Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật của HSSV ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

Khi đề cập đến những nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật của HSSV phải nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ nhiều yếu tố. Trước hết là những nguyên nhân khách quan:

Theo quan điểm triết học Mác thì ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Những điều kiện về kinh tế - xã hội của xã hội nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng đã có tác động không nhỏ trong việc hình thành nên ý thức pháp luật của các em. Kể từ sau khi đổi mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi này có tác động tích cực đến nền kinh tế và đời sống vật chất cũng như đời sống

tinh thần của người dân. Làm cho đời sống vật chất không ngừng cải thiện, nâng cao rõ rệt, nhu cầu về ăn uống, phương tiện vật chất phục vụ con người được đáp ứng đầy đủ hơn. Về nhu cầu tinh thần cũng được đáp ứng nhiều hơn như nhiều loại hình vui chơi, giải trí xuất hiện. Đấy là mặt tích cực của nền kinh tế thị trường đem lại, nhưng cũng còn những mặt hạn chế của nó. Mặt trái của cơ chế thị trường ở đây là bất chấp lợi nhuận, nhiều loại hình giải trí ra đời đua nhau ra đời, có sức mạnh cuốn hút các em rất lớn, như các trò chơi, tìm bạn, trò chuyện trên mạng, đến vũ trường, sử dụng thuốc lắc, xe đẹp, quần áo đẹp, băng đĩa hình đồi trụy... Những loại hình giải trí đó có sức mạnh cuốn hút rất lớn làm nảy sinh nhu cầu kiếm tiền để ăn chơi, tiêu xài và dẫn tới trộm cắp tài sản công dân, cướp giật, giết người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, chỉ thích hưởng thụ không muốn lao động, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật để kiếm tiền ăn chơi tiêu xài và tham gia vào các tệ nạn xã hội, không chú ý vào các giá trị đạo đức cơ bản của con người, coi thường những giá trị đạo đức và việc rèn luyện đạo đức của bản thân. Bên cạnh đó, khi những loại hình giải trí xuất hiện các em cũng ham chơi sẽ sao nhẵng việc học hành và khi không còn tìm thấy hứng thú trong học hành các em lại thường tham gia vào các tệ nạn xã hội, dẫn tới vi phạm pháp luật như tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, đánh người gây thương tích, sử dụng và buôn bán trái phép ma tuý, hành nghề mại dâm,…

Một trong những nguyên nhân xin được đưa ra ở đây là, Phú Thọ cũng là một tỉnh trung du, miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn tới việc các em ít có điều kiện va chạm xã hội, khiến cho hiểu biết nói chung về xã hội và đặc biệt là hiểu biết về pháp luật kém. Ngoài giờ học, các em ở nông thôn còn phải lao động giúp gia đình, ít có thời gian tiếp nhận kiến thức qua các phương tiện thông

tin đại chúng, không có điều kiện mua báo cũng như đọc báo, hay đi đây đi đó để mở mang kiến thức xã hội cũng như kiến thức pháp luật. Đây cũng là một thực tế làm cho ý thức pháp luật của các em còn hạn chế dẫn tới vi phạm pháp luật. Bởi vì khi nhận thức về pháp luật hạn chế sẽ dẫn tới thực hiện sai và vi phạm pháp luật là điều không tránh khỏi. Việc chăm lo cải thiện về đời sống tinh thần, tạo ra các sân chơi bổ ích thu hút cho cho các em học sinh còn nhiều khó khăn bất cập.

Một nguyên nhân khách quan cũng tác động đến ý thức pháp luật của các em HSSV nói chung đó là, luật pháp nước ta luôn thay đổi, có khi những cái cũ vừa được hình thành chưa tạo thành thói quen thì cái mới lại ra đời thay thế cho cái cũ. Từ năm 2003 đến nay, Nghị định 15/2003/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm giao thông đường bộ liên tục sửa đổi, bổ xung (Nghị định 92/2003, Nghị định 152/2005, Nghị định 146/2007, Nghị định 34/2010/NĐ-CP, Nghị định 71/2012/NĐ-CP). Cùng với đó là sự chưa hoàn thiện của luật pháp, còn nhiều khiếm khuyết, chẳng hạn việc xử lý chưa phù hợp, chưa đến nơi đến chốn, nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý chưa nghiêm minh. Ngay như việc xử lý hình sự đối với những người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng còn chưa hợp lý cho nên các em coi thường và làm cho tỉ lệ này ngày càng tăng lên.

