Chính sách của chính quyền Kennedy đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 73)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Chính sách của chính quyền Kennedy đối với Việt Nam

2.3.2.1. Thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Cũng nhƣ các đời Tổng thống Truman, Eisenhower, chính quyền Kennedy đã ráo riết thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của Mỹ.

Ngày 21-4-1961, Kennedy tuyên bố: “Việc chúng ta làm thế nào để chống lại loại hoạt động đó – hoạt động của du kích cộng sản - ở miền Nam Việt Nam mà chúng ta sẽ gặp phải trong suốt một thời kỳ 10 năm sắp tới, sẽ là một trong những vấn đề trọng đại mà hiện nay Hoa Kì đang phải đƣơng đầu” (Tiếng nói Hoa Kì ngày 22-4-1961 thuật lại lời phát biểu của Kennedy ở Hội nghị báo chí ngày 21-4-1961). Hãng thông tấn Mỹ UPI ngày 4-5-1961 đã nói rõ hơn vì sao “miền Nam Việt Nam lại là một trong những vấn đề trọng đại” của Mỹ hiện nay: “Tổng thống Mỹ Kennedy đã tuyên bố: trƣớc mắt, giới tuyến cuối cùng chống chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á là ở Nam Việt Nam và Thái Lan”.

Ngày 8-5-1961, chính sách đối với Việt Nam đã chính thức đƣợc Kennedy phê chuẩn và mang tên NSAM-52 với nội dung chủ yếu:

- Tăng cƣờng và mở rộng quyền điều hành tác chiến, chỉ huy, yểm hộ của Phái đoàn cố vấn quân sự (MAAG).

- Đƣa lực lƣợng đặc biệt của Mỹ vào miền Nam Việt Nam, giúp Diệm xây dựng lực lƣợng đặc biệt, chốt chặt biên giới, chống miền Bắc xâm nhập.

- Tăng cƣờng mở rộng, cải tiến trang bị và huấn luyện quân đội, coi đó là công cụ chủ yếu để chống chiến tranh du kích.

- Khẩn trƣơng bình định, lập "ấp chiến lƣợc" hòng dồn hơn 10 triệu dân miền Nam vào các trại tập trung trá hình để thực hiện “Tát nƣớc bắt cá”, cô lập để tiêu diệt cách mạng miền Nam.

73

- Ra sức củng cố chính quyền các cấp và đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh phá hoại chống lại miền Bắc. [22, tr.179]

Để thực hiện âm mƣu xâm lƣợc thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt Nam, Kennedy đã cử và ủy nhiệm một loạt các phái viên cao cấp của chính phủ tới Sài Gòn gặp gỡ, đàm phán với chính phủ Diệm tạo những “cơ sở pháp lý” cần thiết cho Mỹ.

Ngày 1-5-1961, L. Johnson – Phó Tổng thống Mỹ đƣợc Kennedy cử đến Việt Nam trực tiếp đàm phán và kí kết với Diệm một thỏa hiệp quân sự - kinh tế mới. L. Johnson mang theo bức thƣ của Kennedy gửi Diệm gồm 15 điểm trong đó có 6 điểm chính:

1. Tăng thêm viện trợ cho lực lƣợng bảo an ở miền Nam Việt Nam và xúc tiến huy động tích cực lực lƣợng đó để mở rộng quân đội chính quy miền Nam.

2. Cử nhiều phái đoàn “cố vấn quân sự” Mỹ để giúp đỡ và huấn luyện các lực lƣợng dân vệ ở nông thôn.

3. Cấp thêm ngân sách viện trợ để tuyển thêm 2 vạn quân chính quy cùng với số 15 vạn quân chính quy hiện có.

4. Tổ chức huấn luyện đặc biệt về du kích chiến đấu cho các đơn vị quân đội chính quy.

5. Đƣa những đơn vị công binh Mỹ sang miền Nam Việt Nam để sửa cầu do du kích phá hoại và xây dựng các đƣờng sá, sân bay…

6. Tăng thêm tiền và chuyên viên để thực hiện những kế hoạch rộng lớn về y tế, giáo dục và phát triển kinh tế. [60, tr.165]

Dựa trên 6 điểm cơ bản và các điểm khác trong thƣ Kennedy gửi Diệm, L. Johnson và Diệm đã đi đến thỏa hiệp 8 điểm sau:

74

“1. Hai chính phủ thỏa hiệp gia tăng viện trợ quân sự và kinh tế căn cứ vào những chƣơng trình đang thi hành và mọi hoạt động trong phạm vi này sẽ xúc tiến theo một ý chí cƣơng quyết và cẩn mật đề phòng.

