Dựa vào những tiêu chí đánh giá ý thức pháp luật của HSSV đã được đề cập ở chương 1, thực trạng ý thức pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ cần đánh giá đầy đủ trên các phương diện như nhận thức của các em về pháp luật, thái độ của các em đối với những quy định đó và việc chấp hành các quy định đó như thế nào. Việc khảo sát thực trạng ý thức pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ được nhìn nhận ở ba phương diện đó như sau:
2.2.1.1. Nhận thức pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ:
Nhận thức pháp luật có thể hiểu đó là khả năng hiểu biết hay trình độ hiểu biết về các quy định của hiến pháp cũng như các quy định cụ thể của pháp luật. So với những năm trước đây khi chưa đưa nội dung giáo dục pháp luật vào nhà trường thì sau hơn mười năm đưa nội dung pháp luật vào nhà trường, cộng với sự tăng cường giáo dục pháp luật trong nhân dân và qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy các em đã có những tri thức nhất định về pháp luật.
Để có thêm những cơ sở khoa học, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một điều tra xã hội học như sau: phát phiếu điều tra yêu cầu trả lời một số câu hỏi theo 2 nhóm, nhóm câu hỏi điều tra về hiểu biết pháp luật và nhóm câu hỏi về thái độ đối với pháp luật. Áp dụng cho 2094 HSSV của một số trường ĐH, CĐ, THPT trong tỉnh (trong đó 50% học sinh vùng thành thị và 50% vùng nông thôn).
Phiếu điều tra về hiểu biết
và thái độ đối với pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ
Họ và tên:……….. Lớp: ………... Trường: :………...
Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Em hiểu pháp luật là gì ?
……… ……… …... Câu 2: Pháp luật có vai trò như thế nào với đời sống?
...……….. ………. Câu 3: Theo em Bộ luật Hình sự quy định về vấn đề gì ?
………... Câu 4: Em cho biết quyền dân sự là gì ? Bao gồm những quyền gì ?
………. Câu 5: Em cho biết tuổi nào phải chịu trách nhiệm xử lý hình sự?
………. ………... Câu 6: Em cho biết tuổi đăng kí kết hôn của nam, của nữ? ... . . ... Câu 7: Theo em, người dân có được quyền săn, bắt, nuôi, nhốt động vật quý hiếm không? ... Câu 8: Em có thích học môn Pháp luật, môn GDCD không?
... Câu 9: Pháp luật có cần thiết với đời sống không?
Câu 10: Có nên đưa môn Pháp luật nhiều hơn vào trường học không?
... Câu 11: Trong những văn bản pháp luật sau, Em hãy đánh dấu nhân vào những văn bản pháp luật mà em đã từng đọc:
- Hiến pháp 1992
- Bộ luật hình sự
- Luật Hôn nhân và gia đình - Luật Bảo vệ Tài nguyên và môi trường - Luật giao thông đường bộ Kết quả được thể hiện ở các bảng 2.1; 2.2; 2.3
Bảng 2.1. Thống kê kết quả điều tra về nhận thức của HSSV tỉnh Phú Thọ đối với Pháp luật
Câu hỏi điều tra
Số HSSV trả lời đúng Tỉ lệ % Số HSSV trả lời sai Tỉ lệ % Em hiểu pháp luật là gì ? 1679 80,2 415 19,8 Pháp luật có vai trò như thế nào với
đời sống? 1487 71 607 29
Theo em Bộ luật Hình sự quy định về
vấn đề gì? 140 6,7 1954 93,3
Em cho biết quyền dân sự là gì? Bao