Trình độ dân trí của nước ta nói chung, của HSSV nói riêng còn rất thấp. HSSV tỉnh Phú Thọ còn trình độ dân trí có thể thấy thấp hơn nhiều nơi khác do tồn tại xã hội quyết định (72% học lực trung bình và yếu). Mà trong số học sinh vi phạm thì thường là học sinh học lực trung bình hoặc yếu kém. Chính vì trình độ nhận thức như vậy kéo theo sự nhận thức về pháp luật, về vai trò của pháp luật chưa cao, luôn hành động theo bản năng mà không suy nghĩ thấu đáo trước sau thiệt hơn hoặc suy nghĩ còn tủn mủn, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài, lối sống vô tổ chức vô kỷ luật đã gây

ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của HSSV. Do trình độ dân trí thấp, sự kém hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội làm cho các em hành động thiếu suy nghĩ, thiếu sự chín chắn và vi phạm pháp luật là điều tất nhiên xảy ra. Ví dụ các em chưa có sự hiểu biết ý thức đầy đủ về cuộc sống gia đình cho nên vội vã tiến đến hôn nhân khi chưa đủ tuổi theo luật định, không cần đăng kí kết hôn. Điều nầy vô hình chung làm cho các em vi phạm pháp luật, bên cạnh đó khi kết hôn sớm, các em vốn không hiểu biết nên mâu thuẫn gia đình nảy sinh và có những hành vi vi phạm pháp luật là điều khó tránh khỏi như tội hành hạ cha mẹ, vợ con… Trình độ dân trí thấp, sự thiếu hiểu biết là một nguyên nhân đáng kể dẫn tới những hành vi phạm pháp luật. Chính vì thế tội phạm phần đông là những học sinh có học lực và đạo đức yếu chiếm 85%.

Hiện nay, mặc dù đã có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nhưng với thực trạng tồn tại của xã hội hiện nay để thực hiện được điều đó không hề đơn giản. Nhà nước có quan tâm, đề cao vấn đề này nhưng chưa đúng mức và chưa triệt để đặc biệt trong công tác giáo dục pháp luật và trong công tác bảo vệ pháp luật. Việc giáo dục còn mang tính hình thức, chưa mang tính thực tiễn, chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân nói chung và học sinh nói riêng. Các biện pháp giáo dục ý thức pháp luật chưa triệt để, chưa có sự bắt buộc phải học tập, nghiên cứu về kiến thức pháp luật, không nghiêm túc trong công tác tổng kết áp dụng pháp luật. Bên cạnh sự quan tâm chưa đúng mức, các biện pháp chưa triệt để của nhà nước đó thì tình trạng tiêu cực, những tệ nạn xã hội cũng chưa được giải quyết triệt để như tham ô, tham nhũng, ma túy, mại dâm, đua xe, vi phạm trật tự xã hội.., tình trạng xin xỏ, chạy chọt, tiêu cực vẫn thường xuyên diễn ra. Nói chung việc bảo vệ pháp luật nhà nước ta mặc dù đã có hiệu quả, nhiều hành vi vi phạm pháp luật được ngăn chặn, các tệ nạn xã hội cũng được hạn chế nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như tham ô, tham

nhũng… Chính vì vậy mà quá trình bảo vệ pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm chưa được nghiêm minh, chính xác, đảm bảo tính công bằng nên dẫn tới sự coi thường pháp luật của người dân và các em HSSV. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của các em HSSV.

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ đó chính là hệ thống giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế như đã đề cập ở trên. Công tác giáo dục pháp luật bên ngoài xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở các địa phương chưa hiệu quả. Các em hầu như ít được tiếp xúc với việc giáo dục ý thức pháp luật thông qua các phương tiện như đài, báo, tivi, … Còn việc tổ chức giáo dục pháp luật ở địa phương, tổ dân cư hầu như không có.

Ý thức pháp luật của những người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến ý thức pháp luật của HSSV tỉnh Phú Thọ. Bởi vì như chúng ta đã biết, sự hình thành ý thức pháp luật của học sinh thông qua môi trường xung quanh hay chính là ý thức pháp luật của những người thân trong gia đình, bạn bè, và xã hội. Ở độ tuổi của các em, nhận thức đang trong giai đoạn phát triển, sự tri giác rất tích cực mang tính chủ động nên mọi hành động, thái độ của những người xung quanh có tác động rất lớn đến việc hình thành nhận thức thái độ, nhân cách của các em. Hành vi, thái độ hay ý thức pháp luật của những người xung quanh sẽ góp phần tạo nên ý thức pháp luật của các em, họ chính là những tấm gương về ý thức pháp luật để các em soi vào và dẫn tới việc nhận thức, thái độ, hành động của các em. Vì vậy, thực tế những HSSV vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật kém thường sống trong những gia đình có những người thân như bố mẹ anh chị em có ý thức pháp luật cũng hạn chế. Những người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng do ảnh hưởng bởi điều kiện tồn tại xã hội cho nên ý thức pháp luật vẫn còn kém đặc biệt ý thức tham gia giao thông, bảo vệ môi

trường, bảo vệ của công… đặc biệt trong ý thức chấp hành pháp luật. Do ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp là chủ yếu cho nên ý thức pháp luật của người dân chưa cao và sống trong môi trường như vậy làm cho các ý thức pháp luật của các em cũng bị ảnh hưởng. Thói quen lệ làng, phong tục được đề cao và coi trọng do phương thức sản xuất nhỏ, kinh tế tiểu nông cộng với chế độ phong kiến gia trưởng, thói quen giải quyết công việc theo tình cảm thuần tuý, kinh nghiệm không cần sự can thiệp của pháp luật, do quan niệm pháp luật là hình phạt nên có thái độ né tránh đối phó với pháp luật, … Tất cả những thói quen đó làm cho ý thức pháp luật của người sống chung quanh các em HSSV ở đây còn thấp kém và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên ý thức pháp luật của các em.

