Đặc điểm của HSSV ở tỉnh phú thọ

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Tỉnh Phú Thọ tái lập năm 1997 (trước đây gồm cả tỉnh Vĩnh Phúc và được gọi là tỉnh Vĩnh Phú), có diện tích tự nhiên 3.528 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 140.186 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1,4 triệu người, mật độ dân số trung bình 373 người/km, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (gần 1,1 triệu người), người Mường hơn 10 vạn người, người Dao hơn 6.000 người, người Cao Lan hơn 2.000 người…. Toàn tỉnh hiện có 11 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, 274 xã, phường, thị trấn.

Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN.

Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đồi núi chiếm 85%, chủ yếu canh tác nông nghiệp. Với những đặc điểm điều kiện địa lý, tự nhiên như vậy, cho nên đặc điểm dân cư ở đây là gồm nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có những dân tộc ít người, sống ở những nơi vùng sâu, vùng xa, lao

động nông nghiệp chiếm đa số khoảng hơn 80% lao động của tỉnh, và chủ yếu sống ở các vùng nông thôn và miền núi. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 22%. Do vậy, trình độ dân trí thấp kém, ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng văn hoá làng xã và tư tưởng sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu như việc không đề cao luật pháp, coi trọng lệ làng, hay chỉ thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân….

Nhờ sự khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế- xã hội, đưa Phú Thọ cùng nhiều địa phương khác phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh những thành tựu đó thì cũng không thể phủ nhận những khó khăn còn tồn tại về kinh tế xã hội của tỉnh. Dân cư chủ yếu là công nhân và nông dân, trong đó người dân sống ở vùng nông thôn, miền núi là 85% và 15% là thành thị. Đời sống mặc dù có chuyển biến, nâng lên nhưng đa số còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là sự phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng còn thô sơ và phụ thuộc nhiều vào thời tiết, công nghiệp chưa khai thác được thế mạnh để phát triển, việc khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, xuất khẩu còn thấp, hiệu quả thu hút vốn đầu tư còn yếu. Điều đó dẫn tới trình độ lao động còn thấp, chênh lệch về mức sống, y tế, giáo dục còn lớn. Mặc dù trong những năm gần đây nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp mọc lên, giải quyết được rất nhiều việc làm cho người dân nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn lớn bởi vì trình độ lao động thấp, lao động nông thôn vẫn chiếm số đông… Bên cạnh đó, đối với công nhân lao động thì số đông thu nhập nhìn chung còn rất thấp. Đến nay tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm tới 17%, trong đó đặc biệt có những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như Tân Sơn (36,2%), Yên Lập (39%), Thanh Sơn (28%),...

Do điều kiện kinh tế như vậy kéo theo đời sống xã hội mặc dù được sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của bản thân nhưng cũng không thoát khỏi những khó khăn như nạn thất nghiệp, chất lượng giáo dục còn bị hạn chế, chưa được các gia đình chăm lo một cách thoả đáng, việc chăm sóc sức khoẻ còn gặp khó khăn, dân số tăng tương đối nhanh, chất lượng dân số chưa cao và do đó nhiều tệ nạn vẫn chưa được giải quyết triệt để như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, …

Về văn hóa, tỉnh Phú Thọ là mảnh đất có rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa. Đây được coi là vùng đất tổ, là nơi xưa kia vua Hùng chọn làm kinh đô Văn Lang và ngày nay, hàng năm cứ ngày mùng mười tháng ba (âm lịch) là

người dân cả nước tụ họp về đây để giỗ Tổ. Do có nhiều dân tộc khác nhau nên ở đây tồn tại nhiều nền văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc.

Cùng với sự đa dạng về văn hóa chung của các dân tộc như văn hoá làng xã với những tục lệ, hương ước, các trò chơi dân gian…. thì Phú Thọ còn có những nét văn hóa riêng như hát xoan ghẹo đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Tuy nhiên, về trình độ văn hóa, nói chung còn ở mức thấp. Dân cư chủ yếu phần đông là nông dân, công nhân nên họ không có điều kiện nâng cao trình độ, hiểu biết; theo họ nghĩ những nghề nghiệp đó cũng không có nhu cầu phải nâng cao trình độ. Trên thực tế cho chúng ta thấy, với nghề nghiệp nào đi chăng nữa thì việc học tập, nâng cao trình độ tay nghề là rất cần thiết.

Với những đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên như vậy, HSSV tỉnh Phú Thọ chủ yếu là con em nông thôn, hoặc nhiều học sinh là các dân tộc thiểu số, đời sống còn rất nhiều khó khăn và trình độ nhận thức còn thấp kém, lối sống suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.

Trong năm học 2011-2012 toàn tỉnh có 290.225 học sinh, trong đó học sinh cấp 1 là 102817, học sinh cấp 2 là 102598, học sinh cấp 3 là 54910 sinh viên là 30.000. Hạnh kiểm tốt và khá chiếm 85%, còn lại là yếu và trung bình. Về học lực: Loại giỏi và khá chiếm khoảng 28%, còn lại là trung bình và yếu kém. Toàn tỉnh phổ cập xong THCS năm 2003, tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2012 là 67%, tỉ lệ đỗ đại học- cao đẳng là 13%. Qua số liệu như vậy để thấy trình độ văn hoá của HSSV ở đây là tương đối thấp và từ đó có ảnh hưởng lớn đến ý thức pháp luật của các em.

Tỉnh Phú Thọ có 84.910 HSSV, gồm nhiều dân tộc khác nhau và chủ yếu là tập trung ở vùng nông thôn. Vì là học sinh nông thôn chiếm đa số đông nên trước hết các em không có điều kiện học hành, bố mẹ mải lo kiếm sống nên cũng chưa có đầu tư, bảo ban các em, không có điều kiện quan tâm việc

học hành của các con và chính bản thân các em ngoài giờ học còn phải lao động giúp gia đình các công việc hàng ngày nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Đây cũng là một thiệt thòi lớn cho các em, và điều này cũng là một trong những lý do để giải thích tại sao trình độ văn hoá của các em thấp (72% học lực trung bình, yếu).

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)