Vài nét về tình hình thế giới đầu những năm 60

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 46)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Vài nét về tình hình thế giới đầu những năm 60

Bƣớc vào những năm 60 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc.

Sau hơn 10 năm xây dựng hòa bình, các nƣớc xã hội chủ nghĩa phát triển với tốc độ cao, đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong việc phục hồi và phát triển kinh tế, đặc biệt là về mặt khoa học – kĩ thuật. Hợp tác giữa các nƣớc xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tƣơng trợ kinh tế và song phƣơng đã giúp các nƣớc có điều kiện phát triển nhanh. Cuối những năm 50 đầu những năm 60, tỷ lệ sản xuất công nghiệp của các nƣớc xã hội chủ nghĩa tăng đáng kể trong toàn bộ nền công nghiệp thế giới. Đến năm 1964, sản lƣợng công nghiệp của các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã đạt gần 38% tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới.

Cũng trong thời gian này, tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm của Liên Xô đạt 9,3%, trở thành cƣờng quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ), chiếm khoảng 20% tổng sản lƣợng công nghiệp thế giới. Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tháng 10 - 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên; năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “phƣơng Đông” đƣa con ngƣời đầu tiên bay vào vũ trụ thành công, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngƣời. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng nhiều lần phóng thử thành công tên lửa vƣợt đại châu đƣợc điều khiển từ xa. Điều đó chứng tỏ Liên Xô có tên lửa tầm xa và có thể mang đầu đạn hạt nhân tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Sự kiện này làm cho Mỹ không còn có ƣu thế hạt nhân nhƣ trƣớc, vì thế lãnh thổ Mỹ không còn là nơi bất khả xâm phạm nếu nổ ra chiến tranh, tạo một cuộc khủng hoảng tâm lý trong giới cầm quyền và dân chúng Mỹ.

46

Về mặt chính trị, Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân thế giới năm 1957 đánh dấu quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nƣớc xã hội chủ nghĩa đƣợc củng cố một bƣớc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau vì sự nghiệp hòa bình, dân tộc, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi chấm dứt 5 thế kỉ thống trị của chủ nghĩa thực dân, tuyên bố đi theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng sang Tây bán cầu, vốn là khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Mỹ.

Với chính sách kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã giành đƣợc tín nhiệm ngày càng lớn đối với nhân dân thế giới. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề khó khăn khi thực hiện các kế hoạch kinh tế và xuất hiện những bất đồng quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội và đƣờng lối đối ngoại.

Ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, mặc dù tốc độ phát triển chậm hơn các nƣớc xã hội chủ nghĩa nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thế giới. Do có sẵn nền công nghiệp phát triển cao và nhờ sự phát triển khoa học – kĩ thuật nên các nƣớc tƣ bản dễ dàng vƣợt qua cuộc khủng hoảng chu kì năm 1957 – 1958 để đƣa nền kinh tế tiếp tục phát triển. Nhƣng so sánh giữa các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa với nhau thì tốc độ phát triển của các nƣớc Tây Âu và Nhật Bản nhanh hơn Mỹ. Nhờ có thiết bị công nghệ mới nên tỷ trọng GDP của các nƣớc trong thế giới tƣ bản luôn thay đổi theo chiều hƣớng không có lợi cho Mỹ. Từ cuối những năm 50, tuy Mỹ vẫn là nƣớc mạnh nhất về kinh tế, tài chính và quân sự trong hệ thống tƣ bản chủ nghĩa, nhƣng dần dần không chiếm đƣợc ƣu thế tuyệt đối nữa. Tốc độ tăng trƣởng hàng năm của Mỹ từ

47

năm 1956 đến 1964 là 3,6% trong lúc toàn thế giới tƣ bản là 5,25%, trong đó Tây Đức là 7,3%, Pháp là 6,2%, Italia là 8,2%, đặc biệt Nhật là 15,8%. Nếu nhƣ tỷ trọng công nghiệp của Mỹ trong thế giới tƣ bản năm 1948 là 53,4% thì đến năm 1958 còn 46,6% và ngày càng có xu hƣớng giảm dần, trong khi Nhật Bản và Tây Âu không ngừng tăng lên. Khoảng cách giữa Mỹ với Tây Âu và Nhật Bản càng ngày càng thu hẹp, do đó tình trạng cạnh tranh trong buôn bán quốc tế ngày càng không có lợi cho Mỹ. Đồng đôla Mỹ trƣớc đây vẫn là đồng tiền ổn định, đƣợc nhiều nƣớc dùng làm cơ sở thanh toán quốc tế nhƣng dần dần mất giá nghiêm trọng do Mỹ bị khủng hoảng trong cán cân thanh toán, dự trữ vàng giảm sút không còn đủ khả năng đảm bảo cho đồng đôla làm đơn vị thanh toán quốc tế.

