Một sô nhận xét về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoà

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 84 - 96)

ước quốc tế khác

3.3.7. Một sô nhận xét về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoà

Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một bước tiến mới của pháp luật Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện hội nhập nền kinh tế của nước ta với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Các quy định này khá đầy đủ, chi tiết và cơ bản đã bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan đến vụ tranh chấp, gồm cả cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng như cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài còn có những điểm hạn chế, đó là:

- Việc tổn tại một văn bản riêng (Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 14/9/1995 về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài) là chưa hợp lý. Bới vì, hầu hết các quy định trong văn bản đó là giống với các quy định trong Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 17/4/1993 về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, đặc biệt là những quy định về thủ tục, trình tự thụ lý, xét đơn, về kháng cáo, kháng nghị... Vì vậy, những quy định trong hai Pháp lệnh đó có thể gộp lại và là một bộ phận trong một đạo luật. Nhiều nước trên thế giới đưa các quy định về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài vào một phần của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Ổ Việt Nam, có các quy định pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, nhưng chưa có các quy định pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài trong nước. Đây là vấn đề còn khập khiễng của pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và thi hành quyết định của

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư

trọng tài.

- Theo Điều 2 của Quyết định của Chủ tịch nước số 453/QĐ-CTN ngày 28/7/1995 về việc gia nhập Công ước New York năm 1958 và điểm a khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh ngày 14/9/1995 về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, thì phạm vi các loại vụ tranh chấp được giải quyết theo thể thức trọng tài hẹp hơn so với trên thế giới. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ tranh chấp, ảnh hưởng đến việc hội nhập của nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là khi Việt Nam đang xúc tiến việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Quyết định của trọng tài nước ngoài được coi là thi hành xong không dừng lại ở thời điểm cơ quan thi hành án thu được một khoản tiền, tài sản từ cá nhân, tổ chức phải thi hành mà còn phải thực hiện thủ tục chuyển tiền, tài sản từ Việt Nam ra nước ngoài cho cá nhân, tổ chức có đơn yêu cầu thi hành quyết định của trọng tài. Điều 8 của Pháp lệnh có quy định về vấn đề này. Song pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc cước phí vận chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài do ai chịu, liệu chi phí này có thể được tính vào chi phí cưỡng chế do cá nhân, tổ chức được thi hành chịu hay không?

3.4. THỰC TRẠNG CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYÊT t r ọ n g

TÀI NUỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Về nguyên tắc: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài dựa trên cơ sở điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có quy định về vấn đề này. Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, thì việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài dựa trên nguyên tắc có đi có lại và pháp luật quốc gia.

Ở Việt Nam, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định tương trợ tư pháp (Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc năm 1982, giữa Việt Nam và Bungari năm 1986, giữa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998, giữa Việt Nam và Trung Quốc nãm 1998, giữa Việt Nam và Lào năm 1998, giữa Việt Nam và Pháp năm 1999, giữa Việt

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư

Nam và Ucraina năm 2000, giữa Việt Nam và Mông c ổ năm 2000), Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài (Việt Nam gia nhập ngày 28/07/1995) và Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995.

Hiện nay, ở trên thê giới, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài rất phổ biến và được các quốc gia quan tâm rất nhiều. Lý do của điếu này là việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có rất nhiều ưu điểm so với việc giải quyết bằng toà án và đáp ứng được nhu cầu của các bên đương sự trọng vụ tranh chấp.

Ớ Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới trở đi (năm 1986), các tranh chấp thương mại quốc tế diễn ra phổ biến và nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó bằng trọng tài ngày càng nhiều. Vì vậy, quyết định của trọng tài nước ngoài về giải quyết tranh chấp muốn có hiệu lực thực thi, thì cần phải được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài có những vấn đề đang tổn tại như sau:

Thứ nhất, thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995. Hiện tại mới có Nghị định số 70/CP của Chính phủ ngày 12/06/1997 về án phí, lệ phí toà án, trong đó có quy định mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài.