gồm những quyền gì? 65 3,1 2029 96,9 Em cho biết tuổi nào phải chịu trách
nhiệm xử lý hình sự? 117 5,6 1977 94,4 Em cho biết tuổi đăng kí kết hôn là
bao nhiêu ? 848 40,5 1246 59,5
Theo em, người dân có quyền nuôi
Bảng 2.2.Thống kê kết quả điều tra về thái độ của HSSV tỉnh Phú Thọ đối với Pháp luật
Câu hỏi điều tra
Số HSSV trả lời có Tỉ lệ % Số HSSV trả lời không Tỉ lệ % Em có thích học môn Pháp luật, GDCD không? 1738 83% 356 17%
Pháp luật có cần thiết với đời sống
không? 1941 92,7 153 7,3
Có nên đưa môn Pháp luật nhiều hơn
vào trường học không? 1514 72,3 580 27,7 Bảng 2.3. Thống kê kết quả điều tra thái độ của HSSV tỉnh Phú Thọ
đối với Pháp luật thông qua việc đọc một số văn bản luật
Các văn bản pháp luật Số HSSV đã đọc Tỉ lệ % Số HSSV chƣa đọc Tỉ lệ % Hiến pháp 1992 126 6 1968 94 Bộ luật hình sự 163 7,8 2078 92
Luật Hôn nhân và gia đình 203 9,7 1688 93,3 Luật Bảo vệ Tài nguyên và môi trường 151 7,2 1943 92,8 Luật Giao thông đường bộ 450 21,5 1644 78,5
Từ kết quả điều tra trên và thực tiễn trong quá trình giảng dạy pháp luật ở trường học cho thấy:
- Mặt tích cực: nhận thức pháp luật của các em đã được nâng lên, các em đã có những hiểu biết ban đầu về pháp luật. Nói chung đa số các em hiểu được pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Các em cũng hiểu
được vai trò của pháp luật và thực hiện pháp luật là để quản lý xã hội, để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Các em được trang bị một số kiến thức cơ sở về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân…
- Mặt hạn chế trong nhận thức về pháp luật của các em đó là: Mặc dù các em có những hiểu biết chung nhất về pháp luật như vậy nhưng khi đi vào nội dung cụ thể của một số ngành luật như bộ luật hình sự, dân sự, luật hôn nhân gia đình, khiếu nại tố cáo quy định về cái gì, hay có những nội dung cơ bản gì thì các em lại không nắm được. Qua đó chúng ta có thể thấy các em đã có những hiểu biết ban đầu, thô sơ về pháp luật nhưng hay một số những nội dung cơ bản thông dụng trong một số ngành luật cụ thể thì các em hầu như không hiểu sâu, không đầy đủ, còn hạn hẹp. Với sự hiểu biết đó sẽ chưa đủ để các em ứng xử vào cuộc sống cho phù hợp với pháp luật.
2.2.1.2. Thái độ đối với pháp luật:
Về thái độ với pháp luật có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó cũng thể hiện mặt hạn chế:
- Mặt tích cực: Qua tìm hiểu thực tế, thông qua thu nhập tin tức từ các báo đài, các công trình nghiên cứu và kết quả điều tra [bảng1], chúng ta có thể thấy rằng đa số các em có thái độ tôn trọng pháp luật, 83% học sinh được hỏi có thích học pháp luật, 92,7% các em được hỏi trả lời pháp luật cần cho đời sống xã hội, 72,3% cho rằng cần đưa pháp luật vào nhà trường nhiều hơn và từ đó để thấy chứng tỏ các em hiểu tầm quan trọng của pháp luật, có tình cảm, thái độ tương đối tốt với pháp luật. Chính vì vậy đa số các em có ý thức chấp hành những quy định của pháp luật. Nhưng đối với các em HSSV từ thái độ đến hành vi là cả một quá trình.
