6. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ tháng 7-1954 đến năm
1.2.3.1. Về chính trị, ngoại giao
Hiệp định Geneva đƣợc kí kết là một thất bại đối với chủ nghĩa đế quốc. Riêng đối với Pháp, ngoài việc sa lầy trong chiến tranh Đông Dƣơng, Pháp còn đang lúng túng trong việc phải đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Angiêri và các thuộc địa ở châu Phi. Do đó, đối với Pháp, Điện Biên Phủ và hiệp định Geneva chính là mốc chấm dứt đối với chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhƣng Mỹ chƣa chịu từ bỏ âm mƣu xâm lƣợc, dù phải tuyên bố ghi nhận những điều khoản của hiệp định Geneva nhƣng chỉ sau đó một ngày, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố ngƣợc lại hẳn là: “Chính Mỹ không tham dự vào các quyết định của Hội nghị Geneva và không bị các quyết định đó trói buộc”. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thƣợng viện Mỹ, J. W. Fulbright, cũng tuyên bố hiệp định Geneva chỉ là một hiệp định ngừng chiến sẽ có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào.
Ngay từ ngày 7-7-1954, trƣớc khi Hiệp định Geneva đƣợc kí kết 13 ngày, Mỹ đã đƣa Ngô Đình Diệm (ngƣời đƣợc Mỹ nuôi dƣỡng từ lâu) về nƣớc làm thủ tƣớng thay thế Bửu Lộc. Ngay sau khi Hiệp định Geneva đƣợc kí kết chƣa ráo mực, ngày 8-8-1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đƣa ra bốn chính sách lớn:
1- Mỹ trực tiếp viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Mỹ chỉ dành cho Pháp 100 triệu đôla trong tổng số 400 triệu viện trợ.
2- Mỹ trực tiếp chỉ huy và huấn luyện quân đội ngụy 3- Pháp rút hết quân khỏi miền Nam.
34
Tháng 9 - 1954, Mỹ đã hoạt động mạnh để thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) mà thời gian trƣớc còn đang bàn bạc và tuyên bố đặt các nƣớc Đông Dƣơng (miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia) dƣới sự bảo hộ của khối này. Cũng trong thời gian này, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm, để xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành chế độ độc tài quân sự tay sai của Mỹ, biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mỹ.
Tháng 11 - 1954, Mỹ cử tƣớng L. Colins sang làm đại sứ ở Sài Gòn và đề ra kế hoạch 6 điểm nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Kế hoạch Colins gồm những vấn đề:
- Bảo trợ chính quyền Diệm. Viện trợ thẳng cho chính quyền Sài Gòn. - Xây dựng quân đội miền Nam Việt Nam gồm 15 vạn ngƣời do Mỹ
trang bị và huấn luyện.
- Bầu cử quốc hội ở miền Nam, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn. - Định cƣ cho số ngƣời công giáo miền Bắc di cƣ vào miền Nam và vạch
kế hoạch cải cách điền địa.
- Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ƣu tiên cho hàng hóa Mỹ ở miền Nam.
- Đào tạo cán bộ hành chính.
Ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải kí với Mỹ bản hiệp ƣớc giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị quân ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mỹ.
Ngày 19-12-1954, Pháp kí hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cũng trong thời kì này, quân Pháp rút dần khỏi Việt Nam, Lào, Campuchia. Giữa năm 1955, chính phủ Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ cao ủy ở miền Nam Việt Nam, từ bỏ trách nhiệm thực hiện các điều khoản của hiệp định Geneva.
35
Còn Mỹ - Diệm tích cực thực hiện các hành động để loại bỏ ảnh hƣởng của Pháp và chính quyền Bảo Đại và tạo dựng một bộ mặt “độc lập” giả hiệu cho chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.
Đƣợc Mỹ viện trợ, giúp sức điều hành nhƣng chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn bị uy hiếp từ nhiều phía: Các thế lực thân Pháp trong hàng ngũ quân đội Liên hiệp Pháp tập hợp quanh tƣớng Nguyễn Văn Hinh, tham mƣu trƣởng Ngụy quân ra sức chống Diệm, các giáo phái có lực lƣợng vũ trang riêng đƣợc Pháp ủng hộ cũng tìm cách móc nối với lực lƣợng thân Pháp âm mƣu lật đổ Diệm. Mặt khác còn có lực lƣợng cách mạng đang tồn tại trong các thôn, xóm khắp miền Nam là lực lƣợng đối kháng lớn nhất đang đe dọa sự tồn tại của chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam.