2. Hai chính phủ sẽ thỏa hiệp tăng cƣờng quân đội Việt Nam cộng hòa. Chính phủ Hoa Kì sẽ viện trợ thêm về quân sự để Việt Nam có thể bổ túc quân số cho các lực lƣợng chính quy.

3. Chính phủ Hoa Kì, trong khuôn khổ viện trợ quân sự đảm nhận tất cả việc trang bị cho các lực lƣợng bảo an.

4. Hai chính phủ thỏa hiệp cộng tác trong việc sử dụng các chuyên viên quân sự ở những phạm vi mà quân đội Việt Nam hoạt động để giúp đỡ dân chúng về y tế, xã hội, công chính trong các thôn xã Việt Nam tự do.

5. Hai chính phủ thỏa hiệp rằng sự viện trợ của các chính phủ khác cho Việt Nam cộng hòa để chống du kích cộng sản sẽ đƣợc hoan nghênh.

6. Hai chính phủ thỏa thuận cho một nhóm chuyên viên cao cấp về kinh tế và tài chính sẽ nhóm họp tại Việt Nam để soạn thảo một kế hoạch tài chính, làm căn bản cho những hoạt động phối hợp của hai quốc gia. Kế hoạch này nhằm sử dụng hữu hiệu những tài nguyên khả dụng của Việt Nam cũng nhƣ của Mỹ trong cuộc chiến đấu chung chống cộng sản tại Việt Nam.

7. Hai chính phủ sẽ thỏa hiệp áp dụng những biện pháp mới về kinh tế và xã hội trong khu vực nông thôn với những biện pháp chống du kích để mau tái lập an ninh trật tự cho dân chúng Việt Nam ở các làng và các tỉnh.

8. Ngoài những biện pháp liên hệ đến vấn đề cấp thời chống du kích Việt cộng, hai chính phủ sẽ cùng thiết lập một chƣơng trình khuếch trƣơng kinh tế dài hạn. Chƣơng trình này thể hiện những tiến bộ mới trong lĩnh vực canh nông, y tế, giáo dục, ngƣ nghiệp, kiều lộ, hành chính và phát triển kĩ nghệ.” [60, tr.166]

75

Đối chiếu nội dung thông cáo 8 điểm của L. Johnson và Diệm với 6 điểm chính trong thƣ của Kennedy thì thấy rõ căn bản chỉ là một. Điều đó cho thấy, Kennedy đã chủ động đề ra những biện pháp quân sự, kinh tế để tăng cƣờng can thiệp ngày càng sâu vào các vấn đề của Nam Việt Nam. Thực chất đó chính là cách thức thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

2.3.2.2. Áp dụng chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thời kì khủng hoảng. Chiến lƣợc “chiến tranh đơn phƣơng” Eisenhower thi hành ở miền Nam Việt Nam đã bị phá sản.

Trƣớc tình hình đó, Ngày 20-1-1961, Kennedy nhậm chức Tổng thống Mĩ và chính thức công bố học thuyết mới và chọn Việt Nam làm nơi thí điểm “chiến tranh đặc biệt”. Công cụ để tiến hành chiến tranh là lực lƣợng quân sự ngƣời bản xứ do Mỹ trang bị và chỉ huy.

Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” đƣợc cụ thể hóa thực hiện ở Việt Nam bằng kế hoạch Staley – Taylor đƣợc chính phủ Mỹ và Sài Gòn thông qua trở thành “một chƣơng trình hoạt động chung Việt – Mỹ”.

Ngày 19-6-1961, Staley đƣợc Kennedy cử đến Sài Gòn, kết quả của ba tuần hoạt động đàm phán của Staley là bản “kế hoạch Staley”. Xây dựng bản kế hoạch này là một quá trình nghiên cứu đàm phán nhất trí giữa hai nhóm chuyên viên của Mỹ gồm 6 ngƣời do Staley dẫn đầu và của chính phủ Diệm gồm 6 ngƣời do Vũ Quốc Thúc dẫn đầu. Bản kế hoạch nhanh chóng đƣợc Diệm thông qua và Kennedy cũng chấp nhận nó về căn bản nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề an ninh quốc nội và thực hiện công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Đây thực sự là kế hoạch lâu dài của Mỹ - Diệm bao gồm cả mặt kinh tế và quân sự phối hợp với nhau nhằm khống chế miền Nam và phá hoại miền Bắc. Nội dung của giai đoạn thứ nhất, giai đoạn đƣợc coi là quan trọng nhất

76

trong kế hoạch Staley bao gồm những biện pháp chính về kinh tế và quân sự sau:

“1. Đến hết năm 1961, tăng quân số của lực lƣợng chính qui miền Nam Việt Nam từ 150.000 lên 170.000 quân.

