CÔNG NHẬNVÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRÊN THẾ GIỚI Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là phương

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 35 - 43)

tàinước ngoà

1.4. CÔNG NHẬNVÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI TRÊN THẾ GIỚI Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là phương

Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài là phương thức phổ biến hiện nay. Pháp luật của mỗi quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều có quan tâm về vấn đề này, trong đó có vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Lu ận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư

1.4.1. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của L uật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tê nãm 1985 của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tê

Theo quy định tại điều 35, một phán quyết trọng tài, bất kể được tuyên ở đâu, sẽ được công nhận là ràng buộc (có giá trị pháp lý) và khi có đơn yêu cầu bằng vãn bản gửi đến toà án có thẩm quyền, sẽ được thi hành theo quy định của Điều này và Điều 36 về các trường hợp từ chối việc công nhận và thi hành.

Bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết phải cung cấp bản gốc hoặc bản sao của bản phán quyết đã được chứng thực hợp lệ cùng với bản gốc của thoả thuận trọng tài hoặc bản sao của bản thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Trong trường hợp phán quyết hay thoả thuận trọng tài không được lập bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi thi hành phán quyết thì bên dựa vào phán quyết hay yêu cầu thi hành phán quyết phải cung cấp một bản dịch sang ngôn ngữ của quốc gia này có chứng thực hợp lệ.

Điều 36 của Luật mẫu quy định về các trường hợp từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài.

Việc công nhận và thi hành một phán quyết trọng tài, bất kể phán quyết này được tuyên ở quốc gia nào, chỉ có thể từ chối công nhận và thi hành trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, theo yêu cầu của bên phải thi hành, nếu bên đó cung cấp được cho toà án có thẩm quyền công nhận và thi hành phán quyết bằng chứng khẳng định rằng:

- Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên trong trường hợp luật mà các bên đã chọn để áp dụng không quy định vô hiệu.

- Bên phải thi hành phán quyết không được thông báo một cách hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về các thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài hoặc vì những nguyên nhân chính đáng khác nhau mà không thể thực hiện được việc tranh tụng của mình.

L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư

- Phán quyết trọng tài được tuyên về một vụ tranh chấp không được quy định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thoả thuận trọng tài, hoặc phán quyết trọng tài chứa đựng những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi giải quyết nêu trong thoả thuận trọng tài; trong trường hợp có thể tách phần quyết định về vấn đề đã được yêu cầu giải quyết tại trọng tài với phần không được quyết định về những vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài thì phần phán quyết có những quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho thi hành.

- Thành phần của uỷ ban trọng tài hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc pháp luật của nước nơi xét xử trọng tài nếu thoả thuận không quy định về những vấn đề đó.

- Phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc phán quyết trọng tài đã bị toà án của nước nơi tuyên phán quyết hoặc theo luật của nước đã tuyên phán quyết, huỷ bỏ hay đình chỉ thi hành phán quyết.

Thứ hai, toà án thấy rằng:

+ Theo luật của quốc gia toà án, vụ tranh chấp không thể giải quyết theo thể thức trọng tài.

+ Việc công nhận và cho thi hành phán quyết trái với chính sách công cộng của quốc gia toà án.

Trong trường hợp đơn yêu cầu huỷ bỏ hay đình chí thi hành phán quyết đã được gửi đến toà án, thì toà án nơi được yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết, nếu thấy yêu cầu này hợp lệ, sẽ tạm đình chỉ thi hành phán quyết trọng tài và cũng có thể, trên cơ sở có đơn yêu cầu của bên đòi công nhận và thi hành phán quyết, ra lệnh cho bên kia cung cấp những bảo đảm phù hợp.

1.4.2. Công nhận và cưỡng chẻ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tê theo quy định của Bộ luật tô tụng dân sự của Pháp

Theo Điểu 1498, quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế được công nhận tại Pháp nếu bên có quyền lợi chứng minh được sự tổn tại của quyết định trọng tài và nếu việc công nhận quyết định đó không xâm phạm trật

L u ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư

tự công quốc tế.

Quyết định của trọng tài thoả mãn các điều kiện trên sẽ được thẩm phán thi hành án tuyên bố có hiệu lực thi hành tại Pháp.