Để đối phó với tình hình, ngày 9-10-1954, Diệm cách chức Tổng tham mƣu trƣởng của Nguyễn Văn Hinh và một loạt các tƣớng tá thân Pháp khác. Sau đó, Mỹ - Diệm dùng bạo lực để tiêu diệt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên và các lực lƣợng thân Pháp khác.
Ngày 17-7-1955, Diệm tuyên bố từ chối hiệp thƣơng tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Diệm tổ chức “trƣng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và đƣa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống. Sau khi lên nắm chính quyền, Diệm tiến hành xây dựng miền Nam thành một “quốc gia mạnh” của “thế giới tự do”, có một “đạo quân cảnh sát” và một “đạo quân sen đầm” lớn mạnh để chống cách mạng, chống cộng sản. Để tạo chỗ dựa, Diệm đã thành lập “Đảng Cần lao nhân vị”, phong trào “cách mạng quốc gia”, “thanh niên cộng hòa”, “phụ nữ liên đới” từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm tập hợp bọn phản động trong giai cấp tƣ sản, địa chủ, Thiên chúa giáo và những tên có hận thù với cách mạng, làm hậu thuẫn cho chính quyền Diệm. Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu Quốc hội riêng rẽ và ngày 26-10-1956 cho công bố “Hiến pháp Việt Nam
36
cộng hòa”. Đây là việc làm hoàn toàn bất hợp pháp, trái với tinh thần Hiệp định Geneva nhằm biến miền Nam thành một “quốc gia” riêng.
Với một hệ thống cố vấn chặt chẽ cắm từ Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mƣu, Nha cảnh sát, các Bộ của chính quyền Sài Gòn đến các đơn vị quân đội, các địa phƣơng và dựa vào quyền lực của vũ khí, đôla viện trợ, Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam Việt Nam. Mỹ nắm quyền quyết định từ đƣờng lối, chính sách đến các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam nhƣ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội và ngoại giao, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để chống phá, tiến công miền Bắc, làm “con đê” ngăn chủ nghĩa xã hội và không cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đông Nam Á.
Song song với việc xây dựng chính quyền, quân đội, tiêu diệt các giáo phái, Mỹ - Diệm tập trung khủng bố dã man những ngƣời kháng chiến cũ, những ngƣời yêu nƣớc miền Nam. Lợi dụng lúc Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi các vị trí đóng quân, các vùng tự do cũ về nơi tập kết, đồng bào còn ngỡ ngàng, tổ chức Đảng chƣa ổn định, Mỹ - Diệm tiến hành đánh phá ngay, hòng gây không khí khủng bố trong nhân dân, nhằm làm cho hàng ngũ Đảng viên và quần chúng nhân dân bị rối loạn.
Từ tháng 5 - 1955 đến 5 - 1956, Mỹ - Diệm phát động chiến dịch “tố cộng giai đoạn I” trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam. Mục đích của “chiến dịch tố cộng” Mỹ - Diệm nhằm “gây uất hận trong dân chúng đối với Việt cộng”:
1- Để cho nhân dân tố giác Việt cộng còn ở lại hoạt động.
2- Khủng bố tinh thần Việt cộng làm cho Việt cộng nghi ngờ quần chúng mà không dám hoạt động nữa.
3- Đánh lệch tƣ tƣởng các phần tử lừng khừng còn hƣớng về cộng sản phải ngả hẳn về phía chính phủ quốc gia.
37
4- Thêm phƣơng tiện để kiểm soát cán bộ cộng sản còn ở lại hoạt động trong vùng quốc gia kiểm soát. [55, tr.80]
Trong chiến dịch này, Mỹ - Diệm cƣỡng bức nhân dân học tập “tố cộng” liên miên, vu khống, tố cáo những ngƣời cách mạng, đề cao Ngô Đình Diệm. Thủ đoạn của chúng là vừa mua chuộc, lừa bịp, mị dân vừa đàn áp tàn bạo, trắng trợn. Để hỗ trợ cho việc “tố cộng”, Mỹ - Diệm còn tiến hành các cuộc càn quét vào các vùng căn cứ cách mạng. Mỹ - Diệm chia từng ô làng xã, phân loại từng gia đình theo A, B, C để kìm kẹp, khống chế, cho bắt tất cả đàn ông, đàn bà từ 18 đến 54 tuổi phải vào tổ chức bảo vệ hƣơng thôn để tuần tra, canh gác, phát hiện những ngƣời theo cách mạng.
