LƯỢC SỬ VỀ VIỆC CÔNG NHẬNVÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 66 - 68)

ước quốc tế khác

3.1. LƯỢC SỬ VỀ VIỆC CÔNG NHẬNVÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trước khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới do Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, các quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước chủ yếu diễn ra trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước xã hội chủ nghĩa đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế và vào ngày 26/5/1972 các nước này ký Hiệp định Matxcơva về giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp dân sự phát sinh từ quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Khoản 1 Điều 1 của Hiệp định quy định: “Tất cả các tranh chấp giữa các tổ chức kinh tế phát sinh từ hợp đồng hoặc các vụ việc dân sự khác trong quá trình hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật của các bên thành viên Hiệp định sẽ được giải quyết bằng trọng tài loại trừ thẩm quyền của toà án đối với các vụ việc đó”. Nhưng trên thực tế, “trong lịch sử 40 năm của Hội đồng tương trợ kinh tế, tất cả các tranh chấp quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật đã được giải quyết bằng thương lượng hoặc hội đồng hỗn hợp nhiều bên” [12, tr. 64-65].

Đối với Việt Nam, năm 1963 thành lập Hội đổng trọng tài ngoại thương và năm 1964 thành lập Hội đồng trọng tài hàng hải. Đây là hai tổ chức trọng tài phi chính phủ giải quyết các tranh chấp kinh tê quốc tế trong khuôn khổ các quan hệ giữa các nước trong Hội đổng tương trợ kinh tế. Trên thực tế, số vụ việc mà Hội đổng trọng tài ngoại thương và Hội đổng trọng tài hàng hải giải quyết là rất ít. Có nhiều vụ việc mà các bên tranh chấp tự thương lượng với nhau. Trong điều kiện đó, nhu cầu đặt ra vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là rất ít.

Việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài cũng chỉ đặt ra giữa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là giữa những nước có ký kết Hiệp định

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A n h Thư

tương trợ tư pháp với nhau. Ví dụ, khoản 2 Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc năm 1982 quy định: “Các nước ký kết công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước mình theo quy định của Hiệp định này, các quyết định của trọng tài” . Hoặc điểm c khoản 1 Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Bungari năm 1986 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa khác là rất khó khăn vì thiếu cơ chế pháp lý để thực hiện. Và trên thực tế, hầu như không phải giải quyết việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Đôi với các nước ngoài Hội đổng tương trợ kinh tế, trên thực tế, trước năm 1986. số lượng các vụ tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước đó là rất ít. Sở dĩ như vậy là vì trong thời gian chiến tranh nền kinh tế Việt Nam yếu kém và chủ yếu phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện như vậy, các vụ tranh chấp xảy ra thường rất ít và nếu có tranh chấp thì các bên liên quan thường giải quyết thông qua thương lượng hơn là bằng trọng tài thương mại mang tính tố tụng. Những nguyên nhân mà khi có tranh chấp, các bên tranh chấp từ các nước không phải xã hội chủ nghĩa (ngoài Hội đổng tương trợ kinh tế) không muốn đưa vụ tranh chấp ra Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải để giải quyết, đó là: “Thứ nhất, Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đổng trọng tài hàng hải ra đời nhằm mục đích giải quyết tranh chấp quốc tê giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống pháp luật tương tự. Do đó, các tổ chức nói trên ít có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp với các bên đương sự từ các nước không phải là xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là các nước phương Tây. Thứ hai, chưa có quy định về việc các bên tranh chấp có thể lựa chọn các chuyên gia quốc tế làm trọng tài viên. Cuối cùng, không có một cơ chế rõ ràng cho việc thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài” [3, tr. 121]. Vì vậy, trên thực tế giữa Việt Nam và các nước ngoài Hội đồng tương trợ kinh tế (các nước không phải xã hội chủ nghĩa) không đặt ra vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài.

L uận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A n h Thư

lần thứ VI đề ra, các quan hệ thương mại quốc tế có xu hướng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú làm cho các tranh chấp thương mại xảy ra cũng ngày càng nhiều. Đê đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được thành lập vào năm 1993, và đồng thời nhu cầu đặt ra việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài Việt Nam cũng như trọng tài nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi Việt Nam gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995, các phán quyết trọng tài nước ngoài yêu cầu Việt Nam công nhận và thi hành chỉ rất ít. Bởi vì, ở Việt Nam khi đó thiếu cơ chế pháp lý cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.

Từ khi Việt Nam gia nhập Công ước New York năm 1958 và ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài thì ở Việt Nam mới có cơ chế cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài. Điều này làm cho các phán quyết trọng tài nước ngoài yêu cầu Việt Nam công nhận và thi hành tăng lên. Tuy nhiên, số lượng vụ việc vẫn còn khá khiêm tốn, “trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã nhận được 5 hổ sơ (4 của Nga, 1 của Pháp) yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài” [17, tr. 61]. Gần đây các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được 2 hồ sơ của Singapore, 1 hồ sơ của Hàn Quốc.

Như vậy, trên thực tế cho đến thời điểm hiện nay, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn rất ít.

3.2. VIỆT NAM GIA NHẬP CỒNG ƯỚC NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)