Theo Điều 1499, sự tổn tại của một quyết định trọng tài được xác định bằng cách xuất trình bản gốc có kèm theo thoả thuận trọng tài hoặc những bản sao các tài liệu có hội đủ các điều kiện cần thiết về tính xác thực của tài liệu.

Nếu những giấy tờ nói trên không phải bằng tiếng Pháp thì bên đương sự phải xuất trình một bản dịch có chứng thực của một dịch giả đã đăng ký trong danh sách các chuyên gia dịch thuật.

Những quy định đó nhằm đảm bảo rằng quyết định trọng tài là có căn cứ pháp lí và hợp pháp. Đây là điều kiện cần thiết để quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành. Quy định này cũng tương tự như quy định trong Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Theo Điều 1501 và Điều 1502, quyết định khống công nhận hoặc không cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế có thể bị phúc thẩm.

Chỉ được phúc thẩm quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài trong những trường hợp sau:

- Nếu trọng tài viên đã phán xử và không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài đã vô hiệu hoặc hết hạn hiệu lực;

- Nếu toà án trọng tài được thành lập không hợp lệ hoặc trọng tài viên được chỉ định không hợp lệ;

- Nếu trọng tài viên phán xử không theo đúng nhiệm vụ đã được trao; - Khi không tôn trọng nguyên tắc tranh tụng đối kháng;

- Nếu việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài xâm hại trật tự công cộng quốc tế.

Đương sự có thể đưa đơn kháng cáo trong thời hạn một tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của thẩm phán và đơn kháng cáo phúc thẩm phải gửi đến toà phúc thẩm (Điều 1503).

L u ậ n văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh Thư

Theo quy tắc chung, trọng tài giải quyết tranh chấp là do các bên lựa chọn nên quyết định trọng tài đã thể hiện ý chí của các bên tranh chấp. Vì vậy, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo quyết định trọng tài. Quy định này là một ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, làm cho việc giải quyết được nhanh chóng. Thế nhưng theo điều 1501, điều 1502 và điều 1503 quyết định trọng tài có thể bị kháng cáo để toà án xét xử phúc thẩm. Trong Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và Luật trọng tài của nhiều nước không có quy định về vấn đề này.

Điều 1504 quy định rằng, quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp có thê bị kháng cáo huỷ bỏ trong những trường hợp được quy định tại Điều 1502. Khổng được kháng cáo quyết định của toà án công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp.

Tuy nhiên, đơn kháng cáo phúc thẩm hoặc yêu cầu huỷ bỏ quyết định trọng tài đương nhiên bao hàm cả kháng cáo quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài, hoặc làm mất thẩm quyền của toà án đã ra quyết định công nhận và chi thi hành quyết định trọng tài, tất nhiên vẫn trong khuôn khổ phạm vi thẩm quyền của toà án phúc thẩm.

Điều 1505 còn quy định rằng, đơn đề nghị huỷ bỏ quyết định của trọng tài quốc tế tuyên tại Pháp phải gửi đến Toà phúc thẩm nơi đã tuyên quyết định trọng tài. Đơn yêu cầu huỷ bỏ quyết định trọng tài được thụ lý kể từ khi trọng tài tuyên quyết định. Nếu dương sự không kháng cáo trong thời hạn một tháng kể từ ngày tống đạt quyết định trọng tài đã được công nhận hiệu lực thi hành thì sẽ mất quyền kháng cáo.

1.4.3. Còng nhận và thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài Trung Quốc

Điều 62 quy định rằng, các bên phải thực hiện phán quyết trọng tài. Nếu một bên không thực hiện phán quyết thì bên kia có thể yêu cầu toà án nhân dân cưỡng chế thi hành phù hợp với các quy định có liên quan của Luật Tố tụng dân sự. Toà án nhân dân nhận được đơn yêu cầu phải cưỡng chế thi hành phán quyết.

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư

phạm quy định tại Điều 260 của Luật Tố tụng dân sự và nếu toà án nhân dân chấp nhận sự kiện này là đúng thì toà án nhân dân sẽ từ chối cưỡng chế thi hành. Điều 260 của Luật Tố tụng dân sự quy định bốn căn cứ để toà án từ chối thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài như sau:

- Các bên không ký được thoả thuận trọng tài;

- Nội dung phán quyết vượt ra ngoài phạm vi của thoả thuận trọng tài hoặc ngoài thẩm quyền của Uỷ ban trọng tài;

- Việc thành lập Uỷ ban trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không tuân thủ quy đinh của pháp luật;

- Một bên không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên hoặc về việc tiến hành phiên trọng tài mà không phải do lỗi của người đó.

