MỤC LỤCchương I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỂ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI J J Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thương mại quốc tế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
NGƯỜI HƯÓNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN b á DlẾN
I ,r Ị \ VĂX THAC SỶ LUẬT HỌC • • • •
ĐA> MQC: Q u ố c G Ỉ A H À NỎI
TRuKGTaM THCNOTiN TUƯ VIỆN
u~ \ Í - I C / M
Trang 2MỤC LỤC
chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỂ CÔNG NHẬN
VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
J J Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong
thương mại quốc tế
1.2 Phán quyết trọng tài về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
1.3 Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
1.4 Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trên thế giới
chương II
CÔNG ƯỚC NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬN VÀ
THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
2.1 Khái quát về sự ra đời và thành viên của Công ước
2.2 Các nội dung cơ bản của Công ước
chương III
CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
NƯỚC NGOÀI ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN
3.1 Lược sử về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
nước ngoài tại V iệt Nam
3.2 Việt N am gia nhập Công ước New York năm 1958 về công
nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài
3.3 Những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
3.4 Thực trạng công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài
nước ngoài ở Việt Nam
3.5 Những đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật V iệt N am về vấn đề công nhận và thi hành các phán
quyết trọng tài nước ngoài
37
3738
60
6062
64
79
90
100102
Trang
104
Trang 3Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
PHẨN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, quá trình quốc tê hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ làm cho giao lưu kinh tế - thương mại giữa các quốc gia với nhau, giữa cá nhân, tổ chức của quốc gia này với cá nhân, tổ chức của quốc gia khác ngày càng phát triển Cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế - thương mại mang tính chất quốc tế, những hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại bằng tổ chức trọng tài phi chính phủ ngày càng được các bên áp dụng rộng rãi VI vậy, vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự trong tranh chấp thương mại quốc tê đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần nghiên cứu xem xét
Ngày 10/06/1958 tại New York, Công ước về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được các quốc gia ký kết Đây là văn bản pháp lý quốc tế rất quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế để thực hiện công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài ở các quốc gia thành viên Công ước Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước này từ năm 1995 và vào ngày 14/09/1995, Uỷ han thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục công nhận
và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài Các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam cùng với Công ước New York năm 1958 là những cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng để thực hiện việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên, trong thực tiễn việc nắm bắt được nội dung, ý nghĩa của Công ước này cũng như các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài còn nhiều bất cập Điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến việc vận dụng các quy định pháp luật, nhất là trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế Hơn nữa, các quy định của pháp luật Việt Nam về cồng nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài còn có những điểm bất cập nhất định cần được hoàn thiện trong thời gian tới
Vì vậy, việc nghiên cứu Công ước 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam là rất cần thiết nhằm:
- Làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của Công ước New York năm 1958 và các qu>
Trang 4Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài
- Chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
- Đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có một số cồng trình nghiên cứu những vấn đề liên quan về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài nói chung và Công ước New York năm 1958 nói riêng Những công trình đó là: Trọng tài quốc tế (Nhà pháp luật Việt - Pháp, Nxb Chính trị quốc gia); Trọng tài phi chính phủ - Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn Thị Thuận, Luận án Thạc sỹ Luật học, Hà Nội 1996); Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng xét xử tại trọng tài quốc
tế và thực tiễn ở Việt Nam (Dương Quốc Thành, Luận án Thạc sỹ Luật học, Hà nội 1997); Các vấn đề cơ bản trong việc soạn thảo pháp lệnh trọng tài (Trần Hữu Huỳnh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2000); v ề các điều kiện công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài (Nguyễn Trung Tín, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2000); ý nghĩa của việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam (Nguyễn Trung Tín, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/1997); Về mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài trong việc bảo đảm hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài (Dương Thanh Mai, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 12/1997); Giáo trình Tư pháp quốc tế, khoa Luật Đại học Quốc gia năm 2001 Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập ở những khía cạnh nhất định còn đề cập một cách toàn diện về Công ước New York 1958 và việc thực hiện Công ước này tại Việt Nam cho đến nay chưa được nghiên cứu đầy đủ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung, nghiên cứu các nội dung
cơ bản của Công ước New York 1958, các quy định hiện hành của Pháp luật Việi Nam về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, đề xuất cát luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành cá<
2
Trang 5Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị Anh Thư
phán quyết của trọng tài nước ngoài Đề tài cũng nghiên cứu thực trạng của pháp luật hiện hành Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về cồng nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài
- Nhiệm vụ: Đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn để cơ bản sau:
+ Những vấn đề chung về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài theo Công ước New York 1958
+ Những vấn đề về việc công nhận cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo pháp luật một số nước
+ Những vấn đề về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và một số đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 Đòi tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Đối tượng: Nghiên cứu vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài theo Công ước New York 1958 và việc thực thi tại Việt Nam
- Phương pháp: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các phương pháp cụ thể là tổng hợp, phân tích (bao gồm cả phân tích luật thực định, so sánh, đôi chiếu )
5 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài để làm cơ sở lý luận cho đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài ở một số nước để có cơ sở so sánh
Đồng thời đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của Công ước New York
1958 nhằm làm sáng tỏ nội dung của Công ước này và chú trọng nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, đề tài đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài
Trang 6Lu ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yên Thị A nh Thư
6 Những đóng góp của luận văn
+ Nghiên cứu tổng thể và toàn diện quy định Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài;
+ Đưa ra các luận cứ khoa học mới nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.Với những kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người học tập, làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài và pháp luật thương mại nói chung Đồng thời, đề tài cũng có thể được sử dụng trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế của các cá nhân, tổ chức
7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm:
Trang 7Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư
Chương 1
KHÁI Q UÁ T CHUNG VỂ VẤN ĐỂ CÔ N G NHẬN
VÀ THI HÀNH PHÁN Q U Y ẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI
TRONG THUƠNG MẠI ọ u ố c TẾ
1.1.1 Khái niệm trọng tài trong thương mại quốc tẽ
Trong thương mại nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng khó có thể tránh khỏi tranh chấp xảy ra Mỗi khi tranh chấp thương mại xảy ra thì cần phải được giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp thương mại như thương lượng, hoà giải, trọng tài và toà án Trong các phương thức giải quyết tranh chấp đó thì trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm và phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về "trọng tài thương mại” Dưới đây là một số định nghĩa:
"Trọng tài là cơ quan xét xử do các bên đương sự thoả thuận thành lập trong khuôn khổ pháp luật cho phép để giải quyết tranh chấp giữa chính các bên đương sự
đó Thành phần của trọng tài do các bên đương sự thoả thuận quyết định"[9, tr 272],
"Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo thủ tục tố tụng do pháp lệnh này quy định"[2]
"Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp hằng cách dùng một bên thứ ba với tư cách là bên trung lập để giải quyết và quyết định đó có hiệu lực thi hành với các bên trong tranh chấp"[15, tr 50]
