Nâng cao ý thức pháp luật cho HSSV phải gắn với việc nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 79)

lượng công tác giáo dục ý thức pháp luật trong nhà trường.

Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo dục ý thức pháp luật trong trường học theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Việc đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phải được chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực.

Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác giáo dục ý thức pháp luật trong trong trường học

Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành tư pháp, ngành giáo dục và các ngành có liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên

Tạo điều kiện cho cán bộ làm nhiệm vụ pháp chế và báo cáo viên pháp luật, giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp

vụ phổ biến pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục ý thức pháp luật trong trường học.

Xây dựng kế hoạch phối hợp, cơ chế làm việc, chế độ chính sách hợp lý, bảo đảm kinh phí cho công tác giáo dục ý thức pháp luật trong trường học.

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên và Hội sinh viên) trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Đổi mới phương thức giáo dục ý thức pháp luật, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống học tập và làm việc theo pháp luật trong học sinh.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như mạng internet. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng tới tận cơ sở như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật. Lựa chọn nội dung giáo dục ý thức pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc giảng dạy chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của sinh viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giảng viên. Lồng ghép giáo dục ý thức pháp

luật cho học sinh, sinh viên vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong chương trình giáo dục.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, là cái nôi, là môi trường tốt nhất cho sinh viên rèn luyện mình; công tác giáo dục ý thức pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật

Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ công tác phổ biến GDPL tại các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục. Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác giáo dục ý thức pháp luật trong trường học, đánh giá công tác quản lý giáo dục của đơn vị đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua giữa các trường

3.1.3. Nâng cao ý thức cho HSSV phải đảm bảo tính thường xuyên liên tục, đồng bộ và lâu dài.

Coi phát triển giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho HSSV cũng như phát triển giáo dục nói chung phải mang tính chiến lược lâu dài và đòi hỏi sự quan tâm đúng mực của Nhà nước, các cấp các ngành đối với công tác này. HSSV ngoài việc được trang bị tri thức khoa học thì kiến thức pháp luật là hành trang không thể thiếu để các em bước vào đời, giúp các em biết ứng sử theo đúng quy định của pháp luật, hiểu quyền và nghĩa vụ của một công dân, tự chủ trong cuộc sống và bảo vệ được chính bản thân mình.

3.2. Một số giải pháp tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV tỉnh phú thọ Giáo dục ý thức pháp luật là một trong các nhân tố quan trọng của cơ chế hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho cá nhân và xã hội. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải trang bị cho mọi tầng lớp dân cư trong đó đặc biệt là HSSV - thế hệ tương lai của đất nước, lượng kiến thức pháp lý nhất định trong thời gian học trên ghế nhà trường, giúp họ nắm được những kiến thức pháp lý cơ bản cần thiết để vận dụng vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai, góp phần từng bước xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, ý thức công

dân; nhất là đối với HSSV. Để đảm bảo được các yêu cầu trên, bản thân là một giáo viên tham gia giảng dạy môn Pháp luật đại cương ở các trường đại học cao đẳng, Giáo dục công dân trong các trường THPT, tôi xin đề xuất một số những giải pháp trong việc đổi mới giáo dục pháp luật như sau:

3.2.1.Tăng cường sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo:

Trước hết, các ngành chức năng giáo dục cần phải nhận thức và thực hiện đầy đủ chủ trương đưa chương trình giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường học đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Do đó để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục pháp luật cho HSSV là phải tăng cường triệt để hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục pháp luật, nghiêm khắc kiểm tra đánh giá việc thực hiện việc giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành, các cơ quan, địa phương, trường học,…

Thực tế cho thấy, chúng ta cũng nhận thức được vai trò của việc đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và các em học sinh nói riêng, do đó đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo từ trung ương đến địa phương, trong các nghị quyết, hội nghị các cấp.. nhưng khi đi vào thực hiện thì các cơ quan đoàn thể đều chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các cấp lãnh đạo dường như chỉ đề ra chứ chưa làm tốt công các kiểm ta, đánh giá việc giáo dục pháp luật ở các trường học. Điều đó chứng tỏ có nhận thức nhưng chưa sâu sắc, chưa triệt để. Vì vậy cần nhận thức triệt để hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em HSSV và cần phải thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về giáo dục pháp luật đối với đối tượng HSSV, ví dụ như nghị quyết trung ương 4 khóa VII, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ

năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật... đặc biệt là Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011- 2015.

3.2.2. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức giáo dục pháp luật cho HSSV.

Trước hết là nội dung chương trình giáo dục pháp luật phải đưa vào chính thức trong chương trình giáo dục của cấp học này bởi vì như hiện nay nội dung giáo dục pháp luật ở lớp 10 và 11 chỉ mới là chương trình ở một số tiết ngoại khoá cho nên môn học này chưa được coi trọng. Như đã trình bày ở phần những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục pháp luật trong các trường hiện nay đó là về mặt nội dung còn tràn man, rườm rà, chưa cụ thể, chưa phù hợp, chưa có tính thực tiễn và chưa liên tục, chưa có tính hệ thống, thời gian rất ít ỏi. Ví dụ: nội dung trong chương trình lớp 12, một tiết trên tuần, nội dung chỉ đề cập đến những khái quát chung về pháp luật chưa cụ thể, không đề cập đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay một số nội dung cụ thể về quyền dân sự, hay những quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hoặc đối với môn pháp luật đại cương dành cho sinh viên số đơn vị học trình thì ít nhưng nội dung thì nhiều, không có tiết thực hành… Để đưa ra nội dung cho phù hợp với độ tuổi của các em có lẽ nên thường xuyên nghiên cứu, tổ chức khảo sát xem ý thức pháp luật của các em đến mức độ nào, nhận thức về pháp luật của các em đến đâu, hạn chế mặt nào, thường vi phạm những lỗi gì,… để từ đó đưa ra nội dung phù hợp, sát với thực tế.