Việc quy định các trường hợp toà án từ chối thi hành phán quyết trọng tài của điều 260 Luật tố tụng dân sự Trung Quốc về cơ bản giống với quy định của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và Luật trọng tài của nhiều nước. Tuy nhiên, còn có thể có một số trường hợp xảy ra nhưng không được đề cập trong quy định này, có nghĩa rằng phạm vi các trường hợp hẹp hơn so với Công ước New York năm 1958 và Luật trọng tài của nhiều nước. Công ước còn quy định những trường hợp sau đây phán quyết trọng tài bị từ chối công nhận và thi hành. Đó là: các bên không có năng lực pháp lí để kí thoả thuận trọng tài, quy tắc tố tụng không phù hợp với thoả thuận của các bên, phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc bị đình chỉ hay huỷ bỏ và đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục trọng tài.

1.4.4. Luật trọng tài của Ai Cập

Đã tiếp nhận Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế, trong đó có Điều 35 và 36 của Luật mẫu về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, Điều 35 và Điều 36 của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế đã được Luật trọng tài của Ai Cập thay đổi phạm vi áp dụng. Điều 38 của Luật trọng tài Ai Cập đã bổ sung thêm hai nội dung vào căn cứ “trái với chính sách công cộng của quốc gia

L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư

toà án” để từ chối công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài như sau:

Thứ nhất, phán quyết trái với bản án do Toà án Ai Cập đã tuyên;

Thứ hai, phán quyết không được thông báo một cách đúng đắn cho bên thua.

Theo quy định của Luật trọng tài Ai Cập, các phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ được thi hành theo công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.

Luật trọng tài Ai Cập quy định trường hợp "phán quyết trái với bản án do toà án Ai Cập đã tuyên" là một trường hợp rất khó hiểu và làm cho phán quyết trọng tài phụ thuộc vào bản án của toà án. Trong trường hợp này, bản án của toà án là về vấn đề gì, có can thiệp vào nội dung vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài không.

1.4.5. Luật trọng tài của Hoa Kỳ

Luật này quy định về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài tại chương 2. Điều 201 quy định rằng, Công ước về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài ngày 10/6/1958 sẽ có hiệu lực thi hành ở các toà án Hoa Kỳ.

Điều 207 của Chương 2 quy định rằng, trong vòng 3 năm sau khi một phán quyết trọng tài do Công ước New York năm 1958 điều chỉnh được đưa ra, bất kỳ một bên nào tham gia trọng tài cũng có thể yêu cầu toà án có thẩm quyền ra lệnh xác nhận phán quyết chống lại bên tham gia trọng tài kia khi tìm thấy một trong sô' các lý do để từ chối hoặc hoãn việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.

Kết luận chương I

Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đã và đang được sự quan tâm rất nhiều từ các quốc gia cũng như các cá nhân, tổ chức ở các quốc gia. Việc nghiên cứu những vấn đề có tính chất lí luận về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho

L uận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư

việc nghiên cứu, phân tích nội dung của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (chương 2) được thuận lợi và dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật và thực tiễn của Việt Nam về vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài để từ đó rút ra vấn đề cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Những vấn đề có tính chất lí luận về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài được nghiên cứu là: Khái niệm trọng tài, khái niệm trọng tài nước ngoài, khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài, khái niệm công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, sự cần thiết và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tê bằng trọng tài, sự cần thiết và ý nghĩa của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, đặc điểm của phán quyết trọng tài nước ngoài, cơ sở lí luận của việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, vấn đề công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trên thế giới như quy định của Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế, công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế theo quy định của Bộ luật tô tụng dàn sự của Pháp, công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo quy định của Luật trọng tài Trung Quốc, Luật trọng tài Ai Cập và Luật trọng tài của Hoa Kì.

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư

Chương 2

C Ô N G Ư ớc NEW Y O R K NĂM 1958 V Ề C Ô N G NHẬN V ÀTHI HÀNH C Á C PHÁN Q U Y Ế T TR Ọ N G TÀI NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)