Các định nghĩa nêu trên đã nêu lên được những đặc điểm cơ bản của trọng tài thương mại ở khía cạnh này hay khía cạnh khác Có thể nêu lên một định nghĩa khái quát mang tính tổng thể về trọng tài thương mại như sau:
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn, trong đó bên th ứ ba trung
Trang 8Luận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư
lập (trọng tài viên hoặc các trọng tài viên) sau khi tìm hiểu nội dung vụ tranh chấp sẽ ra một phán quyết giải quyết tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
Lịch sử phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là đi từ đơn giản đến phức tạp Ở thời kỳ đầu mới xuất hiện, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản Khi hai bên chủ thể trong quan hệ thương mại phát sinh tranh chấp mà thương lượng, hoà giải không thành thì họ có thể thoả thuận lựa chọn người thứ ba mà họ quen biết làm trọng tài viên trung lập đê phân xử tranh chấp cho họ Tiêu chí của trọng tài viên là có chuyên môn, độc lập, công bằng, khách quan để có thể hiểu được bản chất của vụ tranh chấp Hai bên tranh chấp tự
do thoả thuận về thẩm quyền của trọng tài, thủ tục tiến hành giải quyết tranh chấp Cho đến hiện nay, xung quanh phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có rất nhiều vấn đề, thể hiện sự phát triển, tính đa dạng và phức tạp của nó như: Thoả thuận trọng tài, lựa chọn trọng tài, luật áp dụng cho trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài, hiệu lực của phán quyết trọng tài, công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải xuất phát từ sự thoả thuận của các bên tranh chấp Các bên tranh chấp thoả thuận về việc đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, trong đó có những thoả thuận cụ thể về cơ quan trọng tài, thẩm quyền trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài, luật áp dụng cho trọng tài Vì thế phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trước hết phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án thì khác ở nhiều điểm, bởi vì, toà án là cơ quan công quyền, thẩm quyền và thủ tục tố tụng của toà án được quy định rõ trong luật của nước có toà án, các bên tranh chấp không có quyền thoả thuận thủ tục tố tụng để toà án giải quyết tranh chấp
Trọng tài giải quyết tranh chấp trong thương mại là trọng tài phi chính phủ, mang tính chất tư nhân mà không phải là công quyền Thế nhưng nhiệm vụ, hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài có bản chất tài phán, xét xử Cơ quan trọng tài, trọng tài viên tuy do các bên tranh chấp thoả thuận lựa chọn nhưng khi giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải công bằng để xác định phải trái giữa các bêr
6
Trang 9Lu ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư
theo một thủ tục tố tụng rõ ràng, chặt chẽ và phán quyết của trọng tài có hiệu lực bắtbuộc đối với các bên tranh chấp
* Trọng tài trong thương mại quốc tế:
Trọng tài thương mại quốc tế được hiểu "là phương thúc giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài Theo phương thức này, các bên nhất trí thoả thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó"[l, tr 378]
Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, thì việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cũng ngày càng phát triển Tuy nhiên, quan niệm về trọng tài thương mại quốc tế chưa có sự thống nhất Theo Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế, một tổ chức trọng tài mang tính chất quốc tế khi có một trong các dấu hiệu:
“ a) Các bên tham gia vào thoả thuận trọng tài có trụ sở tại nhiều nước khác nhau như ở thời điểm ký kết thoả thuận ấy
b) Một trong những địa điểm sau đây nằm ở ngoài đất nước mà ở đó các bên
có trụ sở:
- Nơi tiến hành tố tụng trọng tài, nếu nơi này được quy định trong thoả thuậntrọng tài hoặc được xác định căn cứ theo thoả thuận ấy;
- Mọi địa điểm mà ở đó một phần chủ yếu của các nghĩa vụ phát sinh từ quan
hệ thương mại hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có mối liên hệ chặt chẽ nhất;
c) Các bên đã thoả thuận dứt khoát với nhau là nội dung của thoả thuận trọng tài có liên quan đến hơn một nước [8]
Như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thực chất là quá trình
mà các bên tranh chấp định ra cho trọng tài viên xét xử Các bên tranh chấp định ra cho trọng tài viên xét xử bằng hai cách:
Thứ nhất, các bên trực tiếp quy định quy tắc xét xử trọng tài;
Thứ hai, các bên dẫn chiếu đến một quy tắc đã được xác định trước của một tổ
chức trọng tài có sẵn Tương ứng với cách thứ nhất có trọng tài vụ việc Tương ứng với cách thứ hai có trọng tài thường trực
Trang 10Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
* Trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc):
Hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải tán sau khi giải quyết xong tranh chấp Trọng tài
vụ việc có đặc điểm là:
- Không có trụ sở cô định;
- Không phụ thuộc vào một quy tắc xét xử nào;
- Trọng tài xét xử thường là một trọng tài viên duy nhất do các bên thoả thuận lựa chọn
Trọng tài vụ việc có những ưu điểm là tổ chức trọng tài gọn nhẹ, hoạt động xét
xử linh hoạt, thời gian xét xử thường ngắn, chi phí xét xử thấp và khả năng bảo đảm
bí mật kinh doanh tốt Thoả thuận chọn trọng tài vụ việc “thông thường là phù hợp với tính chất và điều kiện cụ thể của tranh chấp hon là trọng tài thường trực”[6, tr 55].Bên cạnh những ưu điểm, trọng tài vụ việc có những nhược điểm là: không có một quy tắc xét xử được định trước nên đòi hỏi sự thiện chí hợp tác của các bên để xây dựng quy tắc xét xử, trong khi đó vấn đề này thường không phải khi nào cũng dễ thực hiện nhất là đối với bên vi phạm hợp đồng khi tổ chức thực hiện Trọng tài vụ việc thường phụ thuộc vào hệ thống pháp luật nơi xét xử trọng tài; danh tiếng của trọng tài vụ việc thường thấp so với trọng tài thường trực nên có ảnh hưởng đến việc thi hành phán quyết trọng tài, nhất là việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
ở nước ngoài
* Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế):
Hình thức trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động thường xuyên, có trụ sở cố định, có điều lệ và quy tắc xét xử riêng được xác định trước Trọng tài thường trực có đặc điểm là:
- Có tính tổ chức có chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên;
- Hoạt động thường xuyên, không phụ thuộc vào một vụ tranh chấp nào đó;
- Có trụ sở cố định;
- Điều lệ và quy tắc xét xử được xây dựng trước cho trọng tài;
- Trọng tài xét xử có thể là một trọng tài viên duy nhất do các bên tranh chấp lựa chọn hoặc ba trọng tài viên (trong trường hợp này mỗi bên tranh chấp lựa chọn
8
Trang 11Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư
cho mình một trọng tài viên, hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn trọng tài viên thứ
ba, nếu không chọn được trọng tài viên thứ ba thì chủ tịch cơ quan trọng tài sẽ chỉ định) [11]
Trọng tài thường trực có những ưu điểm là có quy tắc tố tụng riêng, được quy định cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ, đổng thời quy tắc tố tụng này thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của trọng tài thương mại; các lĩnh vực khác nhau như: Luật pháp, tài chính, xây dựng, bảo hiểm, đầu tư để bảo đảm giải quyết tranh chấp được chính xác nhất; các hoạt động hành chính dịch
vụ khá quy củ, được tổ chức chu đáo, có chất lượng giúp các bên tranh chấp tiết kiệm được thời gian và chi phí; lệ phí trọng tài được tính dựa trên một cơ sở nhất định và được quy định trước giúp cho các bên có sự chuẩn bị chi phí
Bên cạnh những ưu điểm, trọng tài thường trực cũng có những nhược điểm là: chi phí cho trọng tài thường tốn hơn do phải duy trì hoạt động của bộ máy hành chính, văn phòng; quy tắc tố tụng được quy định trước nên có sự cứng nhắc, các bên muốn rút ngắn hoặc bổ sung một số giai đoạn tố tụng khi cần thiết là rất khó Trong khi đó "tính chất đơn giản, linh hoạt, mềm dẻo về mặt thủ tục tố tụng trọng tài là một trong những điểm ưu việt thường được các chủ thể của tranh chấp hết sức chú trọng khi lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp "[1, tr 379],
Hiện nay, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài thường được các bên lựa chọn và sử dụng Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phù hợp và đáp ứng tốt với mong muốn của các bên tham gia quan hệ thương mại do có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng hơn so
với thủ tục tố tụng toà án
Thủ tục tố tụng trọng tài thường ngắn gọn, đơn giản và điều đặc biệt là không
có giai đoạn xét xử phúc thẩm, tái thẩm hoặc giám đốc thẩm như của toà án Tố tụng hình sự chỉ hiểu ra ở một cấp duy nhất, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể bị kháng cáo, kháng nghị tại bất kỳ trọng tài hoặc toà án nào khác Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp còn định
ra cả nguyên tắc, thủ tục tố tụng trọng tài
Trang 12Luận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị Anh Thư
Thứ hai, phán quyết của trọng tài thường khách quan, có độ chính xác và tin
cậy cao
Đặc điểm này xuất phát từ lý do: phán quyết của trọng tài được đưa ra bởi các trọng tài viên là những chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực mà các bên có tranh chấp; đồng thời các trọng tài viên phải luôn cố gắng giải quyết chính xác, khách quan tranh chấp để tạo uy tín và độ tin cậy thì mới hy vọng được các bên tranh chấp lựa chọn làm trọng tài viên giải quyết
Thứ ba, khả năng giữ chữ tín và bí mật kinh doanh cao.
Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhất thiết phải có sự thoả thuận của các bên tranh chấp Điều này nói lên rằng có sự đồng thuận của các bên tranh chấp, hạn chế những bất đồng, tranh cãi vô bổ Hơn nữa, khi trọng tài xét
xử tranh chấp không được tiến hành công khai mà phải xử kín (trừ trường hợp có
sự đồng ý của các bên tranh chấp) Đó là vấn đề mà các bèn tham gia quan hệ thương mại rất mong muốn Nó giúp cho các bên giữ chữ tín và bí mật kính doanh, trong khi đó việc giải quyết tranh chấp bằng toà án mang tính chất tranh tụng gay gắt và toà án xét xử công khai làm cho việc giữ chữ tín và bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp không được đảm bảo
Thứ tư, chi phí trọng tài thường ít tốn kém.
Do thủ tục tô' tụng trọng tài đơn giản, nên chi phí trọng tài thường ít tốn kém so với chi phí kiện tụng trước toà án Khi đưa tranh chấp ra giải quyết trước toà án, các bên tranh chấp rất có thể phải theo kiện ở nhiều cấp xét xử của toà án làm cho các bên mất nhiều công sức và tiền của Đây là điều mà các bên tham gia quan hệ thương mại không mong muốn
1.1.2 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thương mại quỏc tê bằng trọng tài
1.1.2.1 S ự cần thiết giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài
Khi thương mại quốc tê xuất hiện và phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay, quá trình toàn cầu hoá về kinh tế, thương mại diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải
có những hình thức giải quyết tranh chấp thích hợp Trọng tài là một hình thức
10
Trang 13Luận văn Thạc sỹ L u ật học Nguyễn Thị Anh Thư
giải quyết tranh chấp thích hợp, phổ biến nhất và không thể thiếu trong xã hội hiện nay Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là cần thiết khách quan vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, không có một cơ quan tài phán quốc tế (toà án quốc tế) để giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại quốc tế là tranh chấp có tính chất tư nhân Trên bình diện quốc tế, các quốc gia không có thoả thuận thành lập cơ quan tài phán quốc tê để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, trong khi đó các quốc gia có thoả thuận thành lập cơ quan tài phán quốc tế (toà án quốc tế) để giải quvết tranh chấp giữa các quốc gia với nhau Vì không có cơ quan tài phán quốc
tế, nên các tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết bằng hệ thống cơquan tư pháp của mỗi quốc gia Đây là một lý do đòi hỏi phải có trọng tàithương mại quốc tế để đưa vào khoảng trống không có cơ quan tài phán quốc tế
để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Thứ hai, đối với các nhà kinh doanh, việc giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng toà án của một quốc gia có nhiều điều bất cập
Với một nhà kinh doanh nước ngoài, việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng toà án của một quốc gia khác có những điểm bất cập là:
- Họ thiếu tin tưởng vào toà án của quốc gia khác do họ e ngại về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán; e ngại về việc thẩm phán sẽ ưu ái hơn cho phía nhà kinh doanh của nước họ Sự e ngại của nhà kinh doanh nước ngoài vẫn luôn tồn tại kể cả trong thực tế toà án của một quốc gia thực sự độc lập, xét
xử khách quan công minh
VI thế, có thể nhận xét rằng "Mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp đều e ngại rằng một thẩm phán nước ngoài theo tiên nhiệm có thể ưu ái cho phía người nước họ hơn Bất chấp trong thực tế là toà án quốc gia thực sự công minh và độc '^ập, sự e ngại đó vẫn tồn tại dai dẳng"[10, tr, 18]
- Khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại toà án của một quốc gia,nhà kinh doanh nước ngoài rất có thể phải đến một đất nước xa xôi, ở đó những thẩm phán xét xử với những quy tắc tố tụng của toà án xa lạ và không quen
Trang 14Luận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư
thuộc với họ Điều này cũng tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà kinh doanh
- Khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại toà án của một quốc gia nhà kinh doanh nước ngoài rất có thể phải theo kiện với một thời gian dài do phán quyết của toà án bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm hoặc giám đốc thẩm hết sức phức tạp
- Khi giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án của một quốc gia, nhà kinh doanh phải công khai trước toà án, việc xét xử được thực hiện công khai làm cho uy tín và bí mật kinh doanh của các nhà kinh doanh bị ảnh hưởng
- Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng toà án rất dễ dẫn đến
xung đột về thẩm quyền xét xử Bởi vì, mỗi quốc gia tự quy định pháp luật của mình bằng thẩm quyền của toà án nước mình xét xử tranh chấp thương mại quốc
tế Điều này làm cho "cùng một vụ tranh chấp lại thuộc thẩm quyền toà án của nhiều nước và không một toà án nào trong số đó lại chịu chối từ giải quyết vụ tranh chấp ”[10, tr 18].Vấn đề này dẫn đến hệ quả là khi cần công nhận và thi hành phán quyết của toà án ở nước ngoài thì gặp rất nhiều khó khăn Đối với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, điều rất đặc biệt là không bao giờ xuất hiện xung đột về thẩm quyền xét xử trọng tài, vì trọng tài xét xử phải có sự thoả thuận lựa chọn của các bên tranh chấp
Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế với những đặc điểm, ưu thế của nó (đã được trình bầy trong phần 1.1.1.) sẽ khắc phục được những điểm bất cập khi giải quyết tranh chấp bằng toà án Đó là điều mà các nhà kinh doanh rất mong muốn khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế
Như vậy, những lý do trình bầy trên cho chúng ta khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tê bằng trọng tài là cần thiết khách quan trong điều kiện hiện nay
1.1.2.2 Y nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thương m ại quốc
tế bằng trọng tài
Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài có ý nghĩa sau:
- Gidm bớt gánh nặng xét xử cho toà án.
