Tình hình Nam Việt Nam khi Kennedy lên nắm chính quyền

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 67)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Tình hình Nam Việt Nam khi Kennedy lên nắm chính quyền

2.3.1.1. Tình hình trong vùng kiểm soát của Mỹ - Diệm.

Khi Kennedy lên nắm quyền thì ở miền Nam Việt Nam thời kì tạm ổn định của chính quyền Ngô Đình Diệm đã qua và thời kì khủng hoảng đã bắt đầu. Phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Năm 1960, cơn bão táp cách mạng nổi lên, trƣớc hết là ở Nam Bộ và ở vùng rừng núi miền Trung Trung Bộ, chính quyền Diệm bị sụp đổ từng mảng.

67

Tại Bến Tre, ngày 17-1-1960, cuộc Đồng khởi nổ ra ở ba xã Định Thủy, Bình Khánh và Phƣớc Hiệp, rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Thạch Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại. Hàng vạn nhân dân xuống đƣờng, vũ trang giáo mác truy lùng bọn ác ôn, quét sạch tổ chức kìm kẹp của địch. Chỉ trong tuần đầu, nhân dân 47 xã đã đồng loạt nổi dậy đập tan bộ máy kìm kẹp của Mỹ - Diệm, giải phóng 150 ấp, bức rút 47 đồn bốt, diệt hơn 300 lính. Từ đó, phong trào lan rộng khắp các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Hầu hết chính quyền Diệm ở cơ sở tan rã hoặc bị tê liệt, 865 xã ở Nam Bộ và 3200 thôn ở miền núi khu V nhân dân đã giành đƣợc quyền làm chủ. Chính quyền Diệm, các tổ chức chính trị phản động ở đây bị tan rã, hàng ngàn binh lính, sĩ quan đầu hàng. Các khu trù mật, trại dinh điền, trại tập trung bị phá tan. Hầu hết ruộng đất đƣợc trả lại cho nhân dân. Lực lƣợng vũ trang cách mạng phát triển mạnh.

Nếu nhƣ trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1959, Mỹ - Diệm kiểm soát đại đa số các thôn xã ở miền Nam Việt Nam, thì đến năm 1960, Mỹ - Diệm chỉ còn kiểm soát đƣợc 300 xã trên tổng số 1300 xã ở Nam Bộ; 4000 thôn trên tổng số 9000 thôn của vùng rừng núi Nam Trung Bộ [21; tr.235].

Phong trào Đồng khởi ở nông thôn đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở thành thị. Hàng vạn đồng bào đã kéo xuống đƣờng biểu tình đòi quyền tự do, dân chủ, chống bắt lính, chống khủng bố, đòi hủy bỏ luật 10/59… Trong năm 1960, có hơn 10 triệu lƣợt ngƣời tham gia đấu tranh chính trị, tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20-7, ngày đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Trên khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, nhân dân đã xuống đƣờng biểu tình chống chính sách xâm lƣợc và gây chiến của Mỹ, đòi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

68

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đánh dấu bƣớc phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: từ thế giữ gìn lực lƣợng chuyển sang thế tiến công liên tục, đẩy chính quyền Diệm vào thời kì khủng hoảng. Ngày 11-11-1960, Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính thất bại nhƣng cuộc khủng hoảng trong nội bộ chính quyền Diệm vẫn tiếp tục kéo dài. Sau cuộc đảo chính, uy thế của Ngô Đình Diệm giảm sút rõ rệt. Lo sợ nguy cơ của một cuộc đảo chính mới, Diệm một mặt ra sức tiêu diệt các lực lƣợng đối lập đã gây ra và ủng hộ cuộc đảo chính, mặt khác tìm mọi cách lấy lại uy thế của mình bằng các “biện pháp dân chủ” nhƣ: bầu cử tổng thống, cải tổ chính quyền, nhƣng vẫn tiếp tục không hợp tác với các tổ chức đối lập mặc dù các tổ chức đó đều là thân Mỹ.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đánh dấu chiến lƣợc “Chiến tranh đơn phƣơng” của Eisenhower hoàn toàn thất bại.

2.3.1.2. Tình hình trong vùng giải phóng.

Phong trào cách mạng có bƣớc phát triển mới, phong trào đấu tranh của nhân dân từ chỗ bị đánh phá ác liệt, bị kìm kẹp và bị kiểm soát gắt gao đã phát triển mạnh mẽ lôi cuốn hàng triệu ngƣời tham gia vào các cuộc bãi công, mít tinh, biểu tình làm thất bại một phần lớn chính sách khủng bố, tàn sát, bắt lính của chính quyền Diệm.

Cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ của nhân dân miền Nam cuối năm 1959 đầu năm 1960 làm tan rã chính quyền cấp xã của Diệm trên một diện rộng, đánh dấu bƣớc phát triển mới của cách mạng miền Nam. Với phong trào Đồng khởi hình thái lực lƣợng vũ trang ba thứ quân hình thành và phát triển. Căn cứ địa liên hoàn nối liền giữa các huyện, các tỉnh hình thành. Trong vùng giải phóng, quyền làm chủ hoàn toàn thuộc về quần chúng nhân dân, chính quyền tự quản của quần chúng đã ra đời, giải quyết mọi việc ở thôn xã.