Một tác động đến thực trạng của HSSV tỉnh Phú Thọ đó chính là tâm lý của các em. Như chúng ta đã biết HSSV là lứa tuổi đang hoàn thiện về nhân cách cũng như tri thức. Các em chưa phải là những cá nhân hoàn thiện và trưởng thành hẳn, cho nên các em còn mang tâm lý tự do, phóng khoáng, không muốn ràng buộc chính vì vậy có những khi hiểu pháp luật, nhưng nảy sinh thái độ không tôn trọng pháp luật, không muốn hành động trong khuôn khổ pháp luật mà từ đó dẫn đến ý thức pháp luật kém, có những hành vi vi phạm pháp luật. Một số em thì vì muốn khẳng định mình, muốn chứng tỏ sự trưởng thành của mình nên bất chấp để vi phạm pháp luật. Một số khác do tâm lý bồng bột, chưa chín chắn, hành động mang tính nhất thời mà không lường trước được những hậu quả do hành vi của mình gây ra như những hành vi đánh người gây thương tích, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, phá hoại tài sản của công, … Còn có những em dễ bị kích động, bị bạn bè lôi kéo rủ rê vào con đường phạm tội như trấn lột, cướp giật, đánh người gây thương tích, hay có em do đua đòi, khó kiềm chế, tự cao tự mãn, …cho nên đã dẫn tới coi thường pháp luật và dẫn tới vi phạm pháp luật. Tình trạng vi phạm pháp luật

không riêng gì ở Phú Thọ mà cả nước đều có nguy cơ ngày càng tăng cao. Có thể nói tâm lý lứa tuổi này là một nguyên nhân quan trọng gây nên. Nhưng nếu các em được giáo dục tốt về ý thức pháp luật thì nguy cơ từ nguyên nhân này sẽ giảm đi.

Như chúng ta đã biết, mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Vì vậy quản lý, giáo dục con em trong gia đình là yếu tố nội tại quyết định, đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa trẻ em, HSSV phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay chưa xác định được vai trò quan trọng của môi trường, trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con cái dẫn tới có những cách quản lý, giáo dục không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn tới phạm tội của trẻ em, HSSV. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ chưa phải là tấm gương cho con em mình học tập, hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức pháp luật bởi vì bản thân họ ý thức pháp luật còn rất kém. Nhiều cấu trúc gia đình không hoàn hảo như cha mẹ bỏ nhau, mất cha hoặc mẹ đều có thể là nguy cơ làm cho các em vi phạm pháp luật, bởi vì các em sinh ra chán nản, không được hưởng đầy đủ sự quan tâm giáo dục từ cả cha lẫn mẹ… Qua nghiên cứu phân tích nhóm vị thành niên vi phạm pháp luật thuộc công trình nghiên cứu “Vị thành niên và chính sách xã hội đối với vị thành niên” của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em cho thấy: 38,8% vị thành niên vi phạm pháp luật xuất thân từ gia đình có cha mẹ buôn bán, 48% là sống không có cả cha lẫn mẹ, đặc biệt 71,37% trong số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật trả lời không nhận được sự quan tâm chăm sóc giáo dục đầy đủ của gia đình. Qua kết quả đó, qua việc sử dụng tư liệu của nhiều bài viết và từ quá trình thực tế là một giảng viên giảng dậy môn Pháp luật đại cương, được tiếp xúc với nhiều hành vi vi phạm pháp luật của các em thì có thể thấy rằng những hành vi sai lệch, phạm pháp

phần nhiều là do sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, sự khủng hoảng của mối quan hệ trong gia đình.

Ngoài nguyên nhân phát sinh từ gia đình thì nguyên nhân từ nhà trường cũng cần được đề cập ở đây. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục thiếu niên nhi đồng là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội. Trẻ em như tấm gương, cái tốt cũng dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu”. Hiện nay trong một số nhà trường việc giáo dục nhân cách, đạo đức có lúc, có nơi chưa được chú ý, quan tâm đúng mức, chỉ mới quan tâm việc dạy kiến thức cho các em. Một số thày cô giáo lên lớp chỉ chú ý quan tâm về mặt kiến thức chứ không quan tâm giáo dục đạo đức tư tưởng nhân cách cho các em. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa gia đình nhà trường còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ để nhiều khi dẫn tới những hành vi vi phạm đáng tiếc xảy ra. Nhiều gia đình phó mặc việc giáo dục quản lý con cái cho nhà trường và xã hội, chỉ chú trọng việc làm ăn kinh tế, không quan tâm đúng mức trong việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Ngược lại việc chủ động giữ mối liên hệ với gia đình trong việc quản lý giáo dục HSSV của các nhà trường đôi

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)