Tháng 4 - 1957, chính quyền Diệm triển khai kế hoạch lập dinh điền, đƣa dân miền Bắc di cƣ và đồng bào ở các tỉnh đồng bằng lên vùng rừng núi, dọc biên giới từ tỉnh Kon Tum đến Đông Nam Bộ. Mỹ - Diệm dồn đồng bào các dân tộc miền núi vào những khu trù mật, trại dinh điền ở dọc các trục đƣờng giao thông và căn cứ quân sự. Mục đích của Mỹ - Diệm là nhằm bảo đảm an ninh cho những vùng nghi ngờ là có lực lƣợng cách mạng thâm nhập.
Tháng 5 - 1957, Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. Không khí khủng bố, chết chóc bao trùm khắp nông thôn, thành thị miền Nam. Phong trào đấu tranh của quần chúng bị Diệm cho quân đàn áp dã man.
Tháng 3 - 1959, Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh. Tháng 5 - 1959, Diệm lại ra luật 10-59, thiết lập 3 tòa án quân sự đặc biệt, công khai chém giết đồng bào miền Nam. Các chính sách của Diệm gây nên sự phẫn uất lớn trong quần chúng nhân dân, đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam lên cao, đặc biệt là phong trào Đồng khởi.
Nhƣ vậy, từ tháng 7 - 1954 đến năm 1959, Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của
38
Mỹ. Chính quyền Ngô Đình Diệm trở thành công cụ của Mỹ, thi hành những chính sách chính trị phản động vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của Hiệp định Geneva, đi ngƣợc lại với lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam. 1.2.3.2. Về quân sự
Mỹ trực tiếp nắm lấy việc xây dựng, tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo đội quân của Diệm. Mỹ - Diệm đã kí kết các hiệp nghị tay đôi ngày 21 - 2 đến 7- 3-1955 và ngày 22, 23-4-1955 dƣới danh nghĩa “viện trợ kinh tế bổ sung” nhƣng thực chất là để cho Mỹ toàn quyền nắm lấy quân đội miền Nam và biến miền Nam thành một căn cứ quân sự của Mỹ.
Phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) chính là cơ quan đầu não đại diện cho chính phủ Mỹ để tiến hành các hoạt động về quân sự. Điều kiện cơ bản của hiệp nghị cấp “viện trợ tài chính bổ sung” cho quân đội miền Nam đã ghi rằng: “Trƣởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ sẽ giữ hoàn toàn trách nhiệm về tổ chức và huấn luyện quân đội miền Nam”. Trong thời kì này bất chấp sự quy định của Hiệp định Geneva, phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ đã tăng cƣờng mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động. Điều 16 của Hiệp định Geneva đã quy định không đƣợc tăng thêm vào Việt Nam mọi bộ đội và nhân viên quân sự. Nhƣng từ năm 1954 đến năm 1959 số lƣợng của phái đoàn cố vấn quân sự ngày càng tăng lên (từ 35 ngƣời năm 1950 lên 699 ngƣời năm 1956) và trở thành một bộ máy to lớn, phức tạp, toàn diện về mọi mặt: cung cấp vũ khí, tiền bạc, huấn luyện, tham mƣu, chỉ đạo kĩ thuật và cả chỉ đạo tác chiến. Bộ máy đó bao gồm một hệ thống “cố vấn” từ trung ƣơng xuống địa phƣơng. Có “cố vấn” từ bộ Quốc phòng, bộ Tổng Tham mƣu xuống tận các đơn vị quân khu, tiểu đoàn của quân đội miền Nam. Guồng máy đó nắm tất cả các lực lƣợng chính quy, cảnh sát, biệt kích của chính quyền Sài Gòn. Tổ chức này gồm các tổ chức chỉ đạo các loại binh chủng: lục quân, không quân, hải quân, pháo binh, quân y, giao thông, vận tải, hậu cần.
39
Cùng với việc bộ máy viện trợ quân sự đó phình lên, viện trợ quân sự Mỹ đối với miền Nam cũng rất to lớn.
Bảng 1.1: Viện trợ quốc phòng Mỹ trong ngân sách quốc phòng miền Nam. (Đơn vị: năm 1955: triệu đồng tiền Đông Dƣơng. Kể từ năm 1956: triệu đồng
miền Nam.) Năm Ngân sách quốc phòng
miền Nam. (A)
Viện trợ Mỹ (B) % B/A 1955 10.622,1 7.037,6 66,3 1956 6.967,7 5.643,9 81 1957 6.598,6 5.699,2 86,3 1958 6.082 5.051,6 83 1959 6.137,2 5.051 81,8 (Nguồn [60, tr.138])
Qua bảng số liệu, số tiền mà Mỹ cung cấp để nuôi quân đội miền Nam dƣới danh nghĩa viện trợ quốc phòng luôn chiếm khoảng 80% của ngân sách miền Nam.