Ở tỉnh Phú Thọ, qua kết quả điều tra được tiến hành ở một số em HSSV thì các em đã có sự hiểu biết chung về pháp luật, và số trả lời đúng thường tập trung nhiều ở các lớp (giáo dục pháp luật được đưa vào chương trình học chính khoá), những vấn đề cụ thể gắn liền với bản thân như quyền dân sự, tội phạm, hình phạt,…chưa nắm được. Còn các lỗi vi phạm của các em thường là chỉ tập trung vào những hành vi về giao thông, môi trường, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… Vì vậy về nội dung cần mang tính liên tục, đưa cả vào chương trình lớp 10 và lớp 11, tránh sự gián đoạn về nhận thức. Chúng ta cần nghiên cứu phổ biến những nội dung cơ bản, có chọn lọc, phù hợp với đối tượng là HSSV, ví dụ khi đưa ra vấn đề trách nhiệm pháp lý thì cần phân tích cho các em thêm thế nào là xử lý hành chính, thế nào là xử lý hình sự và khi nào thì xử lý hành chính hoặc hình sự… Cần chú ý giáo dục cho các em thái độ, tình cảm tôn trọng pháp bằng cách đưa các tình huống để các em đưa ra cách xử lý và bằng những bài học thực tế, những mẩu chuyện của cuộc sống hàng ngày để chỉ cho các em những hậu quả khi không chấp hành pháp luật, khi không điều khiển những hành vi bột phát của mình.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung thì hình thức giáo dục cũng phải đổi mới. Vì giáo dục muốn có hiệu quả và đạt được mục đích thì bất cứ môn học nào cũng phải sử dụng những hình thức cho phù hợp với môn học, với đối tượng. Đối tượng giáo dục ở đây là các em HSSV, các em đã có sự nâng lên trong nhận thức, có tính chủ động hơn, và mối quan tâm nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn và đặc thù môn này rất gần với đời sống do vậy chúng ta nên sử dụng các phương pháp có sự phát huy vai trò của chủ thể nhận thức như nêu và giải quyết vấn đề, động não, dự án, liên hệ, đàm thoại,… ngoài ra pháp luật có những nội dung trừu tượng cho nên cần có sự kết hợp linh động giữa các phương pháp với nhau. Ngoài ra với đặc thù

HSSV đó là các em ham hiểu biết, thích tham gia các hoạt động, các giác quan phát triển và với đặc thù môn học này theo tôi việc giáo dục nên thông qua nhiều kênh thông tin như thông qua hình thức thông tin đại chúng (đài, báo, ti vi…), có thể mua báo về an ninh, pháp luật cho các em đọc, cho các em xem băng về liên quan đến pháp luật, qua mạng internet, cho tuyên truyền miệng (thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên), ấn phẩm, qua các loại hình nghệ thuật như tổ chức sáng tác nhạc, thơ, tiểu phẩm liên quan đến nội dung, giáo dục pháp luật qua thực tế như thông qua hoạt động xét xử ở toà án, đưa các em đến các trại cải tạo phạm nhân. Đây có lẽ là những biện pháp hiệu quả nhất đối với các em vì các em đang ở độ tuổi bắt đầu có sự nhận thức mà trực quan phát triển, thích tham gia các hoạt động cho nên dùng những hình ảnh trực quan để giáo dục ý thức pháp luật cho các em.

Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật nữa là học đi đôi với hành. Cho các em thực hành nhiều hơn, sử dụng nhiều phương pháp phát vấn, bài tập tình huống, trả lời nhanh (thông qua các hoạt động ngoại khoá), tổ chức các cuộc thi tim hiểu pháp luật. Đoàn thanh niên cần tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, thành lập các đội tuyên truyền pháp luật, khảo sát đánh giá tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương, và có thể tổ chức các phiên toà mẫu cho các em học tập qua đó.

3.2.3. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhận thức của học sinh

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của nhà nước và được bảo đảm bởi nhà nước nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội. Pháp luật biểu hiện rất rõ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm chính quyền và là công cụ duy trì, bảo vệ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Vì thế ý thức pháp luật là một trong những hình thái của ý thức xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thức đạo đức, ý thức chính trị, ý thức tôn giáo… Từ mối quan hệ như vậy cho nên khi giáo dục pháp luật phải đặt trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lối sống, văn hoá, lao động… Pháp luật là sự thể chế hoá đường lối chính trị, là phương tiện để các đường lối chính trị được thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội. Do vậy giáo dục pháp luật là giáo dục chính trị, đường lối, chủ trương, quan điểm của nhà nước và cũng qua việc giáo dục chính trị để nâng cao sự hiểu biết, có thái độ tích cực với các quy định pháp luật, biến thành các hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.

Pháp luật cũng là sự thể hiện của công bằng, lẽ phải, tự do - chính là các giá trị của đạo đức. Các quy tắc đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã được ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Do đó có thể nói pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ (Trang 79)