Điều khoản về nghĩa vụ của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 51 - 58)

ước quốc tế khác

2.2.1.9. Điều khoản về nghĩa vụ của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Theo quy định tại Điều 15 và 16 của Công ước New York năm 1958, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có các nghĩa vụ sau đây;

- Thông báo cho các quốc gia về việc các quốc gia đã ký kết và phê chuẩn Công ước;

- Thông báo cho các quốc gia về việc các quốc gia đã gia nhập Công ước; - Thông báo cho các quốc gia về các bản tuyên bố và các thông báo về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại và bảo lưu Công ước (Điều 1), về việc áp dụng Công ước đối với các vùng lãnh thổ đặc biệt (Điều 10) và đối với các quốc gia liên bang (Điều 11);

- Thông báo cho các quốc gia về ngày mà Công ước New York năm 1958 bắt đầu có hiệu lực, cũng như ngày bắt đầu có hiệu lực đối với mỗi quốc gia;

- Thông báo cho các quốc gia về các bản tuyên bố và thông báo không chấp nhận (từ bỏ) Công ước New York năm 1958;

- Chuyển cho các quốc gia ký kết và phê chuẩn Công ước một bản sao Công ước New York năm 1958 có xác nhận sao y nguyên văn.

2.2.2. Nhóm các điều khoản về công nhận và thi hành thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là điều kiện không thể thiếu được để thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu không có thoả thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cũng không có việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. VI vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài đó phải được công nhận và thi hành.

Vậy thoả thuận trọng tài là gì?

Thoả thuận trọng tài là sự thoả thuận của các bên có liên quan đưa tranh chấp đã xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra giữa các bên để giải quyết bằng trọng tài.

L uận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư

thoa thuận trọng tài với quy định sau:

“ 1. Mọi quốc gia thành viên đều công nhận văn bản thoả thuân theo đổ các bẽn buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên về một quan hệ pháp luật nhất định, theo hợp đổng hoặc ngoài hợp đồng, mà pháp luật quy định giải quyết được theo thể thức trọng tài.

2. Thuật ngữ “văn bản thoả thuận” bao gồm một điều khoản thoả thuận trọng tài được đưa vào trong một hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong các thư từ hoặc điện tín trao đổi giữa các bên”.

Theo quy định của Công ước New York năm 1958 cũng như của bất kỳ một văn bản pháp luật quốc tế hay quốc gia nào về khái niệm thoả thuận trọng tài thì ngay cụm từ “thoả thuận” đã cho thấy phải có sự thoả thuận nhất trí của các bên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Đây là điều kiện bắt buộc phải có thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mới được thực hiện. Quy định này cũng giống như quy định “nguyên tắc thoa thuận” khi các bên ký kết một hợp đồng, nó bảo đảm cho các bên tự do thể hiện ý chí và tự định đoạt. Vì vậy, không thể có việc chỉ một bên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài mà không có sự thoả thuận nhất trí của bên có liên quan. Sự thoả thuận của các bên tranh chấp về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thể hiện ở những vấn đề cụ thể như: thoả thuận đưa toàn bộ hoặc một phần tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài; thoả thuận chọn cơ quan trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài và luật áp dụng cho trọng tài giải quyết tranh chấp.

Thoả thuận trọng tài là quan trọng và không thể thiếu được để trên cơ sở đó trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu chỉ thuần tuý là sự thoả thuận trọng tài của các bên tranh chấp thì chưa đủ, mà sự thoả thuận đó còn phải phù hợp với quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa rằng, pháp luật cho phép một quan hệ pháp luật nhất định được giải quyết bằng trọng tài thì việc giải quyết bằng trọng tài mới được thực hiện, v ề vấn đề này, Công ước New York năm 1958 cũng đã quy định: “mà pháp luật quy định giải quyết được theo thể

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N guyễn Thị Anh Thư

thức trọng tài” (khoản 1 Điểu 2). Theo pháp luật và thực tiễn của các nước trên thế giới, có những loại tranh chấp phát sinh từ những loại quan hệ pháp luật nhất định không thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài, chẳng hạn như những vụ việc về hình sự, hành chính, những tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế... v ề vấn đề này pháp luật của từng nước thường có những quy định cụ thể. Tất nhiên pháp luật của các nước quy định không giống nhau hoàn toàn mà có những quy định khác nhau nhất định.

Vấn đề xác định những loại tranh chấp nào có thể và những loại tranh chấp nào không thể được giải quyết bằng trọng tài có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên tranh chấp. Bởi vì, cho dù thoả thuận trọng tài được các bên ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhưng nếu tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài thì thoả thuận trọng tài vẫn có thể bị toà án nơi xét xử trọng tài tuyên bố là vô hiệu theo đề nghị của một bên. Trong trường hợp nếu đề nghị tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu không được đưa ra tại thời điểm xét xử của trọng tài hoặc có được đưa ra nhưng bị toà án bác bỏ đề nghị hoặc phán quyết trọng tài vẫn được uỷ ban trọng tài tuyên thì phán quyết này có thể bị toà án nơi phán quyết được yêu cầu công nhận và cho thi hành không công nhận phán quyết với lý do là thoả thuận trọng tài bị vô hiệu căn cứ vào luật áp dụng mà các bên lựa chọn hoặc nếu không có chỉ dẫn về vấn đề này thì theo luật của nước nơi tuyên phán quyết hoặc theo luật của nước nơi toà án xét theo yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.

