Điều khoản về thời gian bắt đầu có hiệu lực của Công ước

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

CÔNG Ước NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬNVÀ ■ THI HÀNH C Á C PHÁN Q U Y Ế T TR Ọ N G TÀI NƯỚC NGOÀ

2.2.1.4. Điều khoản về thời gian bắt đầu có hiệu lực của Công ước

* Theo quy định tại khoản 1 Điều 12, Công ước có hiệu lực vào ngày thứ 90 tiếp sau ngày nộp văn bản phê chuẩn hoặc xin gia nhập thứ ba.

Ixraen là quốc gia nộp văn bản phê chuẩn đầu tiên vàỏ ngày 05/ 01/1959, Monaco là quốc gia nộp đơn xin tham gia vào ngày 12/02/1959, Ai Cập và Siri cùng nộp đơn xin tham gia vào ngày 09/03/1959. Theo số liệu này, vào ngày 0 9/ 03/1959 đã có văn bản thứ 3 phê chuẩn xin gia nhập Công ước. Như vậy, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 12 Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày 10/03/1959 trở đi. Theo thông báo của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (người có trách nhiệm thông báo ngày mà Công ước có hiệu lực theo quy định tại điểm d Điều 15) Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài bắt đầu có hiệu lực là ngày 07/ 06/1959.

* Theo quy định tại khoản 2 Điều 12, đối với các quốc gia sẽ phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau lần nộp vãn bản phê chuẩn hoặc xin gia nhập thứ 3 thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 tiếp sau ngày các quốc gia đó nộp văn bản phê chuẩn hoặc xin gia nhập.

Chẳng hạn, Bêlarut phê chuẩn Công ước vào ngày 15/11/1960 thì Công ước có hiệu lực đối với Bêlarut vào ngày 13/ 02/1961, Chilê xin gia nhập vào ngày 04/ 09/1975 thì Công ước có hiệu lực với Chilê vào ngày 03/12/1975, Trung Quốc xin tham gia ngày 22/01/1987 thì Công ước có hiệu lực đối với Trung Quốc vào ngày 22/04/1987 [13].

Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài không có một điều khoản nào quy định về hiệu lực hồi tố. Vì vậy, để tránh trường hợp tranh cãi xảy ra, có quốc gia khi tham gia Công ước

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị Anh Thư

đã tuyên bố rõ ràng rằng: Công ước chỉ áp dựng với quốc gia đó, đối với các thoả thuận trọng tài được ký sau ngày tham gia Công ước của quốc gia (ví dụ: Manta). Việc Công ước không quy định hiệu lực hồi tố làm cho các toà án của các quốc gia thành viên không thống nhất khi giải quyết vấn đề này. Có toà án đã áp dụng hiệu lực hổi tố, tức là áp dụng Công ước đối với cả các thoả thuận trọng tài được ký trước ngày Công ước có hiệu lực đối với quốc gia có toà án đó, nhưng có toà án thì không áp dụng.

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)