số tuyệt đối và tương đối còn phảI so sánh, đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động củ (Trang 98)
Qua bảng trên ta thấy, hệ số tự tài trợ năm 2006 là 20,44% và năm nay giảm xuống là 20,03% tương ứng với tỷ suất đầu tư năm 2006 là 51,65% tăng lên 53,4%  trong năm 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
ua bảng trên ta thấy, hệ số tự tài trợ năm 2006 là 20,44% và năm nay giảm xuống là 20,03% tương ứng với tỷ suất đầu tư năm 2006 là 51,65% tăng lên 53,4% trong năm 2007 (Trang 99)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007) - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
gu ồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007) (Trang 99)
Bảng 03: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Bảng 03 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán (Trang 99)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007) - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
gu ồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007) (Trang 100)
Bảng 04: Hệ số vòng quay tài sản và hệ số quay vòng các khoản phải thu - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
Bảng 04 Hệ số vòng quay tài sản và hệ số quay vòng các khoản phải thu (Trang 100)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 110)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 110)
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 (Trang 111)
08 – Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: Khoản mụcNhà cửa, vật  kiến  trúcMáy  móc, thiết bị Phương  tiện vận  tải, truyền dẫn .. - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
08 – Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình: Khoản mụcNhà cửa, vật kiến trúcMáy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn (Trang 123)
- Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay: - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
i á trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay: (Trang 124)
10- Tăng, giảm tài sản cố định vô hình: Khoản mụcQuyền sử dụng  đất Quyền  phát hành Bản  quyền,  bằng sáng  chế .. - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
10 Tăng, giảm tài sản cố định vô hình: Khoản mụcQuyền sử dụng đất Quyền phát hành Bản quyền, bằng sáng chế (Trang 125)
- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
i sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến khoản lỗ tính thuế (Trang 129)
a- Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Vốn  đầu  tư  của  chủ  sở  hữuThặng dư vốn cổ phầnVốn khác của chủ sở hữuCổ phiếu quỹ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh  lệch tỷ giá hối đoái .. - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
a Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữuThặng dư vốn cổ phầnVốn khác của chủ sở hữuCổ phiếu quỹ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Trang 129)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ (Trang 136)
BẢNG CÂN ĐỐI  KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ (Trang 136)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ - Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ (Trang 142)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w