Vấn đề tiếp theo cần xem xét là chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài. Chủ thể ký kết thoả thuận trọng tài phải thoả mãn điều kiện nhất định để thoả thuận trọng tài có hiệu lực. Đó là chủ thể phải có năng lực ký kết thoả thuận trọng tài. Đối với chủ thể ký kết hợp đồng cũng tương tự như vậy, phải có năng lực ký kết. Và chủ thể có năng lực ký kết hợp đồng thì cũng có năng lực ký kết thoả thuận trọng tài. Ví dụ, Điều 1 Luật trọng tài Brazil năm 1996 quy định: “Những người có khả năng ký kết hợp đổng có thể đưa ra trọng tài để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quyền về tài sản mà họ quyết định”. Năng lực ký kết hợp đồng

L u ận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A n h Thư

cũng như năng lực ký kết thoả thuận trọng tài được pháp luật các nước quy định khác nhau và có nhiều hệ thuộc luật khác nhau quy định về những vấn đề này. Đối với cá nhân thì pháp luật các nước thường áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú. Theo hệ thuộc luật quốc tịch, năng lực ký kết hợp đồng của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi cá nhân đó mang quốc tịch. Theo hệ thuộc luật nơi cư trú, năng lực ký kết hợp đồng của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi cá nhân đó cư trú. Còn đối với pháp nhân thì pháp luật các nước thường áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập hoặc nơi pháp nhân đó tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu chủ thể ký kết không có năng lực ký kết thì phán quyết trọng tài có thể bị từ chối công nhận và thi hành. Vấn đề này cũng được quy định tại mục a khoản 1 Điều 5 của Công ước New York 1958.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Công ước New York năm 1958, thoả thận trọng tài có thể là một điều khoản trong một hợp đổng hoặc một văn bản thoả thận trọng tài riêng biệt hoặc một thoả thuận trọng tài được ghi trong các thư từ hoặc điện tín trao đổi giữa các bôn. Trong trường hợp thoả thuận trọng tài là một điều khoản trong một hợp đồng thì thông thường đó là điều khoản nằm ở phần cuối hợp đồng. Lý do của vấn đề này là do trình tự đàm phán, trước hết các bên cần đàm phán về các điều khoản chủ yếu khác, đặc biệt là điều khoản về nội dung chủ yếu của hợp đồng, sau đó các bên mới thoả thuận về điều khoản trọng tài. Vào thời điểm ký hợp đồng thì tranh chấp chưa xảy ra nên điều khoản trọng tài này dự liệu về tranh chấp xảy ra trong tương lai và thực tế thì tranh chấp có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra. Vì vậy, điều khoản trọng tài trong một hợp đổng thông thường là rất ngắn gọn, có khi còn quá đơn giản. Ví dụ, điều khoản trọng tài quy định rằng: “Trọng tài giải quyết tranh chấp: trung tâm trọng tài quốc tế Hổng Kông theo quy tắc trọng tài của ICC; Luật áp dụng: Luật Malayxia; nơi xét xử: Singapore”.

Trong trường hợp thoả thuận trọng tài là một văn bản thoả thuận trọng tài riêng biệt thì đó là thoả thuận trọng tài được thiết lập sau khi đã có tranh chấp xảy ra giữa các bên (có thể là tranh chấp về hợp đổng hoặc tranh chấp ngoài hợp

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N g u yễn Thị A nh Thư

đồng). Văn bản thoả thuận trọng tài riêng biệt thường được các bên tranh chấp soạn thảo rất chi tiết, cụ thê’ do tranh chấp đã được các bên hiểu rõ đó là tranh

9

chấp thuộc loại gì, lỗi do ai gây ra, tính chất và mức độ của tranh chấp như thế nào? Cũng chính nhờ thoả thuận trọng tài rất chi tiết, cụ thể nên thoả thuận trọng tài trong trường hợp này có hiệu quả cao hơn so với thoả thuận trọng tài là một điều khoản trong hợp đồng. Thoả thuận trọng tài rõ ràng hơn, dễ thực hiện hơn và ít gây tranh cãi hơn. Tuy nhiên, văn bản thoả thuận trọng tài cũng gặp phái những khó khăn nhất định. Đó là sự hợp tác của bên có lỗi gây ra tranh chấp. Bên có lỗi thường trì hoãn, gây khó dễ cho việc đàm phán thoả thuận trọng tài để kéo dài thời gian nhằm chiếm dụng vốn hoặc làm mất thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, trong nhiều trường hợp nguyên đơn đành phải đưa vụ kiện ra toà án để giải quyết mặc dù nguyên đơn không muốn điều này, thậm chí cả bị đơn cũng không muốn điều này.