Thứ hai, khi xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, toà án Việt Nam đã xét xử lại vụ tranh chấp mà trọng tài nước ngoài đã giải quyết. Ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử lại vụ tranh chấp giữa Công ty c ổ phần ENERGO NOVƯS (Liên bang Nga) và Tổng Công ty CONFEKTIMEX (Tổng Công ty dệt may Việt Nam) đã được Toà án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh Phòng thương mại công nghiệp Liên bang Nga giải quyết bằng Quyết định số 240/1995 và 241/1995 ngày 20/05/1996. Việc xét xử lại vụ tranh chấp như vậy là điéu khó chấp nhận được và vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì, khoản 4 Điều 15 của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài quy định rằng: “ Khi xét đơn yêu cầu, Hội

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A n h Thư

đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của trọng tài nước ngoài và giấy tờ kèm với quy định của Pháp lệnh này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, để quyết định” .

Thứ ba, theo Điều 2 của Quyết định của Chủ tịch nước số 453/QĐ-CTN ngày 28/07/1995 về việc gia nhập Công ước New York năm 1958, Việt Nam bảo lưu khái niệm thương mại. Trong khi đó, khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp. Chính vấn đề này “là hàng rào cản việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nhiều quyết định của trọng tài nước ngoài. Điều này đã gây bất lợi cho Việt Nam trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tranh thủ vốn và công nghệ nước ngoài, và của người Việt Nam ở nước ngoài cho cồng cuộc đổi mới đất nước” [18, tr. 62].

Thứ tư, trên thực tế, số hồ sơ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài còn quá ít. Toà án có thẩm quyền của Việt Nam đã xét hồ sơ, thậm chí đã xét xử lại vụ tranh chấp và có trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét xử lại lần thứ hai. Tuy nhiên, cho đến nay những vụ việc đó vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam.

Dưới đây là một số vụ việc cụ thể về hổ sơ yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài:

* Vụ thứ nhất

Theo số liệu năm 1997, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Liên bang Nga và đã ra quyết định từ chối công nhận và thi hành. Sau đó, Toà án nhân dân tối cao xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm và đã giữ nguyên quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Vụ việc cụ thể như sau:

- Các bên:

Bên yêu cầu: Công ty c ổ phần ENERGO-NOVUS, là pháp nhân Nga, có trụ sở tại 129010 Mátxcơva, ngõ Protopo Porsky.

Bên phải thi hành: Tổng Công ty dệt may Việt Nam (VINATEX), là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại 25 Bà Triệu, Hà Nội.

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yên Thị A nh Thư

- Nội dung vụ việc:

Ngày 20/03/1993 Công ty ENERGO ký hợp đổng với ông Nguyễn Bá Nội, đại diện thương mại của Tổng công ty CONFEKTIMEX tại Nga (sau này là VINATEX đã kế thừa sau khi CONFEKTIMEX chấm dứt hoạt động) về việc cung cấp một số linh kiện trị giá 70.506 USD. Công ty ENERGO đã giao đủ hàng theo hợp đồng nhưng công ty của Việt Nam không chịu trả tiền. Ngày 30/06/1995, Công ty ENERGO đã khởi kiện tài Toà án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh Phòng thương mại công nghiệp Liên bang Nga theo đúng Điểu 8 của Bản phụ lục I của hợp đồng giữa hai bên là “Mọi tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết tại toà án trọng tài thương mại quốc tế thuộc phòng thương mại và công nghiệp nước nguyên đơn theo đúng quy tắc tô tụng của nước đó”. Trọng tài Nga đã giải quyết vụ việc và quyết định số 240/1995 và 241/1995 ngày 20/05/1996 cho ENERGO thắng kiện. Bèn thua kiện là Tổng công ty dệt may Việt Nam, phải trả số tiền là 364.346 USD, cũng như 16,82% tiền lãi ngoại phụ hàng năm của số tiền 182.722 USD kể từ ngày 01/01/1995 cho đến ngày thực trả, số tiền 10.840 USD bồi thường phí tổn tiền lệ phí trọng tài và số tiền 5.000 USD tiền bồi thường án phí.

Ngày 07/06/1997, Bộ Tư Pháp bằng Công văn số 228/PLQT đã chuyển cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hồ sơ yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Liên bang Nga. Ngày 12/06/1997 Toà án Hà Nội đã thụ lí hồ sơ. Ngày 18/11/1997 phiên toà xét đơn đã được mở và tại các Quyết định số 01/ST và 02/ST Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã áp dụng Điều 9 và điểm a khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995, không công nhận quyết định số 241/1995 ngày 20/05/1996 của Toà án trọng tài thương mại Liên bang Nga.