2. Tăng số quân bảo an từ 60.000 lên 100.000 ngƣời và chính qui hóa lực lƣợng đó.

3. Tăng số cảnh sát từ 45.000 lên 90.000 ngƣời.

4. Tăng cƣờng tới mức độ cần thiết các tổ chức dân vệ xã.

5. Tăng số lƣợng và đẩy mạnh những cố gắng huấn luyện quân sự cho đoàn thanh niên cộng hòa.

6. Cải tiến các phƣơng tiện liên lạc, lập nhiều đài phát thanh để phát triển mạng lƣới giao thông liên lạc, mạng lƣới này sẽ đẩy mạnh việc đánh trả các cuộc tấn công của du kích và tạo thêm điều kiện cho các cuộc tấn công.

7. Dồn làng và tập trung dân vào các “khu trù mật” và “ấp chiến lƣợc”, thành lập một vành đai trắng, dọc biên giới Nam Việt Nam – Campuchia, “lập thêm 100 khu trù mật” ở vùng châu thổ sông Cửu Long xen kẽ với một hệ thống “ấp chiến lƣợc” có hàng rào tre, dây thép gai và tháp canh bao bọc để tập trung nông dân miền Nam.

8. Có một kế hoạch toàn diện về hoạt động công dân vụ cho các quân nhân.

9. Có những cải cách về chế độ thuế khóa, hối đoái ngoại tệ và một loạt các dự án xí nghiệp công nghiệp để làm cho nền kinh tế phát triển.

10. Tăng cƣờng viện trợ cho chính quyền Diệm để thực hiện các kế hoạch trên đây.” [60, tr.180]

So với các văn kiện đã đƣợc kí kết giữa Mỹ và Diệm thì đây thực sự là một chƣơng trình đƣợc xây dựng hết sức chi tiết trong một thời gian dài. Và đây cũng là một chƣơng trình tăng cƣờng triệt để các lực lƣợng quân sự với

77

sự huấn luyện và trang bị của Mỹ, khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc chiến tranh đặc biệt nhằm nhanh chóng bình định, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, gây cơ sở để tấn công miền Bắc Việt Nam. Trong toàn bộ kế hoạch đó, vấn đề “ấp chiến lƣợc” giữ một vị trí then chốt hòng tách nhân dân với lực lƣợng cách mạng.

Kế hoạch Staley là một kế hoạch toàn diện về quân sự - kinh tế. Tuy vậy, trƣớc tình hình quân sự ngày càng tỏ ra không thuận lợi do quân dân miền Nam tiêu diệt đƣợc nhiều tiểu đoàn của Diệm ở Kontum và Plâycu, giới cầm quyền Washington cho rằng những biện pháp quân sự đề ra trong kế hoạch này chƣa đủ kịp thời đối phó với tình hình và chƣa đủ mạnh để thực hiện “bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng. Ngày 18-10-1961, phái đoàn tƣớng Maxwell D. Taylor đƣợc Kennedy cử sang miền Nam Việt Nam. Nhiệm vụ của phái đoàn này chính là để nghiên cứu những biện pháp quân sự mạnh hơn trong đó kể cả khả năng gửi lực lƣợng Mỹ sang Việt Nam, trong đó có ba vấn đề chính: một là nghiên cứu các biện pháp quân sự cụ thể để tiến hành “chiến tranh đặc biệt”; hai là những hình thức tăng viện quân đội của Mỹ hay của các nƣớc chƣ hầu; ba là nghiên cứu các biện pháp thích ứng về mặt tổ chức cho đế quốc Mỹ có thể trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Sau khi hội đàm với Diệm, phái đoàn Taylor nghe các báo cáo về tình hình mọi mặt, làm việc trực tiếp với các tƣớng tá và đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, đã đề ra một kế hoạch hành động gồm các điểm chủ yếu:

1. Đƣa vào miền Nam Việt Nam ba sƣ đoàn quân Mỹ để “đánh bại Việt cộng”

2. Đƣa tƣợng trƣng một số quân chiến đấu Mỹ “cốt nhằm mục đích xác lập sự có mặt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam” để nâng đỡ tinh thần quân đội

78

và chính quyền Sài Gòn đang sa sút mạnh và cũng để tạo điều kiện cho việc tăng viện quân Mỹ khi cần.

3. Tăng thêm viện trợ, vũ khí, trang bị chiến tranh và đẩy mạnh công tác huấn luyện cho lực lƣợng vũ trang Sài Gòn để nâng cao sức chiến đấu của nó.

Ngày 3-11-1961, phái đoàn Taylor gửi về Washington bản báo cáo nói trên, trong đó kiến nghị một loạt các biện pháp cấp bách để cứu vãn tình hình:

- Cử các cố vấn hành chính sang tham gia vào bộ máy chính quyền Sài Gòn.

