hiện cụ thể của việc bảo vệ quyền con người ở các khía cạnh dân sự, chính trị cũng như kinh tế, xã hội.
1.3.3. Sự cần thiết, ý nghĩa của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
1.3.3.1. S ự cần thiết của việc công nhận và thi hành p h á n quyết
trọng tài nước ngoài
Trong thời đại ngày nay, các quan hệ thương mại quốc tế phát triển một cách mạnh mẽ do yếu tố khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế là một tất yếu khách quan. Từ đó làm cho quan hệ thương mại quốc tế rất đa dạng và phong phú. Cùng một mối quan hệ thương mại quốc tế nhưng có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau trong đó có các cá nhân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau . Trong quan hệ thương mại quốc tê nói riêng và trong các quan hệ xã
L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
hội khác nói chung, một vấn đề có tính nguyên tắc là nếu một bên chủ thể tham gia quan hệ mà vi phạm những điều đã giao kết, gây thiệt hại cho chủ thể kia thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho chủ thể đó. Tính chịu trách nhiệm và hồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể bị vi phạm; duy trì trật tự quan hệ xã hội đồng thời thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội. Trong thương mại quốc tế khi có tranh chấp xảy ra, bên chủ thể có lỗi phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm; nó có tác dụng duy trì trật tự quan hệ thương mại quốc tế đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển.
Giả thiết rằng không có cơ chế để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hoặc có cơ chế nhưng không đầy đủ, hoàn thiện, chẳng hạn như: Phán quyết của trọng tài nước này nhưng không được nước khác công nhận và thi hành mặc dù đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện thì khi đó quyền và lợi ích chính đáng của bên chủ thể bị vi phạm không được bảo vệ; quan hệ thương mại quốc tế sẽ không có được trật tự và ổn định, làm cản trở sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế. Vì