Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
1.3.2. Cơ sở lý luận của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
* Nquyên tắc chủ quyền quốc gia
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia đều có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ của mình. Trong trường hợp này, phán quyết nước này trọng tài nước ngoài muốn có hiệu lực thi hành phải được quốc gia sở tại ra quyết định công nhận và thi hành. Trong trường hợp nếu quốc gia sở tại từ chối công nhận và thi hành, thì phán quyết trọng tài nước ngoài không có hiệu lực, không được thi hành trên lãnh thổ của quốc gia đó.
Như vậy, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia đi đến khẳng định rằng: Công nhận hay không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài là quyền của các quốc gia. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài chỉ là nghĩa vụ của quốc gia khi quốc gia đó ký kết hoặc tham gia điều ước về vấn đề này. Tuy nhiên, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là cần thiết khách quan và có nhiều ý nghĩa quan trọng (được trình bày ở phần sau - phần 1.3.2) nên ngày càng có nhiều quốc gia ràng buộc trách nhiệm của mình bằng việc ký kết các điều ước quốc tế để công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Ví dụ, các quốc gia kv kết hoặc tham gia Công ước New York năm 1958, Công ước châu Âu năm 1961 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Hoặc trong các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam với nước ngoài cũng có những quy định về trách nhiệm của quốc gia ký kết về việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Ví dụ: “Các bên ký kết công nhận và thi hành phán quyết chung thẩm, đã có hiệu lực pháp luật và cần phải thi hành của các tổ chức trọng tài phi chính phủ phù hợp với Công ước ngày 10/6/1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (công ước Niu New York )" (khoản 3 Điều 52 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga).
* Xu th ế hội nhập quốc tế
Ngàv nay, quá trình quốc tế hoá nhiều mặt của đời sống xã hội phát triển rất đa dạng và phong phú. Đây là một quy luật tất yếu của lịch sử phát triển xã
L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
hội loài người do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Điều đó buộc các quốc gia phải hội nhập, hợp tác với nhau để giải quyết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật,... ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Sự hội nhập quốc tế của quốc gia hiện nay rất đa dạng: Hội nhập với khu vực, liên khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu; hội nhập về vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật hoặc an ninh,... Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã xác định hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết khách quan để phát triển. Việt Nam cũng đã xác định vấn đề quan trọng này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ,... để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi". Trên thực tế, cho đến hiện nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước; có quan hệ hợp tác về kinh tế, tài chính, tín dụng với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế; có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước, trong đó đã kí Hiệp định về quan hệ thương mại ở cấp Chính phủ với 72 nước.
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài là một trong những biểu hiện của sự hội nhập đó. Giả sử một quốc gia thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nhưng lại không hoặc hạn chế công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì sự hội nhập đó còn phiến diện thậm chí gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại, nếu một quốc gia quan tâm và có đầy đủ cơ chế, chính sách và cơ chế, chính sách đó phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài thì sẽ có tác dụng thúc đẩy sự hội nhập quốc tế phát triển.
* Tự do hoá thương mại
Cùng với sự phát triển của xã hội, các chế định tự do trong đó có tự do thương mại được ghi nhận và ngày càng phát triển. Quá trình tự do hoá thương mại đã diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện xã hội hiện nay. Vì thế, các cá nhân, tổ chức không chỉ có quan hệ thương mại ở trong nước với nhau mà còn thiết lập quan hệ thương mại ở nước ngoài với các cá nhân, tổ chức nước ngoài; đối tượng
Luận văn Thạc sỹ L uật học N guyễn Thị Anh Thư
của quan hệ thương mại mà các cá nhân, tổ chức thiết lập cũng rất đa dạng phong phú như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư,... Các quan hệ thương mại được thiết lập không tránh khỏi có những tranh chấp xảy ra. Việc giải quyết tranh chấp đó là cần thiết và có nhiều phương thức như thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do các bên tranh chấp lựa chọn là một trong những biểu hiện và làm cho sự tự do hoá thương mại cũng phát triển hơn. Khi đó, các bên tranh chấp có thể lựa chọn cơ quan trọng tài của bất kì một nước nào đó hoặc cơ quan trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Điều này đặt ra vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Giả sử nếu phán quyết trọng tài nước ngoài không được một nước công nhận và thi hành thì sẽ ảnh hưởng thậm chí làm hạn chế tự do hoá thương mại. Ngược lại, nếu phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành thì sẽ thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển hơn nữa. Khi đó, các bên chủ thể tham gia quan hệ thương mại có sự yên tâm, tin tưởng vì quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ nếu có tranh chấp xảy ra.
* Bảo vệ quyền con người
Bảo vệ quyền con người là vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay. Vấn đề này không chỉ được quan tâm ở mỗi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Đã có nhiều điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề này, đặc biệt phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ngày 16/12/1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ngày 16/12/1966).
Nội dung của Công ước về các quyền dân sự và chính trị quy định mỗi cá nhân có các quyền sau đây: Quyền sống; quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục hình; quyền không
bị làm nô lệ, nô dịch, lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền bình đẳng trước toà án và cơ quan tài phán; quyền được tôn trọng về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín, tự do tư tưởng, tín ngưỡng tôn giáo, tự do chính kiến, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội;
L u ận văn T hạc sỹ L u ậ t học N g u yễn Thị A n h Thư
quyền tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện; quyền bầu cử và ứng cử; quyền được hưởng các dịch vụ công cộng một cách bình đẳng; quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được sử dụng tiếng nói riêng của các cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ thiểu số.
Nội dung của Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá quy định mỗi cá nhân có các quyền sau đây: Quyền làm việc; quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, được làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh; quyền được thành lập và gia nhập công đoàn; quyền đình công; quyền được hưởng an toàn xã hội kể cả bảo hiểm xã hội; quyền được giúp đỡ và bảo hộ về mặt gia đình; quyền có mức sống đủ cho bản thân và gia đình; quyền đạt tới một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được; quyền được hưởng nền giáo dục với mục đích phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng các quyền con người và những tự do cơ bản; quyền được tham gia vào đời sống văn hoá, được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó, được bảo hộ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kì sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của chính mình...