Khi trọng tài tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, nhất là với
12
Trang 15Luận văn Thạc sỹ Luật học N guyễn Thị A nh Thư
những ưu thế của trọng tài đã thu hút ngày càng nhiều tranh chấp giải quyết bằng t r ọ n a tài và góp phần làm giảm bớt gánh nặng xét xử đối với toà án Giả sử không có trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, thì khi đó toà án phải thực hiện nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ này rất nặng nề khi mà tranh chấp thương mại ngày càng nhiều cùng với sự phát triển thương mại quốc tế và tranh chấp này liên quan đến chuyên môn của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều hệ thống pháp luật khác nhau
- Thích ứng với mọi tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Với việc các bên tranh chấp có quyển lựa chọn cơ quan trọng tài, trọng tài viên và quy tắc tố tung trọng tài, đổng thời các trọng tài viên là những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau làm cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phù hợp với mọi tranh chấp, có nghĩa là có thể giải quyết có hiệu quả mọi tranh chấp cho dù tranh chấp đó thuộc bất kể lĩnh vực gì trong thương mại, xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới, liên quan đến bao nhiêu quốc gia và
hệ thống pháp luật khác nhau Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thích ứng được với mọi tranh chấp thương mại quốc tế làm cho đạt được mục đích điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ thương mại quốc tế, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của các bên chủ thể tham gia quan hệ thương mại, duy trì trật tự quan hệ thương mại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế
- Tạo sự yên tâm, tin cậy cho các chủ thể tham gia quan hệ thương mại
quốc tế, góp phẩn thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
Các bên chủ thể tham gia quan hệ thương mại quốc tế rất mong muốn có sự yên tâm, tin cậy khi thiết lập quan hệ giao dịch thương mại, thực hiện các giao dịch đó cũng như khi giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp thương mại xảy ra
Sự yên tâm, tin cậy có tác dụng thu hút ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ thương mại quốc tế Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài với những ưu điểm của nó làm cho các bên tranh chấp yên tâm, tin tưởng để giao phó những vấn đề thuộc về lợi ích của mình cho trọng tài phân xử Vì trách nhiệm và uy tín của mình, trọng tài viên phải luôn luôn cố
Trang 16Luận văn Thạc sỹ L uật học Nguyễn Thị A nh Thư
gắng để giải quyết tranh chấp được chính xác, khách quan và công bằng Những điều đó càng làm tăng thêm sự yên tâm, tin tưởng của các bên tham gia quan hệ thương mại quốc tê và nó cũng góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển
MẠI QUỐC TẾ
1.2.1 Khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài
Giai đoạn tô' tụng trọng tài quan trọng nhất là ra phán quyết trọng tài Các giai đoạn tố tụng trọng tài (đưa đơn kiện, mở phiên toà, nghe các bên trình bày, xét xử ) đều hướng tới, phục vụ cho việc ra phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài chứa đựng trong đó nội dung quan trọng nhất là quyết định cuối cùng
về phân xử tranh chấp, xác định ai thắng, ai thua kiện, thua kiện thì phải bồi
thường như thế nào, với giá trị là bao nhiêu Phán quyết trọng tài là chung thẩm
và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp Các bên tranh chấp có nghĩa vụ
phải thi hành phán quyết trọng tài mà không có quyền kháng cáo
Như vậy, phán quyết trọng tài có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt Để có được ý nghĩa quan trọng đó, phán quyết trọng tài nói chung và phán quyết trọng
tài nước ngoài nói riêng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
* Cân cứ tuyên phán quyết: Phán quyết của trọng tài phải được tuyên dựa trên những căn cứ có giá trị Những căn cứ của phán quyết là cơ sở nền tảng cho phán quyết tồn tại và có giá trị pháp lý bắt buộc Phán quyết được tuyên dựa vào các căn cứ sau:
- Luật áp dụng cho hợp đồng: Luật áp dụng cho hợp đồng có thể là luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn hoặc luật của nước được áp dụng dựa trên sự chỉ dẫn của quy phạm pháp luật xung đột Luật áp dụng cho hợp đồng là căn cứ pháp lý để xác định xem hợp đồng mà các bên ký kết có hợp pháp hay không, có
bị vô hiệu hay không, vô hiệu từng phần hay toàn bộ
- Các điều khoản của hợp đồng: Là căn cứ để xác định xem các bên thoả thuận cam kết những gì, bên bán có những quyền và nghĩa vụ cụ thể gì, bên mua
có những quyền và nghĩa vụ cụ thể gì Các điều khoản của hợp đổng là căn cứ
14
Trang 17Luận văn Thạc sỹ L uật học N guyễn Thị A nh Thư
rất quan trọng để xác định xem bên vi phạm nghĩa vụ vi phạm vào điều khoản nào của hợp đồng, tính chất và mức độ vi phạm như thế nào
- Tập quán và thông lệ quốc tế về thương mại: tập quán và thông lệ quốc tế
về thương mại rất phổ biến hiện nay và thường được các nhà kinh doanh sử dụng khi thiết lập các giao dịch thương mại quốc tế Vì vậy, phán quyết trọng tài cũng được dựa vào tập quán và thông lệ quốc tế về thương mại để có cơ sở đầy đủ và toàn diện, góp phần làm cho giải quyết tranh chấp được chính xác và khách quan
- Các chứng cứ và tài liệu thu thập được: Là căn cứ rất quan trọng để đánh giá tính chất, mức độ vi phạm,và lỗi của chủ thể vi phạm Các chứng cứ và tài liệu thu thập được chính là cơ sở thực tế của vi phạm dẫn đến tranh chấp thương mại quốc tế Đây là căn cứ cũng rất quan trọng mà nếu thiếu căn cứ này thì không đủ cơ sở để xác định trách nhiệm của bên chủ thể vi phạm
* Nguyên tắc thông qua phán quyết: Phán quyết trọng tài phải được thông qua theo nguyên tắc đa số (trừ trường hợp một trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp)
* Hình thức của phán quyết: Phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản, ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm tuyên phán quyết và phải có chữ ký của các trọng tài viên Trong trường hợp một trọng tài khước từ ký vào phán quyết thì hai trọng tài viên còn lại xác nhận sự khước từ đó và ký vào phán quyết Đó
là những cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và hiệu lực của phán quyết trọng tài
Thông thường phán quyết trọng tài gồm ba phần:
- Phần thứ nhất: Trình bày yêu cầu của các bên;
- Phần thứ hai: Lý giải, lập luận của trọng tài;
- Phần thứ ba: Quyết định của trọng tài về phần xử tranh chấp
* Nội dung của phán quyết phải được thể hiện rõ ràng cụ thể, trong đó ghi
rõ trách nhiệm của bên chủ thể vi phạm, quyền của bên chủ thể bị vi phạm Nội dung của phán quyết không thể bị sửa chữa (trừ trường hợp có sai sót), không chịu bất cứ sự giám sát nào và không thể bị kháng cáo, kháng nghị
Phán quyết trọng tài phải bảo đảm những yêu cầu đó Phán quyết trọng tài
Trang 18Lu ận văn Thạc sỹ L u ật học Nguyễn Thị Anh Thư
CÓ hai loại: Phán quyết trọng tài trong nước và phán quyết trọng tài nước ngoài Phán quyết trọng tài trong nước là phán quyết do trọng tài trong nước tuyên tại lãnh thổ của nước có trọng tài đó Vậy thế nào là phán quyết trọng tài nước ngoài Về mặt thuật ngữ, “phán quyết” có nghĩa là “quyết định được thông qua bởi xét xử” (vì phán có nghĩa là xử) Điều này muốn nói rằng, phán quyết là quyết định cuối cùng về giải quyết tranh chấp, trong đó chỉ ra bên thắng kiện, bên thua kiện, trách nhiệm của bên thua kiện Tuy nhiên, mặt thuật ngữ “phán quyết” không được sử dụng thống nhất Có khi người ta sử dụng thuật ngữ
“quyết định" của trọng tài Thuật ngữ “quyết định” của trọng tài có nghĩa rộng gồm có: Quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định về việc đưa
vụ tranh chấp ra xét xử; quyết định về giải quyết tranh chấp (quyết định về phân
xử tranh chấp - phán quyết) Vì vậy, khi nói “quyết định của trọng tài” (về giải quyết tranh chấp) được hiểu là quyết định được thông qua bởi xét xử và là quyết định cuối cùng về giải quyết tranh chấp
“Phán quyết trọng tài nước ngoài" được dùng để chỉ cả các phán quyết của trọng tài nước ngoài (do trọng tài nước ngoài tuyên) và các phán quyết của trọng tài quốc tế (do trọng tài quốc tế tuyên, ví dụ: trọng tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế) Việc xem xét thê nào là “phán quyết trọng tài nước ngoài” theo quan điểm phổ biến hiện nay thì một phán quyết trọng tài được coi là “phán quyết trọng tài nước ngoài” tại quốc gia hữu quan khi nó thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được tuyên ở ngoài lãnh thổ quốc gia hữu quan;
- Được tuyên tại lãnh thổ quốc gia hữu quan nhưng không được coi là phán quyết của trọng tài trong nước
Theo quy định của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài thì phán quyết trọng tài nước ngoài được hiểu là: “Các phán quyết trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi công nhận và thi hành được yêu cầu và xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân Công ước còn được áp dụng chỉ những phán quyết trọng tài không được coi là phán quyết trong nước của quôc
16
Trang 20Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu”(khoản 1 Điều 1)
Theo Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 thì: “Quyết định của trọng tài nước ngoài được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của trọng tài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại
Quyết định của trọng tài nước ngoài còn bao gồm quyết định của trọng tài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên” (Điều 1)
Như vậy, phán quyết trọng tài nước ngoài là phán quyết của trọng tài về giải quyết tranh chấp thương mại được tuyên ở ngoài lãnh thổ của quốc gia hữu quan (nơi phán quyết cần được công nhận và thi hành) hoặc được luyên tại lãnh thổ của quốc gia hữu quan nhưng không phải do trọng tài của quốc gia đó tuyên
1.2.2 Đặc điểm của phán quyết trọng tài nước ngoài về giải quyết tranh chãp thương mại quốc tê
Phán quyết trọng tài nước ngoài về giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, phán quyết được tuyên ở nước ngoài hoặc được tuyên ở trong