Ngoài hai hình thức thoả thuận trọng tài cơ bản trên, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Công ước, còn có thoả thuận trọng tài được ghi trong các thư từ hoặc điện tín trao đổi giữa các bên. Như vậy, trong trường hợp này Công ước chi quy định hình thức thư từ hoặc điện tín. Đó là những hình thức trao đổi thông tin bằng văn bản phổ biến vào thời điểm ký Công ước New York năm 1958. Hiện nay, ngoài hai hình thức trao đổi thông tin đó, còn có các phương tiện truyền thông hiện đại như Fax, Telex. Đây là những hình thức trao đổi không được quy định trong Công ước New York năm 1958. Vậy thì nếu trên thực tế các bên trong hợp đồng thoả thuận trọng tài thông qua phương tiện Fax hoặc Telex thì có được chấp nhận không? Trong trường hợp này cần thiết công nhận thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài thông qua Fax hoặc Telex nên được hiểu tương tự như thư tín hoặc điện tín.

Thoả thuận trọng tài thông qua thư từ hoặc điện tín có điều đáng lưu ý rằng, thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài được tính từ khi nào? Thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài được tính từ khi bên nhận được thư từ, điện tín hay được tính từ khi bên gửi thư từ, điện tín nhận được hổi âm của bên nhận? v ề vấn đề này Công ước không có quy định, cho nên sẽ phụ thuộc vào quan điểm của các

Luận văn Thạc sỹ L u ậ t học N gu yễn Thị A nh Thư

quốc gia. Hiện nay có hai quan điểm về vấn đề này. Thứ nhất, những quốc gia theo thuyết tống phát cho rằng thời điểm ký kết là thời điểm bên nhận nhận được thư từ hoặc điện tín. Thứ hai, những quốc gia theo thuyết tiếp thu cho rằng, thời điểm ký kết là thời điểm bên gửi thư từ hoặc điện tín nhận được hổi âm của bên nhận.

Vấn đề tiếp theo rất quan trọng cần được xem xét là hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài về bản chất là giống với hợp đồng, vì do các bên bình đẳng, tự nguyên, thoả thuận ký kết. Vì vậy, thoả thuận trọng tài cũng có hiệu lực như một hợp đồng, có giá trị ràng buộc đối với các bên. Trong trường hợp thoả thuận trọng tài là một văn bản thoả thuận trọng tài riêng biệt hoặc thoả thuận trọng tài được ghi trong các thư từ hoặc điện tín trao đổi giữa các bên thì vấn đề đã quá trở nên rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi về hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Tuy nhiên, trong trường hợp thoả thuận trọng tài là một điều khoản trong một hợp đồng thì dễ dẫn đến những ý kiến bất đổng. Có quan điểm cho rằng, hiệu lực của điều khoản trọng tài phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đổng. Nếu hợp đổng hết hiệu lực hoặc không có giá trị thì điều khoản trọng tài cũng hết hiệu lực, hoặc không có giá trị. Có quan điểm khác cho rằng, hiệu lực của của điều khoản trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng vì vậy kể ca khi hợp đồng hết hiệu lực hoặc không có giá trị thì điều khoản trọng tài vẫn còn hiệu lực. Tuy vậy, quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng, hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đổng không đương nhiên làm cho điều khoản trọng tài vô hiệu. Lý do của vấn đề này là không phải bao giờ nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu hoặc hết hiệu lực cũng trùng với nguyên nhân làm cho điều khoản trọng tài vô hiệu hoặc hết hiệu lực (ví dụ: Hợp đổng bị vô hiệu vì đối tượng của hợp đổng vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng điều khoản trọng tài thì vẫn có hiệu lực). Hơn nữa, có quy định hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng thì mới có cơ sở pháp lý để lập ra Uỷ ban trọng tài (toà trọng tài) để cơ quan này có thẩm quyển xem xét tính hiệu lực của hợp đổng và cũng chính cơ quan này mới có thẩm quyền xem xét mình có thẩm quyền xét xử tranh chấp hay không. Vì vậy, quan điểm cho rằng điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng chính còn được

L u ận văn Thạc sỹ L u ật học N gu yễn Thị A nh T h ư

gọi là “quan điểm về thẩm quyền của thẩm quyền” [5].

Khi đã có thoả thuận trọng tài thì vấn đề đật ra là cồng nhận thoả thuận trọng tài. Việc công nhận thoả thuận trọng tài là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Công ước New York năm 1958. Đây là nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế - Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. v ề vấn đề này, khoản 1 Điều 2 Công ước New York năm 1958 quy định: “Mọi quốc gia thành viên đều công nhận văn bản thoả thuận theo đó các bên buộc phải đưa ra trọng tài xem xét mọi tranh chấp hoặc một số tranh chấp đã hoặc có thể nảy sinh giữa các bên...”. Tuy vậy, không phải bất kỳ thoả thuận trọng tài nào các quốc gia đều có

Một phần của tài liệu Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và việc thực hiện tại Việt Nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)