CÔNG Ước NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬNVÀ ■ THI HÀNH C Á C PHÁN Q U Y Ế T TR Ọ N G TÀI NƯỚC NGOÀ
2.2.1.6. Điều khoản áp dụng cho các quốc gia liên bang và các lãnh th ổ đặc biệt
* Đôi với các quốc gia liên bang:
Theo quy định tại Điều 11 của Công ước, đối với các quốc gia liên bang thì việc áp dụng Công ước được thực hiện như sau:
- Đối với các điều khoản của Công ước mà thuộc thẩm quyền lập pháp của chính phủ liên bang thì các nghĩa vụ của chính phủ liên bang sẽ giống như các nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước không là quốc gia liên bang, ví dụ: Nghĩa vụ công nhận thoả thuận trọng tài...
- Đối với các điều khoản của Công ước mà thuộc thẩm quyển lập pháp của các bang cấu thành nhưng theo hiến pháp của liên bang sẽ không có thẩm quyền lập pháp thì chính phủ liên bang sẽ thông báo một cách sớm nhất những điều đó cho chính quyền các bang cùng với một khuyến nghị tán thành.
Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
* Đối với các lãnh thổ đặc biệt:
- Theo quy định tại Điều 10 của Công ước, mọi quốc gia trong khi ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước có thể tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho toàn bộ các lãnh thổ mà quốc gia đó đại diện về mặt quốc tế hoặc cho một hoặc nhiều lãnh thổ trong số đó. Tuyên bố đó sẽ có hiệu lực khi Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia có liên quan.
- Đối với các quốc gia sau khi trở thành thành viên Công ước (sau khi Công ước có hiệu lực với quốc gia) mới tuyên bố mở rộng phạm vi áp dụng Công ước cho các lãnh thổ mà quốc gia đại diện thì việc tuyên bố đó được thực hiện bằng một thông đạt gửi cho Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố này sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 90 sau ngày Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc nhận được thông đạt đó.
Chẳng hạn, theo số liệu năm 1991, Pháp áp dụng Công ước New York năm 1958 cho cả Guanda và Polinéia thuộc Pháp, Gouadeloupc, Martiniue, Mavotle, New catedonia, Reuniou và St.Pierre và Miquelou; Đan Mạch áp dụng Công ước New York năm 1958 cho cả đảo Foroe và Greenland; Đức áp dụng Công ước cho cả các bang thuộc Đông Đức cũ (vì trước ngày 3/10/1990 tồn tại hai nước Đức); Hà Lan áp dụng Công ước cho cả ARuba và quần đảo Hà Lan. Newzilan áp dụng Công ước cho cả đảo Niue và Toklau; Anh áp dụng Công ước cho các Bermuda, Gibraltar, Guernsey, Quần đảo Man và Luyman; Hoa Kỳ áp dụng Công ước cho cả Puerto Rico và quần đảo us. Virgin. Theo số liệu năm 1999, Bổ Đào Nha đưa ra tuyên bố áp dụng Công ước New York năm 1958 đối với lãnh thổ Macao (Thông báo này có hiệu lực từ ngày 10/2/2000).
2.2.1.7. Điều khoản về mối quan hệ giữa Công ước với p h á p luật
quốc gia
Trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia, Công ước New York năm 1958 đề ra nguyên tắc ưu đãi tối đa. Điều này có nghĩa rằng, nếu các quy định của pháp luật quốc gia dành cho các bên liên quan những quyền lợi ưu đãi hơn so với Công ước thì sẽ được ưu tiên áp dụng. Công ước New York đã quy định: “Các quy định của Công ước này... không tước đi quyền lợi của bất kỳ bên hữu
Luận văn Thạc sy L u ật học N guyễn Thị Anh Thư
quan nào mà bên đó có thể có được từ một phán quyết trọng tài theo cách thức mà pháp luật của nước nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và thi hành cho phép” (khoản 1 Điều 7).
Trên thực tế, pháp luật của nhiều nước có những quy định ưu đãi hơn so với quy định của Công ước New York năm 1958. Chẳng hạn, theo pháp luật của Đức, việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài không bị từ chối trong trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu; nếu như việc đó đã được khởi kiện tại toà án quốc gia nơi có trọng tài xét xử để xem xét huỷ bỏ phán quyết trọng tài. Hoặc ở Pháp cũng có những quy định về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ưu đãi hơn so với quy định của Công ước New York năm 1958, “Công ước New York cho phép đình chỉ thi hành một phán quyết nếu nó bị kháng cáo tại một nước khác; nước Pháp trái lại, không quan tâm đến số phận của bản phán quyết trọng tài ở bên ngoài lãnh thổ của mình” [7, tr. 62],
Mối quan hệ giữa Công ước New York năm 1958 và pháp luật quốc gia còn được quy định tại Điều 3: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ công nhận quyền lực của một phán quyết trọng tài và chấp nhận việc thi hành phán quyết này phù hợp với quy tắc tố tụng đã theo trên lãnh thổ nơi mà phán quyết đã được tuvên với các điều kiện được đặt ra trong các điều khoản dưới đây. So với việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài trong nước không được áp đặt các điều kiện nặng hơn hoặc các án phí cao hơn nhiều cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài khi áp dụng Công ước này”. Với quy định này thì điều kiện đối chiếu theo Công ước áp dụng cho việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài là điều kiện tối thiểu, tức là phạm vi giới hạn tối thiểu. Các quốc gia chỉ có thể áp dụng các điều kiện tại giới hạn đó hoặc trong phạm vi giới hạn đó mà không thể áp dụng các điều kiện dưới mức giới hạn tối thiểu. Nếu các quốc gia áp dụng điều kiện dưới mức giới hạn tối thiểu là một sự vi phạm Công ước.
Như vậy, giữa Công ước New York năm 1958 và pháp luật quốc gia có mối quan hệ bổ trợ cho nhau và có cùng mục đích chính là tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.
Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị Anh Thư
2.2.1.8. Điều khoản về mối quan hệ giữa Công ước với các điều