nước nhưng do trọng tài nước ngoài tuyên (gồm cả trọng tài quốc tế) Phán quyết được tuyên ở nước ngoài là do trọng tài của các nước ngoài tuyên hoặc do trọng tài quốc tế tuyên ở nước ngoài Hiện nay, các nước có nền kinh tế thị trường đều thành lập trọng tài phi chính phủ để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
VI vậy, có rất nhiều cơ quan trọng tài mà phán quyết của nó được gọi là phán quyết trọng tài nước ngoài
Trường hợp phán quyết trọng tài được tuyên ở trong nước cũng được coi là phán quyết trọng tài nước ngoài nếu do trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc
tế tuyên Sở dĩ có trường hợp này là do các bôn tranh chấp có quyền lựa chọn địa điểm xét xử của trọng tài để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp Pháp luật của các quốc gia hầu như đều thừa nhận vấn đề này Đây cũng là một ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với giải quyết
17
'•lo M-.ưựM,
Trang 24L u ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư
tranh chấp bằng toà án v ề nguyên tắc phán quyết trọng tài của trọng tài nước nào thì pháp luật của nước đó thừa nhận và chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó Đây là nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ Tuy nhiên, trên thực tế, phán quyết của trọng tài nước này nhưng lại liên quan đến nước khác hoặc phán quyết của trọng tài nước ngoài nhưng lại được tuyên trên lãnh thổ của quốc gia
sở tại Trong những trường hợp này cần thiết phải có vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Thứ hai, phán quyết liên quan đến cá nhân, tổ chức của quốc gia khác hoặc
liên quan đến tài sản đang tồn tại ở quốc gia khác Trong thương mại quốc tế, có những giao dịch thương mại được thiết lập giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra phán quyết của cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp thường liên quan đến cá nhân, tổ chức của quốc gia khác; Có những trường hợp tài sản là đối tượng của tranh chấp tồn tại ở quốc gia khác hoặc bên thua kiện có tài sản cần thanh toán nghĩa vụ đang tổn tại ởquốc gia khác thì trong những trường hợp này phán quyết của trọng tài nướcngoài liên quan đến tài sản đang tồn tại ở quốc gia khác Những điều đó có nghĩa là hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài liên quan đến quốc gia khác
Thứ ba, phán quyết trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành ở
quốc gia khác Do phán quyết trọng tài nước ngoài liên quan đến quốc gia khác(như đã được trình bày ở đặc điểm trên) nên nó cần được công nhận và thi hành
ở quốc gia khác
1.3 C Ô NG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN Q U Y ẾT TR Ọ N G TÀI NƯỚC NGOÀI
1.3.1 Khái niệm công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Trong xu thế thời đại hiện nay, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển, rất đa dạng và phong phú Quan hệ thương mại quốc tế liên quan đến các quốc gia khác nhau, do các quốc gia tham gia quan hệ thương mại hoặc các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau tham gia quan hệ thương mại, tài sản là đối tượng của quan hệ được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc
18
Trang 25L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một trong các bên tham gia quan hệ thương mại Với vấn đề như vậy, khi có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, thì phán quyết của trọng tài về giải quyết tranh chấp cũng liên quan đến các quốc gia khác nhau Phán quyết trọng tài trong trường hợp này cũng cần được thi hành ở quốc gia khác, tức là ở cả quốc gia mà không phải do trọng tài của quốc gia đó tuyên phán quyết Tuy nhiên, phán quyết trọng tài của nước này (nước ngoài) không đương nhiên có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia khác Phán quyết nước này trọng tài nước ngoài muốn có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của quốc gia khác phải được quốc gia đó ra quyết định công nhận và thi hành
Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có các đặc điểm sauđây:
Thứ nhất, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thể hiện ý
chí của nhà nirớc (quốc gia) công nhận và thi hành
Bản thân phán quyết trọng tài chỉ là phán quyết của cơ quan xét xử tư nhân, không phải là cơ quan công quyền nhà nước, vì vậy không mang ý chí nhà nước Phán quyết trọng tài mang ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, do các bên tranh chấp thoả thuận tự nguyện đưa tranh chấp ra giải quyết bằng phương thức trọng tài Khi phán quyết trọng tài được công nhận và thi hành bởi một quốc gia, thì điều đó có nghĩa là phán quyết đó được khoác lên mình ý chí của nhà nước, được "nhà nước hoá" Phán quyết trọng tài nước ngoài lúc này được nhà nước bảo đảm thực hiện
Thứ hai, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài làm cho
phán quyết trọng tài nước ngoài có giá trị cưỡng chế thi hành
Như đặc điểm trên đã trình bày, khi phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành, phán quyết đó được khoác lên mình ý chí nhà nước, được
"Nhà nước hoá" và được nhà nước bảo đảm thực hiện Vì vậy, nếu bên có nghĩa
vụ phải thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài mà không tự nguyện thi hành thì bị nhà nước cưỡng chế thi hành
Đặc điểm này làm cho phán quyết trọng tài nước ngoài có giá trị khác với
Trang 26Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
phán quyết trọng tài chưa được công nhận và thi hành bởi một quốc gia Phán quyết trọng tài nước ngoài chưa được công nhận và thi hành thì nó không có giá trị cưỡng chế thi hành mà chí có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tranh chấp Hiệu lực ràng buộc thực hiện của phán quyết trọng tài đối với các bên tranh chấp
là đương nhiên Lý do của hiệu lực ràng buộc thực hiện này xuất phát từ chính ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp Các bên tranh chấp đã thoả thuận tự nguyện đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài (thoả thuận trọng tài) Thoả thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài độc lập với hợp đồng Thoả thuận trọng tài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên như hiệu lực ràng buộc của hợp đồng mà các bên đã giao kết Điều này làm cho phán quyết của trọng tài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên tranh chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phán quyết trọng tài Bên có quyền lợi bị vi phạm không có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thi hành đối với bên vi phạm Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa phán quyết trọng tài chưa được công nhận và thi hành với phán quyết trọng tài
đã được công nhận và thi hành
Thứ ba, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài được thực
hiện thông qua cơ quan trong bộ máy nhà nước
Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, thông thường là cơ quan tư pháp mà cụ thể là toà án của quốc gia Sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện của phán quyết trọng tài nước ngoài và thực hiện các thủ tục cần thiết, toà án ra quyết định về công nhận
và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Trong khi đó cơ quan tuyên phán quyết trọng tài không phải là cơ quan nhà nước mà đó là cơ quan phi chính phủ mang tính chất tư nhân Đây là đặc điểm cơ bản làm cho chủ thể tuyên phán quyết trọng tài có tính chất khác với chủ thể công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Khi toà án thực hiện công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì nó mang ý nghĩa là sự hỗ trợ, giám sát hợp lý đối với phán quyết của trọng tài Toà án giữ vai trò hỗ trợ khi toà án bảo đảm cho phán quyết của trọng tài
2 0
Trang 27Luận văn Thạc sy L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
được thi hành bằng việc ra quyết định công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Trên cơ sở quyết định đó mà phán quyết trọng tài nước ngoài có giá trị cưỡng chế thi hành Bên cạnh đó, toà án còn giữ vai trò giám sát hợp lý đối với phán quyết trọng tài nước ngoài bằng việc toà án xem xét phán quyết trọng tài nước ngoài có thoả mãn đầy đủ các điều kiện để được công nhận và thi hành hay không? Nếu thoả mãn các điều kiện thì toà án ra quyết định công nhận
và thi hành Nếu không thoả mãn các điều kiện thì toà án ra quyết định từ chối công nhận và thi hành
Thứ tư, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thể hiện sự
hợp tác giữa các quốc gia về hoạt động tương trợ tư pháp
Giả sử không có sự hợp tác của các quốc gia khác nơi quyết định cần được công nhận và thi hành thì không thể thực hiện được việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Bởi vì, đây là vấn đề thuộc về chủ quyền của một quốc gia Quốc gia có thể thực hiện công nhận hoặc không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài Vì vậy, việc một quốc gia thực hiện công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là thể hiện sự hợp tác của quốc gia đó với quốc gia khác và sự hợp tác này thường được gọi là hoạt động tương trợ tư pháp giữa các quốc gia Hoạt động tương trợ tư pháp giữa các quốc gia ngày càng phát triển, Irong đó có việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dàn sự của toà
án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài Các quốc gia thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp trên cơ sở điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia hoặc thông qua con đường ngoại giao
Từ những điều đã được trình bày trên có thể đưa ra định nghĩa về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài như sau:
Công nhận ưà thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là hành
vi pháp lý của quốc gia thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền của m ình chính thức thừa nhận sự tồn tại của p h á n quyết trọng tài nước ngoài và bảo đảm cho phán quyết trọng tài nước ngoài được thi hành, k ể cả bằng biện pháp cưỡng c h ế trên lãnh th ổ của nước mình.