Sau đó, Công ty c ổ phần ENERGO đã có đơn kháng cáo hai quyết định nói trên của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngày 04/06/1998 tại các Quyết định số 59/KTPT và 60/KTPT, Toà án nhân dân tối cao (Toà phúc thẩm tại Hà Nội) đã áp dụng điểm a và d khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 2 Điều 16 của Pháp lệnh, giữ nguyên Quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phô Hà Nội.

Trong khi xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Liên

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị Anh Thư

bang Nga, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử lại quyết định của trọng tài, tức là xét xử lại vụ tranh chấp “Vô hình chung những điều đó cũng dẫn đến một hậu quá đáng tiếc là các quyết định của Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam cũng không được bảo đảm thi hành ở Nga. Thực tiễn cho thấy, trong nhiều năm quyết định của Trọng tài Việt Nam về khoản nợ của doanh nghiệp Nga đối với Vietnam Airlines đã không được thực hiện, hoặc chỉ được thực hiện một cách dè dặt, từng phần một. Trong khi đó, các quyết định của Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam lại được công nhận và thi hành một cách suôn sẻ tại Viên, Hồng Kông. Singapore [18, tr. 62].

Từ vụ việc này, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, hiện nay Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/09/1995 nên về thủ tục không thể giải quyết nổi. Có ý kiến khác lại cho rằng, vào thời điểm giải quyết vụ việc, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Xô năm 1981 vãn có hiệu lực với Nga (do Nga kế thừa), không quy định vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài nên không có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết vụ việc.

* Vụ thứ hai

Tổ chức cổ đơn yêu cáu

CÔNG TY KURIHARA KOGYO LTD - CHI NHáNH SINGAPORE

Trụ sở chi nhánh: Block2 - Alexandra Distripark #11 - 30T034 Pasir Parjang Road Singapore 118481.

Tổ chức phải thi hành

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KHách Sạn Hà Nội Trụ sở: D8 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Nội dung vụ việc:

Vào ngày 28/10/1995 Công ty có ký với Công ty liên doanh khách sạn Hà Nội hợp đồng cung cấp các thiết bị từ nước ngoài cho công trình phần mở rộng của khách sạn Hà Nội. Theo hợp đổng Công ty cung cấp cho khách sạn một số lượng thiết bị từ nước ngoài trị giá 3.382.000 USD. Công ty đã thực hiện đúng hợp đổng nhưng đến năm 1997 khách sạn vẫn chưa trả tiền. Vì vậy, đến ngày 05/03/1997 hai

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư

bên có ký bản sửa đổi hợp đồng với giá trị sau khi sửa đổi là 4.370.000 USD với một lịch thanh toán cụ thể, nhưng phía khách sạn không thực hiện. Sau nhiều lần thương lượng hai bên có cuộc họp 04/06/1998 và ghi lại tại biên bản II về số tiền khách sạn phải trả Công ty mà sau đó đưa vào hợp đồng thanh toán ngày 06/06/1998 với giá trị cuối cùng là 700.000 USD.

Hợp đồng thanh toán 06/06/1998 được ký bởi đại điện đương nhiên của Công ty Kurihara Kogyo Ltd tại Singapore - theo luật pháp Singapore là ông Lai Eng Chai (Lôi Anh Tài). Tổng giám đốc chi nhánh Công ty đã xác nhận việc này. Phía khách sạn Hà Nội, đại diện ký hợp đồng là ông Fan Zhi Cheng (Phạm Chí Thành) Tổng giám đốc.

Theo ý định hai bên, hợp đồng này là hợp đổng thanh toán cuối cùng giữa hai bên và Công ty đã giảm khoản nợ cho khách sạn xuống còn 700.000 USD và đổi lại, khách sạn Hà Nội không còn khiếu nại gì đối với Công ty nữa.

Thực hiện hợp đồng 06/06/1998, khách sạn đã trả được 69.000 USD theo ba lần, sau đó không trả tiếp nữa mặc dù Công ty đã có công văn nhắc nhở.

Công ty đã gửi đơn đến Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị giải quyết nhưng ngày 05/08/1999 Toà án Hà Nội có cống văn số 208 trả lại đơn kiện vì không thuộc thẩm quyền. Do đó, Công ty đã đưa vụ việc ra Trung tâm trọng tài quốc tế Hổng Kông để trọng tài phân giải và ngày 12/04/2001 Irọng tài đã ra quyết định cuối cùng.

Nay Công ty đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hà Nội ra bản án công nhận

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)