Trong bối cảnh so sánh lực lƣợng kinh tế giữa các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa thay đổi theo chiều hƣớng bất lợi cho Mỹ, các nƣớc Tây Âu có xu hƣớng tập hợp nhau lại để giành lại vai trò và địa vị chính trị của họ đã bị Mỹ lấn át. Tổng thống Pháp De Gaulle là ngƣời khởi xƣớng ý đồ này. Ông tham vọng tập hợp các nƣớc Tây Âu về kinh tế và chính trị, xoa dịu những tƣ tƣởng chống Đức trong nhân dân Pháp, tiến hành liên minh với Tây Đức, hạn chế vai trò của Anh vốn là đồng minh đƣợc Mỹ ƣu đãi và có những mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Ngày 25-3-1957, khối Thị trƣờng chung Châu Âu (EEC) đƣợc thành lập gồm 6 nƣớc: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan và Lúcxămbua. Mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác giữa các nƣớc thành viên để phát triển kinh tế bằng cách thủ tiêu hàng rào thuế quan giữa các nƣớc; định ra một biểu thuế thống nhất đối với hàng nhập khẩu không phải từ các nƣớc thành viên; định ra chính sách nông nghiệp chung cho các nƣớc thành viên. Những biện pháp của khối Thị trƣờng chung là một thách thức đối với ngoại thƣơng của các nƣớc không phải thành viên, đặc biệt là Mỹ - Anh, gây ra một cuộc “chiến tranh thƣơng mại” thực sự giữa các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây. Các

48

nƣớc Thị trƣờng chung giành đƣợc ƣu thế hơn hẳn trong kinh tế thƣơng mại, thúc đẩy nền kinh tế của họ tăng trƣởng rất mạnh.

Trong thời gian này, nội bộ hai hệ thống chính trị bắt đầu phân hóa, thế hòa hoãn chiến lƣợc bắt đầu hình thành trong quan hệ giữa hai hệ thống chính trị đối lập. Xuất phát từ lợi ích khác nhau, các nƣớc lớn đều triệt để khai thác tình hình này để quyết định chính sách. Tuy nhiên tình trạng hòa dịu trong quan hệ giữa các nƣớc lớn chƣa vững chắc, thậm chí có lúc tình hình lại căng thẳng lên, nảy sinh nhiều trở ngại do ảnh hƣởng nặng nề của cuộc chiến tranh lạnh và do quan điểm và chính sách khác nhau đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Chi phí tốn kém về quân sự trong cuộc chạy đua vũ trang làm cho cả Mỹ và Liên Xô phải tăng cƣờng ngân sách quốc phòng, ít chú ý đến công nghệ sản xuất phục vụ dân sinh, khiến hai nƣớc không còn ƣu thế về mặt này để cạnh tranh với các nƣớc khác. Trong khi nền công nghiệp các nƣớc Tây Âu, Nhật Bản do áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật mới nên ngày càng phát triển nhanh chóng. Những nhân tố đó thúc đẩy xu hƣớng giảm bớt chạy đua vũ trang và hòa dịu trong quan hệ Xô – Mỹ. Từ năm 1961 đến 1963, Xô – Mỹ đã có nhiều cuộc thƣơng lƣợng về vấn đề cấm thử vũ khí hạt nhân. Ngày 5-8-1963, Liên Xô, Mỹ, Anh đã kí Hiệp ƣớc cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, trong vũ trụ và dƣới nƣớc. Đây là hiệp ƣớc đầu tiên về giải trừ quân bị và ngăn ngừa vũ khí giết ngƣời hàng loạt đạt đƣợc giữa Liên Xô, Mỹ, Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong quan hệ hòa dịu quốc tế.

Các nƣớc trong cả hai phe xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa trƣớc tình hình mới của thế giới cũng bắt đầu có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hóa. Họ bắt đầu một chính sách cân bằng trong quan hệ quốc tế bằng cách cải thiện quan hệ với các nƣớc trƣớc kia là

49

đối địch. Pháp sau khi De Gaulle trở lại cầm quyền 1958 đã tăng cƣờng quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác. Quan hệ giữa Đức và Liên Xô cũng đƣợc cải thiện….

Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ từ sau khi nhân dân Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Chủ nghĩa thực dân không thể duy trì ách thống trị ở các thuộc địa cũ, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ từng mảng lớn. Ở châu Phi, phong trào phát triển mạnh mẽ, trong vòng 5 năm từ năm 1957 đến 1962, hầu hết các nƣớc châu Phi đều giành đƣợc độc lập, đặc biệt là năm 1960 có đến 17 quốc gia giành đƣợc độc lập và đƣợc coi là “Năm châu Phi”.

Ở Mỹ Latinh, cách mạng Cuba thành công năm 1959 đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Mỹ Latinh đấu tranh chống ách áp chế của Mỹ. Cũng từ đó, cơn bão táp cách mạng bùng nổ, hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang nhƣ Vênêzuêla, Bôvilia, Columbia, Nicaragoa. Mỹ Latinh không còn là “sân sau” yên ổn của Mỹ, khắp nơi đều có phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh và đòi chính phủ phải có chính sách bớt lệ thuộc vào Mỹ.

Năm 1960, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên bố phi thực dân hóa”, trao trả độc lập cho các nƣớc thuộc địa. Tuyên bố này có ý nghĩa to lớn cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập của các nƣớc thuộc địa, phụ thuộc. Tóm lại, trong những năm đầu thập niên 60, có sự chuyển biến sâu sắc trong cả hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa có sự phát triển khá mạnh, đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật. Đặc biệt Liên Xô trở thành cƣờng quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới và đạt đƣợc thế cân bằng hạt nhân với Mỹ. Các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa cũng có sự phát triển mạnh, tuy nhiên sự phát triển của các nƣớc Tây Âu và Nhật Bản nhanh hơn Mỹ, dần tìm cách thoát khỏi sự khống chế của Mỹ. Ƣu thế của Mỹ trên trƣờng quốc tế giảm xuống. Cuộc chạy đua

50

vũ trang khiến Liên Xô và Mỹ đang đánh mất ƣu thế cạnh tranh về kinh tế, nhận thấy nguy cơ đó nên xu hƣớng hòa hoãn đang hình thành giữa hai cực đối đầu. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, độc lập dân tộc trở thành xu thế tất yếu của thời đại.

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)