- Cùng chính phủ Sài Gòn tiến hành các biện pháp cần thiết để cải thiện mạng lƣới tình báo quân sự, chính trị trong chính quyền và quân đội. - Mở các cuộc điều tra rộng lớn ở các tỉnh trên khắp miền Nam để định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lƣợng các nhân tố xã hội, chính trị, kinh tế, tình báo, quân sự, tâm lý… có liên quan tới “công tác chống nổi loạn” để có thêm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp có hiệu quả hơn.

- Tăng cƣờng viện trợ, vũ khí, trang bị và huấn luyện cho lực lƣợng bảo an, dân vệ để lực lƣợng này đủ sức thay thế các đơn vị chính quy làm nhiệm vụ “diện địa” (giữ đất) tạo điều kiện cho các đơn vị chính quy đẩy mạnh các cuộc hành quân cơ động có tính tiến công.

- Giúp đỡ chính phủ Sài Gòn giám sát và kiểm soát vùng biển và các đƣờng thủy nội địa bằng cách cung cấp cố vấn, nhân viên điều hành và phƣơng tiện cần thiết cho nhiệm vụ này.

- Tổ chức lại và tăng biên chế cho phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ. - Đƣa vào miền Nam một lực lƣợng quân sự đặc nhiệm gồm 6000 đến 8000 quân hoạt động dƣới sự chỉ đạo của Mỹ để tạo ra sự có mặt về quân sự, hỗ trợ các hoạt động quân sự và khi cần có thể mở các cuộc hành quân mang tính chất tiến công. Ngoài ra các lực lƣợng đặc nhiệm

79

này còn đóng vai trò “nhƣ một lực lƣợng Mỹ sẽ đƣợc đƣa vào nếu nhƣ dùng đến kế hoạch khẩn cấp của Tổng tƣ lệnh Thái Bình Dƣơng hoặc của khối SEATO”.

- Tăng thêm viện trợ để hỗ trợ thích đáng cho chƣơng trình “chống nổi loạn mở rộng”. [46, tr.139]

Ngoài những biện pháp trên, phái đoàn Taylor còn kiến nghị một “chƣơng trình tham gia có giới hạn” của Mỹ trong lĩnh vực quân sự; cử sang Việt Nam các cố vấn cao cấp tham gia vào các cơ quan chính phủ và các bộ phận chủ chốt; thành lập ban thanh tra quân sự hỗn hợp từ trung ƣơng xuống quân khu và các tỉnh; tăng cƣờng một cách cơ bản nhân viên huấn luyện Mỹ ở mọi cấp, trên mọi lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội; triển khai vào miền Nam những đơn vị công binh, hậu cần, máy bay lên thẳng nằm trong khuôn khổ lực lƣợng quân sự đặc nhiệm của Mỹ đã đƣợc đề nghị trƣớc đây; đƣa thêm các đội lực lƣợng đặc biệt của Mỹ để cùng lực lƣợng đặc biệt Sài Gòn tăng cƣờng cho vùng biên giới, đẩy mạnh các hoạt động tiến công bí mật ra miền Bắc Việt Nam và Lào, kể cả những hoạt động biệt kích bằng không quân nếu tình hình miền Nam xấu đi, Mỹ sẽ ném bom miền Bắc để gây áp lực.

Kế hoạch của Taylor đề ra chính là một số biện pháp bổ sung để tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Một đặc điểm lớn trong kế hoạch của Taylor là mở rộng việc đào tạo “biệt kích” và huấn luyện về chiến thuật chống du kích và phối hợp với những đơn vị hoạt động đặc biệt với những lực lƣợng chống du kích. Đó chính là việc thực hiện đƣờng lối “chiến tranh tổng lực” của Kennedy và là chiến thuật đặc thù của Taylor, mà trong cuốn sách “Tiếng kèn ngập ngừng”, Taylor gọi nó là “chiến thuật tùy cơ ứng biến một cách mềm dẻo”.

80

Một đặc điểm lớn khác của kế hoạch Taylor là đề ra những biện pháp tăng cƣờng việc thông tin liên lạc và khả năng cơ động của quân đội miền Nam và việc thành lập một tổ chức để bộ máy quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dƣơng có thể trực tiếp tham chiến ở chiến trƣờng miền Nam. Nhƣ vậy tinh thần cơ bản của kế hoạch Taylor bổ sung cho các kế hoạch quân sự của Mỹ - Diệm trƣớc kia là yêu cầu để các lực lƣợng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dƣơng trực tiếp nắm lấy lực lƣợng vũ trang của chính quyền Diệm, đẩy Diệm

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 73)