Trang 28Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
1.3.2 Cơ sở lý luận của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
* Nquyên tắc chủ quyền quốc gia
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia đều có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ của mình Trong trường hợp này, phán quyết nước này trọng tài nước ngoài muốn có hiệu lực thi hành phải được quốc gia sở tại ra quyết định công nhận và thi hành Trong trường hợp nếu quốc gia sở tại từ chối công nhận và thi hành, thì phán quyết trọng tài nước ngoài không có hiệu lực, không được thi hành trên lãnh thổ của quốc gia đó
Như vậy, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia đi đến khẳng định rằng: Công nhận hay không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài là quyền của các quốc gia Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài chỉ là nghĩa vụ của quốc gia khi quốc gia đó ký kết hoặc tham gia điều ước về vấn đề này Tuy nhiên, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là cần thiết khách quan và có nhiều ý nghĩa quan trọng (được trình bày ở phần sau - phần 1.3.2) nên ngày càng có nhiều quốc gia ràng buộc trách nhiệm của mình bằng việc ký kết các điều ước quốc tế để công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Ví dụ, các quốc gia kv kết hoặc tham gia Công ước New York năm
1958, Công ước châu Âu năm 1961 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Hoặc trong các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam với nước ngoài cũng có những quy định về trách nhiệm của quốc gia ký kết về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Ví dụ: “Các bên ký kết công nhận và thi hành phán quyết chung thẩm, đã có hiệu lực pháp luật và cần phải thi hành của các tổ chức trọng tài phi chính phủ phù hợp với Công ước ngày 10/6/1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (công ước Niu New York )" (khoản 3 Điều 52 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga)
* Xu th ế hội nhập quốc tế
Ngàv nay, quá trình quốc tế hoá nhiều mặt của đời sống xã hội phát triển rất đa dạng và phong phú Đây là một quy luật tất yếu của lịch sử phát triển xã
2 2
Trang 29L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
hội loài người do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là sự phát triển của khoa học kĩ thuật Điều đó buộc các quốc gia phải hội nhập, hợp tác với nhau để giải quyết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật,
ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới Sự hội nhập quốc tế của quốc gia hiện nay rất đa dạng: Hội nhập với khu vực, liên khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu; hội nhập về vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật hoặc an ninh, Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã xác định hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết khách quan để phát triển Việt Nam cũng đã xác định vấn đề quan trọng này Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ, để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi" Trên thực tế, cho đến hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước; có quan hệ hợp tác về kinh tế, tài chính, tín dụng với hơn 200
tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế; có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước, trong đó đã kí Hiệp định về quan hệ thương mại ở cấp Chính phủ với 72 nước.Trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là một trong những biểu hiện của sự hội nhập đó Giả sử một quốc gia thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nhưng lại không hoặc hạn chế công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì sự hội nhập đó còn phiến diện thậm chí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực Ngược lại, nếu một quốc gia quan tâm và có đầy đủ cơ chế, chính sách và cơ chế, chính sách đó phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì sẽ có tác dụng thúc đẩy sự hội nhập quốc tế phát triển
* Tự do hoá thương mại
Cùng với sự phát triển của xã hội, các chế định tự do trong đó có tự do thương mại được ghi nhận và ngày càng phát triển Quá trình tự do hoá thương mại đã diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện xã hội hiện nay Vì thế, các cá nhân,
tổ chức không chỉ có quan hệ thương mại ở trong nước với nhau mà còn thiết lập quan hệ thương mại ở nước ngoài với các cá nhân, tổ chức nước ngoài; đối tượng
Trang 30Luận văn Thạc sỹ L uật học N guyễn Thị Anh Thư
của quan hệ thương mại mà các cá nhân, tổ chức thiết lập cũng rất đa dạng phong phú như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư, Các quan hệ thương mại được thiết lập không tránh khỏi có những tranh chấp xảy ra Việc giải quyết tranh chấp đó là cần thiết và có nhiều phương thức như thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do các bên tranh chấp lựa chọn là một trong những biểu hiện
và làm cho sự tự do hoá thương mại cũng phát triển hơn Khi đó, các bên tranh chấp có thể lựa chọn cơ quan trọng tài của bất kì một nước nào đó hoặc cơ quan trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp Điều này đặt ra vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Giả sử nếu phán quyết trọng tài nước ngoài không được một nước công nhận và thi hành thì sẽ ảnh hưởng thậm chí làm hạn chế tự do hoá thương mại Ngược lại, nếu phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành thì sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển hơn nữa Khi đó, các bên chủ thể tham gia quan hệ thương mại có sự yên tâm, tin tưởng vì quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ nếu có tranh chấp xảy ra
* Bảo vệ quyền con người
Bảo vệ quyền con người là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay Vấn đề này không chỉ được quan tâm ở mỗi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới
Đã có nhiều điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề này, đặc biệt phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ngày 16/12/1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ngày 16/12/1966)
Nội dung của Công ước về các quyền dân sự và chính trị quy định mỗi cá nhân có các quyền sau đây: Quyền sống; quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc bị
áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục hình; quyền không
bị làm nô lệ, nô dịch, lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức; quyền tự do và an ninh
cá nhân; quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do; quyền tự do đi lại và cư
trú; quyền bình đẳng trước toà án và cơ quan tài phán; quyền được tôn trọng về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín, tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, tự do chính kiến, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội;
24
Trang 31L u ận văn T hạc sỹ L u ậ t học N g u yễn Thị A n h Thư
quyền tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện; quyền bầu cử và ứng cử; quyền được hưởng các dịch vụ công cộng một cách bình đẳng; quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được sử dụng tiếng nói riêng của các cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ thiểu số
Nội dung của Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá quy định mỗi cá nhân có các quyền sau đây: Quyền làm việc; quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, được làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh; quyền được thành lập và gia nhập công đoàn; quyền đình công; quyền được hưởng an toàn xã hội kể cả bảo hiểm xã hội; quyền được giúp đỡ và bảo hộ về mặt gia đình; quyền có mức sống đủ cho bản thân và gia đình; quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được; quyền được hưởng nền giáo dục với mục đích phát triển đầy đủ nhân cách
và ý thức về nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và những
tự do cơ bản; quyền được tham gia vào đời sống văn hoá, được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó, được bảo hộ các quyền lợi vật chất
và tinh thần phát sinh từ bất kì sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của chính mình
Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài cũng chính là biểu hiện cụ thể của việc bảo vệ quyền con người ở các khía cạnh dân sự, chính trị cũng như kinh tế, xã hội
1.3.3 Sự cần thiết, ý nghĩa của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
1.3.3.1 S ự cần thiết của việc công nhận và thi hành p h á n quyết trọng tài nước ngoài
Trong thời đại ngày nay, các quan hệ thương mại quốc tế phát triển một cách mạnh mẽ do yếu tố khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế là một tất yếu khách quan Từ đó làm cho quan hệ thương mại quốc tế rất đa dạng và phong phú Cùng một mối quan hệ thương mại quốc tế nhưng có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau trong đó có các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau Trong quan hệ thương mại quốc tê nói riêng và trong các quan hệ xã
Trang 32L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