- Mặt hạn chế: Do nhận thức của các em HSSV về pháp luật còn hạn chế, việc giáo dục ý thức pháp luật chưa có hiệu quả, điều kiện vật chất còn thấp, sản xuất nông nghiệp chiếm đa số, bên cạnh đó việc tìm hiểu và làm
theo pháp luật không phải là thói quen truyền thống của con người Việt Nam. Khi được hỏi về việc các em đã từng đọc một số văn bản pháp luật, kết quả thu được là rất thấp [bảng 2.3]:
Hiến pháp 1992 chỉ có 6% em đã đọc
Bộ luật hình sự chỉ có 7,8% em đã đọc
Luật Hôn nhân và gia đình chỉ có 9,7% em đã đọc
Luật Bảo vệ Tài nguyên và môi trường chỉ có 7,2% em đã đọc
Luật giao thông đường bộ có 21,5% em đã đọc.
Thực tế đó cho thấy các em chưa có thói quen tìm hiểu và chưa có thói quen sử dụng pháp luật, chưa củng cố mạnh niền tin, thái độ, tình cảm với pháp luật. Thói quen sử dụng pháp luật chưa ổn định, chưa ý thức được đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật, chưa thấy hết được vai trò của pháp luật với đời sống xã hội nói chung, các em dù được học, được hiểu nhưng cũng chưa có thói quen xử sự theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó một số em do tâm lý lứa tuổi, do rất nhiều yếu tố khác như gia đình, hoàn cảnh, nhận thức,… lại có thái độ coi thường pháp luật, không tôn trọng pháp luật, không thấy hết vai trò của pháp luật đối với bản thân và xã hội.
2.2.1.3. Việc thực hiện pháp luật của HSSV của tỉnh Phú Thọ
Về thực trạng tình hình chấp hành pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ cũng có những mặt tích cực, mặt hạn chế:
- Mặt tích cực: Ý thức pháp luật của HSSV được thể hiện một cách tập trung qua việc chấp hành hay thực hiện pháp luật của các em. Việc thực hiện pháp luật là biểu hiện vô cùng quan trọng trong việc thể hiện ý thức pháp luật của các em bởi vì việc hiểu biết pháp luật đến đâu hay tình cảm đối với pháp luật như thế nào đi chăng nữa thì cơ bản là các em có vận dụng vào cuộc sống hay không, biến những quy định của pháp luật và tình cảm của mình đối với
pháp luật trong việc hành vi hợp pháp của các em. Việc hiểu pháp luật và có thái độ tích cực với pháp luật chưa đủ mà thực tế trong cuộc sống rất nhiều tình huống pháp luật xảy ra cần sự vận dụng hiểu biết, thái độ một cách linh hoạt. Bản thân các em HSSV đã tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, đã có những tiếp xúc hay có những tri thức nhất định về pháp luật do vậy các em nói chung phần lớn có ý thức chấp hành pháp luật. Mặc dù có tham gia nhiều hoạt động xã hội nhưng vẫn còn mang tính hạn hẹp, trong khuôn khổ, do vậy biểu hiện chấp hành pháp luật còn bộc lộ chưa triệt để. Từ đó có thể thấy rằng đa số các em chấp hành pháp luật, có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật đề ra như việc giữ gìn trật tự kỷ cương nơi trường lớp, các khu dân cư. Trong gia đình phần lớn các em cũng đã thực hiện vai trò, bổn phận của mình… Tuy vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế.
