ước quốc tế khác
3.5.4. Bộ luật tô tụng dân sự cần được ban hành, trong đó có các quy đinh về công nhận và thi hành quvêt định của trọng tài nước ngoà
Việc đưa các quy định pháp luật về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vào trong Bộ luật tố tụng dân sự là hợp lý. Bởi vì, những quy định về quyền yêu cầu công nhận và thi hành, quyền kháng cáo, kháng nghị, thụ lý hổ sơ, chuẩn bị xét đơn yêu cầu, phiên toà xét đơn yêu cầu, xét kháng cáo, kháng nghị về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài... mang bản chất tố tụng dân sự. Hơn nữa, việc đưa các quy định pháp luật về công nhận và thi hành quyết định cứa trọng tài nước ngoài vào Bộ luật tố tụng dân sự vừa góp phần đảm bảo tính đổng bộ của pháp luật Việt Nam, vừa đưa các quy định về vấn đề này từ một văn bản dưới luật (Pháp lệnh của Ưỷ ban thường vụ Quốc hội về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995) trở thành một văn bản luật có giá trị pháp lý cao hơn. Trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (Dự thảo VII), Phần thứ bảy có quy định và công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
Những nội dung cơ bản của Dự thao Bộ luật tố tụng dân sự là: * Những quy định chung
Điều 448 của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (gọi tắt là Dự thảo) quy định về thẩm quyền chung, trong đó có quy định về thẩm quyền của toà án và thủ tục công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài.
Quyết định của trọng tài nước ngoài được giải thích tại khoản 2 Điều 449 của Dự thảo quyết định của trọng tài nước ngoài, trong Dự thảo được hiểu tương tự như Điều 1 Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 (gọi tắt là Pháp lệnh 1995) và Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (gọi tắt là Công ước New York năm 1958).
Về nguyên tắc công nhận và thi hành được quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 450 của Dự thảo và cũng giống với quy đinh tại Điều 2 của Pháp lệnh 1995.
Về thẩm quyền công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của trọng tài
Luận văn Thạc sỹ L u ật học N guyễn Thị A nh Thư
nước ngoài thuộc toà án nhân dân cấp tỉnh (khoản 1 Điều 452 Dự thảo). Quy định về thẩm quyền của toà án của Dự thảo tương tự như quy định của Điều 4 pháp lệnh năm 1995. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 452 của Dự thảo còn quy định một vấn đề rất quan trọng đó là: Quyết định của toà án Việt Nam về việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc không công nhân và không cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên. Vói quy định này thì các bên đương sự không có quyền kháng cáo quyết định của toà án. Vì vậy Điều 453 của Dự thảo chỉ quy định về quyền khiếu nại bao gồm: Đương sự có quyền khiếu nại và Viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Đây là điều khác với quy định của Điều 5 của pháp lệnh năm 1995. Dự thảo không quy định quyền kháng cáo mà quy định quyền khiếu nại của đương sự là không hợp lý, vì quyết định của toà án khác với quyết định của cơ quan quản lý.
Điều 454 của Dự thảo về bảo đảm hiệu lực của quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định tương tự như Điều 6 của Pháp lệnh năm 1995. Ngoài ra, khoản 2 Điều 454 của Dự thảo còn quy định rằng, quyết định của trọng tài nước ngoài không được toà án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.
Về việc thông báo kết quả xét đơn yêu cầu được quy định tại Điều 455 của Dự thảo. Quy định này của Dự thảo rõ ràng hơn quy định của Pháp lệnh năm 1995, vì quy định cả thời hạn thông báo. Đó là, trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định toà án Việt Nam thông qua Bộ Tư Pháp thông báo kết quả việc xét đơn cho tổ chức, cá nhân đã gửi đơn yêu cầu bằng việc gửi bản sao quyết định của toà án Việt Nam cho họ.