hội khác nói chung, một vấn đề có tính nguyên tắc là nếu một bên chủ thể tham gia quan hệ mà vi phạm những điều đã giao kết, gây thiệt hại cho chủ thể kia thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho chủ thể đó Tính chịu trách nhiệm và hồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể bị vi phạm; duy trì trật tự quan hệ xã hội đồng thời thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội Trong thương mại quốc tế khi có tranh chấp xảy ra, bên chủ thể có lỗi phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm; nó có tác dụng duy trì trật tự quan hệ thương mại quốc tế đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển
Giả thiết rằng không có cơ chế để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hoặc có cơ chế nhưng không đầy đủ, hoàn thiện, chẳng hạn như: Phán quyết của trọng tài nước này nhưng không được nước khác công nhận và thi hành mặc dù
đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện thì khi đó quyền và lợi ích chính đáng của bên chủ thể bị vi phạm không được bảo vệ; quan hệ thương mại quốc tế sẽ không có được trật tự và ổn định, làm cản trở sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế Vì thế công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là mộl nội dung rất quan trọng làm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên chủ thể bị vi phạm, duy trì và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ quốc tế
Như vậy, xuất phát từ lý do quan hệ thương mại quốc tế phát triển một cách khách quan và không tránh khỏi tranh chấp xảy ra, trong khi đó tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến các quốc gia khác nhau cần phải được giải quyết (trong đó có phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài) là một tất yếu khách quan làm cho việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là cần thiết khách quan
1.3.3.2 Ý nghĩa của việc công nhận và thi hành p h á n quyết trọng tài nước ngoài
Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng bằng trọng tài có nhiều ưu điểm và ý nghĩa (như đã được trình bày trong phần 1.1.1 và 1.1.2) Trong thương mại quốc tế, phương thức giải
26
Trang 33Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
quyết tranh chấp bằng trọng tài chỉ thực sự đầy đủ và trọn vẹn những ưu điểm và
ý nghĩa khi phán quyết của trọng tài nước này (nước ngoài) được nước khác công nhận và thi hành Phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau tham gia quan hệ thương mại quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có ý nghĩa to lớn trên các phương diện sau:
Thứ nhất, về phương diện chính trị, công nhận và thi hành phán quyết trọng
tài nước ngoài góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia Điều này được thế hiện:
- Trong trường hợp các quốc gia có ký kết điều ước quốc tế quy định công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, thì việc các quốc gia đó thực hiện việc công nhận và thi hành phán quyết do trọng tài nước ngoài tuyên chính
là việc thực hiện các cam kết của mình về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài làm cho quan hệ giữa các quốc gia về vấn đề này được phát triển thuận lợi điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị
và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực
- Trong trường hợp các quốc gia chưa có ký kết điều ước quốc tế quy định công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, nhưng các quốc gia cũng
có thực hiện việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, thì có tác dụng làm cho quan hệ giữa các quốc gia về vấn đề này được phát triển thuận lợi và điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực
Ngược lại, nếu các quốc gia không chấp nhận, không thực hiện việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì khi đó quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân của các quốc gia này cũng như của quốc gia khác không được bảo vệ; quan hệ giữa các quốc gia về vấn để công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài không thể phát triển được và điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến quan hệ nói chung giữa các quốc gia Bởi vì, như
đã được trình bày (trong phần 1.3.2.1), việc công nhận và thi hành phán quyết
Trang 34Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
trọng tài nước ngoài là cần thiết khách quan trong đời sống xã hội hiện nay
Thứ hai, về phương diện kinh tế, công nhận và thi hành phán quyết trọng
tài nước ngoài góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia phát triển và nền kinh tế ở mỗi quốc gia phát triển Việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là một phần của chính sách mở rộng hợp tác kinh tế quốc
tế, nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các quan hệ hợp đồng thương mại quốc
tế và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Trong điều kiện xã hội hiện nay, một quốc gia muốn phát triển kinh tế phải tạo các điều kiện thuận lợi sau:
“ 1) Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh;
2) Có môi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho cuộc cạnh tranh đó;
3) Có một cơ chế giải quyết tranh chấp thuận lợi và phù hợp trên cơ sở môi trường pháp lý trên;
4) Có biện pháp đảm bảo cho các phán quyết (của toà án hoặc của trọng tài) công nhận và thực thi có hiệu quả (kể cả trong nước và ngoài nước)” [20]
Một quốc gia có các biện pháp đảm bảo cho các phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành thì đó có thể nói là một công cụ thúc đẩy
sự phát triển kinh tế Phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành thì khi đó các cá nhân và pháp nhân ở trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ
có tâm lý yên tâm hơn khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế Điều này
nó có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển hơn nữa nền kinh tế ở mỗi quốc gia và góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau
Thứ ba, về phương diện xã hội, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
nước ngoài góp phần duy trì trật tự, ổn định các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ kinh tế nói riêng Phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận
và thi hành thì điều đó cũng có nghĩa rằng bên chủ thể có lỗi, làm phát sinh tranh chấp và gây thiệt hại cho chủ thể khác phải thực hiện trách nhiệm của mình Điều này có ý nghĩa góp phần duy trì trật tự, ổn định các quan hệ kinh tế cũng như là các quan hệ xã hội nói chung Khi đó các bên tranh chấp không còn
ở trong trạng thái tranh chấp liên miên, không biết bao giờ mới giải quyết được Các bên chủ thể sớm dứt điểm tranh chấp, đi vào ổn định để thiết lập các giao
2 8
Trang 35Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
dịch kinh tế khác Xét ở một góc độ khác, phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành thì các bên tham gia quan hệ thương mại quốc tế không thể bỏ mặc tranh chấp và trốn tránh trách nhiệm khi đã được trọng tài xét
xử và tuyên phán quyết Vì vậy, về phương diện xã hội, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài góp phần duy trì trật tự, ổn định các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ kinh tế nói riêng
Thứ tư, về phương diện pháp luật, công nhận và thi hành phán quyết trọng
tài nước ngoài góp phần hoàn thiện chế định trọng tài nói riêng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung Ớ các quốc gia thực hiện nền kinh tế thị trường thì việc cho phép các bên tham gia quan hệ thương mại lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là không thể thiếu được Bởi vì, đây là một trong những biểu hiện của nguyên tắc tự do kinh doanh và tự thoả thuận, định đoạt của các chủ thể kinh doanh Trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là không thể thiếu, nhất là giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài Giả sử một quốc gia cho phép các chủ thể kinh doanh giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng lại không có cơ chế, không có quy định về công nhận và thi hành phán trọng tài thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và các quy định pháp luật
về phương thức giải quyết tranh chấp này cũng vô nghĩa Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ góp phần làm hoàn thiện chế định trọng tài
và cũng làm cho chế định trọng tài thương mại của quốc gia tiến tới trình độ quốc tế Điều đó cũng có nghĩa là góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia, “do vậy, việc công nhận và thực thi các phán quyết của trọng tài nước ngoài cần phải được coi là hậu quả pháp lý tất yếu của việc pháp luật cho phép các bên lựa chọn trọng tài nước ngoài”[20]
1.4 CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRÊN THẾ GIỚIViệc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là phương thức phổ biến hiện nay Pháp luật của mỗi quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều có quan tâm về vấn đề này, trong đó có vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Trang 36Lu ận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư
1.4.1 Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của
L uật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tê nãm 1985 của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tê