- Mặt hạn chế: Như chúng ta đã biết, những bất cập trong công tác giáo dục pháp luật, những hạn chế trong khả năng chủ động nhận thức và vận dụng pháp luật trong các hành vi của bản thân các em đã làm cho tình trạng vi phạm pháp luật vẫn liên tục xảy ra và có chiều hướng ra tăng. Có thể thấy rằng, do thái độ đối với pháp luật còn hạn chế, thói quen sử dụng pháp luật chưa được củng cố nên dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật của các em HSSV ở đây. Theo báo cáo tổng kết của Công An tỉnh Phú Thọ [20, tr2], Sở Giáo dục và Đào tạo [18, tr3], và qua tìm hiểu thực tế, số HSSV vi phạm pháp luật còn nhiều. Ngoài việc đa số các em thường xuyên vi phạm Luật giao thông đường bộ (tụ tập dưới lòng đường, đi xe ngược chiều, không chấp hành tín hiệu giao thông, đi xe dàn hàng ngang, điều khiển xe gắn máy khi chưa đến tuổi), Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường (vứt rác bừa bãi)... thì một số HSSV tỉnh Phú Thọ còn vi phạm vào một số tội nghiêm trọng như trộm cắp tài sản, đánh người gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản công dân, giết người, giết người cướp của, đua xe trái phép, tội đánh bạc, gây rối trật tự công cộng,
giao cấu với trẻ em… Trong đó tỉ lệ vi phạm pháp luật với những tội danh này ngày một gia tăng và tính chất vi phạm nhiều khi rất côn đồ, hung hãn. Ví dụ chỉ từ những mâu thuẫn nhỏ mà các em sẵn sàng đánh người gây thương tích, giết người…
Số liệu cụ thể:
Năm 2011 số tội phạm bị đưa ra xét xử là 1525 người trong đó có 45 người là HSSV, chiếm 3%.
Năm 2012 số tội phạm bị đưa ra xét xử là 1361 người trong đó có 70 người là HSSV, chiếm 5,15%.
Đây mới chỉ là số liệu những vụ án hình sự đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ [19, tr 2]. Trên thực tế con số này cao hơn rất nhiều và bên cạnh đó là những vi phạm hành chính chưa được kể đến hoặc những vi phạm mà chưa được xử lý như vi phạm luật an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tham gia các tệ nạn xã hội, gây rối trật tự công cộng.... Nhìn vào số liệu đó ta còn thấy rằng số tội phạm bị đưa ra xét xử của năm sau có giảm hơn so với năm trước nhưng tỉ lệ học sinh vi phạm pháp luật lại cao hơn và gần gấp đôi so với năm cũ. Có thể nói đó cũng là một thực trạng báo động để các ngành, các cấp cần phải quan tâm, cần có những biện pháp thiết thực, triệt để, hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV tỉnh Phú Thọ.
Một thực trạng nữa đặt ra đó là tỉ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật trong HSSV tỉnh Phú Thọ mỗi năm càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước mặc dù sự phát triển của kinh tế và đời sống vật chất ngày càng cao, bên cạnh đó tỉ lệ vi phạm đối với tội nghiêm trọng ở nông thôn lại thấp hơn ở thành thị. Những em này thường có học lực và hạnh kiểm thấp, gia đình có những hoàn cảnh đặc biệt và thường chưa quan tâm triệt để và sâu sắc đến việc giáo dục con cái hoặc chưa có những biện pháp giáo dục đúng đắn đối với các em.
Tóm lại: Những số liệu có được từ việc đã khảo sát ở 8 trường trong toàn tỉnh (2094 HSSV) cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật của các em mặc dù đã nâng lên so với trước đây ở mức độ nhất định, thông qua việc các em được giáo dục về pháp luật trong các trường phổ thông, được tham gia các quan hệ pháp luật từ đó đã hình thành cho các em những hiểu biết ban đầu về pháp luật. Nhưng sự hiểu biết, nhận thức đó còn hạn chế rất nhiều, sự hiểu biết còn rất thô sơ, chung chung, thiếu chính xác, chưa đủ để ứng xử vào cuộc sống một cách hiệu quả, chưa biến thành thói quen chấp hành pháp luật. Năng lực nhận thức của các em bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng pháp luật vào cuộc sống. Một thực tế nữa là các em chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các em cũng chưa có thói quen tìm hiểu pháp luật và xử sự theo pháp luật, một số coi thường pháp luật hoặc có những em chỉ tôn trọng pháp luật trong nhận thức còn khi vận dụng pháp luật thì không thể hiện điều đó. Điều này dẫn tới nhiều HSSV vẫn vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật kém, không hiểu pháp luật và cũng chưa có ý thức thực hiện pháp luật.