Điều 456 và 457 của Dự thảo quy định về việc bảo đảm việc chuyển tiền và tài sản thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và lệ phí công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
* Thủ tục thụ lý và giải quyết đơn đề nghị công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài
Thủ tục nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài và giấy tờ kèm theo đơn được quy định tại Điều 458 và Điều 459 của Dự thảo và tương tự như quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Pháp lệnh năm 1995. Ngoài ra, điểm c khoản 2 Điều 458 của Dự thảo còn quy định thêm một vấn đề cho rõ ràng, đó là, trong trường hợp quyết định của trọng tài nước ngoài
L uận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị A nh Thư
đã được thi hành một phần thì phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Việc chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền được quy định tại Điều 460 của Dự thảo. Tuy nhiên quy định này của Dự thảo khác với quy định của Điều 12 của Pháp lệnh năm 1995. Dự thảo quy định thời hạn Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền là 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, trong khi đó Pháp lệnh năm 1995 quy định thời hạn là 7 ngày. Việc quy định thời hạn như Dự thảo là dài vì không cần phải có thời gian để Bộ Tư Pháp nghiên cứu hồ sơ vụ việc.
Việc thụ lý hổ sơ được Dự thảo (Điều 461) quy định rõ hơn quy định của Điều 13 Pháp lệnh năm 1995. Dự thảo quy định rõ việc toà án yêu cầu gửi đơn giải thích những điểu chưa rõ trong hổ sơ, cụ thể là: Văn bản yêu cầu giải thích và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Tư Pháp Việt Nam; trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giải thích của toà án Việt Nam, Bộ Tư Pháp gửi cho người có đơn yêu cầu vãn bản yêu cầu giải thích đó. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của người có đơn yêu cầu, Bộ Tư Pháp gửi cho toà án Việt Nam đã yêu cầu văn bản trả lời đó.
Việc chuẩn bị xét dơn yêu cầu và phiên toà xét đơn yêu cầu được quy định tại Điều 462 và Điều 463 của Dự thảo. Quy định này của Dự thảo có những điểm khác biệt so với quy định của Điều 14 và Điều 15 của Pháp lệnh nãm 1995, đó là :
- Theo Dự thảo, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, toà án phải ra một trong các quyết định theo quy định, trong khi đó Pháp lệnh năm 1995 quy định thời hạn là hai tháng. Quy định như Dự thảo để đảm bảo cho toà án có đầy đủ thời gian nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ việc.
- Thời hạn mở phiên toà được Dự thảo quy định là một tháng kể từ ngày ra quyết định mở phiên toà còn Pháp lệnh năm 1995 quy định thời hạn mở phiên toà là mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên toà.
Về các trường hợp không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 464 của Dự thảo. Quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Các bên ký kết thoả thuận trọng tài theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên không có thẩm quyền để ký kết thoả thuận đó; thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng, hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên nếu các bên không chọn luật cho thoả thuận đó.
L uận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư
b) Quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký thoả thuận trọng tài. Trong trường hợp có thê tách được phần quyết định về các vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về các vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại trọng tài thì phần quyết định về các vấn đề được yêu cầu có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
c) Thành phần của trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp hoặc thủ tục giải quyết tranh chấp của trọng tài không phù hợp với thoả thuận trọng tài, hoặc không phù hợp với pháp luật của nước nơi quyết định của trọng tài được tuyên nếu thoả thuận trọng tài không quy định về thành phần và thủ tục trọng tài.
d) Quyết định của trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
e) Quyết định của trọng tài đã bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước nơi quyết định đó được tuyên hoặc tại nước có pháp luật được áp dụng.
g) Theo pháp luật Việt Nam thì vụ tranh chấp đó không được giải quyết theo thê thức trọng tài;
i) Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Các trường hợp đó của Dự thảo được quy định tương tự như quy định của Pháp lệnh năm 1995. Tuy nhiên, còn có một trường hợp mà Dự thảo không quy định, trong khi đó Công ước New York năm 1958 và Pháp lệnh năm 1995 đều có quy định về trường hợp không công nhận này. Trường hợp đó là: Tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại trọng tài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình. Vì vậy, trong Dự thảo cần đưa trường hợp không công nhận này vào.
Việc cấp bản sao quyết định của toà án và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định tại Điều 465 và Điều 466 của Dự thảo.