VIỆT NAM GIA NHẬP CỒNG ƯỚC NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 68 - 70)

ước quốc tế khác

3.2. VIỆT NAM GIA NHẬP CỒNG ƯỚC NEW YORK NĂM 1958 VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH CÁC PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀ

Khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước New York năm 1958 thì ở Việt Nam rất thiếu cơ sở pháp lý cho việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (chỉ trừ một số Hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam với các nước có quy định về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài

Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị Anh Thư

nước ngoài). Bởi vì, cũng giống như việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài phải được dựa trên cơ sở điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại (nếu không có điều ước quốc tế). Điều này làm cho phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam khó có thể được công nhận và thi hành ở nước ngoài và ngược lại, phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng khó có thể được công nhận và thi hành ở Việt Nam. Việc phán quyết trọng tài khó có thể dược công nhận và thi hành như vậy là một điểm rất hạn chê khi mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế, làm giảm tính hấp đẫn của môi trường kinh doanh ở Việt Nam, ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực của Việt Nam. Và một điều cũng rất quan trọng là quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp khó có thể được bảo vệ. Vì vậy, việc Việt Nam tham gia Công ước New York năm 1958 đã trở thành một nhu cầu cấp bách, mang tính tất yếu khách quan.

Theo đề nghị của Chính phủ, ngày 28/7/1995 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 453/QĐ-CTN về việc tham gia Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài ngày 10/6/1958. Tuy nhiên, theo Điều 2 của Quyết định số 453/QĐ-CTN Việt Nam tuyên bố và Ihực hiện bảo lưu như sau:

Một là, Việt Nam áp dụng Công ước chỉ đối với việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ quốc gia là thành viên của Công ước này.

Hai là, đối với các quốc gia không phải là thành viên Công ước, Việt Nam áp dụng Công ước theo nguyên tắc có đi có lại đối với phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia đó.

Ba là, Việt Nam chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.

Bốn là, Việt Nam tuyên bố rằng việc giải thích Công ước trước toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải theo quy định của hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Luận ưăn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A n h T h ư

Ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài như sau:

- Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý nói chung cho hoạt động kinh doanh thương mại và hoàn thiện các quy định pháp luật về trọng tài nói riêng ở Việt Nam.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh trong và ngoài nước khi có tranh chấp xảy ra và giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài.

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc Việt Nam hội nhập kinh tế với quốc tế và khu vực, cũng như việc Việt Nam đang xúc tiến việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

3.3. NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)