69

Lực lƣợng cách mạng phát triển nhanh chóng với bƣớc tiến mới. Trên cơ sở đó ngày 20-12-1960, tại Tân Lập, huyện Châu Thành trong vùng căn cứ Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, các tôn giáo, các dân tộc toàn miền Nam đã họp, ra quyết định thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn, Chƣơng trình hành động 10 điểm:

1- Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm – tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh, dân tộc, dân chủ.

2- Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, tiến bộ.

3- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, cải thiện dân sinh.

4- Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho ngƣời cày có ruộng.

5- Xây dựng nền văn hóa, giáo dục dân tộc dân chủ.

6- Xây dựng một đội quân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7- Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

8- Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập.

9- Lập lại quan hệ bình thƣờng giữa hai miền, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

10- Chống chiến tranh xâm lƣợc, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới. [22, tr.170]

Mặt trận ra đời đã thống nhất các lực lƣợng yêu nƣớc chống Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam dƣới một ngọn cờ chiến đấu chung, đánh dấu một bƣớc ngoặt mới trong lịch sử chiến đấu của nhân dân miền Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng tập hợp thêm lực lƣợng, ảnh hƣởng sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo mọi mặt đấu tranh của quần chúng.

70

Trong quá trình đấu tranh của nhân dân miền Nam, vùng giải phóng và vùng phá thế kìm kẹp của Mỹ - Diệm dần đƣợc hình thành và ngày càng mở rộng, nhiều vùng trở thành những căn cứ địa vững chắc cho cách mạng.

Từ năm 1954 đến 1959, tuy Mỹ - Diệm kiểm soát đại đa số các thôn xã, nhƣng một số thôn xã bề ngoài thì vẫn có ngụy quyền nhƣng ở đó lực lƣợng vũ trang của nhân dân đã mạnh nên sức kìm kẹp của chính quyền Diệm bị hạn chế; đồng thời ở nhiều vùng rừng núi Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Mỹ - Diệm chƣa đặt nổi bộ máy cai trị. Tuy vậy, ở các nơi này, nhân dân lúc đó chƣa có bộ máy tự quản của mình.

Năm 1960, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, vùng tự do và vùng phá thế kìm kẹp của Mỹ - Diệm đƣợc mở rộng, bao gồm: 1.000 xã trên tổng số 1.300 xã ở Nam bộ, 5.000 thôn trên tổng số hơn 9.000 thôn ở miền rừng núi Trung Nam bộ [21; tr.234].

Vùng giải phóng là kết quả đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân. Bằng đấu tranh chính trị và vũ trang, nhân dân bắt địch rút đồn bốt hay trực tiếp hạ đồn bốt, nhân dân bức tề đầu hàng hay trực tiếp diệt tề. Ngụy quyền bị giải tán, nhân dân tự quản, cấp ủy của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thƣờng làm nhiệm vụ quản trị vùng giải phóng của Ủy ban trung ƣơng mặt trận. Vùng giải phóng trở thành nguồn cung cấp sức ngƣời, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ - Diệm.

Trong vùng giải phóng, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đề ra nhiều biện pháp bênh vực quyền lợi thiết thực của nông dân:

- Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, đảm bảo quyền sở hữu đất khai hoang cho ngƣời có công khai phá, bảo hộ quyền sở hữu chính đáng về ruộng đất đã đƣợc chia cho nông dân.

71

- Bãi bỏ khu trù mật, bãi bỏ chế độ bắt dân đi đinh điền. Đồng bào bị cƣỡng bức vào khu dinh điền, khu trù mật đƣợc tự do trở về sinh sống làm ăn trên ruộng vƣờn của mình.

- Chia ruộng đất cho dân cày nghèo không có ruộng hoặc thiếu ruộng. Chia lại công điền cho công bằng, hợp lý.

- Bằng thƣơng lƣợng và giá cả công bằng, hợp lý, Mặt trận mua lại ruộng đất của điền chủ tùy theo mức độ đất của từng địa phƣơng đem chia cho nông dân không có đất hoặc thiếu đất. Nông dân đƣợc chia ruộng đất không phải trả tiền và không bị ràng buộc bởi một điều kiện nào. Những biện pháp của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam, làm cho ngƣời cày có ruộng để bồi dƣỡng sức dân, tăng cƣờng lực lƣợng kháng chiến. Những biện pháp đó cũng là một cách hiệu nghiệm làm cho mọi ngƣời, kể cả những ngƣời kém hiểu biết cũng thấy đƣợc sự khác nhau cơ bản giữa chính sách của Mỹ - Diệm và chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về vấn đề ruộng đất và nông dân.

Tóm lại, khi Kennedy lên nắm quyền ở Mỹ thì ở miền Nam Việt Nam chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm lâm vào khủng hoảng, vùng kiểm soát của Mỹ - Diệm ngày càng bị thu hẹp, phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam có bƣớc phát triển mạnh. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đƣợc thành lập trở thành trung tâm đoàn kết và lãnh đạo phong trào cách mạng. Vùng giải phóng và vùng phá thế kìm kẹp của Mỹ - Diệm ngày càng mở rộng, ở đó nhân dân đƣợc hƣởng những chính sách tiến bộ nên càng tin tƣởng, ủng hộ và tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm dƣới sự lãnh đạo của Mặt trận.

72

Một phần của tài liệu Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)