Theo quy định tại điều 35, một phán quyết trọng tài, bất kể được tuyên ở đâu, sẽ được công nhận là ràng buộc (có giá trị pháp lý) và khi có đơn yêu cầu bằng vãn bản gửi đến toà án có thẩm quyền, sẽ được thi hành theo quy định của Điều này và Điều 36 về các trường hợp từ chối việc công nhận và thi hành
Bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết phải cung cấp bản gốc hoặc bản sao của bản phán quyết đã được chứng thực hợp lệ cùng với bản gốc của thoả thuận trọng tài hoặc bản sao của bản thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ Trong trường hợp phán quyết hay thoả thuận trọng tài không được lập bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi thi hành phán quyết thì bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết phải cung cấp một bản dịch sang ngôn ngữ của quốc gia này có chứng thực hợp lệ
Điều 36 của Luật mẫu quy định về các trường hợp từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài
Việc công nhận và thi hành một phán quyết trọng tài, bất kể phán quyết này được tuyên ở quốc gia nào, chỉ có thể từ chối công nhận và thi hành trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, theo yêu cầu của bên phải thi hành, nếu bên đó cung cấp được cho toà án có thẩm quyền công nhận và thi hành phán quyết bằng chứng khẳng định rằng:
- Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên trong trường hợp luật mà các bên đã chọn để
áp dụng không quy định vô hiệu
- Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về các thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài hoặc vì những nguyên nhân chính đáng khác nhau mà không thể thực hiện được việc tranh tụng của mình
30
Trang 37L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
- Phán quyết trọng tài được tuyên về một vụ tranh chấp không được quy
định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thoả thuận trọng tài, hoặc phán quyết trọng tài chứa đựng những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi giải quyết nêu trong thoả thuận trọng tài; trong trường hợp có thể tách phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu giải quyết tại trọng tài với phần không được quyết định về những vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài thì phần phán quyết có những quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết
có thể được công nhận và cho thi hành
- Thành phần của uỷ ban trọng tài hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc pháp luật của nước nơi xét
xử trọng tài nếu thoả thuận không quy định về những vấn đề đó
- Phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc phán quyết trọng tài đã bị toà án của nước nơi tuyên phán quyết hoặc theo luật của nước đã tuyên phán quyết, huỷ bỏ hay đình chỉ thi hành phán quyết
Thứ hai, toà án thấy rằng:
+ Theo luật của quốc gia toà án, vụ tranh chấp không thể giải quyết theo thể thức trọng tài
+ Việc công nhận và cho thi hành phán quyết trái với chính sách công cộng của quốc gia toà án
Trong trường hợp đơn yêu cầu huỷ bỏ hay đình chí thi hành phán quyết đã được gửi đến toà án, thì toà án nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết, nếu thấy yêu cầu này hợp lệ, sẽ tạm đình chỉ thi hành phán quyết trọng tài
và cũng có thể, trên cơ sở có đơn yêu cầu của bên đòi công nhận và thi hành phán quyết, ra lệnh cho bên kia cung cấp những bảo đảm phù hợp
1.4.2 Công nhận và cưỡng chẻ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tê theo quy định của Bộ luật tô tụng dân sự của Pháp
Theo Điểu 1498, quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế được công nhận tại Pháp nếu bên có quyền lợi chứng minh được sự tổn tại của quyết định trọng tài và nếu việc công nhận quyết định đó không xâm phạm trật
Trang 38L u ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư
Những quy định đó nhằm đảm bảo rằng quyết định trọng tài là có căn cứ pháp lí và hợp pháp Đây là điều kiện cần thiết để quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành Quy định này cũng tương tự như quy định trong Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Theo Điều 1501 và Điều 1502, quyết định khống công nhận hoặc không cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế có thể bị phúc thẩm
Chỉ được phúc thẩm quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài trong những trường hợp sau:
- Nếu trọng tài viên đã phán xử và không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài đã vô hiệu hoặc hết hạn hiệu lực;
- Nếu toà án trọng tài được thành lập không hợp lệ hoặc trọng tài viên được chỉ định không hợp lệ;
- Nếu trọng tài viên phán xử không theo đúng nhiệm vụ đã được trao;
- Khi không tôn trọng nguyên tắc tranh tụng đối kháng;
- Nếu việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài xâm hại trật
tự công cộng quốc tế
Đương sự có thể đưa đơn kháng cáo trong thời hạn một tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của thẩm phán và đơn kháng cáo phúc thẩm phải gửi đến toà phúc thẩm (Điều 1503)
32
Trang 39L u ậ n văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư
Theo quy tắc chung, trọng tài giải quyết tranh chấp là do các bên lựa chọn nên quyết định trọng tài đã thể hiện ý chí của các bên tranh chấp Vì vậy, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo quyết định trọng tài Quy định này là một ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, làm cho việc giải quyết được nhanh chóng Thế nhưng theo điều 1501, điều 1502 và điều 1503 quyết định trọng tài có thể bị kháng cáo để toà án xét xử phúc thẩm Trong Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
và Luật trọng tài của nhiều nước không có quy định về vấn đề này
Điều 1504 quy định rằng, quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp
có thê bị kháng cáo huỷ bỏ trong những trường hợp được quy định tại Điều
1502 Khổng được kháng cáo quyết định của toà án công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp
Tuy nhiên, đơn kháng cáo phúc thẩm hoặc yêu cầu huỷ bỏ quyết định trọng tài đương nhiên bao hàm cả kháng cáo quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài, hoặc làm mất thẩm quyền của toà án đã ra quyết định công nhận và chi thi hành quyết định trọng tài, tất nhiên vẫn trong khuôn khổ phạm vi thẩm quyền của toà án phúc thẩm
Điều 1505 còn quy định rằng, đơn đề nghị huỷ bỏ quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp phải gửi đến Toà phúc thẩm nơi đã tuyên quyết định trọng tài Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định trọng tài được thụ lý kể từ khi trọng tài tuyên quyết định Nếu dương sự không kháng cáo trong thời hạn một tháng kể từ ngày tống đạt quyết định trọng tài đã được công nhận hiệu lực thi hành thì sẽ mất quyền kháng cáo
1.4.3 Còng nhận và thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài Trung Quốc
Điều 62 quy định rằng, các bên phải thực hiện phán quyết trọng tài Nếu một bên không thực hiện phán quyết thì bên kia có thể yêu cầu toà án nhân dân cưỡng chế thi hành phù hợp với các quy định có liên quan của Luật Tố tụng dân
sự Toà án nhân dân nhận được đơn yêu cầu phải cưỡng chế thi hành phán quyết
Nếu bị đơn có thể đưa ra chứng cứ chứng tỏ rằng phán quyết trọng tài đã vi
Trang 40Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
phạm quy định tại Điều 260 của Luật Tố tụng dân sự và nếu toà án nhân dân chấp nhận sự kiện này là đúng thì toà án nhân dân sẽ từ chối cưỡng chế thi hành Điều 260 của Luật Tố tụng dân sự quy định bốn căn cứ để toà án từ chối thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài như sau:
- Các bên không ký được thoả thuận trọng tài;
- Nội dung phán quyết vượt ra ngoài phạm vi của thoả thuận trọng tài hoặc ngoài thẩm quyền của Uỷ ban trọng tài;
- Việc thành lập Uỷ ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không tuân thủ quy đinh của pháp luật;
- Một bên không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên hoặc
về việc tiến hành phiên trọng tài mà không phải do lỗi của người đó
Việc quy định các trường hợp toà án từ chối thi hành phán quyết trọng tài của điều 260 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc về cơ bản giống với quy định của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và Luật trọng tài của nhiều nước Tuy nhiên, còn có thể có một số trường hợp xảy ra nhưng không được đề cập trong quy định này, có nghĩa rằng phạm vi các trường hợp hẹp hơn so với Công ước New York năm 1958 và Luật trọng tài của nhiều nước Công ước còn quy định những trường hợp sau đây phán quyết trọng tài bị từ chối công nhận và thi hành Đó là: các bên không có năng lực pháp lí để kí thoả thuận trọng tài, quy tắc tố tụng không phù hợp với thoả thuận của các bên, phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc bị đình chỉ hay huỷ bỏ và đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục trọng tài
1.4.4 Luật trọng tài của Ai Cập
Đã tiếp nhận Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế, trong đó có Điều 35 và 36 của Luật mẫu
về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài Tuy nhiên, Điều 35
và Điều 36 của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế đã được Luật trọng tài của Ai Cập thay đổi phạm vi áp dụng Điều 38 của Luật trọng tài Ai Cập đã bổ sung thêm hai nội dung vào căn cứ “trái với chính sách công cộng của quốc gia
34