Chính dựa vào số tiền viện trợ vũ khí và viện trợ quốc phòng đó mà đến tháng 6 - 1955, Mỹ đã xây dựng cho chính quyền Sài Gòn một đội quân dƣới sự điều khiển trực tiếp của Mỹ gồm 10 sƣ đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp và 54.000 quân địa phƣơng… Đội quân đó đƣợc trang bị hiện đại và đƣợc huấn luyện theo chƣơng trình do cố vấn Mỹ đặt ra. Mỹ còn xây dựng một hệ thống sân bay, quân cảng, đƣờng giao thông chiến lƣợc nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ.
Viện trợ quân sự và lực lƣợng quân sự đã qua huấn luyện đƣợc sử dụng vào các chiến dịch “tố cộng”, Mỹ - Diệm dùng thủ đoạn đánh phá tràn lan, tiến hành các cuộc càn quét cỡ đại đội, tiểu đoàn gây ra những vụ thảm sát đẫm máu
40
nhằm tiêu diệt lực lƣợng cách mạng. Với khẩu hiệu “tiêu diệt cán bộ nằm vùng”, “tiêu diệt cộng sản tận gốc”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Mỹ - Diệm đã kích thích những tên ác ôn tay sai tàn sát đẫm máu những ngƣời yêu nƣớc, kháng chiến cũ, những ngƣời có cảm tình với cách mạng hoặc bị tình nghi. Trong năm 1954, Mỹ - Diệm đã gây ra hàng loạt những vụ thảm sát ở Kim Đôi làm 17 ngƣời chết, 67 ngƣời bị thƣơng, ở Chợ Đƣợc 31 ngƣời chết và nhiều ngƣời bị thƣơng, ở Ngân Sơn 80 ngƣời chết, 50 ngƣời bị thƣơng; ở Mỏ Cày 17 ngƣời chết, 500 ngƣời bị thƣơng, ở Quảng Nam 105 ngƣời chết, 186 ngƣời bị thƣơng… Sang năm 1955, mức độ thảm sát của Mỹ - Diệm ngày càng dã man, cùng với khủng bố ở cơ sở, Mỹ - Diệm còn mở các chiến dịch đánh phá để chuẩn bị cho cuộc “tố cộng” quy mô lớn: nhƣ các chiến dịch Phan Chu Trinh (2 - 1955) đánh phá các tỉnh ở Trung Bộ, trong đó lấy Quảng Nam làm trọng điểm; “chiến dịch giải phóng” (4 - 1955) đánh phá Quảng Ngãi và Bắc Bình Định; chiến dịch Trịnh Minh Thế (5 - 1955) đánh phá các tỉnh khu V… Chỉ từ tháng 7 - 1955 đến tháng 2 - 1956, Mỹ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên và những ngƣời yêu nƣớc. Cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng bị tổn thất nặng nề.
Từ tháng 7 - 1956, Mỹ - Diệm tiến hành giai đoạn II của “chiến dịch tố cộng” nhằm tiêu diệt tận gốc “cộng sản”, “thanh lọc dân cƣ”, bắt nhân dân miền Nam phải theo ý Mỹ - Diệm. Với mục đích đó, Mỹ - Diệm liên tiếp tổ chức những cuộc hành quân quy mô vừa và lớn trên khắp miền Nam.
Để đảm bảo hiện đại hóa quân đội Sài Gòn và củng cố chính quyền tay sai, Mỹ đã cung cấp tiền của, vũ khí chiếm tới 70 – 80% toàn bộ ngân sách của Diệm. Số lƣợng vũ khí, quân dụng ngày càng tăng lên: năm 1956, Mỹ chở sang miền Nam 82 chuyến, 1957: 109 chuyến, 1958: 104 chuyến, 1959: 187 chuyến. Nhờ viện trợ Mỹ, tháng 6 – 1957, chính quyền Diệm đƣa ra “luật quân dịch” để
41
ép buộc thanh niên đi lính thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội làm cho số lƣợng ngụy quân ngày càng tăng lên và đƣợc trang bị vũ khí ngày càng hiện đại.
Trong năm 1957, Mỹ - Diệm mở các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn và kéo dài vào các vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây, Trung Nam Bộ.